Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn (Khoản 3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010). Nhận thức được khái niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm rõ đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5” là hướng dẫn cách làm, cách thực hiện, cách tiến hành chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Qua đó hoàn thiện quy trình sư phạm toàn điện, thống nhất, góp phần phát triển nhân cách của người học sinh một cách tích cực.

 Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản, đ¬ược thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trư¬ờng quản lý tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp, theo chư¬ơng trình kế hoạch dạy học, hoặc trong đời sống xã hội do nhà trư¬ờng chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện đ¬ược mọi nơi, mọi lúc.

 GDNGLL là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa giờ dạy trên lớp và HĐGDNGLL, góp phần điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Hiện nay, HĐGDNGLL được coi như một nội dung học tập ở trường Tiểu học, nó có chương trình chính thức và có đủ tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Cho nên chúng ta càng hiểu rõ hơn việc chỉ đạo các HĐNGLL ở trường Tiểu học là thực sự cần thiết và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục sư phạm.

 HĐGDNGLL ở trường Tiểu học có vai trò sau: Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp; là dịp, cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình; là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo; là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục.

 HĐGDNGLL củng cố và khắc sâu kiến thức các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự đánh gía kết quả học tập, lao động, kỹ năng hòa nhập. Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

 HĐGDNGLL có phạm vi rộng (trong và ngoài nhà trường) phong phú đa dạng; được tổ chức dưới sự hướng dẫn của người lớn trên cơ sở tạo điều kiện phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; được tiến hành tập thể trong đó mỗi học sinh tham gia hoạt động với tư cách, ý thức của một thành viên trong tập thể nhất định.

 

doc39 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển hoạt động Sau khi theo dõi, nắm tình hình cụ thể, để buổi SH 15 phút đầu giờ đạt hiệu quả, tôi tiến hành lên lên kế hoạch hoạt động và phân công cụ thể như sau:
 	- Lớp trưởng: Ổn định lớp, kiểm tra vệ sinh lớp.
- Lớp phó học tập : truy bài, ôn kiến thức cũ
- Các tổ trưởng : kiểm tra đồ dùng học tập của các tổ.
Học sinh đọc sách trong giờ truy bài
 	Để thực hiện chức năng này, tôi phải tổ chức hợp lý bộ máy của lớp - đó là một đội ngũ tự quản, đồng thời phải bồi dưỡng nội dung và phương pháp hoạt động cho từng cán bộ tự quản.
Lớp phó học tập liểm tra đồ dùng các bạn trước khi vào học kĩ thuật
 2.3.3 Hoạt động giữa giờ: 
 	Cùng với giáo viên Tổng phụ trách, tôi đã giúp học sinh thực hiện nghiêm túc hoạt động giữa giờ vào các ngày thứ 3, thứ 5 học sinh tập thể dục; thứ 4, thứ 6 học sinh múa hát giữa giờ; thứ 2 học sinh đọc sách báo. 
Qua hoạt động này thúc đẩy HS phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất cho HS; Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của HS, là bộ phận hợp thành của nền GD phát triển toàn diện; Làm cho tinh thần con người mạnh khỏe, cuộc sống vui vẻ, văn minh
 	2.3.4 Sinh hoạt lớp: 
 	Tạo điều kiện để cho học sinh làm quen và biết tự quản toàn bộ quá trình hoạt động mà giáo viên chỉ đóng vai trò là cố vấn. Nội dung hoạt động phải luôn gắn với các yêu cầu giáo dục của nhà trường, xã hội ở thời điểm cụ thể. Luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh. Đối với các tiết sinh hoạt lớp thì chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất tiết sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt tháng. 
 	Việc theo dõi và đánh giá kết quả của một tuần hoạt động là một hoạt động rất quan trọng. Nó giúp học sinh biết giữ gìn và phát huy các ưu điểm của mình đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải. Qua buổi sinh hoạt lớp các em còn tự mình nêu ra phương hướng hoạt động cho tuần tới và sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề rất sôi nổi. Người giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi các hoạt động của các con để có lời nhận xét chính đáng giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp và học tập tốt hơn. Đây là hình ảnh viết, vẽ, trang trí tờ báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của các bạn học sinh lớp 4. 
Học sinh làm báo tường ngày 20/11
Được tự mình làm, viết và trang trí báo tường bạn nào cũng thấy vui và rất hào hứng. Các bạn từ phân công nhau mỗi người một việc, sau một tuần miệt mài các con đã hoàn thành từ báo để tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
Thông qua Đại hội Chi đội, phát huy vai trò tự quản, tập trung dân chủ của đội viên nhằm củng cố, xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội, giáo dục đội viên. Đại hội Đội là buổi phát động thi đua quan trọng mở đầu cho phong trào thi đua cả năm học.
2.3.5 Đọc sách thư viện.
 	Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau.
 	Có giờ đọc sách ở thư viện trường, quan sát các em say xưa đọc sách, tham gia nhiệt tình vào các nội dung vẽ tranh theo bìa sách, kể chuyện theo sách dưới cái nắng đầu hè khá gay gắt chúng ta mới hiểu được rằng các em rất có nhu cầu đọc sách. Đọc xong mỗi cuốn sách tôi khuyến khích các con viết bài thu hoạch, hầu hết các con đều phấn khởi tham gia. Đây là hình ảnh học sinh lớp tôi tham gia đọc sách giờ thư viện và bài thu hoạch của các con.
 	Qua bài thu hoạch tôi thấy được các con rất phấn khởi khi được đọc sách, báo, truyện. Các con được mở mang thên kiến thức, từ đó giúp các con mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp và đặc biệt viết văn hay hơn.
2.3.6 Dạy tiết HĐTT
 	Trong quá trình thực hiện tiết HĐTT, giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động.
Mỗi chủ điểm hoạt động được thực hiện trong 1 tháng, trừ chủ điểm “Mừng Đảng mừng xuân” thực hiện trong 2 tháng (1 và 2) và chủ điểm “Hè vui, khoẻ và bổ ích” thực hiện trong 3 tháng (6, 7 và 8).
Một số nội dung của HĐGDNGLL về giáo dục đạo đức được chuyển sang tích hợp giảng dạy ở môn đạo đức, ngoài ra nội dung HĐGDNGLL có thể tích hợp sang thực hiện ở Hoạt động giáo dục tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp), thời lượng tổ chức HĐTT là 1 tiết/1 tuần, với sự tích hợp với các môn học, hoạt động giáo dục khác. 
 Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐGDNGLL như:
- Giáo dục về Quyền trẻ em;
- Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội;
- Giáo dục môi trường;
- Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
- Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Những hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước.
HĐGDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp.
2.4 Hoạt động tham quan.
Nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hàng năm trường tôi lại tổ chức cho học sinh được tham quan học tập. Năm học này dưới sự chỉ đạo của PGD nhà trường tổ chức cho HS khói 4,5 tham quan thêm một buổi tại các di tích lịch sử ở địa phương.
Học sinh tham quan đền – chùa Thanh Am
Đây là một hoạt động mang ý nghĩa giáo dục to lớn giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan, chân thực, sống động và sâu sắc về các giá trị văn hóa - lịch sử địa phương. Sau khi tham quan các di tích lịch sử và các bảo tàng giúp các em hiểu biết thêm về quê hương, đất nước, con người Việt Nam từ đó cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn, có ý thức bảo vệ và giữ gìn giá trị truyền thống của cha ông. Giáo dục tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”cho học sinh.
Học sinh lắng ngồi nghe giới thiệu về di tích lịch sử
Qua chương trình này góp phần tuyên truyền và nêu cao tinh thần yêu nước, phát huy hơn nữa truyền thống đấu tranh lịch sử cách mạng của quân dân ta và tăng thêm lòng tự hào dân tộc đến với đối tượng học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. 
Chương trình đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, bổ ích và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong suy nghĩ của học sinh. Qua việc tham quan thực tế giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức, ghi nhớ lâu hơn những sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc nói chung và truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương nói riêng. 
GVCN chúng tôi có biện pháp để quản lý học sinh đi, đến, về an toàn nên các đợt tham quan học tập đều thu được nhiều kết quả lý thú, bổ ích, có nhiều ý nghĩa giáo dục và tuyệt đối an toàn.
Buổi dã ngoại tìm hiểu lịch sử địa phương kết thúc đã mang lại nhiều ý nghĩa, bổ ích đối với học sinh. Đồng thời, cuối buổi dã ngoại, học sinh được tham gia viết bài thu hoạch. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực.
Bài thu hoạch của HS sau khi đi tham quan 
 Đọc bài viết của các con, tôi thấyqua việc tham quan đã hình thành cho học sinh lòng tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu trong địa phương của mình khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương chúng ta từ trước đến nay.
Nét mặt phấn khởi khi được làm nhân viên tiếp thị
Chiến sĩ tí hon đang chăm chú lắng nghe chỉ huy hướng dẫn nhiệm vụ
Rạng ngời trong trang phục nhân viên
Thiên đường Bảo Sơn – Thiên đường của trẻ con!
Học sinh trong rạp xiếc
Vui chơi nhà bóng không biết mệt
Tham quan công viên Vầng trăng
Hồn nhiên, đáng yêu quá!
 2.5 Hội khỏe Phù Đổng.
Hội khỏe Phù Đổng là hoạt động rèn luyện thân thể, tập luyện và thi đấu thể dục thể thao nhằm nâng cao thể lực, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đức-Trí-Thể-Mĩ cho học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động này, tôi chú trọng việc phát hiện, tuyển chọn HS có năng khiếu TDTT, giúp các con luyện tập vào các giờ ra chơi, kết lập với phụ huynh luyện tập ở nhà,  lập danh sách gửi GV thể dục để tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện chuản bị cho Hội khỏe Phù Đổng.
2.6. An toàn giao thông.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành Giáo dục được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ. Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên nhắc nhở học sinh chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và các nội dung đã ký cam kết tại các giờ sinh hoạt lớp. Nắm bắt thông tin về việc học sinh vi phạm và có biện pháp uốn nắn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy tắc ATGT.
Tôi đã đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ATGT. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy ATGT theo quy định, lồng ghép nội dung giáo dục ATGT trong các môn học và các hoạt động của nhà trường.
Tổ chức cho 100% PH-HS ký cam kết với nhà trường đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông và điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. 
Năm học nào tôi cũng đăng kí cho học sinh tham gia các hoạt động phong trào, hội thi về ATGT. Thông qua hội thi này các Đội tuyên truyền có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, nghiêm khắc với chính mình để thực hiện tốt hơn nữa về công tác tuyên truyền an toàn giao thông.
	Phần thi giới thiệu 
Phần thi năng khiếu
Phần thi năng khiếu của học sinh 
Phần thi xử lí tình huống
7 Các hoạt động khác.
Cùng với nhà trường tổ chức tốt hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, lớp tôi có 3 học sinh trả lời xuất sắc các câu hỏi của Ban tổ chức và được nhận phần thưởng từ chương trình.
	Nhằm phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương trợ của các em học sinh cũng như tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông qua các hội thi và hoạt động. Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung Thu an toàn, tiết kiệm và thật ý nghĩa tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan - học tốt... 
Tham gia tuần lễ học tập suốt đời
Ngoài ra, để giúp cho học sinh năng khiếu phát huy hết khả năng của mình, nhà trường còn tổ chức sân chơi trí tuệ tạo hứng thú cho các em. Bạn nào cũng thích thú và đã nhận nhiều phần thưởng xứng đáng, trong sân chơi dành cho học sinh lớp 5, lớp tôi có 3 bạn được lọt vào vòng cuối cùng và 2 bạn đã được rung chuông vàng.
Tháng 6,7,8 bàn giao học sinh của nhà trường về địa phương sinh hoạt hè và cùng cam kết thực hiện tốt công tác phối hợp để tổ chức cho học sinh được tham gia các chương trình, nội dung sinh hoạt trong dịp nghỉ hè, đảm bảo theo các nội dung yêu cầu của nhà trường và kế hoạch hoạt động của Đoàn phường. Hướng dẫn, tổ chức cho các em thiếu nhi tham ra sinh hoạt hè và các hoạt động tại tổ dân phố.
Đêm sinh hoạt hè ở tổ dân phố
3. Kết thúc, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động: 
Sau khi kết thúc một chương trình hoạt động, bao giờ tôi cũng rút kinh nghiệm, một bước không thể thiếu trong chương trình. Không thực hiện được thì những lần tổ chức các hoạt động sau sẽ khó thành công được. Bởi vì trong quá trình tổ chức (nhất là lần đầu) kinh nghiệm tổ chức chưa có, tất cả còn lúng túng. Như vậy kể cả giáo viên và học sinh thấy được những tồn tại chưa làm được cũng như thành công để những lần sau, chương trình sau sẽ tốt hơn. 
Qua tổng kết có đánh giá khen thưởng động viên kịp thời. Thực hiện được như vậy sẽ tránh được tình trạng “ Đánh trống bỏ dùi” mà trong nhiều hoạt động có không ít tình trạng như vậy. 
 IV. KẾT QUẢ:
Kết quả. 
Vai trò của hoạt động GDNGLL trong quá trình giáo dục là rất quan trọng, qua thực tế hoạt động ở trường Tiểu học, học sinh lớp tôi được lôi cuốn vào các hoạt động nhằm phát huy khuynh hướng tự lập của các em, hình thành những cá tính sáng tạo, rèn luyện được những phẩm chất tốt của cá nhân, xã hội, hình thành những ý thức tập thể, củng cố kết quả hoạt động học tập trên lớp, thực hiện được mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục giúp các con hình thành và phát triển nhân cách. Thông qua chương trình này học sinh cảm thấy đó là hoạt động thật sự vui và bổ ích. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5” kết quả như sau:
+ Hoạt động xã hội:
Trong năm học, học sinh được tham gia các hoạt động ở địa phương, biết các ngày lễ lớn. 100% học sinh thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, địa phương, đất nước, về truyền thống Đội TNTPHCM, về Bác Hồ, thắp hương Đài tưởng niệm phường,; Ngày Nhà giáo Việt Nam lớp đã tham gia 3 tiết mục văn nghệ (múa hat, kịch và giao lưu cùng các bạn trong trường – có thưởng) xếp loại xuất sắc; ngoài ra lớp còn ra mắt tờ báo tường với tựa đề “Ươm mầm trí tuệ” để tri ân các thầy cô giáo đạt giải nhất. 
Các hoạt động từ thiện: Quyên góp ủng hộ quỹ vì bạn nghèo vùng sâu, vùng xa: 1 100 000 đồng; Giúp đỡ hai bạn học sinh nghèo vượt khó trong lớp sách vở và đồ dùng học tập; Quyên góp chia sẻ bố một bạn bị bệnh hiểm nghèo và mất; Quyên góp ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa 920 000 đồng; Mua tăm ủng hộ người mù 660.000đ; Thu gom được 485 kg giấy vụn (hai đợt)
Các hoạt động khác: Thi vẽ tranh chào mừng 22/12: 1 giải nhất, 2 giải ba; Sưu tầm tranh ảnh về các chủ đề: “ Bảo vệ môi trường”, “An toàn giao thông”: 100% HS tham gia; Tham gia hội thi “An toan giao thông” đạt giải nhất; Tham gia “Hội vui học tập” đạt giải nhất khối 5.
Giáo dục học sinh: Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11; Chúc mừng cô giáo, mẹ, bà, bạn gái,nhân ngày 8/3; Chúc mừng sinh nhật các bạn trong lớp 
+ Hoạt động vui chơi: 
Trong giờ sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ, tiết sinh hoạt tập thể giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhỏ, trò chơi dân gian, sinh hoạt theo chủ điểm tháng... Trong những giờ ra chơi buổi chiều hướng dẫn các em một số trời chơi dân gian để học sinh tự chơi như: Ô ăn quan, nhảy dây, nhảy lò cò, rồng rắn lên mây, trò chơi mèo đuổi chuột, 
+ Hoạt động văn hóa văn nghệ:
Trong năm học nhà trường đã tổ chức một số hoạt động như: hát, múa, kể chuyện, vẽ tranh, thi làm đồ chơi, thi viết thu hoạch. Tham gia hội thi tiếng hát thầy và trò, giao lưu học sinh giải toán mạng, tiếng Anh mạng, giao lưu chữ đẹp, lớp đều tham gia đủ. 
+ Hoạt động thể dục thể thao:
Tham gia tập thể dục, múa hát giữa giờ vào buổi sáng có chất lượng.
	 Tham gia tốt Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường. Năm học 2014 – 2015 lớp tôi đã đạt giải nhất kéo co, 1 giải nhất chạy cự li 60m nam,1 giải nhất cờ tướng nữ và 1 giải nhì cờ vua nữ. Có 2 HS tham gia cấp Quận. Năm học 2015 – 2016 cũng đạt giải nhất kéo co, 1 giải nhất chạy cự li 60m nữ, 1 giải nhất chạy cự li 60m nam,1 giải nhất cờ tướng nữ và 1 giải nhì cờ vua nữ. Có 3 HS tham gia thể thao cấp Quận trong đó 1 HS nữ đạt giải nhất chạy.
+ Hoạt động lao động công ích:
Tham gia lao động vệ sinh toàn trường, tổ chức vệ sinh lớp học; hướng dẫn học sinh biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ở gia đình và lớp học; hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng nhà vệ sinh an toàn, sạch đẹp, trồng và chăm sóc các bồn hoa
Qua kết quả các môn học của năm trước và học kì I năm nay, tôi thấy nhờ nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp mà kết quả học tập của học sinh cũng tăng lên đáng kể. 
 * Kết quả các cuộc thi:
- Giải toán Internet cấp trường: 2 HS đạt
- Giải toán Internet cấp quận: 2 Hs tham gia
- Giải toán Internet Tiếng Anh cấp trường: 1 HS đạt
- Giải toán Internet Tiếng Anh cấp quận: 1 Hs tham gia
- Thi Tin học trẻ không chuyên: 2 HS tham gia cấp Quận.
- Thi Olympic Tiếng Anh: 3 HS tham gia.
- Thi Tiếng Anh Bình Minh: 3 HS tham gia trong đó có 1 HS vào vòng chung khảo.
- Giao lưu chữ đẹp cấp trường: 2 HS	 đạt giải nhất.
- Giao lưu HS năng khiếu nhiều HS đạt giải cao.
- Lớp đạt lớp xuất sắc trong các phong trào.
- Lớp đạt lớp vở sạch chữ đẹp.
Cụ thể:
1. Học sinh có ý thức hơn trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần
2. 100 % học sinh tham gia vào các trò chơi mang tính tập thể. 
3. Qua các đợt, các phong trào thi đua: 100% HS tham gia.
4. Nhiều học sinh có năng lực quản lý, điều hành hoạt động tập thể. 5. Nhớ được các danh nhân, các địa danh quan trọng của địa phương, quê hương, đất nước.
6. Hiểu và gắn bó với nhà trường, với lớp, bạn bè hơn. 
7. Khả năng vận dụng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống tốt.
8. Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh được nâng lên rõ rệt. 
2. Nhận xét, đánh giá. 
 	Kết quả của hoạt động NGLL trên đây là một trong những phương pháp tổ chức hoạt mà trong quá trình thực hiện tôi đã đúc rút kinh nghiệm qua từng năm học. Từ đó nhận thấy ý nghĩa hết sức quan trọng của hoạt động này trong công tác giáo dục học sinh đặc biệt là việc nâng cao kiến thức, khả năng tư duy, khám phá, tự rèn luyện... để góp phần truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống mang lại hiệu quả giáo dục trong quá trình dạy học, tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình dạy học đạt hiệu quả. Đồng thời hình thành cho học sinh ý thức thái độ, hành vi, khả năng và hành động ứng xử trong các quan hệ tạo điều kiện cho học sinh bổ sung và hoàn thiện tri thức đã học trên lớp. Học sinh yêu trường lớp, đoàn kết hơn, khả năng tự bộc lộ năng lực cá nhân của các em rõ rệt hơn nhiều. Do vậy, mỗi khi có một hoạt động đề ra của nhà trường tôi đều thực hiện rất thuận lợi. 
Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy việc nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh học tập có hiệu quả cao; năng động, tích cực và sáng tạo hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về công tác GDHĐNGLL ở trường tôi nhận thấy: Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng ở trường Tiểu học. Hoạt động này phong phú, đa dạng cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường học sẽ tạo nên một kết quả tổng hợp là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về: Đức, Trí, Thể, Mỹ.
Từ thực trạng về công tác GDHĐNGLL ở lớp 5C trường Tiểu học của tôi nói riêng, các lớp khác nói chung, có thể thấy tổ chức được các hoạt động GDNGLL ở trường đã thực hiện được nguyện vọng của không ít của các em học sinh và giáo viên. 
Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sau một chương trình hoạt động, trước hết là không khí học tập của học sinh trong lớp nhộn nhịp hẳn lên, các em ham học hơn, thân thiện hơn  Có thể từ bỏ những tật xấu lâu nay các em mắc phải từ việc tiếp thu, thu nhận được ở chương trình HĐNGLL. Mặt khác các em được trang bị thêm nhiều kiến thức, các kỹ năng trong cuộc sống.
II. KHUYẾN NGHỊ
	1. Đối với nhà trường:
	- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề HĐTT, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
	- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học để tập thể giáo viên nêu ra những ý kiến đóng góp cho phù hợp với nội dung và phương pháp học.
	- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để góp phần nâng cao về chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	2. Đối với giáo viên:
	Để dạy tốt chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, theo tôi cần thực hiện như sau:
Giáo viên phải thật nhiệt tình, bám lớp, bám trường; thật sự là người thầy, người cô; người chị, người mẹ và thậm chí là người bạn của các em, cùng học, cùng vui chơi với các em để tạo nên một môi trường thật thân thiện, để thật sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
	Trên đây là những giải pháp giúp cho học sinh lớp 5 hoạt động tốt ngoài giờ lên lớp. Chắc chắn không tránh khỏi một vài thiếu sót. Kính mong Hội đồng thẩm định cùng toàn thể quý thầy cô giáo có nhiều ý kiến đóng góp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện.
 Tôi xin chân thành cám ơn ! 

File đính kèm:

  • dochdngll_4_193201815.doc
Sáng Kiến Liên Quan