Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Vận động là chức năng đặc biệt của con người nói riêng và động vật nói chung, cuộc sống của con người luôn không ngừng vận động, vận động để làm việc, để học tập, để vui chơi giải trí và đặc biệt vận động giúp con người lớn lên hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần.

Phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cơ thể, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, tung, bắt, ném, bò, trườn. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa.

 

doc26 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4078 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh khả năng chịu đựng và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động khác nhau.
Khích lệ trẻ tham gia các trò chơi vận động, đa dạng và tư sáng tạo về cách chơi, luật chơi, quyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, mô hình để các trò chơi vận động theo ý tưởng riêng của mình.
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ có cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau, các môi trường khác nhau thường xuyên liên tục. Tất cả các nội dung này cần thể hiện trong kế hoạch giáo dục. Đồng thời giúp trẻ hiểu được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong quá trình chơi tập.
Ví dụ: Kế hoạch phát triển thể chất của giờ thể dục chính khóa lớp 3 tuổi qua hai chủ đề cụ thể:
Chủ đề
Nội dung
Giao thông
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Đi theo đường ngoằn ngoèo
- Đi theo đường ngoằn ngoèo, ném xa bằng một tay, bật qua 3 ô
- Bật liên tục vào 3 ô
- Chuyền bóng qua đầu theo hàng dọc
- Bò chui qua cỏng, ném trúng đích nằm ngang, chạy nhanh 8m
- Chuyền bóng qua đầu theo hàng dọc, đúng kỹ thuật.
Hiện tượng tự nhiên
- Chạy nhanh 5m
- Bò trong đường hẹp
- Ném trúng đích nằm ngang
- Bò trong đường hẹp (2 đến 3 hình thức)
- Đi khụyu gối, ném trúng đích nằm ngang.
6. Phát triển vận động một cách thường xuyên, liên tục thông qua các hoạt động.
 6.1. Phát triển vận động qua thể dục sáng.
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày là rất quan trọng có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, thể dục sáng được tiến hành vào sáng sớm sau khi đón trẻ và tốt nhất là trẻ tập ngoài trời, nơi không khí thoáng mát. Nội dung của thể dục sáng bao gồm các động tác phát triển chung theo yêu cầu của độ tuổi trong chương trình giáo dục MN.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm thể dục sáng của mẫu giáo 3- 4 tuổi.
Hô hấp
Tay - vai
Lưng - bụng - lườn
Chân
Hít vào thở ra
- Đưa hai tay lên cao ra trước, sang hai bên kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay.
- Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Cúi người về phía trước, ngửa người ra sau.
- Quay sang trái, sang phải.
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Nhún chân
- Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
- Đứng lần lượt từng chân co cao hơn đầu gối.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm thể dục sáng của mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Hô hấp
Tay - vai
Lưng - bụng - lườn
Chân
Hít vào thở ra
- Đưa hai tay lên cao ra trước, sang hai bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).
- Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Cúi người về phía trước, ngửa người ra sau.
- Quay sang trái, quay sang phải.
- Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Nhún chân.
- Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
- Đứng lần lượt từng chân co cao hơn đầu gối.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm thể dục sáng của mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Hô hấp
Tay - vai
Lưng - bụng – lườn
Chân
Hít vào thở ra
- Đưa hai tay lên cao ra trước, sang hai bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiểng chân).
- Co và duỗi từng tay kết hợp kiểng chân, hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Ngửa người lên cao, kết hợp giơ tay lên cao, chân bước sang trái, sang phải.
- Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay giang ngang chân bước sang trái, sang phải.
- Nghiêng người sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông, chân bước sang trái, sang phải.
- Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau.
- Nhảy lên đưa hai chân sang ngang, nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về phía sau.
Thời gian thể dục sáng, tùy theo độ tuổi.
Ví dụ: Mẫu giáo bé tôi cho trẻ tập 8 đến 10 phút, Mẫu giáo nhỡ và lớn tôi cho tập 12 đến 14 phút.Thời gian khởi động và hỗi tỉnh chiếm 1/3 giờ học, thời gian trọng động chiếm 2/3 giờ học.
Thể dục sáng có thể tập với: vòng, nơ, gậy phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu, giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tĩnh chất của mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Đối với trẻ 5,6 tuổi.
Ví dụ: Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn thì tôi trường lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần còn những động tác đối với tay, chân thì từ 4 đến 6 lần, chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn trẻ. Bài tập phải có động tác hoàn thiện kỹ năng đi, chạy, trèo, ném thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ
Trẻ tập thể dục sáng với vòng và gậy
6.2. Phát triển vận động cho trẻ thông qua buổi giao lưu các trò chơi vận động.
Giao lưu các trò chơi vận động là hình thức tổ chức cho trẻ giao lưu các trò chơi vận động với các trẻ khác trong khối. Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập, vui chơi ở các bạn trong lớp của mình và cùng khối, cùng tuổi. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động. Tôi đã cho trẻ giao lưu với các 
trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội. Phối hợp với phụ huynh, giáo viên trong trường tổ chức giao lưu giữa các trò chơi vận động: 1 tháng 1 lần, cho 2 lớp 5 tuổi ngoài ra tôi còn tham mưu với nhà trường tổ chức giao lưu giữa các trò chơi vận động cho các lớp ở độ tuổi nhỏ hơn. Qua buổi giao lưu giữa các trò chơi vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi nhanh nhẹn hơn, hòa động hơn, thực hiện tốt hơn các hoạt động mang tính tập thể đặc biệt là trẻ khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn, tiếp thu tốt hơn.
Để chuẩn bị cho hoạt động giao lưu giữa các trò chơi vận động tôi phối hợp với giáo viên lớp bên cạnh sau đó liên hệ với phụ huynh để mời phụ huynh cùng tham gia, tiếp theo đó tôi chuẩn bị các nội dung cần thiết khác như: Sân bãi, các trò chơi vận động, các loại đồ dùng, các động tác khởi động, cuối cùng tôi tổ chức cho trẻ cùng chơi.
Ví dụ: Vào dịp đầu xuân năm mới của chủ đề “ Mùa xuân của bé”. Tôi tổ chức cho trẻ hai khối lớp 5A và 5B giao lưu các trò chơi vận động. Và buổi giao có cả phụ huynh và 4 giáo viên của khối 5 tuổi. Buổi giao lưu gồm có 3 phần. Phần 1 là màn nhạc khởi động (trẻ khởi động theo nhạc 4 đến 5 phút). Phần 2: giao lưu các trò chơi vận động giữa hai lớp. Tôi đã đưa ra bốn trò chơi: Trò chơi 1: đá bóng mi ni; trò chơi 2: trèo thang dây; trò chơi 3: đi trên ván gỗ; trò chơi 4: ném vòng cổ vịt. Phần 3: Hồi tĩnh nhẹ nhàng 1 đến 2 phút theo bản nhạc.
Hình ảnh tổ chức giao lưu giữa các trò chơi vận động
6.3. Tổ chức cho trẻ tham gia vận động mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời cũng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể.
Để vận dụng biện pháp này trong phát triển vận động cho trẻ. Giáo viên cần cho trẻ tập đi, tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc cũng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia
 vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
* Phát triển vận động qua giờ đón trẻ.
Giờ đón trẻ, ở lứa tuổi nhà trẻ và 3 tuổi, có thể trẻ đang khóc khi bố mẹ vừa về tôi thu hút trẻ bằng cách cho trẻ chơi các trò chơi đơn giản mang tính tập thể hoặc cá nhân phù hợp với từng độ tuổi.
Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi: “Chi chi chành chành”, nhằm rèn sự phản xạ nhanh nhạy của đôi tay, cho trẻ chơi trò chơi bắt bướm giúp trẻ phản ứng nhanh, để bắt được bướm trẻ phải quan sát thật kỹ và nhảy lên để chạm được vào bướm...
Trẻ cùng chơi trò chơi “ Chi chi chành chành” trong giờ đón trẻ
* Phát triển vận động qua Dạo chơi ngoài trời
Dạo chơi ngoài trời là một nội dung không thể thiếu trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, với nội dung này trẻ được ra ngoài trời hít thở không khí trong lành, được vui chơi khám phá thế giới xung quanh và đặc biệt trẻ được vận động một cách thoải mái.
 Ví dụ: Khi dạo chơi ngoài trời: Tôi cho trẻ xếp đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có, vẽ tự do trên sân để rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”, trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, được chơi tự do với chong chóng, bóng và các đò 
chơi ngoài trời....Trẻ thoải mái vận động trên sân.
 * Phát triển vận động qua hoạt động góc.
 Hoạt động góc là hoạt động trẻ được trải nghiệm với cuộc sống bằng các vai chơi khác nhau, trẻ được thử làm người lớn với các hoạt động của người lớn để trẻ có thể hiểu biết hơn về cuộc sống người lớn. Tôi luôn chú ý khai thác triệt để nội dung này để phát triển vận động cho trẻ
	Ví dụ: Ở góc Nghệ thuật: Tôi cho trẻ vẽ, nặn, vận động theo nhạc để rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp giữa các nhóm cơ 
	Góc Xây dựng, lắp ghép: Tôi cho trẻ lắp ghép hàng rào, lắp ghép các phương tiện giao thông, lắp ghép đường sau đó cho trẻ sử dụng các đồ chơi đó để xây dựng ngã tư đường phố hay Bến xe...
	Góc Phân vai: Tôi cho trẻ cắt hoa để cắm, bày quả, nhào bột để làm các loại bánh...
Trẻ cắt hoa, cắm hoa, bày quả nhồi bột làm bánh ở góc phân vai
Góc Học tập: Tôi cho trẻ cắt tranh ảnh để làm Album, xếp các loại đồ dùng bằng hột, hạt...
	Góc KPKH: Tôi cho trẻ làm các đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có như làm thuyền từ bẹ chuối, lá cây, pha màu để quét trên giấy thành các bức tranh, dát đất nặn tạo thành bức tranh về con vật, phong cảnh....
* Phát triển vận động qua giờ ngủ trưa dậy.
	Giờ ngủ trưa dậy, các nhóm cơ của trẻ đang ở trạng thái tĩnh, tôi đã tận dụng thời gian này để giúp trẻ chuyển từ trạng thái tĩnh sang động bằng các bài tập đơn giản như: Nằm xuống đưa từng chân từng tay lên và hạ xuống, sau đó cho trẻ ngồi dậy từ từ và đi bộ cùng cô một vòng xung quanh phòng ngủ bằng điệu nhạc nhẹ nhàng.
Trẻ tập thể dục khi ngủ trưa dậy
* Phát triển vận động qua giờ trả trẻ.	
	Vào giờ trả trẻ tôi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyện các kỹ năng vận động trẻ được học ở các hoạt động khác, trong giờ này tôi có trẻ cùng trẻ rửa tay với điệu dân vũ vui nhộn, trẻ vừa nhảy múa vừa minh họa các bước rửa tay, trẻ sẽ thoải mái hơn, khắc sâu các bước rửa tay mà trẻ đã được học.
	* Phát triển vận động thông qua các ngày lễ hội:
	Vào các ngày lễ hội trong năm như Ngày khai giảng, tết trung thu, ngày 20/11, ngày tết Nguyên đán tôi tập cho trẻ các bài múa, các điệu nhảy dựa trên các động tác thể dục mà trẻ được học, trẻ vừa được tham gia thoải mái về tinh thần vừa phát triển và cũng cố được các bài thể dục mà trẻ đã được học.
Ví dụ: Vào ngày tết trung thu tôi cho trẻ biểu diễn một số bài đồng diễn erobic hợp với lứa tuổi của trẻ, trẻ thế hiện theo hứng thú và khả năng của trẻ.
Trẻ nhảy aerobic trong lễ hội “Múa hát mừng xuân”
7. Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Việc tuyên truyền trao đổi với phụ huynh là một trong những thành phần quan trọng giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, cũng như phát triển vận động cho trẻ. Giáo viên cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời. Vai trò của phát triển vận động và sức khỏe tinh thần, phương pháp khuyến khích trẻ tích cực vận động, đặc biệt là những trẻ có thể trạng yếu, giáo viên có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
* Xây dựng góc tuyên truyền:
Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho mình về nội dung phát triển vận động cho trẻ ở góc tuyên truyền với phụ huynh như nội dung phát triển vận động thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ: Hoạt động học, dạo chơi ngoài trời, hoạt động góc
Ví dụ: Ở góc tuyên truyền tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, phụ huynh hãy luôn quan tâm đến việc cho trẻ vận động đúng cách, thay bằng các trò chơi trên máy tính, các bộ phim hoạt hình thì phụ huynh hãy cùng chơi với con mình bằng các trò chơi đơn giản như Trò chơi lắp ghép xây dựng, trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Chi chi chành chành”
Ngoài những nội dung trên ở góc tuyên truyền của lớp tôi còn lên lịch các bài tập phát triển vận động trong từng chủ đề cho phụ huynh biết nội dung các bài tập của trẻ để giữa cô giáo và gia đình có thể có sự thống nhất trong cách tập luyện cho trẻ. Ngoài ra tôi còn lên kế hoạch tổ chức giao lưu giũa các trò chơi vận động để phụ huynh sắp xếp thời gian cùng đến giao lưu chơi với các cháu
* Tuyên truyền qua giờ đón, trả trẻ và qua cuộc họp phụ huynh.
Tôi thường xuyên trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về vấn đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ và kết hợp với phụ huynh giáo dục phát triển vận động cho trẻ ngay cả ở gia đình.
Cứ vào đầu năm học tôi đã tham mưu với nhà trường đưa nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ vào cuộc họp phụ huynh để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục phát triển vận động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ để từ đó phụ huynh ý thức được việc tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Để giáo viên thuận tiện trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, và trẻ sẽ có những biểu hiện tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó bản thân tôi phối hợp với đài phát thanh truyền hình địa phương phổ biến kiến thức và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
III. KÕt qu¶ ®¹t ®­îc
1. Kết quả đạt được:
 * Đối với bản thân:
Bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Và tôi đã thực hiện giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động trong ngày, dạo chơi tham quan và trong các ngày lễ hội để nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ phát triển vận động, tránh những hạn chế và đem lại sự an toàn cho trẻ trong phát triển vận động.
Cho trẻ vận động mọi lúc, mọi nơi, tăng cường thêm lượng vận động cho trẻ, đáp ứng với nhu cầu hứng thú của trẻ.
 * Đối với trẻ:
Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục phát triển vận động với các biện pháp tôi nêu ở trên, trẻ lớp tôi mạnh dạn hơn trong tất cả các hoạt động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn, không e dè sợ sệt nữa, đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vận động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời, nhưng có một số trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập với nhau. 
Kết quả đạt được thể hiện ở bảng sau:
TT
Nội dung
Trước khi thực hiện
Kết quả sau khi thực hiện
Ghi chú
1
Trẻ hứng thú khi tham gia vận động
70%
95%
2
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
65%
90%
3
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn có thể lực tốt
75%
98%
4
Trẻ có kỹ năng, kỷ xảo vận động tốt
65%
92%
* Đối với phụ huynh và những người xung quanh.
Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ, các bậc phụ huynh có tinh thần trách nhiệm hơn và ý thức trong việc xây dựng đóng góp tinh thần, trách nhiệm và việc đóng góp về vật chất cho việc xây dựng môi trường để trẻ phát triển vận động. Đồng thời cha mẹ là tấm gương cho trẻ phát triển vận động một cách nhịp nhàng hơn và phụ huynh cũng tỏ ra quan tâm hơn tới khả năng vận động của con em mình, trẻ tỏ ra thái độ có những hành vi tốt trong giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn và coi trọng việc học của trẻ ở trường mầm non.
Đối với các cơ quan đoàn thể, các cấp ngành lãnh đạo ở địa phương đã tin tưởng, giúp đỡ và có tinh thần phấn khởi, tạo nguồn kinh phí để trang bị mua sắm các đồ chơi và môi trường cho trẻ phát triển vận động đảm bảo đầy đủ và an toàn.
2. Bài học kinh nghiệm:
Có được nhiều thành công trên, trước hết là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các chuyên đề về giáo dục phát triển vận động cho trẻ của Sở, Phòng giáo dục, sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của ban giáo hiệu nhà trường, sự chia sẻ kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp và nỗ lực phấp đấu của bản thân.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ, trước hết giáo viên phải là người có năng lực, nhiệt tình, tận tụy với trẻ, giáo viên luôn năng nổ, cho trẻ vận động trong mọi nơi, mọi lúc theo kế hoạch và kinh nghiệm của bản thân. 
Giáo viên phải biết sáng tạo, tận dụng mọi thời điểm, để cho trẻ phát triển vận động. Trẻ được vận động mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là lồng ghép qua các giờ học hoạt động có chủ đích và tất cả các hoạt động khác trong ngày của trẻ. Giáo dục phát triển vận động được giáo viên xem là một công việc hàng ngày của cô và trẻ.
Bên cạnh đó phải tuyên truyền với phụ huynh để đem công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ ở trường mà còn chính ở cả các gia đình trẻ và ở các hoạt động tập thể khác mà trẻ được tham gia. Từ đó tạo thói quen và việc làm thường xuyên cho trẻ, để trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn.
Giáo viên với tham mưu với ban giám hiệu và phụ huynh mua sắm được đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường cho trẻ được vận động, đảm bảo đầy đủ và an toàn, để tạo cơ hội cho trẻ được thường xuyên vận động.
Giáo viên cần có kỹ năng xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với khả năng của trẻ. Phát huy được thế mạnh của trẻ, để trẻ được vận động một cách thoải mái. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Vận động có thể giúp trẻ loại bỏ trạng thái căng thẳng làm cho con người quên đi âu sầu, phiều não, tâm tình sẽ được vui vẻ lên. Trẻ em vốn là đặc điểm hiếu động thích vận động, vận động cơ thể thích đáng có thể kích thích trung khu tình cảm của trẻ em, làm cho trẻ em vui vẻ, tình cảm hưng phấn, vận động có thể chuyển dịch tâm lý của trẻ em, giảm thiểu việc tạo ra các tình cảm không lành mạnh ở trẻ hoặc làm cho tình cảm không lành mạnh ở trẻ được loại bỏ.
Trẻ em tham gia vận động cơ thể với khối lượng hợp lý còn có thể làm cho năng lượng quá nhiều trong cơ thể được tiêu hao, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng. Trong quá trình vận động khi trẻ em đạt được sự thành công, cảm thụ tình cảm tốt đẹp sẽ làm cho các em hoạt bát, cởi mở, tích cực và tràn đầy lòng tin.
Tóm lại: Giáo viên cần nhận thức một cách đầy đủ, đồng thời nên khai khác hết giá trị của vận động cơ thể đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Sao cho vận động cơ thể trẻ em vừa có thể được rèn luyện, tăng cường thể chất, lại vừa có thể thúc đẩy và phát triển tâm lý của trẻ một cách bổ ích, từ đó phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.
Kiến nghị:
Nhận thức được vấn đề về giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non cũng như ở gia đình và trong xã hội, nhìn lại thực trạng của trường cũng như ở địa phương chưa thõa mãn được sự phát triển vận động cho trẻ. Bản thân tôi mạnh dạn đề xuất 1 số ý kiến sau:
Đối với các cơ quan có thẩm quyền:
Cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như môi trường trong trường mầm non, có kế hoạch hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị để trẻ phát triển vận động 1 cách tốt hơn. Để đáp ứng được nhu cầu chương trình, đảm bảo cho trẻ phát triển vận động 1 cách toàn diện hơn.
Đối với nhà trường:
Tham mưu với các cấp chính quyền để mua sắm đầy đủ đồ dùng, đồ chơi , trang thiết bị để phục vụ cho giáo dục phát triển vận động của trẻ. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức cho giáo viên tạo được môi trường trong và ngoài lớp để trẻ phát triển vận động được tốt hơn.
 Đối với phụ huynh:	
Có sự phối hợp với giáo viên, với nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị , tạo môi trường để phát triển vận động cho trẻ một cách toàn diện hơn.
 Trên đây là là một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mầm non.rất mong sự đóng góp ý kiến của các ban ngành, hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan