Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong
1. Cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở thực tiễn
Nâng cao chất lượng học sinh DTTS là một yêu cầu trọng tâm trong đường lối phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chính phủ và Nhà nước đã và đang đưa ra nhiều đường lối, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh dân tộc thiểu số được học tập, được nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục tiểu học đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là một nền tảng vô cùng quan trọng để các em tiếp cận tốt hơn với kho tàng tri thức của nhân loại. Giai đoạn tiểu học sẽ là bước để các em tiếp thu ngôn ngữ Tiếng Việt, các kiến thức cơ bản và là một bước để các em thay đổi tư duy vốn có về mục đích và ý nghĩa của việc học tập.
1.2. Cơ sở lý luận khoa học
Giáo dục là hoạt động hướng tới con người, bằng những biện pháp hướng
tới truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lối sống, tư tưởng và đạo
đức. Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu, hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội.
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Là nhằm
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
̣n các em học sinh DTTS mới có thể thực hiện được một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Tổ chức các hoạt động vui chơi có liên quan đến phong tục tập quán, trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh DTTS để đem lại niềm vui cho các em. Các hoạt động vui chơi lành mạnh luôn mang lại niềm vui cho học sinh, tạo không khí sôi động trong trường học. Đối với học sinh DTTS, các trò chơi nên gắn với những phong tục tập quán và các trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn mà các em đang sinh sống. Các trò chơi này nên có sự tham gia của cả giáo viên và học sinh. Học sinh có thể đề nghị các trò chơi, đặc biệt là những trò chơi của dân tộc các em, những trò chơi này được tập thể đồng ý. Giáo viên sẽ là người xem xét nếu trò chơi nào nguy hiểm, không thích hợp thì gợi ý học sinh các trò chơi khác, trò chơi nào mà giáo viên chưa biết thì học sinh có thể mô tả và hướng dẫn cách chơi cho mọi người. Giáo viên cũng có thể là người đề nghị các trò chơi cho học sinh và cũng phải được học sinh chấp nhận. Các buổi tham quan, dã ngoại, các hoạt động thể dục thể thao đều đem lại sự bổ ích cho học sinh. Các hoạt động này được diễn ra thường xuyên và đều đặn (có thể kết hợp với các tiết sinh hoạt ngoại khoá của trường học). Các ngày hội theo chủ điểm cần tính đến điều kiện và tao cơ hội cho học sinh tham gia bình đẳng. Tổ chức các buổi sinh hoạt, trao đổi về các nét dân tộc truyền thống dành cho học sinh. Nhà trường và giáo viên cần đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt nhằm giúp học sinh cảm thấy thoải mái khi bày tỏ suy nghĩ, ý kiến về các chủ đề liên quan bản sắc văn hóa và phong tục tập quán. Hình thức sinh hoạt cần chuẩn bị chu đáo, cụ thể, có phân công rõ ràng Có thể tổ chức vào giờ cuối tuần, giờ sinh hoạt ngoại khoá, trong lớp hoặc ngoài trời giáo viên chuẩn bị chủ đề, các câu hỏi gợi ý, phim ảnh, sách báo, tình huống học sinh có thể trao đổi nhóm, góp ý kiến cá nhân có xen kẽ những trò chơi, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia. Nội dung cần biên soạn phù hợp lứa tuổi, ngắn gọn, dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh họa để học sinh dễ theo dõi Giáo viên cần tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, gợi ý học sinh tham gia ý kiến về các chủ đề liên quan đến học sinh như: “nét đẹp văn hóa dân tộc em” hay “những điều bạn chưa biết về phong tục tập quán dân tộc tôi”, ... Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam. Cuộc thi là hoạt động nâng cao nhận thức rất hiệu quả do có khả năng lôi cuốn sự tham gia của học sinh. Rất nhiều học sinh tham gia cuộc thi vì sự hấp dẫn của giải thưởng, vì muốn thể hiện sự hiểu biết, tài năng của mình. Ngoài ra, khá nhiều học sinh tham gia cuộc thi vì bị ảnh hưởng của bạn bè cùng nhóm, cùng lớp. Ưu điểm của hình thức hoạt động này là cho phép mọi học sinh tham gia. Đồng thời việc tổ chức cuộc thi cũng không mất quá nhiều thời gian và nguồn lực. Nội dung liên quan đến phong tục tập quán các dân tộc, có nhiều hình thức thi khác nhau. Đó có thể là các cuộc thi vẽ, viết, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ (kịch, hát, thơ), thiết kế vật trưng bày, sưu tầm mẫu vật Các cuộc thi thường được phát động trong một thời gian, ít nhất là 1 tháng, lâu nhất là 1 năm học. Không nên phát động cuộc thi kéo dài hơn 1 năm học trong nhà trường vì sẽ làm giảm hứng thú của học sinh. Thời gian phát động cuộc thi cũng là lúc học sinh tìm hiểu về nội dung liên quan đến phong tục tập quán các dân tộc để có ý tưởng dự thi. Trong thời gian này, tuỳ từng nội dung và hình thức cuộc thi, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn, giúp học sinh thu thập tài liệu và tìm hiểu nhằm đảm bảo chất lượng tác phẩm dự thi. Trước khi phát động cuộc thi, giáo viên cần xác định các thành phần ban tổ chức. Nếu là cuộc thi ở cấp lớp, ban tổ chức có thể là giáo viên chủ nhiệm và một vài giáo viên liên quan. Nếu là cuộc thi cấp trường, nhà trường cần xác định một số cán bộ và giáo viên đóng vai trò ban tổ chức. Ban tổ chức cần xây dựng và thống nhất thể lệ cuộc thi trong đó xác định rõ: hình thức và nội dung dự thi, đối tượng dự thi, cơ cấu giải thưởng, thời gian dự thi, nơi nộp bài hoặc trình bày bài dự thi, thời gian công bố giải thưởng, người liên lạc. Đối với các cuộc thi vẽ, viết, lễ trao giải cuộc thi là cơ hội rất tốt để nâng cao nhận thức cho học sinh về phong tục tập quán các dân tộc. Nên tổ chức lễ trao giải dưới hình thức buổi giao lưu văn nghệ. Ngoài việc công bố và trao giải thưởng, cần giải thích rõ tại sao những bài dự thi lại được giải. Đồng thơi, bố trí các tiết mục văn nghệ (hát, kịch, thơ) với nội dung liên quan đến phong tục tập quán các dân tộc trong buổi lễ trao giải. Tạo điều kiện để học sinh được thảo luận về các tác phẩm dự thi. Đối với các cuộc thi hùng biện, hái hoa dân chủ, kể chuyện, biểu diễn văn nghệ, thiết kế vật trưng bày, sưu tầm mẫu vật cần tổ chức ngày hội thi để học sinh biểu diễn/trình bày các tác phẩm dự thi của mình. Tổ chức cho học sinh thảo luận về các tác phẩm dự thi. Cuối hội thi, cần công bố giải thưởng và giải thích rõ tại sao những tác phẩm dự thi đó được giải. Sau cuộc thi, các tác phẩm dự thi có thể được tiếp tục trưng bày tại trường học hoặc nơi công cộng, hoặc được tập hợp lại thành tuyển tập các tác phẩm dự thi. Nếu có điều kiện, hãy in các tuyển tập tác phẩm dự thi này và phát cho học sinh. Biểu diễn văn nghệ (Kịch, thơ, hát, múa...) Diễn kịch là phương pháp hiệu quả trong việc giáo dục học sinh về tôn trọng bản sắn văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán. Diễn kịch có thể do người hoặc con rối đóng vai. Diễn kịch cho phép dựng lại những khía cạnh tế nhị hay những vấn đề gây tranh cãi trong cuộc sống mà bình thường mọi người ngại đề cập. Giáo viên có thể thảo luận với học sinh để các em tự xây dựng nội dung vở kịch và biểu diễn trước lớp hoặc trước toàn trường. Có thể tư vấn cán bộ văn hóa về nội dung và tính chính xác của các thông tin trong vở kịch. Mỗi vở kịch nên tập trung vào một vấn đề cụ thể liên quan đến tôn trọng bản sắn văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán. Nếu đó là vở kịch do học sinh đóng vai, các em có thể tự làm đạo cụ biểu diễn và thiết kế trang phục cho nhân vật của mình. Nếu đó là vở rối, học sinh cũng có thể tự làm con rối, biểu diễn và lồng tiếng cho nhân vật rối của mình. Học sinh và giáo viên có thể diễn kịch ngay trong lớp, trong sân trường hoặc bất cứ nơi nào phù hợp. Có thể mời cha mẹ học sinh và người dân địa phương đến xem vở kịch. Sau khi diễn kịch, luôn có phần thảo luận với khán giả về những gì diễn ra trong vở kịch và hỏi khán giả xem họ sẽ làm gì nếu họ là nhân vật trong vở kịch. 3.2.6. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh Đối với các em HS vùng sâu, vùng xa, hoặc vùng DTTS, việc rèn luyện cho các em những thói quen, hành vi văn minh càng có ý nghĩa quan trọng. Do phần lớn thời gian chỉ sinh sống trong cộng đồng nhỏ bé của mình, hầu hết các em ít có mối quan hệ, giao tiếp với những cộng đồng, nền văn hóa khác. Vì vậy, hiểu biết và thực hành của các em về những thói quen, hành vi văn minh được chấp nhận rộng rãi trong xã hội rộng lớn nói chung còn rất hạn chế. Đôi khi, chính những phong tục, tập quán lạc hậu tồn tại lâu đời của cộng đồng thiểu số cũng cản trở các em thực hiện những thói quen, hành vi văn minh mà bản thân biết là cần thiết (ví dụ, ốm nặng nhưng vẫn không được đến bác sĩ khám chỉ vì buộc phải nghe theo lời gia đình, mời thầy cúng đến làm lễ để ‘đuổi con ma trong người ra’ thì mới khỏi) Rèn luyện các thói quen, hành vi văn minh không có nghĩa là các em phải hoàn toàn phủ nhận, gạt bỏ những lề thói, tập tục, thói quen truyền thống của cộng đồng mình, mà là giúp các em hiểu được những tác dụng tích cực, ý nghĩa của những thói quen, hành vi văn minh trong xã hội con người nói chung, để từ đó bản thân HS có ý thức tự giác thực hiện. Bởi trong thực tế, nhiều HS trong số các em DTTS sau này trưởng thành sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội đa dạng bên ngoài cộng đồng của mình, đi học hoặc đi làm xa, thậm chí sang các quốc gia khác Do vậy, việc hiểu biết và thực hành được những thói quen, hành vi văn minh là bước chuẩn bị quan trọng giúp các em hội nhập tốt hơn trong cuộc sống sau này, trong những môi trường, với những dân tộc và nền văn hóa khác. Điều này còn giúp các em tránh được sự bỡ ngỡ hoặc những ‘cú sốc văn hóa’, giảm khả năng có thể bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Một số thói quen, hành vi văn minh mà GV có thể giúp HS rèn luyện bao gồm: xây dựng và duy trì nề nếp học tập qui củ - giờ nào việc nấy, đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, tôn trọng sự riêng tư của mình và người khác, vứt rác và đi vệ sinh đúng nơi qui định, không khạc nhổ nơi công cộng; không ngắt hoa, bẻ cành, phá cây xanh; không nói xấu/nói sau lưng người khác; không ngắt lời khi người khác đang nói; v.v. - Bản thân GV phải làm mẫu, thường xuyên thể hiện các hành vi và lối sống văn minh trước HS: Muốn HS học được và làm theo những hành vi nào đó, trước hết chính GV phải thực hiện những hành vi ấy trước HS, như McDanieal trong tác phẩm “Sách vỡ lòng về kỷ luật lớp học: Những nguyên tắc cũ và mới” đã khẳng định: những giá trị, hành vi mà chúng ta muốn truyền đạt tới HS cần phải được các em tự cảm nhận, nắm bắt, chứ không thể chỉ thông qua con đường dạy dỗ, giáo huấn. Chẳng hạn, một GV thường xuyên ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả khi lên lớp sẽ khó có thể thuyết phục được HS khi dạy các em về hành vi “quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ khi đi học”. - Giáo dục hành vi, thói quen văn minh phải thông qua hành động, hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho HS thực hành các thói quen, hành vi mong muốn. Việc giảng giải, hướng dẫn bằng lời nói có thể bước đầu giúp HS có nhận thức tốt hơn về các thói quen, hành vi văn minh. Song, để các em có thể tự mình thực hành, trải nghiệm những thói quen, hành vi này trong thực tế, GV cần thường xuyên tạo ra các tình huống thực, tổ chức các hoạt động đa dạng để HS có cơ hội luyện tập những hành vi này. Ví dụ: tổ chức các buổi lao động vệ sinh vườn trường, bắt sâu cho cây; tổ chức cho HS đi tham quan, vui chơi tại một địa điểm công cộng nào đó, sau đó HS tự tổng kết lại xem những điều gì là nên/không nên làm ở một nơi công cộng như vậy, v.v. Nếu không có điều kiện ra ngoài thực tế nhiều, GV cũng có thể tự sáng tạo các hình thức hoạt động tại chỗ, như tổ chức các trò chơi tương tác trong đó hướng tới việc giáo dục thói quen văn minh; cho HS thi dựng tiểu phẩm và diễn kịch về lối sống tốt/chưa tốt - Kiên trì, ôn hòa nhắc lại các qui định khi HS vi phạm, và kiên nhẫn tập luyện để các thói quen tốt của HS được củng cố, đồng thời tiếp tục hình thành những hành vi văn minh mới. Tuy nhiên, GV cần có sự nhạy cảm văn hóa để có thể giúp HS, đặc biệt là các em DTTS vốn đã quen với lối sống của cộng đồng bản xứ, thực hiện những hành vi, thói quen mà GV mong muốn một cách tự nhiên, không gò ép. GV cần tránh tạo cho các em cảm giác đang được giáo huấn, “cải tạo”, hay bị ép buộc phải rũ bỏ tất cả những gì thuộc về nền văn hóa riêng của mình để tập nhiễm lối sống của đa số tầng lớp dân cư khác. Muốn vậy, bản thân GV tại các vùng khó khăn cũng cần tự trang bị cho mình một vốn hiểu biết về các tập tục, nét văn hóa của đồng bào dân tộc để có thể giúp HS phát triển những thói quen tốt dựa trên nền tảng của truyền thống đạo đức, văn hóa, lối sống của chính dân tộc các em. Sự kết hợp giữa hai yếu tố vốn văn hóa nội tại và các yếu tố tích cực từ bên ngoài như vậy sẽ góp phần giúp cho quá trình rèn luyện, giáo dục thói quen, hành vi văn minh cho HS bớt khiên cưỡng và có tính thuyết phục cao hơn. - Đa dạng hóa các phương pháp giáo dục, rèn luyện hành vi và thói quen văn minh: giảng giải, hướng dẫn, xem phim, cung cấp tranh ảnh sách báo, nghe chuyên gia nói chuyện, đi thực tế, viết bài thu hoach, viết câu chuyện/vẽ tranh, đóng kịch, v.v. - Áp dụng những hình thức phê bình, trách phạt hoặc khen thưởng, động viên phù hợp đối với HS trong việc rèn luyện hành vi, thói quen văn minh: HS sẽ nhanh chóng nhớ được và thực hành tốt hơn những hành vi tích cực nếu GV chịu khó quan sát các em và kịp thời có biện pháp phê bình, trách phạt tương ứng nếu HS vi phạm, hoặc khen ngợi, động viên ngay khi thấy các em tiến bộ. Song cũng cần lưu ý, các hình thức trách phạt nên tế nhị, mềm dẻo, linh hoạt, tránh gây áp lực quá lớn, tạo cảm giác chán nản, hoặc có sự miệt thị, xúc phạm khiến cho HS xấu hổ, mất sĩ diện trước bạn bè. Ví dụ, GV có thể phạt những HS khạc nhổ bừa bãi hoặc vứt rác lung tung bằng cách yêu cầu em đó tổ chức một trò chơi khởi động/thư giãn cho cả lớp hoặc hát/múa một bài; làm nhiệm vụ trực nhật thay cho nhóm của ngày hôm sau; trồng một cây mới cho vườn trường; v.v. Bên cạnh đó, cũng có thể phê bình, trách phạt HS một cách ‘riêng tư’ hơn như gặp riêng HS để góp ý, hoặc cùng trao đổi thân mật trong nhóm nhỏ những người phạm lỗi giống nhau, Ngoài ra, GV còn có thể sử dụng những hình thức nhắc nhở khác nhau để giúp HS ghi nhớ hành vi xấu không nên lặp lại và hướng các em đến những việc làm tích cực, văn minh, VD: dán các mảnh giấy in chữ to “Không khạc nhổ bừa bãi”, “Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Sử dụng nước tiết kiệm”, “Không bẻ cành, vặt lá” ở các địa điểm phù hợp trong, ngoài lớp học, hành lang, khu vệ sinh, sân trường Song song với phê bình, khiển trách những hành vi, thói quen chưa đẹp, GV cũng cần thường xuyên theo dõi, giám sát để có những biện pháp động viên, khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ đối với những việc làm tốt đẹp, có văn hóa của HS, giúp các em củng cố hành vi tích cực và có thêm động lực để cố gắng. 3.5.7. Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó Nhà trường giữ vai trò quan trọng. Để hoạt động dạy và học ở những vùng khó khăn nhất đạt hiệu quả cần tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Ở vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em phải lao động để phụ giúp thêm cho gia đình, thời gian dành cho việc vui chơi và học tập rất ít, địa điểm, phương tiện vui chơi, sinh hoạt nghèo nàn, lạc hậu, các em chịu rất nhiều thiệt thòi, vì vậy những người làm công tác giáo dục ở nơi này cần có những biện pháp đặc biệt để tập hợp, huy động các em đến lớp và phối hợp với các lực lượng xã hội cùng tham gia giúp đỡ, giáo dục các em: mời những nhà giáo giúp đỡ, phụ đạo các em học tập, làm việc với các tổ chức kinh tế, chính trị, những nhà hảo tâm để hỗ trợ các em về cơ sở vật chất, kinh phí, mời những thầy thuốc theo dõi, khám chữa bệnh cho các em, Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện được các biện pháp trên, yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là bản thân giáo viên. Bản thân giáo viên phải là người tâm huyết với nghề, luôn đặt chất lượng giáo dục học sinh lên hàng đầu. Phải luôn quan tâm, theo dõi sát sao tình hình của từng học sinh. Bên cạnh đó các biện pháp này cũng đòi hỏi giáo viên phải biết tâm lý, thực hiện tỉ mỉ các kế hoạch, công viêc. Ngoài ra, các biện pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các em học sinh, phụ huynh, ban lãnh đạo nhà trường và các cơ quan có liên quan. Mối liên hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các biện pháp trên không có mục đích riêng rẽ mà chúng luôn bổ trợ cho nhau, vì vậy các biện pháp cần được thực hiện đồng thời và đúng kế hoạch để đạt được hiệu quả cao nhất. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất (RC: Rất cần, C: Cần, IC: ít cần, KC: không cần) STT Biện pháp quản lý Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) RC C IC KC RC C IC KC 1 Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh dân tộc 100 0 0 0 90,25 9,75 0 0 2 Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái và tôn trọng 97 57 0 0 80,51 14,28 5,21 0 3 Quan tâm đến những khó khăn của học sinh 100 0 0 0 98,96 11,04 0 0 4 Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà 75,33 24,67 0 0 79,88 20,12 0 0 5 Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán. 100 0 0 0 90,35 9,65 0 0 6 Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh 95 5 0 0 90,1 9,9 0 0 Kết quả khảo nghiệm trên được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trao đổi, dùng phiếu thăm dò ý kiến. Đối tượng lấy ý kiến là các thầy cô thuộc trường Tiểu học Lê Hồng Phong, một số thầy cô khác trong khu vực. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Với học sinh: Được tạo điều kiện tốt hơn về môi trường học tập, nâng cao chất lượng học tập. Với giáo viên: Giáo viên sẽ có thêm cách nhìn mới trong khía cạnh nâng cao chất lượng HSDT, bổ sung thêm các phương pháp dạy học hiệu quả. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Để nâng cao chất lượng giáo dục HSDTTS, thì mỗi giáo viên cần xác định rõ việc tìm hiểu tâm tư tính cảm, nguyện vọng của các em là rất cần thiết. trong mỗi giờ học người giáo viên luôn biết tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái cho các em. Hơn hết phải tôn trọng học sinh, tôn trọng lớp học, đặt niềm ti và tin tưởng ở các em. Nắm bắt quan tâm đến những khó khăn của các em: học sinh gia đình khó khăn, hay những khó khăn bất thường xảy ra, Để từ đó tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp cũng như ở nhà. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán của người dân nơi đây. Việc rèn luyện thói quen và hành vi văn minh cũng phần nào giúp các em ý thức hơn trong học tập cũng như trong giáo tiếp hằng ngày. Học tốt là nhiệm vụ của người thầy, nhưng để học tập tốt còn có nhiều tác động của nhiều phía. Chính vì vậy, người giáo viên phải biết phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tóm lại, biết phối hợp chặt chẽ các biện pháp nêu trên thì hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói riêng sẽ được nâng lên rõ rệt. Kiến nghị Với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau : - Đối với nhà trường: + Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với lớp, đối với học sinh có sự tiến bộ vượt bậc. + Định biên lớp học nên để học sinh DTTS học hòa nhập với học sinh kinh. - Đối với ngành : + Đặc biệt chỉ đạo, quan tâm sát sao tới những trường, lớp có 100% học sinh DTTS cả về học tập và cơ sở vật chất. - Đối với chính quyền các cấp: + Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác và tham gia vận động Trên đây là một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTD đã và đang thực hiện tại trường TH Lê Hồng. Tôi viết ra với mục đích cùng trao đổi với đồng nghiệp, để tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Giám khảo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Krông Ana, tháng năm 2016 Người viết Thái Thị Luận TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình giáo dục tiểu học, Bộ giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục 2010 Công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số, Bùi Ngọc Diệp 2012 Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009 Tài liệu “Đổi mới PP quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực”, Hà nội, 2008 Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực, năm 2008 Đặng thuý Anh, Về các kinh nghiệm nghiên cứu học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Tạp chí NCGD số 2/ 1987. Lê Khánh Bằng, Công tác chủ nhiệm lớp (tài liệu dịch). Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB GD. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB GD.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc