Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Để học tốt các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng, ngay từ lớp 1, học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt. Đây là giai đoạn quan trọng nhất , làm tiền đề để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.

 Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là:

* Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

* Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

* Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn chiếm thời lượng khá lớn. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn. song song tồn tại với các môn học khác. Để viết, nói, nghe hiểu, và sử dụng Tiếng Việt thành thạo, có kĩ năng thì học sinh phải biết dùng từ, đặt câu đúng, viết được một đoạn văn, bài văn.

 Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với dụng ý gì, cấu trúc câu như thế nào. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác.

 

doc30 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với từ là( Ví dụ: Em là học sinh).
 + Động từ thường làm vị ngữ và khả năng làm vị ngữ của động từ là không 
hạn chế. Động từ có thể làm chủ ngữ( Ví dụ: Chơi cờ rất thú vị.), nhưng khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, 
cứ, hãy, chớ, đừng,
 + Tính từ thường làm vị ngữ nhưng khả năng này có hạn chế nhất định. Khi làm vị ngữ nó phải kết hợp với các hư từ như đã đang sẽ, rất, quá, lắm, Chẳng hạn, ít khi nói:"ngôi nhà đẹp" mà thường nói:" ngôi nhà đẹp quá" hay:" ngôi nhà rất đẹp" hoặc " ngôi nhà ấy đẹp". Tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Ví dụ: "Vui vẻ là liều thuốc bổ." nhưng khi đóng vai trò chủ ngữ, tính từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, quá, lắm,
 * Nếu phần mạch kiến thức này giáo viên dạy được kĩ càng như vậy thì không những học sinh dễ phân biệt được động từ, tính từ mà khi xác định câu thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì? cũng rất thuận lợi. Chẳng hạn: 
 Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì?
 "(1)Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên.(2) Con người lao động, đánh cá, săn bắn. (3)Con người đánh trống, thổi kèn.(4) Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh(5)Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc." 
 Học sinh dễ dàng nhận ra câu 1 thuộc kiểu câu Ai là gì? Câu 2,3,4 thuộc kiểu câu Ai làm gì? Vì vị ngữ là các từ chỉ hoạt động( Động từ). Câu 5 thuộc kiểu câu Ai thế nào? Vì vị ngữ là các từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật( tính từ).
 * Không những thế qua đây chúng ta cũng đã giúp học sinh hình thành suy nghĩ ban đầu về sự chuyển loại của từ. 
 + Động từ chuyển thành danh từ: - Nó hành động rất sáng suốt. 
 ĐT 
 - Đây là một hành động sáng suốt.
 DT
 + Tính từ chuyển thành danh từ: 
 - Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn. 
 TT 
 - Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.
 DT
 Học được như thế khi gặp dạng bài tập củng cố và nâng cao: " Đặt câu để 
từ lao động giữ các chức vụ ngữ pháp khác nhau ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)?
 Học sinh có thể làm được ngay: 
 - Lao động là vinh quang.
 CN
 - Chúng em đi lao động.
 VN
 - Trong giờ lao động, chúng em làm việc rất tích cực.
 TN
d. Mảng kiến thức về trạng ngữ 
Cần lưu ý trạng ngữ với một số thành phần khác của câu.
Để phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác của câu, trước hết phải cho học sinh hiểu: 
 + Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu. Cụ thể là cho biết thời gian( trạng ngữ chỉ thời gian); nơi chốn( Trạng ngữ chỉ nơi chốn); nguyên nhân( trạng ngữ chỉ nguyên nhân); mục đích( trạng ngữ chỉ mục đích); cách thức, phương tiện( trạng ngữ chỉ phương tiện). 
 Nếu lược bỏ trạng ngữ, câu vẫn trọn vẹn(đủ chủ ngữ, vị ngữ) và hoàn chỉnh. Nhưng có thêm trạng ngữ thì ý nghĩa của câu được phản ánh một cách thực tế, khách quan hoặc tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói( người viết).
 + Về cấu tạo, trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước. Ví dụ: Vào lúc 7 giờ, em đi học.
 Hôm qua, em đi xem xiếc.
 + Về vị trí, trạng ngữ có trể đứng trước, đứng giữa, hoặc đứng sau nòng cốt câu. Ví dụ, có thể nói: (Vào lúc 7 giờ, em đi học. à Em đi học Vào lúc 7 giờ.
Em,Vào lúc 7 giờ, đi học.). 
 * Phân biệt trạng ngữ với một vế của câu ghép.
 Chẳng hạn: trạng ngữ chỉ nguyên nhân hay bị nhầm lẫn với vế câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả. Ví dụ: 
 1. Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn. 
 2. Vì chăm học, Lan tiến bộ hẳn lên. 
 Ở ví dụ 1, học sinh hay nhầm lẫn " nhờ trận mưa rào"là vế câu ghép nhưng 
thực ra trạng ngữ" nhờ trận mưa rào" do cụm danh từ( trận mưa rào) kết hợp với 
quan hệ từ" Nhờ" tạo nên.
 Còn ở ví dụ 2, học sinh lại hay nhầm lẫn" vì chăm học" là trạng ngữ chỉ 
nguyên nhân. Nhưng khác với trạng ngữ" vì chăm học" là một vế câu ghép mà chủ ngữ của nó hoàn toàn có thể khôi phục được:"Vì Lan chăm học, cậu ấy tiến 
bộ hẳn lên.".
 Trường hợp này, học sinh cần biết: Trạng ngữ do một cụm từ có quan hệ từ đứng trước còn vế câu ghép thì hoàn toàn có thể khôi phục được chủ ngữ.
 * Phân biệt trạng ngữ với với những từ ngữ có tác dụng liên kết câu.
 Ví dụ: Trái lại, lớp 4A rất đoàn kết.
 Trong câu trên, "trái lại" không phải là trạng ngữ, Vì:
 + Về ý nghĩa, nó biểu thị quan hệ giữa nội dung của câu với câu đứng trước.Trong khi đó, trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong nòng cốt câu.
 + Về đặc điểm hình thức, nó không thể chuyển xuống cuối câu như trạng ngữ.
 * Phân biệt trạng ngữ với với chủ ngữ:
 Loại chủ ngữ dễ lẫn với trạng ngữ là chủ ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ:
 - "Sách là công cụ cung cấp cho con người chúng ta nhiều kiến thức bổ ích. Trong sách thật thú vị".
 Hay:
 Cô giáo hỏi các học sinh của mình:
 - Trên lớp sạch chưa các em? 
 Học sinh đồng thanh trả lời:
 - Trên lớp sạch sẽ rồi cô ạ.
 Thoạt nhìn, dễ nhầm "Trong sách";" Trên lớp" trong hai ví dụ trên là trạng ngữ. Song khác với trạng ngữ, các cụm từ này đều không thể lược bỏ, vì nếu bỏ chúng câu sẽ trở nên không trọn vẹn.
 * Phân biệt trạng ngữ với với thành tố phụ của cụm từ
 Ví dụ: - Gia đình em ở Hà Nội.	
 Điểm phân biệt các thành tố nói trên với trạng ngữ là khả năng chuyển đổi vị trí. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu nên có thể đứng trước, giữa hay cuối câu. Trong khi đó, các thành tố phụ của cụm từ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính nên chỉ nằm trong cụm từ mà không thể chuyển sang vị trí khác trong câu. Như: không thể nói: "Hà Nội, gia đình em ở"..
5.Biện pháp 5 : Nắm vững và phát huy những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1, 2, 3. 
*Mục têu 
 Xác định những kiến thức đã đạt được ở lớp dưới làm nền cho sự tư duy logic ở lớp trên.
* Giải pháp
Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức và vận dụng dễ dàng hơn.
VD: Ở lớp 1: Các em được học về âm - vần, học sinh tìm tiếng có từ có vần, nói câu chứa tiếng có vần vừa học thì lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận ''âm đầu - vần - thanh'' (có tiếng không có âm đầu) Hay chỉ là một khái niệm ''Câu hỏi và dấu chấm hỏi'' ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu ''Chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống'' ở lớp 3 các em phải đặt và trả lời câu hỏi. Những đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. 
VD: Bạn có thể cho mình mượn cái thước kẻ được không? 
Phải biết sử dụng vào câu hỏi với mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện: thái dộ khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn. 
VD: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê. 
- Sao nhà cậu lại sạch thế nhỉ? 
- Sao vở cậu lại bẩn thế ?
VD: Câu hỏi thể hiện yêu cầu mong muốn: 
Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. 
Em bảo : ''Em ra ngoài chơi cho chị học bài được không? 
VD: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ. 
- Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe:''Cháu có thể xem giúp bà mấy giờ có xe đi Thanh Hóa không? 
6.Biện pháp 6 : Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong một tiết dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
*Mục tiêu  
 Giáo viên sử dụng nhiều các hình thức tổ chức dạy học: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại. Có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng, gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. 
*Giải pháp 
 Tùy theo từng bài mà có các hình thức tổ chức dạy học khác nhau :
VD: Khi dạy bài: ''Mở rộng vốn từ Uớc mơ"
BT2: Học sinh thảo luận nhóm đôi 
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ''ước mơ''
- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''ước''
- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''mơ'' 
BT3: Nêu yêu cầu chép thêm những từ: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kỳ quặc, dại dột, chính đáng. 
Học sinh thảo luận nhóm 4 
- Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn. 
- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ 
- Đánh giá thấp: ước mơ kỳ quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông. 
BT4: Nêu ví dụ về một loại ước mơ nói trên 
Bài này cho học sinh làm việc cá nhân 
* Tóm lại: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh. 
- Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần chú ý đối với mọi đối tượng học sinh phân ra nhiều mức độ (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) để có phương pháp dạy học thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 
 	VD: Khi dạy bài ''Câu kể Ai làm gì?'' (tuần 17) 	
BT1: Đọc đoạn văn sau:''Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ lom khom tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng'' và tìm xem trong mỗi câu trên các từ ngữ nào chỉ hoạt động. 
	- Chỉ người hoặc vật hoạt động. Thì học sinh có thể tìm được 
	Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, ngủ, bắc bếp thổi cơm, 
lom khom tra ngô, sủa.
	Từ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các em bé, lũ chó. 
Lúc này giáo viên gạch chân những từ mà các em đã tìm được. 
	Sau đó tiến hành yêu cầu: Em hãy đặt câu hỏi cho từng ngữ chỉ hoạt động. 
	Thì học sinh nêu: Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? ..........
	* Chú ý: Đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học sinh trong giờ học để cho các em được nói, được làm việc. 
	Trên đây là tiết dạy thể nghiệm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: Câu khiến
I/ Mục tiêu:
 Kiến thức: Nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến
 Kĩ năng: Biết nhận diện câu khiến trong đoạn trích, bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô. 
 Thái độ: HS tích cực tham gia các hoạt động xây dựng bài, yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, máy chiếu , Bài giảng điện tử, phấn màu
HS: SGK, vở
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
Néi dung
Ho¹t ®éng cña gv
Ho¹t ®éng cña hs
5’
1.Khởi động 
- Nêu những kiểu câu đã học? 
- Câu hỏi và câu kể dùng để làm gì? 
- Câu 1 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
- Câu 2 có thuộc câu kể hay câu hỏi không?
2. Giới thiệu bài 
- GV ổn định tổ chức
GV nêu câu hỏi
- GV bấm máy hiện nội dung hai câu lên bảng
- GV nêu câu hỏi
- GV chốt và nêu nội dung bài học
- Ghi tên bài lên bảng
- HS lắng nghe và trả lời
HS đọc 
HS trả lời
HS nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS ghi vở
11’
2.1: Nhận xét:
Bài 1+2:
MT: Tìm hiểu tác dụng của các câu in nghiêng (câu khiến và dấu!)
Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
-Tìm câu in nghiêng
- Câu này dùng để làm gì?
-Cuối câu có dấu gì?
 Yêu cầu HS đọc nội dung BT1,2
- Yêu cầu HS đọc câu in nghiêng trong bài tập 1
- Tổ chức cho HS suy nghĩ và làm bài cá nhân
- GV giúp các HS còn lúng túng
-GV ghi câu lên bảng
- GV chốt lại lời giải đúng, chỉ bảng đã viết câu khiến, nói lại tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu
- GV chốt :
- 1HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài tập
- 2-3 HS nêu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
Bài 3:
MT: Học sinh biết nói câu khiến theo yêu cầu.
- HD HS tìm hiểu yêu cầu BT và làm BT 
- YC HS thảo luận nhóm bàn, đặt câu khiến và viết ra nháp) thời gian 2 phút
- GV mời đại diện 3-4 nhóm tiếp nối nhau lên đọc, mỗi nhóm 1 câu văn
- GV nhận xét câu của HS và đặt câu hỏi:
+ Khi viết câu nêu yêu cầu, đề nghị mong muốn nhờ vả cuối câu đặt dấu gì?
- GV chốt:
Khi viết yêu cầu đề nghị, mong muốn, nhờ vả của mình với người khácta có thể đặt dấu chấm than (!) cuối câu. (Nếu câu yêu cầu mạnh mẽ). Trường hợp sử dụng dấu chấm với những câu có yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng.
- Y/C HS đặt câu khiến có dấu chấm cuối câu.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận và làm bài
- Các nhóm phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung
-HS trả lời
-HS nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
-1-2 HS đặt câu
2’
2.2: Ghi nhớ
- Câu khiến (câu cầu khiến) dung để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác.
- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
- Câu khiến dung để làm gì?
- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết câu khiến?
- Yêu cầu 2,3 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ
- Y/C HS lấy ví dụ
- 1 vài HS đọc ghi nhớ
- HS lấy VD
7’
2.3:Luyện tập
 Bài 1: 
MT: Biết nhận diện câu khiến trong đoạn văn
-Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
-Lần sau, khi nhảynhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Con đi chặt ..cho ta.
- Y/C HS đọc yêu cầu
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 tìm và gạch chân dưới câu khiến (3’)
- Tổ chức báo cáo KQ làm bài
- GV nhận xét, bổ sung 
- GV chốt đáp án đúng
Chuyển BT 2
- HS đọc yêu cầu
- Các nhóm thảo luận làm bài
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
-HS lắng nghe
8’
Bài 2: 
MT: Luyện kỹ năng nhận diện câu khiến trong SGK Toán hoặc Tiếng Việt 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV lưu ý HS: Câu khiến trong SGK thường dùng để yêu cầu HS TLCH hoặc giải bài tập. Cuối câu thường có dấu chấm
- GV chiếu vở chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS lắng nghe 
- HS làm bài vào vở
- Báo cáo KQ
- Nhận xét, bổ sung
5’
Bài 3:
MT: Rèn kỹ năng đặt câu khiến (để nói với bạn, anh, chị , thầy cô giáo)
- Nêu câu khiến của nhóm bạn?
- Vì sao con biết?
- Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến?
GVgiải thích chuyển BT3
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS thảo luận nhóm bàn các tình huống và đóng vai, trong đối thoại phải dùng câu khiến (1’)
- GV cho các nhóm lên đóng vai báo cáo kết quả 
- GV chốt kiến thức 
GV: Tùy theo đối tượng giao tiếp để có lời xưng hô cho phù hợp, thể hiện mình là học sinh ngoan
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận làm bài 
- Các nhóm lên đóng vai
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung
2’
3. Củng cố , dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm:	
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	- Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh ở các bài kiểm tra, bài kiểm tra định kì của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng đón nhận môn Luyện từ và câu bất kì lúc nào. Đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập,tìm tòi kiến thức, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu có hiệu quả.
	- Các em biết dựa vào kiến thức lí thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ động. 
	- Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
	- Các em đã hình thành được thói quen đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.
	- Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu hợp lí. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình.
	 Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy 
tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết 
quả rõ rệt.
 Sau khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy theo chuyên đề. Tôi đã khảo sát lần 2 cuối kì 1, lần 3 giữa kì 2 với bài tập xác định từ loại và xác định các kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong đoạn văn. Kết quả cho thấy ở lớp tôi như sau:
 Hoàn thành tốt
 Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
Đầu năm
 23 - (54,7%)
 18 - ( 42,8%)
 1 - (2,5%)
Cuối học kì I
 29 - (70,7%)
 13 - (39,3%)
Giữa học kì 2
 35 - (83,3%)
 7 - (26,7,%)
	 * Qua khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ một cách chính xác và chắc chắn. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ loại, xác định tốt các mẫu câu biết sử dụng vào đặt câu và viết văn.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
	Trong quá trình thực hiện chuyên đề ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 '' tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
1. Lập kế hoạch bài học: 
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong sách giáo khoa và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động đó. 
2. Xác định một số nội dung, kiến thức trọng tâm khó trong chương trình để luyện thêm cho học sinh. 
 + Từ ghép, từ láy.
 + Danh từ động từ,tính từ.
 + Câu kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
 + Trạng ngữ.
 ..
3. Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh. 
	 Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài, cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi. 
4. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học:
 Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt phối hợp các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân,.....có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm chán. 
 Tuy vậy những kinh nghiệm nêu trên mới chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm và nghiên cứu của bản thân nên tính khách quan chưa cao. Đồng thời phương pháp vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm nên chuyên đề của tôi cũng không thể không có những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn bè đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để chuyên đề của tôi hiệu quả hơn.
 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi viết, không sao chép của người khác, nếu sai tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Hà nội ngày 5 tháng 4 năm 2019
 Người viết	
	 Lê Khánh Chiều
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt Căn Bản (Nhà xuất bản giáo dục – Giấy phép xuất bản số: 233- CXB cấp).
2. Chuyên đề Giáo dục Tiểu học (Nhà XBGD Việt Nam năm 2011).
3. PGS.TS Lê Phương Nga – PGS.TS Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1,2. NXB Đại học sư phạm.
4. PGS.TS Lê Phương Nga (số1/1994) – Tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu học. Tạp chí NCGD.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH CÁC CẤP.
.
MỤC LỤC
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 	3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
	5. PhẠM VI NGHIÊN CỨU
	6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu
2. Quy trình dạy luyện từ và câu
3. Phương pháp giảng dạy
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Thuận lợi
2. Khó khăn
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.Đối với giáo viên
2.Đối với học sinh
VI.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
1.Biện pháp1:Lập kế hoạch bài học
2.Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dung
3.Biện pháp 3: Hướng dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh
4.Biện pháp 4: Phân chia thành các mảng kiến thức
5.Biện pháp 5: Nắm vững và phát huy những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1,2,3
6.Biện pháp 6: Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong một tiết dạy, phát huy tính tích cực của học sinh
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 
I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Lập kế hoạch bài học
2. Xác định một số nội dung, kiến thức trọng tâm khó trong chương trình để luyện thêm cho học sinh 
3. Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh
UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 
phân môn Luyện từ và câu lớp 4
Lĩnh vực/ Phân môn	: Luyện từ và câu
Cấp học	: Tiểu học
Tên Tác giả	: Lê Khánh Chiều
Chức vụ	: Giáo viên lớp 4A1
NĂM HỌC 2018-2019

File đính kèm:

  • doctiengviet4chieuthphuongliet_16201917.doc
  • pdftiengviet4chieuthphuongliet_16201917.pdf
Sáng Kiến Liên Quan