Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học

Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

 Tất cả giáo viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về dạy học theo chương trình mới một cách kĩ lưỡng. Nhưng khi vào thực tế giảng dạy nhiều giáo viên còn lúng túng nhất là khâu đổi mới phương pháp dạy học, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài, học sinh không biết cứ như thế là vào tiết học giáo viên thao giảng bài, đọc cho học sinh chép nhũng nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu các em về học thuộc lòng, có những giáo viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học động não, tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn.

Gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học. Thế nhưng không ít giáo viên còn chưa sử dụng, chưa khai thác triệt để thiết bị, đồ dùng vào các tiết dạy mà chỉ dạy chay hoặc sử dụng khi có người dự giờ, khi sử dụng lại có những giáo viên sử dụng vụng về, rồi khai thác một cách qua loa, máy móc làm cho tiết học trở nên rời rạt, khô chán không phát huy được tính tích cực của học sinh. Không có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên chưa thoát li được sách giáo viên, sách tham khảo, mà còn có những giáo viên coi sách giáo viên như một pháp lệnh, không được xê dịch hay sửa đổi. Chép nguyên mục tiêu và các hoạt động trong sách mà không cần biết bài dạy đó có phù hợp với học sinh của mình không mà không bỏ thời gian ra nghiên cứu nội dung bài học sách giáo khoa, liên hệ từng đối tượng học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học cho từng môn học, hay thiết kế bài dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. không nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để xác định mảng kiến thức trọng tâm của bài, liên hệ sự tiếp thu của học sinh rồi lựa chon phương pháp dạy học để phát huy tích cực sự vận động suy nghĩ của từng đối tượng học sinh tránh nhàm chán ở học sinh. Vì trong lớp học có tới bốn khả năng tiếp thu và bốn khả năng nhận thức cụ thể như: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, học snh chưa hoàn thành. Ngoài ra trong qua trình lập kế hoạch bài dạy do không nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài nên việc chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng dạy học không có hoặc không phù hợp, thậm chí có nêu ở chuẩn bị trong giáo án mà qua hết một tiết dạy không thấy giáo viên sử dụng ở hoạt động nào (chổ nào).

Bên cạnh những việc tồn tại ở khâu soạn giảng thì cũng không thể không đề cập đến vấn đề kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh. Một số giáo viên dù nắm được, hiểu được hướng dẫn chỉ đạo của thông tư 30của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhận xét, đánh giá học sinh, Quyết định số 16 quy định về chuẩn kiến thúc kĩ năng các môn học ở bậc tiểu học ấy thế nhưng trong quá trình đánh giá họ không căn cứ vào những tiêu chí hướng dẫn của văn bản để đánh giá, mà đánh giá chỉ dựa vào cảm tính, quan sát chung chung, thiếu căn cứ, thiếu tính chính xác. Thậm chí việc kiểm tra, đanh giá còn dựa trên tình cảm, cả nể mà đánh giá không đúng thực lực của học sinh. Và mặc dù trong những năm học vừa qua các trường chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động hai không. Vậy mà còn không ít giáo viên vẫn còn để xảy ra tiêu cực trong kiểm tra, nhận xét hs, trong xét khen thưởng ở cuối năm. Đến vào đầu năm học mới có rất nhiều học sinh bị hụt hẫng về kiến thức nên rất khó cho việc giảng dạy của giáo viên ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.

Mặt khác giáo viên chưa nghiên cứu sâu về tâm lý từng học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục tốt hơn.

Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, bắc chước, chưa có ý thức tự giác học tập, lại được phụ huynh đồng thuận mua sắm cho sách giải, sách tham khảo, các em lại sao chép.

Thực hiện theo thông tư 30/ BGD - ĐT ngày 28/ 8/ 2014 của BGD - ĐT có nhiều giáo viên còn lúng túng, nhận xét, đánh giá học sinh còn mới mẻ. Công việc hồ sơ sổ sách còn nhiều, hiệu quả của việc dạy học trên lớp có phần thiếu chất lượng.

Do còn không ít phụ huynh thiếu trách nhiệm, thiếu sự phối hợp để giáo dục học sinh, gây sức ép không nhỏ đối với giáo viên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quy định về chuẩn kiến thúc kĩ năng các môn học ở bậc tiểu học ấy thế nhưng trong quá trình đánh giá họ không căn cứ vào những tiêu chí hướng dẫn của văn bản để đánh giá, mà đánh giá chỉ dựa vào cảm tính, quan sát chung chung, thiếu căn cứ, thiếu tính chính xác. Thậm chí việc kiểm tra, đanh giá còn dựa trên tình cảm, cả nể mà đánh giá không đúng thực lực của học sinh. Và mặc dù trong những năm học vừa qua các trường chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động hai không. Vậy mà còn không ít giáo viên vẫn còn để xảy ra tiêu cực trong kiểm tra, nhận xét hs, trong xét khen thưởng ở cuối năm. Đến vào đầu năm học mới có rất nhiều học sinh bị hụt hẫng về kiến thức nên rất khó cho việc giảng dạy của giáo viên ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.
Mặt khác giáo viên chưa nghiên cứu sâu về tâm lý từng học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục tốt hơn.
Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, bắc chước, chưa có ý thức tự giác học tập, lại được phụ huynh đồng thuận mua sắm cho sách giải, sách tham khảo, các em lại sao chép.
Thực hiện theo thông tư 30/ BGD - ĐT ngày 28/ 8/ 2014 của BGD - ĐT có nhiều giáo viên còn lúng túng, nhận xét, đánh giá học sinh còn mới mẻ. Công việc hồ sơ sổ sách còn nhiều, hiệu quả của việc dạy học trên lớp có phần thiếu chất lượng.
Do còn không ít phụ huynh thiếu trách nhiệm, thiếu sự phối hợp để giáo dục học sinh, gây sức ép không nhỏ đối với giáo viên.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LỆ NINH.
1. Biện pháp xây dựng đội ngũ trong tập thể sư phạm.
Trường học - tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục - nơi tập trung những người thực hiện nhiệm vụ chung: dạy và học, giáo dục và đào tạo những nhân cách theo mục tiêu đề ra. Mà giáo viên là lực lượng nồng cốt tham gia và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển về trí tuệ, hiểu biết và nhân cách con người; là người không chỉ thực hiện nhiệm vụ của bản thân, với gia đình, với học sinh, phụ huynh học sinh mà còn thể hiện nhiệm vụ với xã hội, với vân mệnh và tương lai của đất nước. Chính vì vậy công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường là vấn đề quan trọng. Vì có một tập thể đoàn kết thì mới có một tập thể vững mạnh, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học. Mỗi cá nhân là một thành viên tích cực nêu cao quan điểm, mạnh dạn bày tỏ ý kiến đóng góp, xây dựng cho đồng chí, đồng đội, cùng phát triển về công tác chuyên môn (về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, về biện pháp giáo dục học sinh,), quan tâm giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn cùng nhau hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, có một tập thể đoàn kết mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học. Có sự đoàn kết, thống nhất như vậy sẽ góp phàn nâng cao nhận thức về chuyên môn, nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên, quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chính trị, văn hóa, pháp luật...
Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đi kèm theo công tác phân công chính là công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động của cá nhân, tập thể được phân công, để đánh giá mức độ hoàn thành công việc như thế nào. Từ đó có bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời kịp thời phát hiện năng lực của giáo viên và có kế hoạch bồi dương phát huy hoặc khuyến khích giáo viên tiến bộ.
Thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng, phối hợp mở các buổi hội giảng trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục học sinh.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập, giáo lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Thực hiện tốt công tác dân chủ trong nhà trường. có biện pháp, chế độ tùy theo kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công, tham mưu tốt với ban ngành đoàn thể đảm bảo quyền lợi của anh chị em trong lao động.
2. Biện pháp về hoạt động giảng dạy của giáo viên.
2.1. Biện pháp xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên
Xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường. Quy chế chuyên môn trong nhà trường là một trong những công cụ để đánh giá quá trình lao động của người giáo viên. Việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong nhà trường của giáo viên là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy.
- Trên cơ sở: Quyết định 14 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Quyết định 16 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao về việc Vi phạm đạo đức nhà giáo ngày 16 tháng 04 năm 2008; căn cứ điều lệ trường tiểu học; căn cứ văn bản chỉ đao của lãnh đạo Phòng GD&ĐT và căn cứ tình hình thực tế của đơn vị. Hiệu trưởng xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường như quy định về đạo đức, tác phong sư phạm, tác phong của nhà giáo, quy định giờ ra vào lớp, quy định về hồ sơ sổ sách, lịch trình duyệt các kế hoạch. Giáo viên soạn giảng đủ môn, đủ tiết, số tiết dự giờ trên tuần ( rút kinh nghiệm,dự giờ để đánh giá), số lần tham gia sinh hoạt chuyên môn.duy trì sĩ số lớp
- Phát động phong trào Thi đua-Dạy tốt-Học tốt, tiến hành bàn giao số lượng, chất lượng (cụ thể từng đối tượng học sinh về lực học, về sở trường, về cá tính của học sinh) của lớp dưới lên lớp trên để giáo viên mới có cơ sở xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đăng kí chỉ tiêu phấn đấu, xây dựng kế hoạch giảng dạy.
-Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn phát động phong trào “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. qua đó vận động giáo viên chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn của nhà trường.
2.2. Biện pháp chỉ đạo việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của cấp quản lí giáo dục:
Việc tố chức thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường nên Hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở như: căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các chỉ thị của ngành, của địa phương, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình sao cho vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo hoàn thành chương trình theo tinh thần chỉ đạo ngành. 
	Dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh, biện pháp khắc phục, biên chế nội dung chương trình cho cả năm học và cho tùng thời điểm, lập thời khóa biểu cho các khối lớp, phân phối chương trình.
	Tập trung nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn, nghiên cứu về nội dung chương trình sách giáo khoa, căn cứ đặc điểm tâm lí của trẻ. Hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên phối hợp với kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện chương trình một cách vừa và đủ đảm bảo tham gia các hội thi mà cấp trên tổ chức, như thi viết chữ đẹp, thi giải toán qua mạng, tiếng anh qua mạng, ....
	Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học, nội dung sinh hoạt đa dạng phong phú: trao đổi về phương pháp dạy học, trao đổi về kết quả nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, trao đổi về phương pháp xác định mục tiêu của bài học – xác định mảng kiến thức trọng tâm của một bài, một môn, trao đổi về biện pháp giáo dục học sinh hướng dẫn học sinh trong học tập cũng như trong rèn luyện.
	2.3. Biện pháp chỉ đạo thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên và việc lựa chọn đồ dùng dạy học của giáo viên:
Thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc làm quan trọng, thực hiện quy chế chuyên môn trong trường tiểu học. Là khâu mà bất kì giáo viên trực tiếp giảng dạy nào cũng phải có, vì trong quá trình thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp giúp giáo viên có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu về nội dung, tuy nó chưa phải là dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để có biện pháp xử lí kịp thời đúng đắn. Và thiết kế bài dạy được xem là công cụ để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, thể hiện sự sáng tạo của giáo viên và cũng là một trong những việc làm góp phần quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó cần tập trung chỉ đạo việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên cụ thể như sau:
-Triển khai các văn bản, các yêu cầu cơ bản về việc thiết kế bài dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông vào soạn giảng đến từng khối, giáo viên.
Kế hoạch bài giảng của giáo viên phải thể hiện:
- Mục tiêu đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học dành cho đối tượng học sinh trong lớp. 
- Tăng cường trang bị về thiết bị, đồ dùng dạy học, khuyến khích gíao viên đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giảng dạy. Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung bài, đồng thời trong quá trình chuẩn bị phải thể hiện được đồ dùng phục vụ cho người dạy và đồ dùng phục vụ cho người học. Vì đồ dùng dạy học rất quan trọng trong việc dạy học ở tiều học giúp học sinh nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn. Ngoài đồ dùng trực quan sinh động mà giáo viên đã chuẩn bị thì còn hình ảnh trực quan sinh động hơn là người giáo viên: cần có ngoại hình cân đối, giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, cử chỉ mềm mại, điệu bộ duyên dáng, thái độ ân cần sẽ thu hút sự chú ý học tập của học sinh cao hơn, tăng thêm sự hứng thú nhận thức của trẻ.
- Nội dung cơ bản của kế hoạch phải thể hiện rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, hoạt động trọng tâm của bài, dự kiến thời gian của từng hoạt động; mỗi hoạt động đều thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nêu cách tổ chức của thầy, dự kiến câu trả lời của học sinh và kết luận của giáo viên. Không ghi những vấn đề không cần thiết. 
Nội dung giáo án ngắn gọn, súc tích đảm bảo nội dung trọng tâm của bài, logic khoa học, lựa chọn phương pháp giảng dạy (thể hiện sự hệ thống việc làm của thầy - trò, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, lớp học với đối tượng học sinh).
Hướng dẫn soạn những bài khó, tổ chức trao đổi, thống nhất chung các vấn đề liên quan đến giờ lên lớp, giúp đỡ giáo viên nhận lớp mới. 
Quy định thời gian kí duyệt kế hoạch giảng dạy của giáo viên trước khi lên lớp thực hiện tiết dạy.
2.4. Biện pháp quản lí giờ lên lớp của giáo viên:
Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu dạy học.
Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động là hoạt động chính. Hiện nay quá trình dạy học chủ yếu đa số là diễn ra trong lớp học. Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy học cơ bản, trong đó giáo viên là người trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm. Do vậy, giờ lên lớp thể hiện rõ nhất trách nhiệm và khả năng của giáo viên. Vì vậy hiệu trưởng quản lí giờ lên lớp của giáo viên như:
- Xây dựng nề nếp giờ lên lớp của giáo viên, thực hiện kiểm soát giờ lên lớp của giáo viên bằng thời khóa biểu, vào phân phối chương trình. kiểm tra bài soạn, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến giờ lên lớp, đảm bảo chế độ giờ lên lớp (23 tiết/tuần đối với GV chuyên, 20 tiết/tuần đối với GV chủ nhiệm lớp). Xử lí kịp thời trường hợp giáo viên bỏ lớp, giáo viên thực hiện không nghiêm túc chương trình.
- Tổ chức thực hiện tốt kỉ luật lao động trong nhà trường, khuyến khích giáo 
viên thực hiện tốt giờ lên lớp. 
- Thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy chế chuyên môn, quy định của ngành. Duy trì và thực hiện tốt giờ lên lớp.
2.5. Biện pháp quản lí việc dự giờ của giáo viên:
Dự giờ là công việc đặc thù, cơ bản, là biện pháp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho mỗi cá nhân giáo viên một cách hiệu quả nhất.
Căn cứ vào điều lệ Trường tiểu học thì đối với giáo viên số tiết dự giờ ít nhất 1 tiết/tuần, đối với tổ chuyên môn ít nhất 2 tiết/tuần. 
Để công tác dự giờ có hiệu quả, trước khi dự giờ giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định mục tiêu, xác định mảng kiến thức trọng tâm, lựa chọn phương pháp, đồ dùng dạy học, dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy.
Tiến hành dự giờ: khi dự giờ không trao đổi, làm việc riêng mà tập trung theo dõi hoạt động của thầy và trò, thông qua các hoạt động, hệ thống câu hỏi, câu trả lời và cách đánh giá học sinh của người dạy. 
Để có cơ sở đánh giá, đóng góp, xây dựng cho đồng nghiệp, để học tập ở đồng nghiệp, người dạy cũng chú ý lắng nghe bày tỏ quan điểm phân tích sư phạm cùng nhau đi đến thống nhất cho một tiết dạy, có những kiến nghị phù hợp.
Căn cứ công văn số 10358/BGD&ĐT-GDTH ngày 28 tháng 09 năm 2007 Hướng dẫn việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học trong quá trình đánh giá xếp loại. Quy định về cách đánh giá xếp loại tiết dạy gồm 4 lĩnh vực: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư pham, hiệu quả. Bốn lĩnh vực có điểm tối đa là 20; xếp loại: Tốt, Khá, Trung bình và chưa đạt. 
3. Biện pháp chỉ đạo về kiểm tra- đánh giá kết quả việc học tập của học sinh
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là thể hiện thành tích của giáo viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ và sự chỉ đạo cuả nhà trường. Do đó đánh giá với tinh thần nghiêm túc, thái độ khách quan, chống khuynh hướng nhận xét, đánh giá một cách hình thức, thiếu tinh thần trách nhiệm thì sẽ không khắc phục được những hạn chế mắc phải trong học sinh dẫn tới không chỉ hạn chế trong chất lượng giáo dục mà dẫn tới tiêu cực trong giáo dục, đánh giá không đúng, thiếu trung thực sẽ dẫn tới tình trạng nguy hiểm như học sinh ngồi nhằm lớp, thì ảnh hưởng đến uy tính của ngành giáo dục Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, hiệu trưởng có những biện pháp chỉ đạo như sau:
- Triển khai, phổ biến các văn bản quy định về kiểm tra đánh giá ; lập kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá theo thời điểm và phổ biến các quy định về nề nếp kiểm tra sâu rộng trong tập thể sư phạm của nhà trường.
- Tổ chuyên môn tiến hành nghiên cứu những quy định kiểm tra – đánh giá nhận xét học sinh, lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh thường xuyên và theo từng thời điểm. Nội dung kiểm tra học sinh theo thời điểm được đưa ra tập thể tổ trao đổi cùng thống nhất nội dung ôn tập và ra đề kiểm tra. Ngoài đánh giá về học lực, hạnh kiểm, sự rèn luyện của học sinh còn đánh giá về các phong trào như Vở sạch chữ đẹp, Tổ chức thực hiện tốt theo quy định tại thông tư 30 của Bộ GD&ĐT quy định về nhận xét đánh giá học sinh, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để đánh giá, tiến hành đánh giá đúng thực lực của học sinh ở từng môn học. 
 4 Biện pháp chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh
4.1. Xây dựng nề nếp, kỉ cương trong hoạt động học tập của học sinh:
Trong nhà trường, việc xây dựng nề nếp, kỉ cương có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ là điều kiện để thực hiện tốt việc dạy và học trên lớp mà còn giáo dục học sinh ý thức, chấp hành tổ chức kỉ luật góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh. Do đó cần:
- Xây dựng nội quy học sinh, triển khai sâu rộng trong giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh ngay đầu năm học. Đặc biệt người làm thầy phải chú ý lắng nghe ý kiến của người học để nghiên cứu và có biện pháp phát huy tài năng của học sinh và kịp thời uốn nắn giúp học sinh rèn phát triển đúng đắn hơn.
- Giáo viên tìm hiểu tâm lí của học sinh, tìm hiểu về khả năng và nhu cầu của từng em để có biện pháp giáo dục đạo đức, có biện pháp giúp đỡ sự rèn luyện của họ sinh. Tổ chức thi đua theo tổ, cá nhân học sinh về học tập, về lao động vệ sinh, về thực hiện nề nếp, thực hiện phong trào giúp bạn vượt khó, tổ chức bình chọn học sinh gương mẫu, tổ tiên tiến vào cuối tuần theo dõi thường xuyên và liên tục uốn nắn các hành vi của học sinh.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên – Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát động phong trào thi đua, động viên, khuyến khích học sinh chấp hành tốt nội quy, thường xuyên đánh giá xếp loại thi đua hàng tuần để kịp thời tuyên dương tập thể cá nhân có thành tích tốt, giúp cá nhân học sinh kịp thời điều chỉnh việc làm không phù hợp, khắc phục hạn chế của bản thân dần dần hoàn thiệ nhân cách ở học sinh.
4.2. Biện pháp chỉ đạo nhằm giáo dục động cơ học tập của học sinh:
Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản của học sinh, hoạt động này có hiệu quả cao hay không thỉ còn tùy thuộc vào tinh thần, thái độ học tập của các em. Vì vậy là người làm nhiệm vụ trồng người cần phải có biện pháp giáo dục cho học sinh tính tự giác trong học tập của học sinh, thông qua các tiết dạy giáo viên thường xuyên động viên khích lệ sự vươn lên trong học sinh, giáo dục và ươm mầm ước mơ, khơi dậy hoài bảo ở mỗi em.
Tổ chức các hội thi, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tài năng của mình, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện niềm đam mê.
Giáo dục học sinh thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao, nhân dịp lễ hội.
Giáo dục trong tiết sinh hoạt cuối tuần, trong tiết dạy, qua bài học, qua việc làm tốt của bạn, qua kết qua học tập của bạn, của bản thân học sinh,
Thông qua quá trình thực hiên tiết dạy của giáo trên lớp nên tạo ra cơ hội cho học sinh phát biểu, học sinh tích cực xây dựng bài, giáo dục cho học sinh hiểu học tập vừa là quyền được học lại vừa là nhiệm vụ của các em. Tạo ra cnhu cầu hứng thú về sự hiểu biết dần dần hình thành nhu cầu học tập với tinh thần tự giác, thái độ đúng đắn.
4.3. Biện pháp chỉ đạo tổ chức phối hợp các hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa:
Nhằm để giúp học sinh hoàn thiện hơn thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, của chính quyền địa phương chung tay tuyên truyền, vận động để cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt cho con mình học tập ở trường cũng như học tập ở nhà: nên tạo cho các em góc học tập tại nhà, có lịch học, thời khóa biểu học hợp lí, thường xuyên nhắc nhở, động viên con học tập, kiểm tra việc học tập của con một cách thường xuyên
Cùng với giáo viên chủ nhiệm giáo dục con mình phát triển toàn diện, giáo dục đạo đức, giáo dục tính trung thực trong mõi lĩnh vực, biết đọc sách, tự làm bài tập ở vở bài tập hoặc bài tập nâng cao
4.4. Biện pháp chỉ đạo về việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành:
Căn cứ hồ sơ tuyển sinh, biên bản bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên và kết quả khảo sát đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chịu trách nhiệm phái có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành. Giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành và phân nhóm. Để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp, nâng dần chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức:
Xây dượng kế hoạch dạy học phù hợp, cải tiến phương pháp dạy học theo đối tượng học sinh, quan tâm và kịp thời giúp đỡ học sinh yếu bằng cách giao việc phù hợp, nâng dần, động viên, tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập với tập thể, cũng như quan tâm học sinh chưa hoàn thành công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một trong những công tác mũi nhọn của nhà trường. Giáo viên không nên xem thường mà không chuẩn bị riêng cho hững học sinh này bài tập khó thì có nguy cơ gây ra sự nhàm chán đối với các em. Vì với các bài tập ở sách giáo khoa các em đều làm được. Thời gian còn lại các em chỉ ngồi chờ nếu cứ lập đi lập lại tình trạng này thì sẽ gây ức chế hưng phấn học tập của học sinh, kìm hảm sự phát triển của tư duy của trẻ . Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải hết sức chú ý và giao việc phù hợp mới phát triển tài năng của tuổi thơ.
5. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: 
Là mối quan hệ không thể thiếu trong nhà trường phổ thông đặt biệt là trong trường tiểu học. nhà trường phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm huy động mọi lực lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh. Là cánh tay đắc lực hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho tập thể cán bộ giáo viên, tạo điều kiện trang bị đồ dùng dạy học, là nguồn động viên lớn đối với ý thức học tập và rèn luyện của học sinh.
Lệ Ninh, ngày 7 tháng 10 năm 2015
Người viết
 Trần Thị Ngọc Quế

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan