Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn vẽ theo mẫu lớp 5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài:

Vẽ theo mẫu là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục mỹ thuật.

Việc giúp cho học sinh xác định bố cục, hình dáng, đặc điểm, cấu trúc của các

đồ vật bằng cách miêu tả đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc thông qua

việc so sánh, phân tích là rất cần thiết. Nhằm hình thành và phát triển ở học

sinh các kĩ năng sử dụng hình vẽ (quan sát, sắp xếp, miêu tả) và cung cấp

những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Mỹ thuật,giúp học sinh có

khả năng dùng hình vẽ để học tập, giao tiếp trong các môi trường hoạt động

của lứa tuổi.

Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ

bản về “nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó, người

học Mỹ thuật nói chung, học sinh tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ

đẹp của đồ vật (hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc). Những biểu tượng đó

là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng sáng tạo ở các phân môn

khác.

Trong chương trình Mỹ thuật lớp 5, Vẽ theo mẫu chính là một trong các

phân môn rèn luyện kĩ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình cho học sinh. Thông qua

phân môn này, các em được rèn kĩ năng quan sát qua các vật mẫu có sẵn trên

bảng, trong giờ thực hành và kĩ năng vẽ hình được rèn qua hình thức nhận xét

vật mẫu đã được quan sát. Qua luyện tập thực hành, học sinh được củng cố,

mở rộng và tích cực hóa về cách sắp xếp bố cục cân đối, phát triển tư duy

logic trong bài vẽ tranh và vẽ trang trí, nâng cao tính kiên trì, chịu khó trong

các bài học khác. Từ những hình vẽ các em được quan sát, được thể hiện, học

sinh có được vốn tạo hình phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và tư duy của

các em cũng được nâng lên. Đồng thời, phân môn Vẽ theo mẫu tiếp tục bồi

dưỡng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, trau dồi cho các em hứng thú vẽ

hình và vẽ đậm nhạt. Những bài vẽ theo mẫu ở lớp 5 vốn là các bài tập vẽ về

các hình khối( khối trụ, khối cầu ). Tác dụng của nó thấm thía hơn thông

qua những môn học khác của học sinh bởi vì khi vẽ lại vật mẫu, học sinh có

điều kiện tưởng tượng sâu hơn về không gian hai chiều hoặc ba chiều khi

quan sát các sự vật ngoài cuộc sống. Như vậy, Vẽ theo mẫu thực sự là một

phân môn đóng vai trò quan trọng góp phần vào việc bồi dưỡng khả năng

quan sát và thể hiện hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc cho học sinh.

Đồng thời đó là một phân môn gây hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh khi thể

hiện khả năng vẽ hình.

pdf37 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn vẽ theo mẫu lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm của mẫu. 
Ví dụ: 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ 
+Máy: Hiệu ứng các bước vẽ theo mẫu có 2 đồ vật (kết hợp GV chỉ vào 
hình hướng dẫn) 
+Máy đa vật thể: GV vẽ mẫu có gợi đậm nhạt. 
- GV cho HS quan sát mẫu vẽ. Chú ý: (với mẫu vẽ khác nhau cũng có 
các bước như thế) chỉ vào vật mẫu và phân tích . 
+ So sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của mẫu? (vẽ khung hình chung 
và khung hình riêng) 
+ Hình dáng 2 vật mẫu nằm trong khung hình gì? 
+ Khung hình chung của từng vật mẫu? 
Giáo viên vẽ từng bước và cho học sinh tự nêu lại: 
- Vẽ đường trục vật mẫu (nếu có) và tìm tỉ lệ: Miệng, cổ, vai , thân. 
- Vẽ nét chính, sau đó sửa chi tiết. 
- Vẽ đậm nhạt. 
3.4. Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét - cảm nghĩ, 
hướng dẫn học sinh vẽ đậm nhạt bằng cảm nhận của mình. 
Khi hướng dẫn học sinh vẽ, tôi lưu ý cho học sinh nắm chắc yêu cầu của 
đề bài. Khi hình vẽ được hoàn chỉnh, học sinh cần quan sát mẫu để xác định 
các mảng đậm, nhạt trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật mẫu. Từ đó học sinh 
biết cách vẽ đậm nhạt, thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu dựa trên câu 
hỏi gợi ý. Muốn cho học sinh xác định được ánh chiếu như thế nào giáo viên 
cần thống nhất cách đặt mẫu. Đóng cửa một bên để cho ánh sáng chiếu vào 
theo một chiều học sinh dễ phát hiện. Gợi ý học sinh bằng câu hỏi gợi mở: 
Ví dụ: 
+Ánh sáng từ bên nào chiếu vào? 
+So sánh độ đậm nhạt của 2 vật mẫu? 
+Vật mẫu có khối tròn ánh sáng tập trung ở phần nào là chủ yếu? 
+Khối hộp ánh sáng chiếu như thế nào? 
21 | 2 8 
 Như vậy, cùng một kiểu bài có phương pháp dạy giống nhau nhưng với 
mỗi bài cụ thể, tôi luôn chú ý tìm hiểu để hướng dẫn học sinh sao cho phù 
hợp với nội dung từng bài. Nhờ vậy, các em đã nắm được yêu cầu khi vẽ lại 
vật mẫu vào vở của mình và vẽ tương đối tốt. 
4. Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình trước các bạn: 
Niềm say mê học hỏi và hứng thú học tập của học sinh được tạo ra 
không chỉ nhờ những giờ học được giáo viên tổ chức một cách hấp dẫn và 
khác thường. Bí quyết làm nảy sinh hứng thú và niềm say mê học tập của trẻ 
là phải làm cho các em đạt được thành công. Chỉ có niềm tự hào, cảm giác 
xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn học hỏi và 
nâng cao hiểu biết. Hiểu được điều đó, trong giờ Vẽ theo mẫu có cơ hội được 
rèn luyện và thể hiện khả năng của mình để các em có niềm tin vào bản thân, 
tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Bởi vì, nếu không đạt được kết quả, học 
sinh sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng giờ học sẽ chỉ là giờ “trổ tài” của 
một số học sinh có khả năng. Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít 
nhiều thành công trong giờ học, tôi chú trọng khâu chuẩn bị tinh thần cho học 
sinh để mỗi em đến lớp đều muốn vẽ. Trước giờ vẽ theo mẫu một tuần, tôi 
dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết vẽ tuần sau. Tôi yêu cầu học sinh cùng tham 
gia chuẩn bị mẫu vẽ. Học sinh phân công trong nhóm mang theo đồ vật, hoa 
quả để bày tùy theo nội dung bài học(Có thể bày 3 hoặc 4 nhóm mẫu để học 
sinh vẽ theo nhóm). Các nhóm mẫu có thể giống hoặc khác nhau tùy theo yêu 
cầu của bài. Tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu chung của bài. 
Như vậy, bằng cách tạo cơ hội cho mọi học sinh được rèn luyện, được 
thể hiện mình trước các bạn, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú khi học Vẽ 
theo mẫu, có ý thức chuẩn bị bài, luôn cố gắng phấn đấu để tiến bộ và vẽ đẹp 
hơn, cân đối hơn. Đồng thời các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn khi tham 
gia vẽ trên bảng, trước lớp. 
5. Tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Vẽ theo mẫu: 
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học 
sinh. 
5.1. Vai trò của trò chơi học tập:Theo tôi trong dạy học nói chung, phân môn 
Vẽ theo mẫu nói riêng, việc tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh vào bất 
cứ phần nào của bài học đều mang lại hiệu quả cho giờ học bởi vì: 
- Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập. 
- Làm không khí trong lớp trở nên thoải mái, dễ chịu. 
- Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. 
22 | 2 8 
- Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. 
- Học sinh được củng cố, hệ thống hoá kiến thức. 
5.2. Các yêu cầu của trò chơi học tập: 
 Trò chơi học tập chỉ có hiệu quả khi nó đạt một số yêu cầu sau: 
- Các trò chơi phải gây hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh. 
- Các trò chơi phải thu hút được đa số (hoặc tất cả) học sinh tham gia. 
- Các trò chơi phù hợp, vừa sức, đảm bảo thời gian không ảnh hưởng đến 
tiết học khác. 
- Trò chơi phải gắn với mục đích, yêu cầu của bài, không đơn thuần là giải trí. 
5.3. Cách xây dựng một trò chơi: 
Khi tổ chức một hoạt động học tập trở thành trò chơi, tôi chú ý một số 
điểm: 
- Phải có tính thi đua giữa các nhóm hoặc cá nhân với nhau. 
- Có qui định về thưởng, phạt. 
- Có cách chơi rõ ràng (bao gồm cả thời gian). 
- Có cách tính điểm hợp lí. 
5.4. Cách tổ chức một trò chơi: 
 Để tổ chức một trò chơi học tập, tôi tiến hành các bước sau: 
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi, phổ biến 
luật chơi. 
- Cử Ban giám khảo. 
- Cho học sinh chơi thử (nếu cần). 
- Chơi thật. 
- Nhật xét. 
- Công bố kết quả của trò chơi (có thể “thưởng” người thắng cuộc, 
“phạt” người thua cuộc). 
- Kết thúc: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được những gì qua trò 
chơi đó hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi. 
5.5. Những trò chơi học tập có thể sử dụng trong các tiết dạy Vẽ theo mẫu: 
Trong các giờ học Vẽ theo mẫu, nếu hình thức tổ chức hoạt động ở các 
tiết học đều giống nhau, không thay đổi không khí học tập thì các em sẽ thấy 
đơn điệu, mau chán và không thu hút được học sinh. Nhận thức được điều 
này, tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi trong giờ Vẽ 
theo mẫu. Sau đây tôi xin trình bày một số trò chơi học tập bản thân đã sử 
dụng trong giờ dạy: 
23 | 2 8 
Trò chơi tìm tên vật mẫu qua câu đố: 
a. Mục đích: 
Tạo hứng thú cho tiết học và có sự liên kết với bài mới. 
b. Chuẩn bị: 
Tạo ô chữ trên slide hoặc ghép ô ở trên bảng 
c. Cách tiến hành: 
Chọn 2 đội lên ghép ô chữ(4 học sinh) hoặc gọi đại diện nhóm lên trả lời theo 
câu hỏi đối với bài vẽ “Lọ hoa và quả” 
+Nói đến loại quả này mình nghĩ ngay đến nhà Bác học Newton? 
+Một đồ vật dùng để cắm hoa có 5 chữ? 
Trò chơi Thi vẽ hình liên hoàn: 
a. Mục đích: 
- Luyện tập về cách vẽ cùng hình dáng nhưng vẽ được nhiều mẫu khác nhau 
b. Chuẩn bị: 
Chuẩn bị 2 khổ giấy A3 gắn trên bảng, bút dạ 
c. Cách tiến hành: 
 Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 đại diện lên thi vẽ về hình theo yêu cầu(từ 
các hình tròn có sẵn vẽ thành những hình có ý nghĩa), trong thời gian 1 phút. 
Hình vẽ trùng nhau giữa 2 đội không tính 
- Kết thúc cuộc thi, GV cùng Ban giám khảo nhận xét, đánh giá và chọn giải 
Nhất, Nhì, Ba ; tuyên dương nhóm thi vẽ liên hoàn đạt kết quả tốt ( hoặc 
trao phần thưởng, nếu có). 
6. Dạy Vẽ theo mẫu kết hợp với các phân môn khác: 
6.1. Dạy Vẽ theo mẫu kết hợp với phân môn Vẽ trang trí: 
Trong chương trình Mỹ thuật lớp5, phân môn Vẽ theo mẫu được dạy kết 
hợp vẽ với quan sát và nhận xét là chủ yếu. Chính vì vậy, muốn dạy Vẽ theo 
mẫu đạt hiệu quả, cần kết hợp tốt với phân môn Vẽ trang trí vì trang trí đòi 
hỏi sự khéo léo, cẩn thận khi vẽ hình, Vẽ theo mẫu cũng đòi hỏi sự cẩn thận 
và tính kiên trì ấy. Để giúp các em dễ nắm bắt về hình vẽ, ở phần dạy cách vẽ, 
tôi chú ý phân tích kĩ các câu hỏi qua từng bước vẽ trong bài. Đồng thời, tôi 
cho các em luyện quan sát qua các câu hỏi đối với nội dung từng bài học. Từ 
việc quan sát bài mẫu, tìm hiểu cách thể hiện và cảm nhận được đặc điểm 
hình vẽ trong bài, học sinh có thể dễ dàngvẽ lại được hình mẫu hay họa tiết 
trang trí. 
24 | 2 8 
6.2. Dạy Vẽ theo mẫu kết hợp với phân môn Vẽ tranh: 
Vẽ tranh là một phân môn chủ yếu rèn kĩ năng sử dụng mầu sắc, đậm 
nhạt trong bức tranh, trong đó rèn kĩ năng vẽ rõ sắc độ đậm nhạt là rất cần 
thiết. Trong chương trình Vẽ tranh có phần thể hiện sắc độ đậm nhạt liên quan 
đến phân môn Vẽ theo mẫu. Nắm được điều đó, trong tiết Vẽ tranh, tôi hướng 
dẫn học sinh vận dụng bài học vẽ đậm nhạt ở tiết vẽ theo mẫu để hoàn thành 
bài. 
Ví dụ: 
Vẽ tranh theo một đề tài nào đấy cũng cần phải có độ đậm, vừa và sáng (Như 
tranh vẽ về chủ đề học tập thì hình ảnh chính phải nổi bật, phải rõ sắc độ đậm 
nhạt). Giống như bài Vẽ theo mầu cũng thế, phân môn Vẽ theo mẫu hỗ trợ 
cách vẽ đậm nhạt cho bài vẽ tranh rất nhiều. 
6.3. Dạy Vẽ theo mẫu kết hợp với phân môn Thường thức mỹ thuật: 
Trong chương trình phân môn Thường thức mỹ thuật rèn luyện cho học 
sinh kỹ năng nhận xét tranh vẽ của các tác giả. Từ cách nhận xét trên học sinh 
sẽ biết cách nhận xét vật mẫu đúng và chính xác hơn. Mỗi một bài Vẽ theo 
mẫu bao giờ cũng có bước nhận xét, so sánh vật mẫu với nhau, bài Thường 
thức mỹ thuật chủ yếu là nhận xét tranh nên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quan sát 
vật mẫu. 
IV. Kết quả thực hiện: 
 Với việc áp dụng các biện pháp nói trên trong quá trình giảng dạy phân 
môn Vẽ theo mẫu, tôi nhận thấy: 
- Không khí lớp trong giờ học Vẽ theo mẫu rất vui, sôi nổi. 
- Học sinh rất thích giờ học Vẽ theo mẫu, hào hứng, mạnh dạn, tự tin 
hơn. 
- Nhiều học sinh biết vẽ theo đúng yêu cầu của bài và đã có sáng tạo 
trong khi vẽ đậm nhạt. 
- Học sinh có thói quen sử dụng đồ dùng học tập, có ý thức chuẩn bị 
cho bài học sau. 
- Kĩ năng vẽ hình của học sinh đã tốt hơn, các em mạnh dạn, tự tin thể 
trong hoạt động thực hành. Đặc biệt, một số học sinh lớp tôi phụ trách có khả 
năng vẽ tham gia các cuộc thi rất tốt và tích cực tham gia phong trào vẽ tranh 
do nhà trường phát động, các hoạt động tập thể của các chương trình vẽ tranh 
khác,... Trong cuộc thi “Việt Nam Airline” tổ chức có em Diệu Hương đạt giả 
C. 
25 | 2 8 
Việc rèn kĩ năng vẽ hình học sinh ở phân môn Vẽ theo mẫu cũng đã 
góp phần giúp cho kết quả bài Vẽ tranh của các em được nâng lên. Các em đã 
biết trình bày bố cục, rõ ràng, có trọng tâm, liên kết các hình ảnh chính phụ 
phù hợp rất, hình vẽ sinh động. Nhờ thế mà kết quả học phân môn Vẽ tranh 
cũng như phân môn Vẽ trang trí của học sinh lớp tôi giảng dạy ngày càng 
được nâng cao. 
Cụ thể tôi đã cho học sinh viết lên giấy với những yêu cầu như sau: 
Câu 1. Em có thích học phân môn vẽ theo mẫu không? 
A. Có 
B. Không 
