Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm

Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường.

Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình.). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.

 

doc41 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “ Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi nhanh...” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Lá xanh”
d .Trò chơi “Ghi nhớ dấu chân” 
Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định.
Chuẩn bị: Phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lắc.
Cách chơi: Cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn, khi tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào chạy vào vòng mà ướm dấu chân của mình không vừa với dấu chân đã vẽ trong vòng là bị phạt nhảy lò cò quanh lớp một vòng.
4. Xây dựng góc âm nhạc
Để phụ huynh hiểu được việc cấp thiết cho con em mình đến trường mầm non như thế nào,và hiểu được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc.Tôi đã xây dựng góc « Những nốt nhạc vui » sau đó tôi đã trưng bầy các dụng cụ âm nhạc để trẻ được hoà mình vào thế giới âm nhạc, tại đó trẻ dược hát ,được chơi với các dụng cu âm nhạc và dần làm quen với nốt nhạc
Hình ảnh góc âm nhạc
 Với cách làm trên tôi thu hút và gây hứng thú đôi với trẻ vào hoạt động âm nhạc,đặc biệt là gây được sự chú ý của phụ huynh.
5. Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ở góc Nghệ thuật: 
 Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, Hoạt động góc đi đôi với Hoạt động học có chủ đích. Ở Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn trẻ vận động dưới nhiều hình thức:
Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát.
Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
 - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy...
Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách: 
 + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô ( cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để trẻ vỗ theo)
 + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật đàn, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát.
 + Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo đàn vừa làm động tác minh hoạ cùng cô.
Hình ảnh các cháu lớp A2 đang chơi ở góc âm nhạc
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô.
6. Rèn kỹ năng ca hát, vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
 Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất.
 * Làm mẫu chuẩn khi dạy trẻ vận động theo nhac :
 Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất).
- Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Trong chương trình cải cách của lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi thường có cách:
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phấch mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ. 
Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu:
Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với sơn ca.
Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ 
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp)
Ví dụ: Trong bài Hoa trường em có câu:
Em ngắm chiếc lá, em ngắm cánh hoa.
 Vỗ vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ nghỉ
Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đôi
- Vào bài cô đố trẻ: 
Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn.
 (Chú bộ đội)
- Cô hỏi trẻ: 
+ Câu đố kể về ai?
+ Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về chú bộ đội?
+ Ai sáng tác bài Cháu thương chú bộ đội?
- Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ tay theo tiết tấu chậm kết hợp với lời ca nhé.
- Cả lớp cùng hát lại bài hát
- Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau:
	Cháu thương chu bộ đội nơi rừng sâu biên giới. 
 V v v nghỉ v v v 
v: Vỗ tay.
Nghỉ: nghỉ không vỗ tay.
- Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài. bắt đầu vỗ vào tiếng “chú”
- Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay:
	+ Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm.
 1 - 2 - 3 - nghỉ -1 - 2 - 3 - nghỉ 
 + Khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì tôi cho trẻ vỗ 
 tay kết hợp với lời ca.
* Tự rèn luyện nâng cao .... khi hát mẫu cho trẻ nghe
- Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó tôi luyện kỹ năng những hứng thú sở thích của trẻ.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm.
VD: Chủ điểm ''TG ĐV'' tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn2'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' - Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào'' - Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân...
Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài dân ca, đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ.
VD:
+ Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''...
+ Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''...
+ Các bài có t/c vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú ếch con''...
* Sửa sai cho trẻ
Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho trẻ theo dự kiến của mình 1 cách máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi trẻ hát sai về một số lỗi sau:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu
+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
VD1: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát.
Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng.
VD2:Bài ''Đi học về''
Khi hát trẻ chưa hát luyến được lùi ''Cha mẹ'' trong bài tôi đã hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát.
VD3: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình cảm trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin :
 Hiện nay Đất nước ta hiện nay đang trong giai doạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. 
 Vì vậy tôi đã học tin học qua bạn bè đồng nghiệp, qua lớp học tin học của phòng GD Mỹ Đức qua đó tôi đã biết sử dụng công nghệ thông tin.
- Cụ thể các năm học vừa qua tôi đã áp dụng cộng nghệ thông tin vào giảng dạy nên các tiết dạy đạt kết quả cao và 3 năm học qua tôi liên tục đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và năm 2010 – 2011 tôi đạt giải nhất.
+ Năm học 2011- 2012 với đề tài : Tổng hợp biểu diễn 
 - Hát và vận động minh họa bài hát :     - Quả Cây bắp cải,Cuốc đất trộng cây ».
 - Nghe hát : « Hoa trong vườn »
. - TCÂN : Nghe âm thanh tìm đồ vật.
 - Chủ điểm :Thế giới thực vật .
 Tôi đã tạo ra các Slide hình ảnh và quay Video và trình chiếu lên bảng tương tác .Tôi còn cài đặt các trò chơi qua phần mềm pickit vào bài dạy thông qua đó mà trẻ rất hứng thú vào bài học.
VD : khi vào bài tôi cho trẻ chơi Ô cửa bí mât ,cho từng tổ mở từng ô cửa trong ô cửa có hình ảnh gì thì trẻ phải tìm xem trong bài hát nào có nội dung về hình ảnh đó.
Ô cửa bí mât
1
2
3
4
5
Hình ảnh trò chơi ô cửa bí mật
Hình ảnh trẻ mở ô cửa số 1
 Hình ảnh trò chơi ô cửa bí mật
 Hình ảnh trẻ mở ô cửa số 1
 Trẻ mở ô cửa số 1 có hình ảnh quả khế và nhiệm vụ của cả tổ sẽ phải tìm xem trong bài hát nào có chứa nội dung của hình ảnh đó.Sau một phút suy nghĩ cả tổ đã đưa ra kết quả .đó là bài : Quả « Xanh Xanh »
Cô cho cả tổ đó đứng lên hát bài « Quả » để cô và cả lớp kiểm tra xem bái hát đó có chứa từ quả khế không ?
 Và cứ lần lựơt trẻ mở từng ô cửa và khám phá hình ảnh và nội dung của hình ảnh đó , trẻ đươc tư duy, tham gia ý kiến để đưa gia đáp án đúng .Từ đó trẻ rất hào hứng tham gia vào bài học.
Hình ảnh trẻ mở ở ô cửa số 2
 Trẻ đưa ra đáp án là bài hát : cây cải bắp  « Thu Hồng,Phạm Hổ »
 Hình ảnh trẻ mở ô cửa số 3. 
 Trẻ mở ô cửa số 3 và đưa ra đáp án là bài hát :Cuốc đất trồng cây  « Hồng Vân »
8.Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo :
 Tôi tận dụng tất cả các nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi : ống lon , chai nhựa ,xốp ,vải vụn, chỉ, để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học.
Hình ảnh cô và trẻ đàng làm đồ dùng đồ chơi
Hình ảnh đồ dùng đồ chơi âm nhạc dị thi cấp trường
Hình ảnh đồ dùng đồ chơi Âm nhạc do cô và trẻ tự làm
 - Dự vào tưng chủ đề tôi xây dựng kế hoạch làm đồ dụng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho công tác giảng dạy và vui chơi.VD :Ở chủ điểm Trường mầm non .với chủ đề nhánh « Bé vui đón tết trung thu »khi dạy trẻ hát bài :Rước đèn,Gác trăng. Tôi chuẩn bị một số loại quả ,bánh kẹo để làm mâm cỗ chay cô với trẻ dùng giấy mầu để trang trí và làm đèn ông sao.
Ở chủ điểm : Thế giới thực vật với bài dạy vận động :Cuốc đất trồng cây, bài :Cây cải bắp.Tôi cùng trẻ làm đồ dùng là cái Cuốc,xẻng, mũ cây cải bắp, cho trẻ sử dụng cùng khi biểu diễn
 Trẻ được dùng đồ chơi đồ dùng mình tự làm tôi thấy trẻ rất thích và hứng thú học bài .
9. Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ:
Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thulà những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo
ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịchtạo cho trẻ niềm 
phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được.
Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn.
10. Phối kết hợp với phụ huynh
Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc từ yêu thích.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vài đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.
- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
- Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
+ Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng như giai điệu.
IV.KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC :
 Qua việc thực hiện nâng cao chất lượng Giáo Dục Âm nhac cho trẻ .Tôi đã thu được một số kết quả như sau :
 - 100% trẻ hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.
 - 95% trẻ thể hiện được cảm xúc ,vận động phù hợp với nhip điệu bài hát.
 - Tổ chức ngày hội ngày lễ: Ngày hội đến trường của bé, 20/11, tết trung thu...thường xuyên hằng năm.
 - Tổ chức thao giảng lồng ghép Giáo Dục âm nhac theo biện pháp nêu trên có hiệu quả.
- 100% trẻ thực sự thích thú khi học Giáo Dục âm nhac, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động Giáo Dục âm nhạc đạt chất lượng rất cao.
 - Có tác dụng đấy lên phong trào sưu tầm, sáng tác các trò chơi âm nhạc, đặc biệt hơn là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh . Trường và phụ huynh tham gia cùng nhà trường trong những hội thi, thao giảng, hội giảng, các ngày hội ngày lễ...
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 - Từ những thực tế trên cũng như kết quả cao trước hết tôi cần phải chuẩn bị giáo án và đồ dùng cần thiết cho tiết học cho cô và trẻ,các đồ dùng có mầu sắc và hình dáng đẹp,an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ. Biết lựa chọn trò chơi câu đố bài phù hợp với nội dung bài dạy và chủ điểm, luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị .
 	- Người phụ trách chuyên môn phải nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản của Giáo Dục âm nhạc.
 	- Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian
 	- Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của hiệu trưỏng.
 	- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
 - Cần quan tâm gần gũi trẻ, khuyến khích để trẻ tự động phát huy tính độc lập.
 	- Giáo viên không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
PHẦN C . KẾT LUẬN :
1.kết luận :
Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ.
Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học
Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó , chung ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
Để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. 
Qua công trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi” chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất thích, hứng thú, hát đúng giai điệu và vận động rất tốt. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp để phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
 Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt , gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ.
Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc,hát đúng giai điệu, nhịp điêụ bài hát của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp , yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cai đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
2.Ý kiến kiến nghị:
 Để thực hiện tốt hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau :
 * Đối với trường:
 - Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
 - Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: Đàn organ, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn .v.v...
 - Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên. 
 * Đối với Phòng Giáo dục:
 - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa...
 - Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên. 
Trên đây là một số kiến nghị của tôi nhằm mục đích nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Kính mong nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Đồng Tâm ngày 04 tháng 04 năm 2012
 Người viết 
 Trịnh Ngọc Bích
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
2. Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non – Nhà xuất bản Đại học quốc gia – Hà nội.
3. Tuyển tập trò chơi ,bài hát, thơ truyện mẫu giáo 5-6 tuổi – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Tuyển chọn các bài hát dành cho trẻ Mầm non.

File đính kèm:

  • docgdmn_trinhngocbich_mndongtam.doc
Sáng Kiến Liên Quan