Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non
Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công học tập của các cháu”
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu đẹp, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ.Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt từ khi còn ở độ tuổi mầm non.Việc chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội. Là một giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, ăn, ngủ, giáo dục cho trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan chưa đủ mà còn khơi gợi ở trẻ sự ham hiểu biết, tò mò, sáng tạo thông qua các hoạt động và những môn học như môn tạo hình, âm nhạc, toán, thể dục trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Trong đó hoạt động khám phá có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Khám phá không chỉ là hoạt động tách riêng ra khỏi sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường nó có thể lồng ghép vào rất nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động này giúp trẻ nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên với xã hội. Khi trẻ được trực tiếp quan sát, thực hành trải nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và hình thành các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát. Qua đó tích lũy vốn sống cho bản thân có được sự tự tin và tạo tâm thế tốt cho trẻ trong quá trình học tập trong tương lai.
n cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội - Kết quả: + Khi đã lập được kế hoạch cụ thể, bước tiếp theo tôi chọn và phân loại một số câu hỏi để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình trẻ tri giác, trải nghiệm. Các câu hỏi đưa ra đúng lúc, vừa sức sẽ giúp trẻ có vốn kiến thức phong phú, tăng hứng thú, tạo được sức hút trong hoạt động tiếp theo. Thường các câu hỏi cô đưa ra phải từ tổng quát đến chi tiết, từ ngoài vào trong sử dụng câu hỏi đàm thoại, câu hỏi mở. Tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số loại câu hỏi sau: * Câu hỏi trực tiếp tri giác - Ai đây? Cái gì đây?Cái ô tô này có đặc điểm gì?Nó có hình dạng như thế nào?Cách sử dụng nó như thế nào? * Câu hỏi thể hiện sự hiểu biết: Vì sao con biết? * Câu hỏi giải thích sự vật hiện tượng: Vì sao? Tại sao? Khi đã xây dựng được kế hoạch cụ thể thì việc tiến hành tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ sẽ rõ ràng và đơn giản hơn rất nhiều. 3.2.Biện pháp 2.Phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ - Mục đích: + Phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ. + Phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ ( giáo viên cùng kết hợp với phụ huynh giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng mục tiêu) - Cách thực hiện: + Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ có điều kiện gần gũi với các cô giáo. Từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt qua đó còn dạy trẻ có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ buổi họp đầu năm và trong suốt năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh phối kết hợp cùng cô giáo ở lớp trong việc cho trẻ khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì tất cả các kinh nghiệm trẻ được trải nghiệm qua thực tế tại gia đình mà ở lớp khó tiến hành sẽ khắc sâu và mang đến cho trẻ sự hứng thú cao. Như khi mẹ đun nước luộc rau, trẻ có thể biết được nước nóng bốc hơi. Nước bốc hơi ngưng tụ lại thành giọt hay khi gia đình pha nước chanh, phụ huynh có thể cho trẻ xem và hướng dẫn trẻ vắt chanh quan sát sự hòa tan của đường trong nước. + Tôi cùng với cô giáo ở lớp lên kế hoạch giảng dạy theo từng chủ đề và dán ở bảng tuyên truyền, trưng bày tranh ảnh về các hoạt động trải nghiệm, các thí nghiệm của trẻ ở trường để phụ huynh biết. + Tôi cũng viết thông báo và dán ở bảng tuyên truyền của lớp nhờ phụ huynh sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của trẻ.Vào giờ đón trả trẻ tôi thường trao đổi tình hình học tập mọi vấn đề cần thiết của trẻ trong ngày cho phụ huynh được rõ. Tôi còn trao đổi phương pháp, cách dạy và bài dạy cho trẻ học thêm ở nhà và cùng kết hợp với phụ huynh làm một số đồ chơi cho trẻ. - Kết quả: + Qua một thời gian phối hợp tôi thấy kiến thức của trẻ nâng lên rõ rệt, tiến bộ, trẻ chủ động hơn. Sau đó tôi thông báo lại với phụ huynh, họ rất vui mừng và phấn khởi, ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn, cho trẻ đi học đều giúp trẻ nắm bắt kiến thức đầy đủ . 4.Các biện pháp thực hiện 4.1. Biện pháp 1: Tự rèn luyện bản thân học hỏi kinh nghiệm qua sách vở tài liệu phương tiện truyền thông - Mục đích: + Như chúng ta đều biết đã là giáo viên mầm non thì luôn đặt vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ lên hàng đầu. Người giáo viên cần phải nắm bắt được quá trình diễn biến tâm lí, phát triển nhân thức, tư duy tìm tòi ở trể thật tốt nhất là ở từng độ tuổi giai đoạn phát triển của trẻ và điều đặc biệt trong lĩnh vực khám phá trong lớp tôi hiện nay thì bản thân tôi rất chú ý cho trẻ được phát huy sự tìm tòi trong mọi lĩnh vực khám phá khoa học và khám phá xã hội, bản thân tôi cũng tim hiểu tham khảo qua sách vở báo chí có liên quan đến lĩnh vực này. - Cách thực hiện: + Để có những kinh nghiệm giáo dục trẻ có đạt kết quả cao trong lĩnh vực khám phá khoa học, bản thân tôi không ngừng tự học hỏi, trau dồi kiến thức qua các sách tài liệu, các trang giáo dục. Tôi tự tìm tòi những phương pháp hay, những nội dung bài học sát với nhận thức của lứa tuổi cũng như tiến trình tổ chức giờ hoạt động khám phá cho trẻ. Bên cạnh đó tôi còn học hỏi qua bạn bè, đồng nghiệp, các qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn và qua các giờ kiến tập do trường và quận tổ chức. +Đối với trẻ em thế giới xung quanh rất bao la rộng lớn và tưởng như rất xa vời nay hiện ra trước mắt là điều rất hấp dẫn trẻ. Nắm được tâm lý này của trẻ nên trong các giờ khám phá khoa học tôi đã áp dụng những kiến thức về công nghệ thông tin để thu hút sự chú ý của trẻ. Những hình ảnh sinh động đẹp mắt được tôi đao từ trên mạng về làm hiệu ứng, lồng âm thanh giúp trẻ tri giác tốt giờ học đạt kết quả cao. + Bản thân tôi nghiên cứu tìm tòi những đoạn vi deo hay để dạy trẻ,tôi sử dụng chương trình: ultravideo splitter, ultra video joiner hay total video converter để cắt, để nối hay đổi đuôi các đoạn video. + Ngoài ra tôi còn tham khảo các trò chơi trên mạng có sẵn như kidmark, happykidđể cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin và được hoạt động với máy tính. Đây là những trò chơi mà hình ảnh có trong trò chơi rất đẹp và hấp dẫn từ đó kích thích trẻ ham hiểu biết và chơi nhiệt tình. + Hoặc tham khảo giáo án điện tử trên các trang web: hay + Tôi còn tham khảo, học tập các giáo án điện tử của bạn bè đồng nghiệp trên trang web hay các bạn ở các trường để bài dạy thêm phong phú. - Kết quả: + Từ những việc làm trên mà trong năm học vừa qua tôi đã tích lũy thêm những kinh nghiệm cho bản thân mình khi tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá cho trẻ 4-5 tuổi . 4.2.Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học - Mục đích: + Việc tạo điều kiện cho trẻ chủ động khám phá trước tiên là nhiệm vụ của mỗi giáo viên khi đứng lớp. Để trẻ yêu thích chủ động tích cực khám phá trước hết là bởi sự hấp dẫn của đồ dùng trực quan, sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi, việc được chủ động tự chủ trong việc tiến hành các thí nghiệm. Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, để quá trình tiếp thu tri thức của trẻ thành công giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ mọi thứ về đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm, tri giác. Bên cạnh đó việc bày trí các đồ dùng, đồ chơi phải khoa học, tiện lợi và an toàn với trẻ, điều này sẽ thu hút nhiều hơn hứng thú của trẻ với hoạt động khám phá. - Cách thực hiện: + Ngay từ đầu năm tôi đã sắp xếp góc hoạt động khám phá một cách khoa học và hợp lý.Trẻ được hoạt động ở một không gian rộng, thoáng, các đồ dùng ở góc được bố trí hợp lí, an toàn. Tôi thay đổi các đồ dùng theo từng tháng để phù hợp với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tăng sự hứng thú và phục vụ trọng tâm cho từng nội dung hoạt động. Ví dụ: Ở giờ hoạt động “ Cơ thể tôi” tôi muốn trẻ được khám phá về chính cơ thể trẻ tôi chuẩn bị kính lúp, gương soi ở góc, lược để trẻ soi vân tay, soi tóc bằng kính lúp, soi gương tự tìm hiểu về khuôn mặt. + Bên cạnh đó tôi chuẩn bị cả các đồ dùng để trẻ có thể tham gia khám phá nhằm phát triển các giác quan: nghe, ngửi, nếm, sờ, đón vật trong hộp kín, Ví dụ: Ở hoạt động về “ Đồ dùng trong gia đình” tôi chuẩn bị các loại đồ dùng trong gia đình để trẻ có thể khám phá về tên gọi, đặc điểm, màu sắc, công dụng, cách sử dụng, của các đồ dùng đó. Hình ảnh minh họa trẻ tìm vật trong hộp kín + Ở hoạt động “Tìm hiểu côn trùng” tôi cho trẻ quan sát đàn kiến dùng kính lúp soi. Qua vài buổi quan sát tôi cho trẻ thảo luận về những gì trẻ đã quan sát được như đàn kiến đi như thế nào, có đặc điểm gì? Sau đó tôi mở đĩa ghi hình ảnh về các loài động vật trên thế giới mà trẻ chưa có điều kiện nhìn thực tế. Hình ảnh trẻ chơi với cát và nước + Trong hoạt động“ Nước và các hiện tượng tự nhiên” tôi cho trẻ khám phá về các hiện tượng tự nhiên như: nắng, mưa, nóng, lạnh. Tôi cho trẻ được trải nghiệm và thấy được ảnh hưởng của mưa, nóng, gió, bão, với cuộc sống sinh hoạt của con người, của trẻ. Ngoài ra trẻ được tham gia hứng mưa để cảm nhận những hạt mưa rơi qua tay như thế nào? Tôi cho trẻ chơi với cát và nước - Kết quả: Trẻ hứng thú, thích khám phá, tìm tòi, tham gia các hoạt động trải nghiệm 4.3. Biện pháp 3.Tổ chứccác hoạt động tạo cơ hội cho trẻ khám phá * Tổ chức trong hoạt động học - Mục đích: + Trong các giờ hoạt động giáo viên mầm non phải linh hoạt và sáng tạo trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giảng dạy. Từ những tính chất vật lí, hóa học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên giáo viên cần lựa chọn và tiến hành các hoạt động nhỏ để trẻ có cơ hội trải nghiệm, tạo nhiều hứng thú, thỏa mãn nhu cầu khám phá, khơi gợi những khả năng tư duy tiềm ẩn của trẻ.Đặc biệt phải đảm bảo an toàn về qui trình thực hiện với trẻ. - Cách thực hiện: + Cô đặt câu hỏi về nội dung hoạt động cần khám phá. Đây chính là cách cô giao nhiệm vụ tìm hiểu cho trẻ, các câu hỏi đưa ra cần gắn sát với nội dung khám phá, mặt khác phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ý. Ví dụ cô cho trẻ khám phá về một số loại quả: Quả bưởi có đặc điểm gì? Nó có dạng hình gì? + Khi cô đưa câu hỏi cho trẻ cũng là định hướng khám phá và đánh giá được trẻ để lựa chọn nội dung cung cấp cho phù hợp. + Trẻ trải nghiệm: Đây là bước trẻ trực tiếp làm các thí nghiệm hoạt động này gồm một số các hoạt động: quan sát, thí nghiệm, xem băng hình, đọc sách. + Trẻ nhận xét: Sau khi trải nghiệm, tôi tổ chức cho trẻ thảo luận, tôi khuyến khích trẻ mô tả lại, nói lại những điều trẻ phát hiện được. - Kết quả: + Với bước này có thể là cô hoặc trẻ đưa ra kết luận tùy vào độ phức tạp của nội dung khám phá.. Một số hoạt động trải nghiệm trong hoạt động học *Hoạt động trải nghiệm về các vật nổi, vật chìm trong nước. - Mục đích: + Luyện kĩ năng quan sát, khả năng phỏng đoán và phân nhóm. + Trẻ nhận biết có những vật nổi, vật chìm trong nước. - Cách thực hiện: + Một chậu nước to. + Một vài vật khác nhau có thể chìm hoặc nổi như: hòn sỏi, đồng xu, đồ chơi bằng nhựa, mẩu gỗ. + Cho trẻ cầm sờ các vật đã chuẩn bị và đoán xem vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm. + Thả các vật đó vào nước và quan sát xem vật nào nổi, vật nào chìm. + Cho trẻ chọn riêng thành những vật nổi và những vật chìm. - Kết quả: + Qua thí nghiệm tôi thấy trẻ rất tò mò và tự đặt ra câu hỏi như: sao cái này lại chìm? Sao cái này lại nổi?. Trẻ rất say sưa quan sát và thực hành thí nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân của vật nổi, chìm trong nước. Trẻ làm thí nghiệm vật nổi, vật chìm * Tổ chức giờ hoạt động góc. - Mục đích: + Góc bé khám phá:Trong góc hoạt động khấm phá ,các nội dung chơi được thay đổi cho phù hợp trong từng tháng, kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Các đồ chơi phong phù đa dạng mang tích chất gợi mở, trẻ được trải nghiệm và đưa ra những nhận xét, phán đoán. - Cách thực hiện: + Ví dụ:Khám phá về quá trình phát triển của cây thì cô cho trẻ tô màu về quá trình phát triển của cây sau đó sẽ cắt và sắp xếp đúng thứ tự quá trình phát triển của cây theo từng giai đoạn hạt -> hạt nảy mầm-> mầm 2 lá-> cây con ->cây trưởng thành. + Ví dụ: Khám phá về động vật trẻ sẽ được khám phá về quá trình phát triển của con gà. Cô sẽ cho trẻ sắp xếp thứ tự phát triển của con gà theo giai đoạn từ trứng gà mẹ-> ấp trứng ->gà con ->gà trưởng thành. - Kết quả: + Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khám phá * Trong hoạt động ngoài trời: - Mục đích: + Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhiều hơn với thế giới xung qanh trẻ. - Cách thực hiện: + Cô cho trẻ được làm các thí nghiệm nhỏ như Làm diều bằng túi nilon, làm điện thoại, cách pha màu, cách gấp thuyềnQua các hoạt động này trẻ rất hứng thú và tạo ra được các sản phẩm theo ý thích của mình. Trẻ vừa được chơi qua học và học qua chơi, từ đó trẻ có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống. - Kết quả: + Trẻ được làm ra các sản phẩm mình thích và biết cách chơi * Trong các giờ hoạt động khác - Mục đích: + Kiến thức về hoạt động khám phá của trẻ không chỉ được các cô dạy dỗ trên hoạt động học mà ngoài ra qua việc tổ chức cho trẻ đi tham quan, trẻ được tận mắt nhìn, được trải nghiệm thì trẻ sẽ có thêm được nhiều kiến thức về thế giới xung quanh - Cách thực hiện: + Trong một năm học cô giáo cũng cần phải tổ chức cho trẻ được tham gia vào các sự kiện , trẻ được thể hiện sự tự tin , các kỹ năng vốn có của đứa trẻ được thể h iện một cách toàn diện nhất. Hơn thế nữa tổ chức các hoạt động khám phá còn được lồng ghép vào trong các giờ hoạt động học khác như trong giờ hoạt động âm nhạc, làm quen với toán, làm quen với văn họccô có thể sử dụng một khoảng thời gian( trong giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời hay hoạt động chiều) để trò chuyện với trẻ về các chủ đề mà trẻ đang khám phá, từ đó củng cố kiến thức đã học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ngày một mạch lạc hơn. - Kết quả: + Trẻ được khám phá, trải nghiệm nhiề hơn thông qua các hoạt động. 5. KẾT QUẢ - Đối với giáo viên: + Bản thân tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn các trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình huống hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không thấy nhàm chán khi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học. + Bản thân được trau rồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ. + Phụ huynh tín nhiệm, tin yêu. +Kết quả hoạt động dạy các hoạt động khám phá khoa học được đánh giá tốt. - Đối với học sinh Được tiếp xúc với công nghệ thông tin qua các bài giáo án điện tử trẻ rất hứng thú đồng thời tự tin khi được khám phá các đối tượng. + Đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng cũng làm trẻ hứng thú, vốn kiến thức về môi trường xung quanh của trẻ tăng lên một cách rõ rệt. Thể hiện qua ngôn ngữ của trẻ, trẻ nói mạch lạc hơn, đã diễn đạt được đủ câu, rõ ý của mình. + Khả năng nhận thức về hoạt động khám phá của trẻ cũng nhạy bén và chính xác hơn. + Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú khi được trực tiếp tiếp xúc với môi trường xung quanh - Kết quả khảo sát cuối năm: Bảng khảo sát cuối năm (tháng 04/2019) STT Nội dung Tổng số trẻ Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Trẻ thích được quan sát, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng trẻ nhìn thấy. 46 42 91,3 2 Trẻ thích được trao đổi cái mình quan sát được với các bạn. 40 86,9 3 Khả năng quan sát, phán đoán, suy đoán của trẻ qua các thí nghiệm và thử nghiệm. 41 89,1 4 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ những đồ dùng phục vụ thí nghiệm. 43 93,47 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để thực hiện có hiệu quả việc dạy trẻ trong hoạt động khám phá khoa họctheo tôi cần điều tra thực trạng hiểu biết của trẻ qua đó xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với tâm lý từng lứa tuổi. Trong quá trình thực hiện thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi thấy đó là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không chỉ của riêng cá nhân tôi mà cho tập thể lớp mẫu giáo Nhỡ B1 . Điều đó thúc đẩy tôi không ngừng hoàn thiện bản thân, luôn tìm tòi học hỏi mong có thể góp phần hình thành những nhân cách tốt ở trẻ những học sinh coi việc học là niềm say mê trong tương lai. Trẻ nhỏ thường chịu ảnh hưởng lớn từ lời nói và hành động của những người đã nuôi dưỡng và dạy bảo chúng. Tất cả những gì cha mẹ và cô giáo làm đều ảnh hưởng đến trẻ. Những thí nghiệm, trải nghiệm nhỏ của tôi và học sinh đã thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, chính họ cũng dần hiểu được sự cần thiết có những trải nghiệm thực tế trong việc hình thành cho trẻ kĩ năng sống. Trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, muốn trẻ hứng thú, tích cực, chủ động trong tiết học để trẻ có thể nhận thức được một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác những kiến thức mà cô truyền đạt thì phải có một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá kiến thức cụ thể: - Sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan trong giờ học, các đồ dùng phải phong phú về chủng loại ( Tranh, ảnh, đồ chơi, mô hình, vật thật, màn hình) được sử dụng xen kẽ nhau trong tiết học và những đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học là phải đẹp có màu sắc hấp dẫn và phù hợp với trẻ để lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ. - Cho trẻ tri giác sự vật hiện tượng thông qua các giác quan để rèn luyện giác quan cho trẻ và giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng. - Cho trẻ được hoạt động, hành động với đối tượng để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ . - Giáo viên thường xuyên sử dụng những hình thức dạy sinh động, sáng tạo, hấp dẫn vào trong quá trình dạy trẻ và phải thay đổi các hình thức trong tiết dạy để trẻ khỏi bị nhàm chán. - Tổ chức các trò chơi cho trẻ trong giờ học và thay đổi các trò chơi khác nhau, hình thức chơi khác nhau để thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và để trẻ khỏi nhàm chán. Bên cạnh việc dạy con cách sống, cách cư xử với những người xung quanh, các bậc phụ huynh và cô giáo đừng quên nuôi dưỡng và phát triển những tố chất của con em mình để trẻ có thể đạt được những thành công khi lớn lên. 2.Bài học kinh nghiệm Để tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học thì cô giáo phải: + Sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan trong các hoạt động cũng như trong các tiết học, các đồ dùng phải phong phú về chủng loại ,đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học đó là phải đẹp có màu sắc hấp dẫn và phù hợp với trẻ lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ. + Trẻ tri giác sự vật hiện tượng thông qua các giác quan để rèn luyện giác quan cho trẻ và giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng. + Cho trẻ được hoạt động, hành động với đối tượng để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ . + Tổ chức các trò chơi trong giờ học và thay đổi các trò chơi khác nhau, hình thức chơi khác nhau để thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ. + Lời nói của cô phải nhẹ nhàng, rõ ràng và diễn cảm thể hiện được đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ của cô để thu hút sự chú ý của trẻ. + Thường xuyên học hỏi, trau dồi, tìm tòi, vận dụng nhiều thủ thuật, nghệ thuật khi lên lớp. + Tạo môi trường hoạt động mở cho trẻ. + Có kế hoạch cụ thể hàng tuần để rèn trẻ yếu, cá biệt, trẻ học giỏi. + Cô luôn đặt ra mục đích các giờ học là: Trẻ được học cái gì? học như thế nào? trẻ được nói những gì về hiểu biết của mình? Cô cung cấp cho trẻ kiến thức gì? Làm thế nào để cung cấp tối đa kiến thức cho trẻ? + Cô phải gần gũi, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý cũng như về mặt thể chất, nhận thức của trẻ từ đó có phương pháp phù hợp trong giáo dục trẻ. + Xác định vai trò của phụ huynh rất quan trọng tạo ra sự thành công trên kết quả của trẻ đó chính là sự đồng nhất giữa gia đình và nhà trường 3. Kiến nghị - đề xuất 3.1. Đối với phòng giáo dục: Nội dung khám phá khoa học luôn là một thách thức với giáo viên chúng tôi, một phần do kiến thức trong lĩnh vực này còn hạn chế, phần khác do cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giảng day chưa đầy đủ. Chính vì vậy rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện nhiều hơn nữa để chúng tôi được đi thăm quan học hỏi các trường bạn, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức tiết học cũng như các thí nghiệm, trải nghiệm cho trẻ, đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy giáo án điện tử. Phòng giáo dục mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng về chuyên môn cũng như về phương pháp soạn giáo án điện tử trên máy vi tính để giáo viên nâng cao khả năng soạn và dạy học bằng công nghệ thông tin cho các cháu. 3.2.Về phía nhà trường: - Nhà trường cần có nhiều hình thức tuyên truyền tới phụ huynh có hiệu quả hơn nữa để phụ huynh và giáo viên thấy được vai trò của mình trong việc nâng cao khám phá khoa học cho trẻ. Trên đây là “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” mà tôi đã áp dụng thực hiện ở tại lớp mình trong năm học này. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội,ngày 15 tháng 3 năm 2019 Người viết Phùng Hồng Yến
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx