Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2014-2015

Với mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay đối với trẻ mẫu giáo nhằm hình thành phát triển toàn diện cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Ở trẻ giống như một tờ giấy trắng và cô giáo mầm non là người vẽ những nét bút đầu tiên lên trang giấy, nếu chúng ta vẽ lên những nét bút có đẹp hay không cũng góp phần hình thành nhân cách của trẻ sau này cho nên các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng trong đó lĩnh vực phát triển thể chất giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh để học tập để vui chơi.

 Vậy giáo dục thể chất là gì?. Là các bài tập rèn luyện phát triển vận động cho trẻ là nội dung cơ bản và rất cần thiết nhằm giáo dục rèn luyện để nâng cao sức khỏe thể lực phát triển chiều cao cân nặng bình thường thành một cơ thể hài hòa cân đối, nhanh nhẹn, khỏe mạnh cho trẻ.

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non được dựa trên 5 lĩnh vực, phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Cũng như các chuyên đề đã thực hiện thì chuyên đề phát triển vận động trong năm học 2014- 2015 là năm thứ 3 thực hiện liên tục nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động thể chất cũng như phát triển thể lực của trẻ trong trường mầm non.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của trường thì chuyên đề phát triển vận động cũng là chuyên đề trọng tâm của năm học. Chính vì vậy nhà trường nhà rất quan tâm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động phát triển vận động của tất cả các độ tuổi trong nhà trường.

 Với trẻ mẫu giáo lớn thì cơ thể của trẻ đang phát triển nếu không có biện pháp giáo dục hay chọn nội dung phù hợp sẽ không tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện thể chất dẫn đến thể lực của trẻ sẽ phát triển không đồng đều. Vì thế giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

 Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động khỏe mạnh là rất quan trọng giúp hệ thần kinh, các giác quan của trẻ sẽ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực, sức khỏe cũng như về nhận thức tinh thần của trẻ.

Người xưa có câu “ Có sức khỏe thì có tất cả

 Không sức khỏe thì không có gì”

Đúng như vậy câu nói đó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tất cả chúng ta, còn với trẻ có khỏe mạnh trẻ mới chơi ngoan. Sau mỗi buổi tập thể dục sáng các cháu trường mầm non của chúng tôi lại đồng thanh hô vang khẩu hiệu.

 “Thể dục - Khỏe

 Thể dục - Bảo vệ tổ quốc

 Thể dục - Cháu ngoan Bác Hồ

 Thể dục - Khỏe khỏe khỏe.”

 Những khẩu hiệu đó đã nhắc nhở tôi muốn dành cho các cháu có một sức khẻo tốt phát triển cân đối về chiều cao và cân nặng thì mỗi giáo viên chúng ta cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ có khỏe mạnh thì mới thông minh đó là điều mà các cô giáo và cha mẹ học sinh mong muốn. Phát triển vận động còn tăng cường sức khỏe cho trẻ đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ chuẩn bị tâm thế tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học.

 Trong chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi là chương trình đã xây dựng rất mềm dẻo không giống như chương trình cải cách cũ. Với giáo dục mầm non hiện nay đã giúp cho giáo viên rất dễ thực hiện nhưng ngược lại cũng rất khó nếu giáo viên không nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi.

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm của trẻ 5 tuổi nói riêng hoạt động giáo dục phát triển vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập những bài tập vận động cơ bản nhằm phát triển một cơ thể khỏe mạnh thông qua những bài vận động thô, vận động tinh một cách dẻo dai có bài bản để giúp trẻ hoạt động sinh hoạt trong hàng ngày mà không phải bỡ ngỡ. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tập luyện để nâng cao thể chất phòng bệnh béo phì giảm tỷ lệ bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi.

Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ ra sao theo từng giai đoạn trong độ tuổi để dạy trẻ cho phù hợp.

 

doc36 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 6444 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của trò chơi, điều quan trọng khi tổ chức các trò chơi cô giáo phải là người trọng tài phân xử thắng thua công bằng cho trẻ, tránh gây căng thẳng áp lực và tạo không khí thoải mái trong khi chơi giúp các con cứng cáp và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
	Ngoài các trò chơi vận động thì các hoạt động dạy trẻ tự phục vụ tham gia các hoạt động cùng cô cũng phát huy tinh thần tự giác của trẻ sau này. Còn với các vận động tinh đã phát triển sự khéo léo của trẻ qua đôi bàn tay thì tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian.
 Ví dụ: Như trò chơi “Ô ăn quan, Cơm canh rau muống, Chơi mốt” đó cũng là những trò chơi giúp trẻ phát triển cơ tay khéo léo. Qua quan sát thực tế trẻ đã có những kỹ năng ban đầu sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình.
Như vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ trong hoạt động chung mà được tổ chức đan xen trong các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi, nhằm giúp trẻ củng cố ôn lại những vận động cơ bản đã học dưới các hình thức trò chơi ôn luyện. Đó cũng là cách rất tốt để rèn luyện sức khỏe của trẻ vì thế tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian là rất cần thiết nên tôi đã thường tổ chức các hoạt động giao lưu .
 Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu trò chơi vận động giữa các lớp trong năm học.
Trong những năm qua nhà trường tôi luôn có nhiều cố gắng trong công tác thi đua về chăm sóc, giáo dục trẻ giữa các trường trong huyện và đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiến tiến, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Và đã được chọn trường điểm về tổ chức chuyên đề phát triển vận động của huyện. 
 Lớp tôi là một trong những lớp mẫu giáo trọng điểm của trường, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ những kiến thức kỹ năng cần thiết trong mọi lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ cũng như thể lực của trẻ có một sức khỏe tốt nhất giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ với bạn bè và thể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức các buổi trò chơi giao lưu, buổi lễ hội và các hoạt động dã ngoại trong năm nhằm cho trẻ được giao lưu học hỏi, vừa trải nghiệm vừa đoàn kết vừa chia sẻ tinh thần đồng đội trong các hoạt động tập thể.
Theo sự chỉ đạo của nhà trường thì năm học này hàng tháng theo từng chủ đề chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu các trò chơi vận động , tổ chức giao lưu các trò chơi dân gian hay các buổi thăm quan dã ngoại để cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên qua đó góp phần phát triển vận động cho trẻ.
 Những ngày mà tại khu trung tâm tổ chức trò chơi vận động giao lưu giữa các lớp cùng khối và tổ chức những trò chơi mà trẻ đã được học nhằm giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin hơn.
Chủ đề Trường mầm non có sự kiện Tết Trung Thu chúng tôi đã tổ chức các trò chơi dân gian và được các lớp trong khối hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình chơi các trò chơi như: Trò chơi “ Bịt mắt đánh trống”, “Nhảy bao bố”
Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ (Học mà chơi chơi mà học) nên sử dụng các trò chơi dân gian luôn được tôi quan tâm và áp dụng trong các hoạt động. Chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, trò chơi phù hợp với kiến thức nhưng lại tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức của trẻ .
Với hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian đã được ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác và được trải nghiệm qua bao thực tế cuộc sống con người, đó là sự thể hiện sức mạnh của con người được thể hiện thông qua trò chơi. Từ đó chúng ta có thể giáo dục trẻ biết thêm về hình ảnh quê hương về gia đình con người Việt Nam cho các thế hệ mai sau.
* Giáo dục thể chất qua các hoạt động giao lưu.
Bên cạnh những trò chơi dân gian mang tính chất giáo dục trí tuệ mà còn phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, bền bỉ, dẻo dai, khéo léo. Những trò chơi đều là bài vận động cơ bản của từng chủ đề kết hợp với nhau tạo thành một trò chơi liên hoàn như: 
Trò chơi ( Bật qua vât cản - Đi trên ván dốc - Sút bóng vào gô - Ném bóng vào rổ) được tổ chức kiến tập chuyên đề phát triển vận động của huyện vào tháng 12 năm 2014. Và trường đã được đón các đồng chí cán bộ giáo viên ở các trường mầm non trong toàn huyện về dự 
 Những hình ảnh về các trò chơi vận động
Màn khởi động của lớp A1 – lớp A2 trong trò chơi giao lưu
Hinh ảnh: Trò chơi ném bóng vào rổ
Khi tổ chức hoạt động trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình và mở rộng mối quan hệ bạn bè với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ trực tiếp tham gia hoạt động khi đã vào thi đấu thì tôi thấy với trẻ nhỏ như vậy mà tinh thần đồng đội lại rất cao, trẻ cùng nhau thi đấu hết mình để lấy thành tích về cho lớp.
 Trò chơi: Sút bóng vào gôn.
	Có thể nói rằng với cách thức tổ chức rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi vận động thì trẻ 5- 6 tuổi trở nên rất hào hứng, các trò chơi mang tính chất thể thao và có yếu tố thi đấu. Tác dụng của trò chơi không không chỉ rèn luyện về mặt vận động mà rèn về cả những đức tính trung thực và tinh thần đồng đội cũng có cơ hội được rèn luyện và thử thách.
	Vào ngày 25 tháng 4 năm 2015 nhà trường có tổ chức liên hoan “Hát dân ca và trò chơi dân gian” rất vui được tổ chức toàn bộ các cháu mẫu giáo của 3 độ tuổi của 3 khu cùng về tham dự. Phụ huynh rất quan tâm và nhiệt tình tham gia đã cùng với ban giám hiệu nhà trường làm ban giám khảo để chấm thi cho khách quan.
Các cháu 5 tuổi thi các trò chơi “ Nhảy bao bố và thi kéo co” kết quả là lớp đã đạt (Giải nhì) toàn trường về cả nội dung hát và trò chơi.
Đó là thành tích mà cả cô và trẻ đã dành được qua hội thi lại được thể hiện về kỹ năng cũng như thể lực của mình qua các trò chơi.
Tiết mục hát dân ca của lớp 5 tuổi A1.
Màn nhảy Dân vũ khởi động cho trò chơi dân gian
Hình ảnh khối 5 tuổi thi trò chơi Kéo co.
Hình ảnh thi trò chơi Bịt mắt đánh trống.
Như vậy có thể thấy được những tác dụng không nhỏ của việc tổ chức các trò chơi cho trẻ, không chỉ ôn lại những bài phát triển vận động đã được học mà thông qua trò chơi còn giúp trẻ phát triển rất nhiều về các lĩnh vực khác như về nhận thức, về ngôn ngữ và cả những kỹ năng sống, kỹ năng vận động của cơ thể có thể chơi được các trò chơi mà cô giáo tổ chức.
	Có thể nói rằng việc tổ chức các hoạt động giao lưu trong lớp giữa các tổ hay giao lưu với các lớp khác cũng rất cần thiết để giúp trẻ có tinh thần phấn khởi, thêm mạnh dạn, tự tin biết thể hiện mình. Không chỉ giúp trẻ hoàn thiện mình hơn mà còn giúp trẻ trưởng thành khôn lớn lên biết vận dụng các vận động vào trong cuộc sống của mình sau này. 
 Trong thực tế trẻ ở lớp tôi và cả ở lớp khác cũng có cứ 10 trẻ thì có 1 đến 2 trẻ là rất ngại tham gia vào các hoạt động, vậy làm thế để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nên tôi thấy trong tất cả các hoạt động không riêng hoạt động phát triển thể chất mà cần phải có biện pháp động viên khuyến khích trẻ. Vì thế tôi thấy cần động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động là rất cần thiết.
Biện pháp 5. Động viên khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ trong phát triển vận động.
 Trong cuộc sống đời thường con người ai ai cũng muốn nghe nghe những điều ngọt ngào lúc nào cũng dành cho nhau những lời động viên không những để chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn trong công việc hay trong gia đình để mọi người cùng nhau cố gắng. 
Còn với trẻ nhỏ thì các con rất thích nghe những lời ngọt ngào những lời động viên của cô giáo. Việc động viên kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng mà còn tăng thêm sức mạnh cho trẻ. đó là sự cổ vũ kích lệ trẻ giúp trẻ thêm tự tin để tiếp tục làm theo những yêu cầu của cô cho dù trẻ không hào hứng không muốn thực hiện hay sợ các bạn chê cười thì trẻ sẽ cố gắng.
Vì thế để cho những trải nghiệm của bài vận động được thực hiện trôi chảy một cách nhẹ nhàng thì tôi đã xây dựng môi trường học tập tích cực. Cô cần khuyến khích trẻ nhiều hơn, cô không nên căng thẳng với trẻ khi không thực hiện được mà dùng những lời động viên bằng nhiều cách. Ví dụ: Dạy trẻ Ném trúng đích nằm ngang hay đích thẳng đứng.
 	Nếu trẻ đứng sai tư thế hay chưa tập đúng kỹ thuật nên chưa ném được trúng đích thì cô nên động viên trẻ. Cô không nên dùng tay để điều chỉnh tư thế của trẻ mà chỉ cần những lời chỉ bảo ân cần là con hãy nhìn cô và làm theo cô nhé. Tôi nghĩ như vậy giáo viên vừa biết cách sửa sai và xử lý tình huống tốt cho trẻ và trẻ đó sẽ làm được.
Hình ảnh cô động viên sửa sai cho trẻ.
Mục đích để giúp trẻ mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức tính tức thi đua cố gắng trong mọi hoàn cảnh, đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng tập trung ý chí trong hoạt động hay trong thể dục thể thao. 
Cho nên sự động viên không cần trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập dẫn đến kỹ thuật của trẻ sẽ bị sai do thi đua một cách ồ ạt mà cô không kiểm soát được. 
Vì thế giáo viên phải biết được cần động viên khuyến khích trẻ vào thời điểm nào cho phù hợp với những hoạt động thường ngày của trẻ, 
Bên cạnh đó một trẻ chậm yếu khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học, nên tùy từng bài vận động mà cô nâng cao độ khó cho phù hợp với từng trẻ.
Ví dụ Bật xa 50cm với bài tập này khi tổ chức cho trẻ tập luyện cả lớp xong lần sau cô có thể nâng cao vạch đích xa hơn để cho trẻ mạnh dạn tự tin trải nghiệm.
 Cô là phải thường xuyên rèn cho trẻ có thói quen lắng nghe chú ý những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động. Đặc biệt quan tâm tạo nhiều cơ hội cho trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia tập luyện kèm theo những lời động viện quan tâm chia sẻ giúp trẻ có cơ hội được thể hiện mình trong các hoạt động.
 Việc tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực hoạt động. Môi trường như “ Người giáo viên thứ hai” có thể khuấy động sự tò mò ham thích của trẻ, môi trường do giáo viên xây dựng sẽ kích thích tính tự lực sáng tạo của trẻ theo cách riêng của mình. Việc tạo ra môi trường cho trẻ phát triển vận động luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức phát triển hoạt động vận động hấp dẫn hơn, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các vận động một cách tự nguyện, tự giác không ép buộc.
Tóm lại ở biện pháp này để giúp trẻ mạnh dạn tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động. Tôi nghĩ cũng không khó vì hình thức tổ chức các hoạt động mang tính chất linh hoạt không gò bó như hình thức cũ, giáo viên có rất nhiều cách để cho trẻ tiếp cận với bài học, tạo trẻ có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của mình như biết tận dụng các hành lang, các sảnh để dán sơ đồ các bài tập như “ Bật tách và khép chân qua 7 ô, Đi theo đường dích dắc, Bật liên tục qua các ô” 
 Hình ảnh trẻ chơi vận động ở hành lang của lớp
Cho nên mỗi giáo viên chúng ta không ngừng cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng cho hoạt động giáo dục thể chất, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. Trẻ tích cực tham gia hoạt động mà không mang tính chất gò ép thì các hoạt động sẽ đạt kết quả cao.
	Để làm tốt các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục cho trẻ thì công tác phối kết hợp giữa nhà trường giáo viên và phụ huynh cũng rất là quan trọng để thực tốt các nhiệm vụ của năm học của nhà trường giao.
Biện pháp 6. Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Khác với các cấp học khác nhà trường và phụ huynh chỉ cần quan tâm đến học lực của học sinh. Nhưng với cấp học mầm non thì ngược lại trường mầm non là nơi cha mẹ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh thì cha mẹ mới yên tâm. Khẩu hiệu của nhà trường “Con của bạn cũng như con của chúng tôi”
Ngày nào cũng vậy các con đến trường và ở với các cô chiếm thời gian 2/3 trên ngày đó là khoảng thời gian rất dài nên mọi hoạt động của trẻ đều qua bàn tay của cô giáo vì thế sức khỏe và sự nhận thức tiến bộ của trẻ trong mọi hoạt động rất được phụ huynh quan tâm đến con.
	Cho nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên tuyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng trong giáo dục trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trong đó việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ là rất cần thiết “Trẻ có khỏe mạnh thì mới thông minh”.
	Thứ nhất với trẻ 5 tuổi phụ huynh cần quan tâm đến sự chuyên cần đưa trẻ đến trường đầy đủ để trẻ học tập. việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi có 120 chỉ số. (trong đó có chỉ số 89;90 không dạy 
	Thứ hai cần phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong trẻ viết ) chỉ còn 118 chỉ số được đánh giá theo các chủ đề của năm học.
	Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh 3 lần / năm nhằm trao đổi thông tin các hoạt động của nhà trường với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh có điều kiện quan tâm dành cho trẻ một góc nhỏ trong phòng hay góc sân vườn nhỏ có một số dụng cụ thể dục đơn giản như vòng lắc, cử tạ nhỏ hay dây nhảy, thang nhỏ để trẻ có thể chơi và tập mỗi ngày.
 Năm học của nhà trường lớp A1 chúng tôi đã làm tốt công tác xã hội hóa nhà trường và phụ huynh cùng quan tâm đến trẻ ở mọi lúc mọi nơi nên nhà trường đã xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của nhà trường và các cháu.
	Hưởng ứng các cuộc vận động của nhà trường thì các bậc phụ huynh đã đóng góp ủng hộ có gia đình ủng hộ đến 200.000 nghìn đồng .Tùy tâm ai có nhiều ủng hộ nhiều có ít ủng hộ ít không bình quân hóa mức thu. Các bậc phụ huynh đại diện cho lớp đã cùng với cô giáo mua các đồ dùng cho trẻ học tập. 
Nên tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh trong giờ đón trả trẻ về tình hình học tập của trẻ và phối kết hợp với các phụ huynh trong việc dạy trẻ ôn bài ở nhà. 
 Ảnh trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ.
Để cho trẻ vui chơi học tập phát triển thể chất nhà trường phát động đóng góp của các bậc phụ huynh xây dựng “Góc vận động” tại khu trung tâm với tổng số tiền của cả lớp là 1.250.000 đồng cùng với các lớp đã “Mua cỏ, mua các dụng cụ thể dục vào góc vận động như thang leo, ván dốc để trẻ có thể tập luyện trong các giờ thể dục. 
Ảnh đồ dùng dụng cụ trong phòng thể chất
 Hình ảnh đồ dùng trong góc vận động
Tóm lại: Để tạo dựng được một môi trường học tập cho trẻ hoạt động thì bản thân tôi và đồng nghiệp phải cố gắng rất nhiều về thời gian ngoài giờ để làm đồ dùng chuẩn bị các hoạt động cho trẻ. Thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh trao đổi về tình hình của trẻ và cùng nhau phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cả về thể chất vận động, trí tuệ cho trẻ đạt kết quả tốt.
4 Kết quả có so sánh đối chứng.
	Sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi ". Trong năm học 2014 - 2015 tôi đã thu được kết quả như sau:
* Đối với cô:
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động.
- Hình thức tổ chức đa dạng phong phú theo các chủ đề.
- Có nhiều trò chơi vận động mới.
- Giáo viên tự tin khi thực hiện các hoạt động giao lưu.	
* Đối với trẻ.
- Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận động.
- Trẻ mạnh dạn tự tin nhận thức tốt hơn trong cuộc sống.
- Trẻ có sự cân bằng về chiều cao sức khỏe và trí tuệ.
- Đầu năm so với cuối năm không còn trẻ suy dinh dưỡng
- Biết đoàn kết sức mạnh trong hoạt động tập thể, biết chia sẻ niềm vui với bạn bè.
 Đối chứng với bảng kết quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm sau khi thực hiện:
STT
Khả năng của trẻ
 Đầu năm
Cuối năm
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Số trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn
16/27 cháu
59 %
26/27
cháu
96%
2
Số trẻ thể trạng yếu vận động chậm chạp
11/27 cháu
41 %
1/27
cháu
 4%
3
Số trẻ có kỹ năng vận động
bài tập cơ bản.
12/27 cháu
44 %
26/27
cháu
96 %
4
Số trẻ chưa có kỹ năng vận động bài tập cơ bản.
15/27 cháu
56 %
1/27
cháu
4 %
5
Số trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động
14/27 cháu
52 %
26/27
cháu
96 %
6
Số trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động
13/27 cháu
48 %
1/27
cháu
4 %
III. KẾT LUẬN VÀ kHUYÕn nghÞ .
Kết luận
 	Sau một năm nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi". tôi thấy bản thân mình đã rút ra những kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động phát triển vận động, đã nghĩ ra được rất nhiều cách khi vào bài gây được nhiều hứng thú cho trẻ, tìm ra và tổ chức thêm nhiều trò chơi mới. Các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh không còn trẻ suy dinh dưỡng vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn.
	 Như vậy qua hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng đã giúp trẻ hình thành và phát triển cả về ( Đức -Trí-Thể - Mỹ). Góp phần giáo dục trẻ trở thành con người có ích cho xã hội sau này. 
2. Bài học kinh nghiệm:.
Qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân: 
* Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 tuổi.
* Xây dựng kế hoạch tổ chức cho các hoạt động vận động mang tính khoa học và vừa sức đối với trẻ.
* Phát triển vận động trong hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ.
* Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu trò chơi vận động giữa các lớp trong năm học.
 * Động viên khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ trong phát triển vận động.
* Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát tiển vận động cho trẻ.
Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát và dạy trẻ. 
Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế.
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các hoạt động khác nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng, tôi thấy kết quả của trẻ trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn so với cách làm cũ.
Đây là những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình dạy trẻ đạt kết quả tốt ở trường mầm non ở nông thôn.
3. Khuyến nghị.
 Để nâng cao chất lượng ngành học mầm non trong giai đoạn hiện nay đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đến ngành học.
 - Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao cho tất cả các hoạt động giáo dục để dạy trẻ ngày càng tốt hơn. 
- Bồi dưỡng chuyên môn đi sâu vào các lĩnh vực giáo dục đặc biệt là chuyên đề phát triển vận động để cho giáo viên hiểu và biết cách xây dựng hoạt động cho riêng mình thêm sáng tạo đạt hiệu quả cao trong các hoạt động phát triển vận động. 
- Đề nghị nhà trường tổ chuyên môn hàng tháng có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho từng lĩnh vực để chị em giáo viên có thời gian trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm về cách tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao.
	Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non".
Năm học 2014 – 2015 kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo ngành, các đồng chí trong hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được áp dụng thực hiện đạt hiệu quả.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.
.
.
.
.
Hà nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
 Vũ Thị Thuận
	Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học.
 Chủ tịch hội đồng 
 ( Ký tên, đóng dấu)
	Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp cơ sở.
 Chủ tịch hội đồng 
 ( Ký tên, đóng dấu)
Tài liệu tham khảo
1. Chương trình giáo dục mầm non - NXB GD Việt Nam
2. Hướng các biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non 5- 6 tuổi - NXB GD Việt Nam
3. Tạp chí, tập san giáo dục mầm non. 
4. Các trò chơi và hoạt động cho giáo dục thể chất
5. Điều lệ trường Mầm non.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_the_chat.doc
Sáng Kiến Liên Quan