Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Thực Trạng:

Thực hiện sự chỉ đạo của ngành, trường đã tiếp tục thực hiện công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. Nhiệm vụ đặt ra cho tổ trưởng là phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân để luôn có những đổi mới, những sáng tạo trong công tác sinh hoạt hoạt tổ.

Trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi cũng gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

Nhiều năm qua, nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành tạo điều kiện để nhà trường không ngừng củng cố, ổn định và phát triển góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, nhiều đồng chí có năng lực chuyên môn tốt, giáo viên trong tổ luôn đoàn kết thống nhất tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao.

Các cháu học sinh rất ngoan, đặc biệt là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục.

 * Khó khăn:

Một số giáo viên lớn tuổi chưa sáng tạo, chủ động trong đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng còn gặp nhiều khó khăn.

Một số giáo viên chưa tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để dạy trẻ, chưa thường xuyên thay đổi nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo để dạy trẻ. Chưa sáng tạo trong công tác làm đồ dùng, chỉ làm các loại đồ dùng mang tính chất đối phó.

 Nội dung sinh hoạt của tổ khối vẫn còn mang tính hình thức, chung chung chưa phát huy được sự linh hoạt năng động và sự mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng của mỗi giáo viên trong tổ. Ngoài ra giáo viên ngại nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy, thường không tập trung nội dung chính khi sinh hoạt

 Phụ huynh đa phần làm nghề nông, thường đưa và rước con không đúng giờ, không quan tâm đến việc học của con, phần lớn phối thác cho giáo viên.

 Trên cơ sở những thuận lợi khó khăn trên bản thân là tổ trưởng, tôi tìm ra những giải pháp phù hợp và tốt nhất để xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn một cách có hiệu quả.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Đặt vần đề:
Trường mầm non nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, trong đó đòi hỏi người giáo viên cần phải có kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thật sự, mới đảm nhận tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong chuyên môn, tăng cường học tập để nâng cao tay nghề. Trong trường hoạt động của tổ chuyên môn là nòng cốt không thể thiếu, thông qua sinh hoạt chuyên môn, các thành viên trong trường có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề xuất các biện pháp, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Qua các buổi họp chuyên môn giáo viên có thể trao đổi, sáng tạo hơn trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Hiện nay việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm là điều quan trọng thì việc lấy giáo viên làm trung tâm, tạo nên những kỹ năng sư phạm vững vàng là điều không thể thiếu trong các cấp học nói chung, đặc biệt là cấp học mầm non nói riêng.
 	Đứng trước nhiệm vụ trên, bản thân tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công làm tổ trưởng tổ chuyên môn khối lá, tôi luôn luôn suy nghĩ để tìm ra những biện pháp như thế nào cho phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ, từ đó tôi cùng các chị em trong tổ nghiên cứu tìm ra cách chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đáp ứng đựơc những yêu cầu chung của bậc học mầm non. Là tổ trưởng tổ chuyên môn khối lá, tôi nhận thấy việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng thực hành, áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực là điều vô cùng quan trọng và cần thiết cho giáo viên mầm non. Nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn” trong trường Mầm Non Họa Mi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
	b. Nội dung:
 	1. Thực Trạng:
Thực hiện sự chỉ đạo của ngành, trường đã tiếp tục thực hiện công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. Nhiệm vụ đặt ra cho tổ trưởng là phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân để luôn có những đổi mới, những sáng tạo trong công tác sinh hoạt hoạt tổ. 
Trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi cũng gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Nhiều năm qua, nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành tạo điều kiện để nhà trường không ngừng củng cố, ổn định và phát triển góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, nhiều đồng chí có năng lực chuyên môn tốt, giáo viên trong tổ luôn đoàn kết thống nhất tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao.
Các cháu học sinh rất ngoan, đặc biệt là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục.
 	* Khó khăn:
Một số giáo viên lớn tuổi chưa sáng tạo, chủ động trong đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng còn gặp nhiều khó khăn.
Một số giáo viên chưa tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để dạy trẻ, chưa thường xuyên thay đổi nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo để dạy trẻ. Chưa sáng tạo trong công tác làm đồ dùng, chỉ làm các loại đồ dùng mang tính chất đối phó. 
 	Nội dung sinh hoạt của tổ khối vẫn còn mang tính hình thức, chung chung chưa phát huy được sự linh hoạt năng động và sự mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng của mỗi giáo viên trong tổ. Ngoài ra giáo viên ngại nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy, thường không tập trung nội dung chính khi sinh hoạt 
	Phụ huynh đa phần làm nghề nông, thường đưa và rước con không đúng giờ, không quan tâm đến việc học của con, phần lớn phối thác cho giáo viên.
 	Trên cơ sở những thuận lợi khó khăn trên bản thân là tổ trưởng, tôi tìm ra những giải pháp phù hợp và tốt nhất để xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn một cách có hiệu quả.
2. Các biện Pháp thực hiện:
* Công tác nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn
Trong buổi sinh hoạt đầu năm học, tôi phân công trong tổ có giáo viên cũ kèm với giáo viên mới, giáo viên giỏi kèm với giáo viên trung bình, giáo viên lớn tuổi kèm với giáo viên trẻ năng động sáng tạo. 
	Trong lớp 2 giáo viên đều có trách nhiệm như nhau: Khi cô chính tổ chức hoạt động giảng dạy thì cô phụ phải phối hợp với cô chính để cùng tổ chức hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và ngược lại. 
Tổ trưởng đề ra biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ, chọn và xây dựng các các tiết dạy mẫu trên cơ sở giáo viên đề xuất những hoạt động, lĩnh vực còn khó khăn. Kết hợp với ban giám hiệu tổ chức cho dự giờ và tăng cường kiểm tra dự giờ giáo viên dưới nhiều hình thức. Qua dự giờ chỉ ra những mặt tốt cần phát huy cũng như những hạn chế để giáo viên rút kinh nghiệm.
Mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong sinh hoạt chuyên môn, nội dung phải cụ thể, rõ ràng, đi sâu vào các công việc trọng tâm như: Nội dung, phương pháp giảng dạy, công tác soạn giảng, thực hiện các loại hồ sơ của cô và trẻ, việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn, công tác kiểm tra, chuyên đề, thao giảng, các hội thi...
Thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn phải được thực hiện nghiêm túc. Trong mỗi lần tổ chức họp có mời ban giám hiệu tham dự trong các cuộc họp, tổ trưởng luôn nắm nắm vững tình hình tổ chức và thực hiện của các thành viên trong tổ.
Thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn theo quan điểm lấy giáo viên làm trung tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được trải nghiệm qua những tiết thao giảng, chuyên đề, phát động giáo viên đăng ký tiết dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên.Vận động giáo viên luôn tham gia tốt các phong trào, hội thi do ngành và trường phát động, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tạo sự hưởng ứng tích cực của phụ huynh.
Trong các buổi họp tổ chuyên môn, triển khai cho tổ cần nhấn mạnh vào chuyên môn, đưa ra những đề tài mới, lạ, phù hợp với độ tuổi để đưa vào chương trình giảng dạy, thu hút sự chú ý của trẻ, tạo mọi điều kiện để trẻ hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
 	Chế độ giờ giấc sinh hoạt hội họp trong nhà trường, các nội dung đầu việc cần thực hiện cho năm học rõ ràng. Chính từ đó tổ chuyên môn có những cẩm nang thực hiện. Đối với tổ chuyên môn, tôi đã bám sát vào nội dung đầu việc của ban giám hiệu cụ thể hoá nội dung đưa vào cuộc họp phù hợp với tổ viên của mình như: 
 	 Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để giúp đỡ học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, cách hình thành động cơ học tập cho học sinh
 	Cả tổ chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm một cách tỉ mỉ, cụ thể từ lí luận phương pháp dạy học đến điều kiện trang thiết bị dạy học, tình hình thực tế của lớp. 
 	 Nghiên cứu, những vướng mắc mà các chị em gặp phải là một phần trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện nhiệm vụ năm học "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học". Căn cứ tình hình thực tế, tôi hướng dẫn làm từ bước khởi điểm, đó là bồi dưỡng cho giáo viên đã biết soạn thảo văn bản tập soạn giáo án điện tử, khi đã tương đối thành thạo tôi thảo luận, trao đổi kĩ thuật làm sao cho nhanh, dễ sử dụng, tiếp đó đến sử dụng các phần mềm khác như Violet để tạo bài trình chiếu hoặc các bài trắc nghiệm, các trò chơi học tập, khai thác mạng tìm tư liệu,...
 	Giáo án giáo viên đều được đánh máy và ký duyệt hàng tuần vào ngày thứ 4, duyệt trước 1 tuần, được tôi rút kinh nghiệm và chỉnh sữa cẩn thận để giáo viên rút kinh nghiệm cho những tuần giáo án sau.
 	Qua 1 năm làm như vậy thì tôi thấy giáo viên đã vững vàng tự tin khi thực hiện chuyên môn cũng như tham gia các đợt hội thi hội giảng với kết quả được ban giám hiệu đánh giá rất cao.
 	Đó cũng là niềm vui của tôi đã không ngại khó tìm ra các biện pháp đổi mới trong sinh hoạt đã được các đồng chí trong BGH, các đồng chí giáo viên trong tổ khối và bạn.
 	Tôi không dừng lại ở đó vì tôi cảm nhận được rằng đấy là thành tích chỉ là bước đầu vì trong quá trình giảng dạy chăm sóc trẻ còn gặp muôn vàn khó khăn, nội dung chương trình thực hiện theo chủ điểm, các nội dung bài dạy phải tìm tòi sao cho phù hợp cả về nội dung lẫn hình thức và tính khoa học với trẻ đặc biệt năm học này là năm đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào trong giảng dạy.
 * Cần chuẩn bị tốt những nội dung trọng tâm trước khi họp tổ.
	Để buổi sinh hoạt tổ có chất lượng thì tổ trưởng tổ chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Cần tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng và hiệu phó phụ trách giáo dục trước những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong ngày làm việc
Kế hoạch công tác tháng của tổ chuyên môn xây dựng có duyệt của đồng chí phó hiệu trưởng chuyên môn phụ trách giáo dục, trước khi triển khai, một bản gửi về văn phòng nhà trường, một bản lưu ở tổ chuyên môn để tổ chức thực hiện.
	Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào chuyên môn và những vấn đề đổi mới về phương pháp dạy học theo phương pháp mới, tránh hình thức, cần phải cụ thể, nội dung phải linh hoạt thay đổi, phong phú, tạo hứng thú cho giáo viên sinh hoạt nhưng tránh làm qua loa, thiếu trách nhiệm, hết giờ nhưng chưa hết việc, hoặc bao biện làm thay.
Giáo viên khi được phân công thao giảng chuyên đề thì nhiệm vụ của đồng chí tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ sẽ thực hiện như sau:
Họp tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phân công cho giáo viên lên chuyên đề. Tập thể các thành viên cùng tổ trưởng chuyên môn tham gia giúp đỡ giáo viên được phân công xây dựng tiết mẫu, chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của hoạt động
Cả tổ cùng dự giờ, góp ý nhằm xây dựng hoạt động đạt yêu cầu từ khá giỏi
Tổ trưởng chuyên môn phải chỉ đạo sát giáo viên đã được phân công, không khoán trắng nhằm giúp giáo viên có thời gian đầu tư công sức trong chuyên đề đã được chọn.
	Khi dự giờ đồng nghiệp cần thực hiện theo nguyên tắc 3 khen 1 trê, nên tập trung đi sâu vào các phương pháp, kiến thức chuyên môn trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả, tránh định kiến cá nhân, phê bình, góp ý những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng tốt hiệu quả thiết thực trong hoạt động mà giáo viên đó đã sử dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm tốt để điển hình học tập nhân rộng.
	Trong phát biểu góp ý tránh hiện tượng ngồi lì đồng ý không đưa ra ý kiến phát biểu cho hoạt động dạy. Qua các buổi họp tổ, tôi thấy rất nhiều đồng chí giáo viên trẻ không chịu học hỏi, không chịu đưa ra ý kiến trao đổi của mình chỉ dựa vào ý kiến của của các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý.
Sau khi tổ chức xong mỗi chuyên đề các đồng chí giáo viên dự giờ đều phải đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ. Đối với các đồng chí giáo viên đầu năm học đăng ký dự thi giáo viên giỏi, ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn tăng cường dự giờ góp ý cho các đồng chí về tác phong sư phạm khi lên lớp, phương pháp truyền thụ kiến thức, cách xử lý tình huống sư phạm. Trên tinh thần đoàn kết thống nhất sự góp ý thẳng thắn chân tình của các đồng nghiệp. 
	Tập trung đi sâu vào kèm cập những giáo viên có năng lực và những giáo viên còn yếu về chuyên môn là việc làm thường xuyên đối, nhằm giúp giáo viên cùng tiến bộ, vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.
 	Trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng, tôi đều lắng nghe đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được, đánh giá thi đua giữa các giáo viên trong tổ để rút kinh nghiệm và hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt hơn trong những tháng tới. Những việc làm đó có tác dụng điều chỉnh và bổ sung kế hoạch tổ chuyên môn và việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng, có hiệu quả thiết thực. Tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua tổ, thi đua cá nhân. Khen thưởng đối với những cá nhân có nhiều đóng góp trong sinh hoạt tổ.
 	* Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin:
 	Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy chúng tôi thường tập trung tổ nhóm để cùng trao đổi và thiết kế bài dạy dựa vào đó tính đến khả năng của học sinh, kiến thức trọng tâm để sử dụng các thiết bị hỗ trợ tiết dạy cũng như các nội dung ứng dụng công nghệ sao cho tiết dạy hấp dẫn được trẻ và đạt được hiệu quả cao.
 	Nếu chỉ dừng ở mức độ tranh ảnh với những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh thiếu sinh động, không có nhiều tác dụng đến sự hứng thú của trẻ và sự tiếp thu kiến thức ở trẻ sẽ không cao, vì vậy chúng tôi đã cùng nhau tìm tòi và sưu tầm tranh ảnh, những hình ảnh động gần gũi thực tế với trẻ gây cho trẻ sự hứng thú hơn. Nhờ đó mà các em sẽ nắm bài học lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng trẻ học mà chơi chơi mà học .
 	Trong quá trình xây dựng bài chúng tôi kết hợp nhiều phần mềm khác nhau để dạy có âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với trẻ hàng ngày. Âm thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động cũng cần thiết không kém. 
 	Vì vậy dù chỉ là tiết dạy bình thường chúng tôi cũng phải cùng nhau bàn bạc để đưa ra những hình ảnh động và âm thanh cùng cách thể hiện phù hợp với nội dung kiến thức của bài giúp cho học sinh tri giác cụ thể và cuốn hút trẻ vào bài học
 	Ví dụ với câu truyện : “ cáo thỏ và gà trống”. Giáo viên sử dụng trên máy chiếu với những hình ảnh động của chú gà, cáo, thỏ sẽ tạo sức hấp dẫn đối với trẻ và trẻ sẽ hứng thú hơn trong tiết học.
 	Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy
 	Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức được việc bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi tham khảo các tài liệu có liên quan và cùng nhau trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm qua những buổi sinh hoạt chuyên môn để được giúp đỡ.
 	Ví dụ: Khi chẳng may bấm nhầm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào. Hay giáo án đã hoàn thiện muốn thêm chữ để minh hoạ thì làm như thế nào? 
	 3. Kết quả đạt được:
 Có kế hoạch sinh hoạt cụ thể, rõ ràng phù hợp yêu cầu chung của tổ, tạo sự thuận lợi cho thành viên trong tổ tham gia sinh hoạt;
Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng hoạt động để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng tổ chuyên môn đã phát huy chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm đưa chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày càng được nâng cao.
Nội dung sinh hoạt của tổ phong phú, phù hợp với tình hình thực tế tại từng thời điểm nhất định; nắm bắt kịp thời nhu cầu của từng giáo viên trong tổ;
Hồ sơ sổ sách được cập nhật kịp thời, chính xác, khoa học; thuận tiện cho việc lưu trữ, khai thác nội dung phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
Biết trước nội dung sinh hoạt lần sau từ đó chủ động chuẩn bị nội dung cần trao đổi; được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy, được giúp đỡ kịp thời khi gặp khó khăn;
Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình một cách có hệ thống; nắm vững phương pháp và cách thức sử dụng phương pháp để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao nhất; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm ngày càng khéo léo;
Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp tình hình thực tế của lớp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn khối, toàn trường.
 	Đội ngũ giáo viên nâng cao về chuyên môn, đồng thời giáo viên không ngừng tiếp thu khắc phục những tồn tại khi được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng chuyên môn chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
	4. Bài học kinh nghiệm:
 	Giáo viên trong tổ luôn luôn biết lắng nghe ý kiến tâm sự bạn bè đồng nghiệp, biết phát huy quyền dân chủ trong hội họp. Mạnh dạn năng động, sáng tạo tìm tòi ra những biện pháp sinh hoạt tổ khối chuyên môn, chọn lựa nội dung sát thực để sinh hoạt có hiệu quả không làm tốn phí thời gian. 
 Biết trân trọng ý kiến xây dựng giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt ban giám hiệu nhà trường là chỗ dựa vững chắc cho tôi về tinh thần , cũng như cơ sở vật chất để tôi tự tin cùng cộng sự phối hợp với các đồng chí ban giám hiệu thúc đẩy chuyên môn của tổ khối của mình đi lên đạt kết quả cao so với các tổ khác, chính vì thế tôi khẳng định rằng mỗi thành viên trong nhà trường khi được ban giám hiệu phân công bất cứ nhiệm vụ gì thì đều vui vẻ và nhận nhiệm vụ. 
Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp nhu cầu chung của các tổ chuyên môn phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng giáo viên; 
Kết hợp với ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của tổ viên thường xuyên. 
c. Kết luận:
* Kết luận:
Muốn chỉ đạo tốt sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non đạt kết quả trước hết bản thân tôi người phụ trách chuyên môn phải nắm vững chương trình, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể sát sao từng tháng, từng tuần, làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường;
 Nắm bắt được năng lực chuyên môn của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng. Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập ở những đơn vị điển hình trong huyện và ngoài huyện.
Các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch sinh hoạt tổ của tổ mình, nội dung sinh hoạt chủ yếu được hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu;
	Các tổ chuyên môn có nề nếp sinh hoạt tốt giúp cho đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt bồi dưỡng cho giáo viên còn yếu về chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay;
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn ngay từ đầu năm học;
Thường xuyên tổ chức tiết dạy mẫu có kế hoạch, có chất lượng, tổ chức thi đồ dùng đồ chơi. Tổ chức thao giảng đúng kế hoạch đã đề ra, tăng cường công tác thanh kiểm tra, dự giờ, tham lớp đánh giá chất lượng giáo viên để khắc phục những mặt còn hạn chế.
 	Muốn cho chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn được nâng lên thì người tổ trưởng chuyên môn phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực hiện dần dần từng chút một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng học tập của trẻ.
	* Kiến nghị:
	- Đối với cấp trường: Bổ sung tư liệu, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, sách tham khảo để phục vụ nghiên cứu, đồ dùng dạy học; phương tiện dạy học.
- Đối với phòng giáo dục: Tham mưu với cấp trên đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như xây dựng thêm các phòng học, phòng chức năng giúp nhà trường làm tốt công tác chuyên môn;
Cần mở thêm các lớp chuyên đề tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong năm học vừa qua, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để giúp tôi có thêm những kinh nghiệm trong công tác đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong những năm tiếp theo.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG
Phong Tân, ngày 15 tháng 5 năm 2019
NGƯỜI VIẾT
 Trần Bích Nhung
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan