Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Mẫu giáo

 Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó tôi đã đưa ra 4 biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.

- Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Biện pháp 4: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường.

* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Mẫu giáo nhằm:

+ Tìm ra các giải pháp hữu ích giúp các đồng chí giáo viên trong tổ nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.

+ Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn Mẫu giáo nói riêng và trường Mầm non nói chung.

 

doc33 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng 8, sau khi đã được đi dự tập huấn hè và đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo xong, tôi đã tổ chức 1 buổi sinh hoạt để các đồng chí giáo viên xây dựng kế hoạch 35 tuần. Khi dự sinh hoạt tôi phát hiện thấy các đồng chí giáo viên trong tổ còn lúng túng, một số đồng chí giáo viên chưa biết cách xây dựng, lựa chọn hoạt động giáo dục còn chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục
Ví dụ: Khối 5 tuổi các đồng chí giáo viên còn lúng túng khi đưa bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào kế hoạch, lựa chọn các chỉ số còn trùng lặp với kết quả mong đợi trong cuốn “ Hướng dẫn thực hiện chương trình”.
Các đồng chí ở khối 3, 4 tuổi còn lúng túng khi lựa chọn các hoạt động giáo dục, hoạt động còn chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung. 
Xác định được mặt tồn tại của các đồng chí tôi đã lên kế hoạch, chuẩn bị tài liệu có liên quan và lựa chọn thời gian để tổ chức buổi hội thảo với nội dung
“Xây dựng kế hoạch 35 tuần”. Tại buổi hội thảo tôi nêu rõ cho các đồng chí nhận thức được mục đích của buổi sinh hoạt, định hướng nội dung thảo luận, khi sinh hoạt tôi thường sử dụng các hình thức, thủ thuật, đưa ra các câu hỏi gợi mở để kích thích sự hứng thú từ đó giáo viên sôi nổi đưa ra ý kiến đóng góp, chia sẻ những vướng mắc khó khăn dù là nhỏ nhất nhằm thống nhất chuyên môn và vận dụng vào thực tế giảng dạy.
Với biện pháp trên tôi thấy đội ngũ giáo viên trong tổ có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng chuyên môn, kiến thức và kỹ năng được nâng lên rõ rệt. Giáo viên chủ động, sáng tạo hơn. Những vướng mắc, khó khăn, băn khoăn cũng đã được tháo gỡ. Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt.
5.4. Biện pháp 4: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ thì biện pháp phối hợp với nhà trường là biện pháp vô cùng quan trọng. Ngoài nhiệm vụ và chức năng của tổ trưởng thì tôi còn tích cực phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, trên cơ sở đánh giá của Ban giám hiệu đối với các thành viên trong tổ từ đó biết được chất lượng của tổ, phát hiện ra những mặt còn tồn tại để tư vấn, hướng dẫn và chỉ đạo tổ thực hiện nhiệm vụ đạt được hiệu quả cao. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường mời các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường tới dự và đưa ra ý kiến chỉ đạo phù hợp với thực tế của tổ.
Ngoài ra tôi còn tích cực tham mưu và phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường trong các công việc khác nữa như xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các đồng chí giáo viên trong tổ nhằm đánh giá chất lượng của từng giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho các đồng chí. 
Để những chuyên đề và những ngày lễ lớn diễn ra trong năm đạt được kết quả cao thì trước tiên bản thân tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của các đồng chí trong Ban giám hiệu sau đó kết hợp cùng xây dựng kế hoạch tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ thực hiện từng mảng. Ví dụ như mảng chuẩn bị cơ sở vật chất; chuẩn bị loa máy; chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho học sinhVới cách phối hợp và phân công, chỉ đạo như vậy đã giúp cho các đồng chí giáo viên phát huy được vai trò, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và buổi sinh hoạt đạt được kết quả cao.
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong tổ, tôi đã đề xuất với nhà trường tổ chức cho các đồng chí giáo viên trong tổ được đi giao lưu, học tập trường bạn từ 1 đến 2 lần để qua đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân vận dụng trong công tác giảng dạy. 
Với mong muốn chất lượng chuyên môn của tổ ngày một đi lên, các đồng chí giáo viên mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn tôi đã đề xuất với đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tăng cường mở các buổi kiến tập chuyên đề để cho các đồng chí giáo viên trong nhà trường cũng như trong tổ được trực tiếp giảng dạy và học tập kinh nghiệm. Đối với những chuyên đề điểm do PGD tổ chức ngoài thành phần tham dự là đồng chí tổ trưởng tôi còn tham mưu với nhà trường cử thêm một số đồng chí giáo viên trong tổ được đi tham dự, học hỏi kinh nghiệm qua đó các đồng chí được trực tiếp mắt thấy, tai nghe, trực tiếp lĩnh hội những nội dung công việc và vận dụng vào trường, lớp mình.
6. Kết quả đạt được
6.1. Về phía bản thân:
Bản thân tôi đã phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đưa chất lượng chuyên môn của tổ cũng như của nhà trường ngày càng đi lên.
Đã biết cách chẻ nhỏ nội dung sinh hoạt, khơi gợi ý kiến phát biểu của các đồng chí giáo viên trong tổ.
Biết cách bố trí, sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý, mang lại kết quả cao.
Đã tạo được nề nếp sinh hoạt chuyên môn, chất lượng sinh hoạt đạt hiệu quả cao.
6.2. Về phía giáo viên:
Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt, tổ chức nhiều hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng.
Đã mạnh dạn lựa chọn những hoạt động mang tính sáng tạo, tích cực sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu và môi trường cho trẻ hoạt động. Tự tin, chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động, có nhiều hình thức tổ chức phong phú, phù hợp với thực tế.
Tích cực tìm tòi, nghiên cứu bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Sau khi áp dụng đề tài tôi thu được kết quả khảo sát như sau:
Thời điểm
ND khảo sát
Số gv
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tháng 01/2019
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
11
50
9
41
2
9
0
0
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
12
55
8
36
2
9
0
0
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
9
41
8
36
5
23
0
0
6.3. Về phía học sinh:
Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy trẻ rất nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tích cực tham gia mọi hoạt động, tập trung chú ý làm theo hướng dẫn của cô giáo, có nề nếp học tập tốt và chủ động phối kết hợp với cô giáo thể hiện qua kết quả khảo sát trên trẻ cụ thể như sau:
Thời điểm
ND khảo sát
Số trẻ
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tháng 01/2019
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
12
39
15
48
4
13
0
0
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
12
39
14
45
5
16
0
0
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
10
32
17
55
4
13
0
0
7. So sánh đối chứng
7.1. Về phía giáo viên:
Thời điểm
ND khảo sát
Số gv
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Trước khi áp dụng đề tài
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
6
27
7
32
7
32
2
9
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
7
32
6
27
7
32
2
9
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
7
32
9
41
4
18
2
9
Sau khi áp dụng đề tài
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn.
22
11
50
9
41
2
9
0
0
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non
22
12
55
8
36
2
9
0
0
Kỹ năng tổ chức các hoạt động ND - CS - GD trẻ.
22
9
41
8
36
5
23
0
0
Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi áp dụng đề tài tỷ lệ Tốt, Khá tăng lên rõ rệt, tỷ lệ ở mức TB thấp và không còn tỉ lệ ở mức Yếu.
7.2. Về phía học sinh:
Thời điểm
ND khảo sát
Số trẻ
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Yếu
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Trước khi áp dụng đề tài
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
8
26
9
29
9
29
5
16
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
9
29
8
26
9
29
5
16
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
8
26
9
29
8
26
6
19
Sau khi áp dụng đề tài
Nề nếp học tập và khả năng phối hợp của trẻ.
31
12
39
15
48
4
13
0
0
Trẻ tập trung, chú ý nghe giảng.
31
12
39
14
45
5
16
0
0
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
31
10
32
17
55
4
13
0
0
8. Bài học kinh nghiệm.
Muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Bản thân tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời bố trí, sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý. Luôn tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc.
Chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt cũng như cơ sở vật chất và đồ dùng trực quan để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả tốt nhất.
Xây dựng mối đoàn kết nội bộ gắn bó, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cho đồng nghiệp học tập.
Cần phải phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường và đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Kịp thời đề xuất ý kiến để tháo gỡ những vướng mắc khó khăn nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho các đồng chí giáo viên trong tổ để từ đó thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ.
* Phạm vi áp dụng đề tài: 
Với đề tài này tôi đã áp dụng vào tổ chuyên môn Mẫu giáo - trường Mầm non nơi tôi công tác và đã đạt được kết quả cao. Vì vậy có thể áp dụng rộng rãi ở các tổ chuyên môn trong các trường Mầm non trên địa bàn thị xã cũng như trong tỉnh.
9. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Để sáng kiến có điều kiện áp dụng rộng dãi thì cần một số yếu tố sau:
- Người đứng đầu tổ phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, xây dựng tập thể tổ đoàn kết, nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
- Cần có đủ các loại tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy và học.
- Đặc biệt luôn cần sự quan tâm về chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên hợp đồng để các đồng chí yên tâm công tác, mang hết khả năng và năng lực của mình phục vụ sự nghiệp trồng người.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động sinh hoạt thường xuyên của tổ chuyên môn Mẫu giáo nói riêng và của trường Mầm non chúng tôi nói chung, nó có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện thực tế của trường, lớp mình. Nếu thường xuyên, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn sẽ là môi trường tốt cho giáo viên được học hỏi, trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn để từng bước hoàn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Đây cũng chính là điểm hội tụ của những giáo viên có tâm huyết với nghề và bồi dưỡng giáo viên giỏi làm nòng cốt trong các tổ chuyên môn.
2. Kiến nghị.
Để thực hiện tốt nội dung sinh hoạt chuyên môn tổ chuyên môn Mẫu giáo trong trường Mầm non tôi có một số kiến nghị sau:
* Đối với cấp trường:
Đề nghị nhà trường quan tâm hơn nữa, bổ sung các loại tài liệu, sách vở tham khảo, đồ dùng, thiết bị dạy học cho đội ngũ tổ trưởng cũng như cho các đồng chí giáo viên.
 Tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ đạt được hiệu quả thiết thực.
Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo sát sao các hoạt động của tổ.
Tổ chức các buổi chuyên đề, kiến tập, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
* Đối với cấp Phòng, Sở giáo dục:
Quan tâm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn nữa cho đội ngũ tổ trưởng. Tạo điều kiện cho các đồng chí tổ trưởng được thường xuyên trao đổi kinh nghiệm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo, hội thi
Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp tài liệu để giáo viên được tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm về chương trình giáo dục Mầm non.
Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các nhà trường để các tổ và giáo viên thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ.
Trên đây là “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Mẫu giáo” mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng vào tổ tôi phụ trách và đã thu được một số kết quả rõ rệt. Rất mong hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và các chị em đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn !
GIÁO ÁN MINH HỌA
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN - NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề gia đình
Đề tài: Toán: Đếm đến 3, thêm bớt trong phạm vi 3
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Số trẻ: 20-25 trẻ
Ngày dạy: 30/11/2018
I. Mục đích.
1. Kiến thức:
 Trẻ biết đếm đến 3 và biết thêm bớt trong phạm vi 3. Trẻ biết chơi các trò chơi.
 2. Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1, xếp từ trái sang phải, kĩ năng đếm đến 3, thêm bớt trong phạm vi 3. Rèn kỹ năng khéo léo khi chơi các trò chơi.
3. Thái độ:
 Trẻ tích cực tham gia hoạt động, có ý thức đoàn kết với các bạn trong khi chơi. Giữ gìn những đồ dùng trong gia đình
II. Chuẩn bị:
- Mô hình siêu thị đồ dùng gia đình.
- Cô 1 rổ đồ chơi đựng 3 bát, 3 đĩa và 1 que tính có kích thước lớn hơn của trẻ. Mỗi trẻ 1 Rổ đồ chơi( 3 bát, 3 đĩa và 1 que tính)
- 9 vòng thể dục, 3 tranh đồ dùng gia đình
- Nhạc chủ đề gia đình
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Ghi chú
*HĐ1: Ôn số lượng 2: 
- Cô tổ chức cho trẻ đi thăm quan siêu thị, yêu cầu trẻ quan sát tìm và đếm đúng các nhóm đồ vật có số lượng là 2
Sau mỗi lần trẻ trả lời cô và cả lớp cùng kiểm tra kết quả.
Giáo dục: đây là những đồ dùng trong gia đình cả chúng ta mà bố mẹ đã phải vất vả làm việc thì mới có được vì vậy các con phải biết giữ gìn chúng cẩn thận nhé.
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi và tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng.
*HĐ2: Dạy trẻ nhận đếm đến 3.
- Cho trẻ nhận xét xem trong rổ đồ chơi có gì?
- Cho trẻ xếp tất cả số đĩa trong rổ ra phía trước thành hàng ngang từ trái sang phải.
- Lấy 2 cái bát xếp tương ứng với mỗi cái đĩa
- Cho trẻ nhận xét số lượng hai nhóm.
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Nhóm nào ít hơn? ít hơn là mấy? 
- Muốn hai nhóm bằng nhau phải làm thế nào?
- Cho trẻ thêm 1 cái bát
-2 cái bát thêm 1 cái bát được mấy cái bát ? Cho trẻ đếm số bát và số đĩa.
- Hai nhóm bây giờ thế nào? Đều bằng mấy?
- Cho trẻ đếm số bát và số đĩa
- Cô khái quát lại
* HĐ 3: Thêm bớt trong phạm vi 3
- Cho trẻ bớt 1 cái bát và hỏi trẻ số bát và số đĩa như thế nào với nhau?
Thêm 1 cái bát và so sánh
- Cho trẻ bớt 2 cái bát và hỏi trẻ số bát và số đĩa như thế nào với nhau?. 
Thêm 2 cái bát và so sánh.
- Cho trẻ bớt 3 cái bát hỏi trẻ còn hay hết.
- Cho trẻ vừa cất vừa đếm hết số đĩa .
* HĐ 4. Luyện tập:
+TC1: "Ai đếm giỏi"
- Cho trẻ tìm các đồ dùng gia đình xung quanh lớp học và đếm các nhóm có số lượng là 3
Sau mỗi lần chơi cô đến từng nhóm kiểm tra kết quả cùng trẻ nhận xét.
+ TC2: Về đúng nhà:
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi:
Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ lô tô có số lượng khác nhau. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “về nhà” trẻ có lô tô số lượng nào về đúng nhà có số lượng như thế ai sai phải nhảy lò cò đi tìm đúng nhà để về.
 Trẻ chơi:Sau mỗi lần chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả. 
Trẻ đi tham quan siêu thị
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ về chỗ ngồi và nhận rổ đồ chơi
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
Trẻ thêm 1 cái bát
Trẻ trả lời
Trẻ đếm
Trẻ bớt 1 cái bát
Trẻ trả lời
Trẻ thêm 1 cái bát
Trẻ trả lời
Trẻ thêm 2 cái bát
Trẻ bớt 3 cái bát
Trẻ vừa cất số đĩa vừa đếm
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ chơi trò chơi
RÚT KINH NGHIỆM 
1. Ưu điểm:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án đầy đủ, soạn giảng rõ ràng, đảm bảo đủ các hoạt động.
- Tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn
- Giáo viên nắm được yêu cầu và kiến thức cơ bản của hoạt động.
- Kiến thức cung cấp đến trẻ đảm bảo chính xác
- Đa số trẻ đạt được mục đích của hoạt động đề ra.
2. Hạn chế:
- Mục đích của hoạt động đưa ra chưa đầy đủ.
- Đôi lúc giáo viên còn xử lý tình huống chưa kịp thời.
- Một số trẻ còn lúng túng khi thực hiện thêm bớt trong phạm vi 3.
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN - NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Chủ đề: Nghề Nghiệp
 Đề tài: Trò chuyện về công việc của cô giáo
 Đối tượng: 4-5 tuổi
 Thời gian: 25-30 phút
 Ngày dạy: 28/12/2018
I . MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức:
- Trẻ biết về một số  công việc hàng ngày của cô giáo, biết ý nghĩa của công việc đó góp phần phục vụ cho xã hội và cuộc sống của mọi người.Trẻ biết chơi các trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Trẻ nói được tên gọi,công việc,ý nghĩa về công việc của cô giáo.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô,tham gia trò chơi đúng luật.
3. Thái độ:
- Có ý thức xây dựng bài cùng cô và các bạn trong lớp
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và biết ơn những người làm nghề giáo viên đã chăm sóc và dạy dỗ cho trẻ thành người có ích cho xã hội .
II. CHUẨN BỊ
 - Tranh ảnh , video về công việc của cô giáo 
 - Nhạc bài hát : Cô giáo miền xuôi, cô và mẹ .
 - Bài thơ : Nghe lời cô giáo
 - 6 vòng thể dục
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
Ghi chú
1.Hoạt động học. 
* HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: “Cô giáo miền xuôi”
- Các con vừa hát bài gì ? Bài hát nói về ai? Ai thường chải đầu , tết tóc cho em?
- Theo các con cô giáo đã làm những công việc gì ?
- Để biết sâu hơn về công việc của cô giáo. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về công việc của các cô nhé * HĐ2:Quan sát, đàm thoại
* Xem video cô giáo cho các bạn tập thể dục 
- Cô cho trẻ nhận xét về video
 - Cô giáo đang cho các bạn làm gì ?
- Tập thể dục có ích lợi gì ?
* Quan sát tranh cô giáo dạy các bạn học
- Các con nhìn xem hình ảnh của ai trong bức ảnh này?
- Cô giáo đang làm gì?
- Trang phục của cô như thế nào?
- Bạn nào có ý kiến khác?
- Cô giáo dạy các con những gì ? (Dạy múa , hát ,đọc thơ , kể chuyện )
- Các bạn ngồi học như thế nào?
- Cô cho trẻ nhận xét 
+ Cho trẻ đọc bài thơ : Nghe lời cô giáo 
Bé mới được đi học
Khi về hát rất ngoan
Rửa tay trước khi ăn
Cô giáo con bảo thế
Ăn thì mời cha mẹ
Nhường em bé phần hơn
..
Thế là bé yêu ơi
Nhớ lời cô giáo đấy
* Quan sát video cô giáo và các bạn chăm sóc vườn rau ?
- Ai có nhận xét gì về video nào ?
- Cô giáo và các bạn đã làm gì ?
- Cô mời cá nhân trẻ trả lời 
* Quan sát tranh cô giáo chuẩn bị đồ cho các bạn ăn cơm .
- Cô lần lượt đưa các bức ảnh về công việc hàng ngày của cô giáo cho trẻ quan sát và nhận xét
- Cô khái quát lại : Cô giáo làm rất nhiều công việc , ngoài dạy các con học , dạy các con một số thói quen tự phục vụ còn phải chăm sóc nuôi dưỡng các con như cho các con ăn , cho các con ngủ , cô như người mẹ thứ 2 của các con ,
- Các con sẽ làm gì để cô giáo các con vui lòng.
- Các con phải ngoan ngoãn thi đua làm nhiều việc tốt, xứng đáng là những bông hoa bé ngoan dành tặng các cô .
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng và biết ơn các cô đã chăm sóc mình.
* HĐ3: Trò chơi :
- TC1: Hát về cô giáo 
- Cách chơi : Cô chia lớp thành 2 đội, các đội lần lượt hát 1 bài hát về cô giáo, lần lượt như vậy cho đến khi chỉ còn 1 đội cuối cùng hát được sẽ là đội chiến thắng .
- Luật chơi : Đội đầu tiên hát xong bài hát thì đội tiếp theo phải tiếp tục hát luôn . Các đội hát sau không được hát lại bài hát mà đội mình và đội bạn đã hát .
- Cô cho trẻ chơi , nhận xét động viên trẻ 
- T/C 2: “Hái hoa tặng cô”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi của trò chơi
* Kết thúc : Cho trẻ hát bài : Cô và mẹ 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và chơi trò chơi.
- Trẻ chơi t/c
RÚT KINH NGHIỆM 
1. Ưu điểm:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án đầy đủ, sạn giảng chi tiết
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ
- Kiến thức cung cấp cho cô và trẻ đảm bảo chính xác
- Tác phong giáo viên linh hoạt, xử lý tình huống kịp thời
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Đa số trẻ đạt được mục đích của hoạt động đề ra.
2. Hạn chế:
- Mục đích của hoạt động đưa ra còn sơ sài.
- Hình thức tổ chức đưa ra chưa phát huy tính tích cực của trẻ. Chưa tổ chức hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi trò chơi 2 chưa rõ ràng nên một số trẻ còn lúng túng khi chơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Tài liệu tập huấn hè 2018.
2- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2005-2007) - VGDMN nhà xuất bản giáo dục- BGDĐT.
3- Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD trẻ 3, 4, 5 tuổi-BGDĐT – VGDMN.
4- Chương trình chăm sóc GDMG và hướng dẫn thực hiện 3,4,5 tuổi - Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu - 1997 BGDĐT.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem_12693786.doc
Sáng Kiến Liên Quan