Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ lớp 5 tuổi A2

1. Cơ sở thực tiễn

 Như chúng ta đã biết việc dạy trẻ 5- 6 tuổi làm quen chữ cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một trong những điều kiện để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

 Thông qua hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt, đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, tri giác từ trọn ven trong các bài thơ, câu đố, câu chuyện, đồng dao .biết miêu tả, diễn đạt sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ. Ngay từ đầu năm học khi nhận trẻ vào lớp tôi nhận thấy các con còn nhút nhát, trả lời chưa rõ ràng đặc biệt nhiều cháu nói ngọng, nói giọng địa phương. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái với trẻ đặc biệt trẻ 5- 6 tuổi – giai đoạn trẻ hình thành thói quen nhận thức, vốn từ phong phú để chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượn hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ lớp 5 tuổi A2 ” để thực hiện trong năm học này.

2. Cơ sở lý luận

 Trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ.Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cỏi không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.

 Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chấtvà phần quan trong không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .

Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt .

Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định

Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học

Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 41275 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ lớp 5 tuổi A2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ảnh và chữ mẫu của cô về các con vật .
- Cho trẻ còn thiếu trong các từ, sau đó nối các từ dưới hình ảnhcó sẵn ,hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm.Tôi làm mảng tường rộng 1m với 29 ô vuông tương ứng với 29 chữ cái với mỗi chữ cái bên cạnh có hình ảnh con vật hoặc hoa, quả, đồ dùng có từ chứa chữ cái đó, trẻ được gắn các thẻ chữ cái rời bên dưới
 Hình ảnh góc “Chữ cái đáng yêu”
 Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không những ở góc “Chữ cái đáng yêu” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình, rổ đồ chơi . Hoặc dán xung quanh lớp các cụm từ ở các góc như : Bé cùng sáng tạo, bé yêu âm nhạc, bé xem sách xem tranh, tên của trẻ, tên đồ dùng.. tất cả đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì,bút màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, lô tô .
2.Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi
 Như chúng ta đã biết ,ở lứa tuổi mẫu giáo “ Trẻ học bằng chơi ,chơi mà học ” ghi nhớ của trẻ không chủ định ,trẻ chóng nhưng mau quên.Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên ,tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi,các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý .
*Cụ thể như: 
+ Giờ đón trẻ : 
 Khi trẻ đến lớp có thể cho trẻ tìm các chự cái đã học gắn lên góc “Chữ cái bé yêu” hoặc các từ thiếu trong các cụm từ cô đã chuẩn bị ở góc chơi học tập
 Ví dụ : Mưa thì phải gắn chữ m.nắng thì phải gắn chữ n....Có thể cho trẻ luyện phát âm qua đọc thơ, đọc đồng dao như luyện phát âm chữ g cho trẻ đọc bài đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng”
+Giờhoạt động góc:
 Các góc chơi đều có môi trường chữ ,cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn ,viết và gài chữ theo mẫu. Như góc học tập trẻ gắn những chữ cái đã học và cùng phát âm.Tô chữ cái rỗng hoặc xếp chữ cái từ các chấm tròn hộ hạt
 Hình ảnh trẻ tô nét chữ cái rỗng trong giờ hoạt động góc
+ Giờ hoạt động ngoài trời : 
 Cô cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân những chữ đã học rồi cùng phát âm.
 Trẻ xếp các chữ cái đã học từ các chấm tròn trong hoạt động ngoài trời
+Giờ ăn :
 Khi đến giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các món ăn như món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. Đọc các bài thơ, đồng dao luyện phát âm các từ láy như: lung linh, nắng nóng, trống trường, chong chóng
+ Giờ ngủ: 
 Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ ,kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ có thể phát triển lời nói .
+ Giờ hoạt động chiều:
 Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập .
3.Tổ chức gây hứng thú trẻ làm quen với chữ cái trong hoạt động học có chủ đích
 Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài ,một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn ,dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng . Ví dụ : Với chủ điểm “Trường mầm non” 
Nhóm chữ cái o,ô,ơ Tôi gây hứng thú bằng bài hát : “ Vịt con học chữ” Cô hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu truyện cũng kể về bạn vịt đấy,bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con” ( Cô cho trẻ phát âm ,nói cấu tạo chữ o) khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu”( Cô cho trẻ phát âm chữ ô ,và câu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”.cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay....Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ nói mắt, đầu ..
Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng)
Ai có thể tạo thành chữ ô?
Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô.
Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế.
Hoặc với trò chơi “tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy ô tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam. Chữ y giống cái nạng.
Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng , cách mở sách, cách tô sao cho đúng , tô trùng khít chữ như khi tô các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng,nđầu hơi cúi,ncầm bút bằng tay phải bằng ba ngón tay,mở sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Ví dụ tô chữ o các con đặt bút chì từ đỉnh giữa chữ o tô ừ trái qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép kín . 
4.Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi, lồng ghép tích hợp các hoạt động học khác:
 -Muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu ,thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động.Tôi đã sưu tầm ,sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú ,cũng cố kỹ năng cụ thể như sau:
* Trò chơi : Gạch chân chữ cái đã học :
-Chuẩn bị : Các hình ảnh và bài thơ ,từ dưới tranh.
-Cách chơi : Trong thời gian một bài hát đội nào gạch đúng chữ cái cô yêu cầu và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc .
* Trò chơi “chọn chữ theo yêu cầu”
Cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ trọn chữ cái đó và phát âm.
Với trò này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư duy về cấu tạo chữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn.
* Trò chơi “ Côn trùng hái lá”* Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút ,đội nào hái được nhiều chiếc lá có chữ cái là đội thắng cuộc. 
Cách chơi trẻ đóng vai một số côn trùng chạy đến cây dùng miệng hái những chiếc lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội mình, đội nào hái được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
 *Trò chơi : Vòng quay kỳ diệu,cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ,cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó.
Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải theo một “chương trình” xuyên suốt ,cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ ,để trẻ cảm thấy thoải mái , và tích cực tham gia.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
 Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động khác ví thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo linh hoạt sáng tạo ứng xử sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phai nhanh nhạy để mang lại sự chú ý cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ đề chủ điểm.
*Tích hợp hoạt động âm nhạc:
 Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ,âm nhạc làm tâm hồn trẻ tươi vui rộn ràng và hứng khởi .Vì vây tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ o,ô,ơ chủ điểm trường mầm non tôi cho trẻ hát và vận động bài “Vịt con học chữ ”hay “bài hát chữ o tròn”.
 Hay chủ điểm “ Thế giới động vật ” cho trẻ hát bài : “Tôm cá cua thi tài”
 * Tích hợp hoạt động làm quen văn học:
Để tiết học lô rích và xuyên suốt cà bài học khi vào một tiết học làm quen học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là bộ môn mà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
	Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hồ gươm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh “Rùa vàng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con cữ cái v và r.
 Hay cô cố thể kể môt câu truyện sáng tạo để lồng ghép ví dụ chủ điểm “ Ngành nghề ’ cô có thể kể câu truyện sáng tạo “ Ước mơ ” Có hai anh em ước mơ em thì lớn lên thích làm nghề “ Lái tàu ” Còn anh thì thích làm nghề“Chữa bệnh ” và cô cho trẻ quan sát tranh 2 nghề đó gắn thẻ chữ rời và cho trẻ làm quen 2 chữ u và ư
Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố đề gây hứng thú. Ví du: chữ V	 Quả gì tên gọi dịu êm
	Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào (Quả vú sữa)
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “ Gánh gánh gồng gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng” “vè con cua” “ Cây đào” hay một số bài thơ cô tự sáng tác.
* Tích hợp hoạt động tạo hình:
Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ cắt dán tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình.
* Tích hợp hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.
Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung quanh. Mà môn chữ cái muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen .
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i,t,c. chủ điểm “ Thế giới động vật”Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ t qua từ “Con Tôm” trẻ được quan sát con Tôm và sẽ biết thêm về đặc điểm bên ngoài của con tôm từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ . 
Hoặc trò chơi “Thi gắn chữ cái ” nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó tôi gắn các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ điểm tăng thêm sự hiểu biết vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh về thế giới xung quanh.
* Tích hợp hoạt động làm quen với toán:
 Với trẻ học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết chữ cái tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” trẻ thi đua nhau gắn chứa đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy . Cô cùng trẻ đọc chữ cái và đếm xem gạch được bao nhiêu chữ cái .
 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái một cách sáng tạo phù hợp
Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo đặc biệt là Giáo dục mầm non, Công nghệ thông tin là phương tiện hữu ích góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu của ngành Giáo dục mầm non.Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động đặc biệt với hoạt động làm quen chữ cái.
Mục đích: Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, Được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột để chọn chữ.Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất .Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích.Vì thế ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống tôi còn sử dụng máy tính để soạn giáo án điện tử đề dạy trẻ.Tuỳ từng bài tôi có thể sử dụng phần mềm giáo án điện tử đã có sẵn.Nhưng có bài tôi không thể dùng được phần mềm có sẵn tôi soạn giáo án điện tử bằng các cách như sau:
 + Dùng máy chụp hình hoặc Scan hình ảnh từ ngoài vào dùng phần mềm Photoshop để cắt xén,chỉnh sửa.
 + Tạo hiệu ứng cho các nhân vật cử động.
 + Đi quay phim lấy nững hình ảnh sống động đưa vào chương trình Powerpoint để trình chiếu.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ tiết chữ cái u,ư trong chủ điểm ngành nghề.
- Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh, phông nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy
 - Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình.
 - Cho trẻ xem hình ảnh, chơi trò chơi tìm hình ảnh qua ô chữ để trẻ được ôn chữ cái đã học. Sau khi mở hết ô chữ thì hình ảnh xuất hiện 
 - Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện .
 - Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ dưới tranh. 
 Giờ học làm quen chữ cái “U, Ư” 
6. Giáo dục cá nhân trẻ và làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết ,có tác dụng tốt đến trẻ và đặc biệt là đối với tiết học làm quen với chữ cái ,bởi vì trẻ có thuộc chữ cái trẻ mới có thể đọc và viết .Trong quá trình dạy trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn tìm hiểu khả năng ,đặc điểm tâm lý của từng trẻ .Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp .Trong lớp tôi có khoản 15% số trẻ chưa mạnh dạn ,tự tin vào bản thân ,ít giơ tay phát biểu ,nói nhỏ ,trẻ thường ít cơ hội trả lời các câu hỏi của cô .Chính vì vậy tôi đã tìm ra biện pháp sau :
Tôi thường xuyên gần gũi ,quan tâm đến trẻ nhút nhát ,đặc biệt trong giờ học tôi hay khen trẻ trước cả lớp mạc dù cháu làm chưa đúng lắm ,động 
viên khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong học tập Đầu tiên tôi cho trẻ những câu hỏi dễ ,sau đó mức độ khó tăng dần,cho trẻ được nói nhiều hơn.
 Kết quả thu được : Trẻ mạnh dạn hơn và tích cực tham ra vào các hoạt động làm quen với chữ cái và cũng như các hoạt động khác .
 Để làm tốt được công tác giảng dạy mà đặc biệt là mon học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao đó là tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh
 Ngoài giờ học trên lớp, các kiến thức kỹ năng về chữ cái phải được ôn luyện ở nhà.Vậy làm thể nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục ,đạt kết quả cao ,phối két hợp thật tốt ?Đây cũng là vấn đề không đơn giản .Trong công tác tuyên truyền với phụ huynh tôi đã thực hiện các biện pháp sau : 
-Hằng ngày vào lúc đón trẻ, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh biết từ đó có kế hoạch kèm dạy thêm con em mình.
- Lên kế hoạch chương trình dạy ,nội dung dạy dán vào bảng tuyên truyền với phụ huynh ở ngoaig cửa lớp để phụ huynh theo dõi biết được tuần này học đến chữ gì để về ôn luyện cho con mình.
-Giới thiệu các loại sách vở để phụ huynh tham khảo về dạy thêm con mình.
-Trao đổi với phụ huynh về những nhược điểm về cách phát âm ,nhận mặt chữ ,cách cầm bút ,cánh tô để phụ huynh nắm được .
 Bảng tuyên truyền với phụ huynh
HIỆU QỦA SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
	Sau quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
1. Về phía trẻ:
- Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học làm quen chữ cái đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Các cháu nói đầy đủ câu một cách rõ ràng mạch lạc ít nói giọng địa phương nổi trội là các cháu: Đức Vinh, Công Mắn, Long Nhật, Anh Thư, Hồng Thắm
- Qua bảng khảo sát về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ có sự thay đổi rõ rệt
Số liệu điều tra sau khi thực hiện:
TT
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1
- Trẻ nhận biết, nhớ đúng mặt chữ cái đã học 
10
42
8
33
4
16
2
8
2
-Trẻ phát âm chữ cái rõ ràng chính xác.
12
50
6
25
4
16
2
8
3
Tô viết trùng khít lên chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ.
8
33
8
33
6
25
2
8
4
Kỷ năng tô viết, tư thế ngồi ,cách cầm bút
12
50
6
25
4
16
2
8
2. Về phía giáo viên
- Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp.
- Có tâm thế tốt trước khi lên lớp để tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý tình huống kịp thời.
- Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ.
- Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng thú, phát huy trí thông minh cho trẻ.
- Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ chuẩn.
- Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng kích thích trẻ làm quen với chữ cái say mê.
- Nắm bắt được tâm lý của trẻ và luôn lôi cuốn hấp dẫn trẻ trong các hoạt động
- Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ
 3. Về cơ sở vật chất:
- Lớp học có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo, hấp dẫn trẻ.
- Góc làm quen chữ cái được trang trí sinh động phù hợp với từng chủ đề
Về phía phụ huynh:
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng học tập của con ở lớp, dạy con học bảng chữ cái và luyện phát âm ở nhà
- Quyên góp ủng hộ lớp với tổng số tiền 3 triệu đồng.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUÝẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Làm quen chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn, tạo tiền đề quan trọng cho trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ . Vai trò của giáo viên quyết định chất lượng học tập của trẻ, vì vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho trẻ đồng thời giáo viên cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức những hoạt động đó, giờ học luôn thu hút sự chú ý, gây hứng thú với trẻ.
Sau một năm thực hiện đề tài này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1: Tạo môi trường làm quen chữ cái.
2: Dạy trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi.
3: Tổ chức gây hứng thú trẻ làm quen chữ cái trong hoạt động học có chủ đích
4: Dạy trẻ làm qun chữ cái bằng các trò chơi, lồng ghép, tích hợp các hoạt động học khác
5: Ứng dụng Công Nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái một cách sáng tao, phù hợp.
6: Giáo dục cá nhân trẻ và làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ.
2. Những khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài.
+ Đối với phòng giáo dục: Mong các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ đùng dạy học cho các trường mầm non.
+ Đối với ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ. Sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và đi dự các tiết mẫu do phòng tổ chức.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra để các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp xem xét góp ý cho bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề 
Tạp chí giáo dục mầm non
Chương trình giáo dục mầm non trẻ 5- 6 tuổi
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
 KHOA HỌC CÁC CẤP

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan