Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 đến 5 tuổi
Đất nước ta luôn luôn phát triển và không ngừng đổi mới. Đảng nhà nước và nhân dân ta rất chú trọng đến công tác giáo dục vì “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, thì cấp học mầm non mang một vị trÝ như nền móng ban đầu. Giáo dục mầm non mang vai trò và vị trí rất quan trọng nó quyết định tới sự phát triển toàn diện nhân cách nói chung và kết quả học tập mầm non nói riêng. Thông qua hoạt động góc trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tổ chức chơi, phối hợp cùng nhau tạo ra sản phẩm,từ đó giúp trẻ có tính tự giác phát triển tư duy. Muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn linh động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.
Thông qua hoạt động góc “xã hội trẻ em ”được hình thành, trẻ được hóa thân vào các vai mà trẻ được thấy trong đời sống hàng ngày. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc.
năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc. Bên cạnh đó chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như cô giáo, bác sỹ, chú công nhân, cô bán hàngvới vai trò đó chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Như vậy giờ hoạt động góc được phát triển và mở rộng theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh, phản ảnh sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và tổ chức cho trẻ chơi nói riêng thì giáo viên cần phải biết là nên cho trẻ chơi những gì, chơi như thế nào để đem lại sự phát triển tư duy của trẻ và những kiến thức cơ bản làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện. Là giáo viên mầm non chúng ta cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi mà cụ thể là hoạt động góc cho phù hợp với lúa tuổi và điều kiện thực tế của nhóm lớp để cho trẻ được hoạt động và hoạt dộng một cách có hiệu quả. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh an toàn .Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đó sẽ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ. Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi.” PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I.Cơ sở lý luận. Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. II. Cơ sở thực tiễn. Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động góc chưa được thường xuyên. Đặc biệt là việc giúp trẻ hứng thú chơi trong giờ hoạt động góc chưa được đề cao và thiếu sự đầu tư. Việc giúp trẻ hứng thú chơi trong giờ hoạt động góc sẽ hình thành ở trẻ tính thẩm mỹ, tình yêu thiên nhiên, đức tính cần cù chăm chỉ, tính kỷ luật, đoàn kết, chia sẻ trong khi tham gia hoạt động chơi. Qua một thời gian quan sát tôi nhận thấy rằng việc sắp xếp bố trí các góc chơi chưa phù hợp, nội dung chơi chưa thể hiện mối quan hệ với nhau, các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc chưa phong phú, một số phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động vui chơi của cháu nên việc ủng hộ trong mua sắm các thiết bị, đồ dùng đồ chơi cũng như hổ trợ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng còn hạn chế. Tôi đã lập bảng kháo sát kết quả chơi hoạt động góc trên trẻ của lớp tôi như sau: Bảng khảo sát tại lớp B4 đầu năm học 2019-2020 : Tổng số trẻ là 31 trẻ. STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát đầu năm Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Trẻ hứng thú trong giờ chơi 11 35.5 20 64.5 2 Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 8 26 23 74 3 Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi 10 32.3 21 67.7 4 Trẻ chơi mạnh dạn, tích cực giao lưu 13 42 18 58 Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, trẻ chưa tích cực giao lưu trong khi chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, một trẻ chưa có kỹ năng chơi dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp. III. Các biện pháp sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm. 1 Biện pháp 1: Tạo môi trường an toàn thân thiện, khoa học Tôi chuẩn bị lớp học sạch sẽ, thoáng mát, các góc chơi được trang trí đẹp, đồ chơi trang trí đúng góc, những vật dụng có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ như : Dao, kéo được cất cao cẩn thận. Ổ cắm điện cần bố trí gọn gàng khoa học, bàn ghế để gọn gàng để tạo không gian thoáng rộng rãi cho trẻ hoạt động, quy định trẻ bỏ giác đúng nơi quy định. Đồ chơi phải đảm bảo không ảnh hưởng đến trẻ: Khi thu gän phế liệu như : ống gội đầu, ống sữa, chai nước rửa bát, chai nước ngọt, chai níc lau nhµ phải được rửa sạch sẽ, sau mới đưa vào sử dụng. Lựa chọn tủ để trưng bày đồ chơi tránh lựa chọn tủ quá cao, tránh gây tai nạn cho trẻ. Giáo dục cho trẻ không leo trèo, sờ vào ổ cắm điện, dây điện đó là những nơi nguy hiểm. Môi trường học thân thiện an toàn sẽ giúp cho trẻ dễ hòa nhập, cùng nhau tổ chức trò chơi, cùng tạo ra sản phẩm. Thông qua hoạt động góc là hoạt động dễ tạo ra sự hứng thú cho trẻ khi hoạt động. Cô và trẻ gần gũi, trẻ có thể nêu lên ý kiến của mình, lựa chọn góc chơi cho mình. Như vậy khi tạo ra được môi trường thân thiện sẽ xóa đi khoảng cách giũa cô và trẻ tạo được sự gần gũi giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ, giúp giáo viên hiểu được trẻ từ đó có cách giáo dục khác nhau đối với từng trẻ. 2. Biện pháp 2 : Trang trí góc chơi theo hướng mở Tôi đã sử dụng những mảng tường và các giá đồ chơi để thiết kế thành những góc hoạt động cho trẻ như: Góc tạo hình, Góc gia đình, Góc nghệ thuật, Góc bán hàng và một số bảng trang trí lớp. Tất cả đều được thiết kế mở, có thể thay đổi nội dung chơi linh hoạt theo ngày một cách dễ dàng. Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình.Sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra để trang trí cũng như làm đồ dùng góc chơi làm cho góc hoạt động không bao giờ cũ đối với trẻ vì luôn được thay đổi để phù hợp với các chủ đề, sự kiện trong năm học. Tạo môi trường đẹp trong lớp là nguyên tắc quan tọng để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không ?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động chơi trong các góc. VD: Trẻ nhìn thấy góc bán hàng bày rất nhiều những đồ như: bim bim, bánh gối, nước ngọt, kẹo bánhtạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi. Trẻ được đóng vai vào làm người bán hàng, người mua hàng. Để tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và tiêu đề của góc có tên gần gũi với trẻ. VD: Góc xây dựng: Để làm cho góc xây dựng hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tôi đã lấy tên góc là: Kiến trúc sư tí hon, hay Công trình ước mơvà sử dụng những gam màu sáng để trang trí và có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng hay các bác thợ xây đang xây ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường dưới tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. Hình ảnh sắp xếp góc chơi tự phục vụ, xây dựng trong lớp Hình ảnh góc chơi bán hàng và nấu ăn. 3. Biện pháp 3: Bổ sung các nguyên vật liệu mở, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho từng góc chơi cụ thể. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thăng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo,chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc,vỏ ngao,vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, ... tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ. Ví dụ: Có thể dựng chai C2, trà xanh để làm chén, bộ tách trà cho cháu chơi ở góc gia đình, vải vụn để trẻ may áo quần búp bê.Việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ điểm. Ví dụ: Chủ đề Tết–Mùa xuân thì tôi chuẩn bị đồ dùng như: Lon nước yến, hộp giấy hình vuông, giấy màu xanh, giây nilon, ống hút trân châu, giấy kiếng, cành cây khô, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân, ...khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: Làm bánh chưng, làm kẹo trong ngày tết, cắm hoa ngày tết, hát múa về ngày tết,xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân.Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc. Nhu cầu gì của trẻ,hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy, với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây dựng nên những công trình như công viên, trường học, hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, đá, sỏi, trẻ xây nên vườn trường, vườn cây, trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Đồ dùng đồ chơi tôi để trong những rổ hoặc hộp đựng vừa đẹp mắt lại dễ quan sát tất cả đều có tuýp chữ tên đồ dùng. Khi sắp xếp trên giá chơi hay mảng tường những đồ chơi nào hay kết hợp chơi cùng nhau thì tôi sắp xếp gần nhau thuận tiện cho trẻ lấy và cất một cách dễ dàng. Đồ dùng đồ chơi cô và trẻ tự tạo Đồ dùng đồ chơi cô và trẻ tự tạo 4.Biện pháp 4: Linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Thay vì giới thiệu các góc chơi theo cách truyền thống, tôi nhẹ nhàng đưa các trò chơi nhằm giới thiệu các góc chơi cho trẻ tạo cảm giác mới mẻ gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ chơi quả bóng thần kỳ: Cô ném quả bóng về hướng góc chơi nào thì trẻ sẽ có nhiệm vụ nêu tên góc chơi đó. Tôi cho trẻ tự nêu nội dung chơi, cách chơi ở các góc để trẻ chủ động tham gia chơi đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình trẻ chơi: Tôi hòa nhập đóng vai chơi, cùng trẻ gọi đúng ngôn ngữ mà trẻ đã nhập vai. Tôi để trẻ tự chọn vị trí chơi có thể thay đổi theo ngày tùy vào sở thích của trẻ để trẻ có thể đóng vai vào nhiều vị trí trong cuộc sống hàng ngày để trẻ thỏa sức làm quen và sáng tạo theo ý của mình. Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “ Chào cô! bán cho tôi bông hoa Bao nhiêu vậy cô?.. Cho tôi xin, tôi cám ơn” Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết cách xưng hô Trong giờ chơi luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Tôi sẽ nhẹ nhàng đi đến góc chơi nào đang vi phạm nội quy chơi để nhắc nhở trẻ mà không làm ảnh hưởng đến góc chơi khác. Trẻ làm bác sĩ. Trẻ chơi xây dựng 5.Biện pháp 5: phối hợp với phụ huynh. Để Phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Tôi đã thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm về mục đích, yêu cầu của phương pháp dạy mới, về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền của các lớp, của trường, qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ, để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi như thế nào. Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rừ những khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay. Qua đó vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo tranh truyện, cây xanh cho trường nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục cháu. Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp cho lớp còn thiếu những gì từ đó tôi vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như các bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiêp được phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình. Ở trường trẻ được hoạt động trong môi trường thân thiện, khi ở gia đình luôn tạo ra một kh«ng khí gia đình luôn đầm ấm hạnh phúc, tránh xung đột trước mặt trẻ. Các ban nghành đoàn thể địa phương xây dựng một môi trường xã hội trong lành vững mạnh đẩy lùi các tệ nạn, thường xuyên quan tâm đến trẻ nhỏ vào ngày lễ nh: TÕt thiÕu nhi 1/6, tÕt trung thu 15/8... để tạo ra sự gần gũi thân thiện từ đó sẽ là động lực thúc đẩy có việc làm tố và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh hiểu rõ vai trò của việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc, kêu gọi phụ huynh thu gom phế liệu đóng góp để làm đồ dùng phục vụ đầy đủ cho hoạt động, từ đó giúp hoạt động góc thêm sinh động, phong phú. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 1.Đối với trẻ: - Trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà chính mình chưa hề thực hiện. - Trẻ được trải nghiệm và khẳng định mình qua trò chơi. - Phát huy tính tự lập, sáng tạo...trong khi chơi. Giúp trẻ tăng thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ. - Giúp trẻ thể hiện tính cảm giáo dục nhân cách. - Phát triển tình cảm tập thể, mối quan hệ giữa người với người.thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi. - Có ý thức giữ gìn đồ chơi, nhận ra cái đẹp, cái xấu, phát triển óc thẩm mỹ. 2. Đối với giáo viên. - Thông qua việc tổ chức hoạt động góc giáo viên sẽ nắm bắt được những nhu cầu nguyện vọng của trẻ. - Tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Nâng cao tay nghề, óc sáng tạo thông qua việc tự làm đồ dùng đồ chơi. - Khi tôi khảo sát chất lượng cuối năm trên trẻ đã có sự thay đổi rõ nét: Trẻ hứng thú chơi hơn trong giờ hoạt động góc. Kỹ năng chơi của trẻ được cải thiện rõ ràng: sản phẩm chơi đúng và đẹp hơn, trẻ biết giao tiếp phân vai chơi rõ ràng hơn rất nhiều. Đặc biệt là trẻ mạnh dạn hơn hẳn so với đầu năm. TT Lĩnh vực khảo sát KQ khảo sát đầu năm KQ khảo sát cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Trẻ hứng thú trong giờ chơi 11 35.5 20 64.5 31 100 0 0 2 Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo 8 26 23 74 28 90.4 3 9.6 3 Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi 10 32.3 21 67.7 31 100 0 0 4 Trẻ chơi mạnh dạn, tích cực giao lưu. 13 42 18 58 29 93.5 2 6.5 Bảng khảo sát trẻ lớp B4 cuối năm học. PHẦN III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ I. KÕt luËn Qua một năm tích cực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp hữu hiệu, thực hiện chuyên đề “ Lấy trẻ làm trung tâm” xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực hoạt động, tìm tòi, khám phá cho trẻ, môi trường trong lớp được trang trí theo hướng mở. Tôi thấy chất lượng tổ chức hoạt động góc tại các lớp đã được nâng cao rõ rệt. Có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trên trẻ qua năm thực hiện đề tài, việc t×m hiÓu mét sè biÖn ph¸p gióp trÎ høng thó ch¬i trong giê ho¹t ®éng gãc đã mang một ý nghĩa quan trọng trong việc giảng dạy, tổ chức hoạt động góc. Tôi đã có phương pháp mới, có nhiều sáng tạo và nâng cao nghệ thuận giảng dạy. thường xuyên giao lưu và nhËn được tình cảm của trẻ đồng thời tạo được sự gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ, giữa giáo viên với phụ huynh. Với cá nhân tôi thấy việc dùng một số biện pháp để gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động góc áp dụng trong tổ chức sẽ mang lại kết quả cao, không những vậy việc dùng một số biện pháp để gây hứng thú cho trẻ còn được áp dụng thông qua nhiều giờ hoạt động khác đặc biệt là hoạt động chủ đích. Cần cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp bé, vì vậy mỗi giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ luôn tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè. Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và biết tìm ra giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn. Qua một năm thực hiện đề tài tôi luôn không ngừng học hỏi phấn đấu, từ những gì vốn có của bản thân cùng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức của bạn bè đồng nghiệp. Cá nhân tôi đã được tập thể nhà trường nhìn nhận đầu tư để tôi giảng dạy tiết dạy mẫu và tổ chức giờ hoạt động góc, tôi đã hoàn thành tốt. Bên cạnh đó trong cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường tôi đã đạt tiết dạy tốt. II. KiÕn nghÞ Sau một năm thực hiện đề tài tôi cũng có những kiến nghị và đề xuất như sau: - Cho phép được phổ biến các hoạt động thực nghiệm đã được nghiên cứu trong phạm vi toàn trường. - Kính mong ban giám hiệu tạo điều kiện bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn ở các góc để trẻ được hoạt động hứng thú hơn. - Tạo điều kiện cho tôi được thăm dự các tiết chuyên đề về hoạt động góc ở trong trường cũng như trường bạn để tôi được học hỏi và nâng cao chuyên môn. Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2020 Người viết Dương Thị Thu
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.docx