Câu 2. Em thích bước vẽ màu trong bài vẽ theo mẫu không? 
A. Có 
B. Không 
Câu 3. Em có thích vẽ đậm nhạt bằng bút chì? 
A. Có 
B. Không 
Câu 4. Em có biết cách đặt mẫu như thế nào là hợp lý không? 
A. Có 
B. Không 
Câu 5. Để tiến hành bài vẽ theo mẫu gồm có mấy bước? 
A. 3 bước 
B. 4 bước 
C. 5 bước 
Câu 6. Trước khi vẽ đậm nhạt ta cần phải làm gì? 
A. Đánh liền 
B. Đánh đậm một chỗ 
C. Hướng ánh sáng 
D. Phác mảng đậm nhạt 
Tổng kết: Phương án A có 24% học sinh 
 B có 37,4% học sinh 
 C có 26,5% học sinh 
 D có 17% học sinh 
Qua kết quả trên tôi thấy học sinh đã bước đầu có ý thức về các phương pháp 
vẽ bài. 
26 | 2 8 
*Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng đầu năm tôi đã thăm dò: 
* Kết quả khảo sát học sinh sau mỗi giai đoạn đạt tỉ lệ như sau: 
 So sánh các con số trên với nhau tôi thấy chất lượng học sinh tiến bộ rõ 
rệt. Nhiều bạn từ chỗ không muốn vẽ bài, còn nhiều bài chưa hoàn thành thì 
đến bây giờ không những đã hoàn thành gần hết những bài đã học, mà còn 
yêu thích môn học này như em Chung Đức Tuấn lớp 5D, Nguyễn Khánh Toàn 
lớp 5E, Nghiêm Đức Thắng 5E 
 Bản thân tôi cũng thấy mình tự tin, vững vàng hơn khi dạy phân môn Vẽ 
theo mẫu. Nhờ vậy, trong năm học 2014 - 2015, tôi đã thực hiện chuyên đề 
tiết Vẽ theo mẫu đạt hiệu quả cao thể hiện ở một số bài hoàn thành của học 
sinh dưới đây: 
Yêu cầu Kết quả 
a. Cách sắp mẫu và nhận xét 
mẫu. 
60% học sinh chưa hiểu về cách sắp xếp mẫu 
như thế nào là hợp lý. 
b. Cách tìm bố cục và dựng 
hình. 
45% học sinh tìm bố cục còn xộc xệch và 
phác hình chưa ổn. 
c. Cách ước lượng, phác 
khung hình chung và riêng 
của vật mẫu. 
80% học sinh còn yếu trong cách tìm khung 
hình chung và khung hình riêng. 
d. Cách vẽ đậm, nhạt và màu 
trong vẽ theo mẫu. 
55% học sinh chưa phân biệt được các mảng 
đậm nhạt trên mẫu. 
Thời gian Tổng số HS HS vẽ hình tốt HS vẽ hình chưa tốt 
Đầu năm 164 55 - 33 % 109 - 67 % 
Giữa HK I 164 68 - 41, 4 % 96 – 58,6 % 
Cuối HK I 164 88 - 53,6 % 76 - 46,4 % 
Giữa HK II 164 112 - 68,2 % 52 - 31,8 % 
27 | 2 8 
 Việt Thành(5C) Diệu Hương(5D) 
 Xuân Bách(5D) Hương giang(5D) 
28 | 2 8 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận: 
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện Một số biện pháp nâng cao 
chất lượng dạy - học phân môn Vẽ theo mẫu lớp 5, tôi nhận thấy Mỹ thuật là 
một môn học nhằm cung cấp kiến thức nhưng lại thuộc lĩnh vực nghệ thuật. 
Vì vậy khi vận dụng các phương pháp tổ chức dạy học phải hết sức linh hoạt, 
phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên không đòi hỏi bắt 
buộc tất cả học sinh phải làm bài như nhau và tuân thủ một cách máy móc, 
rập khuôn theo cái chung, theo định hướng của một khuôn mẫu nhất định. 
Học sinh tuy vẽ cùng một mẫu nhưng sản phẩm sẽ khác nhau về nét vẽ, 
về hình, về bố cục. Vì thế, có thể nói kết quả học tập của học sinh phụ thuộc 
vào sự “giàu có” kiến thức, vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên. Nhưng 
có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là khả năng cảm nhận của học sinh. Bởi lẽ, học 
sinh có thích thú thì mới chịu suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của 
mình. Vẽ có cảm xúc bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao. Vì thế, dạy-học 
môn Mỹ thuật không đơn giản là dạy và học kĩ thuật như ban đầu tôi đã nói 
mà ở đây là dạy kết hợp với học cảm thụ thế giới xung quanh. Bắt buộc, gò ép 
học sinh trong học Mỹ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu. 
Vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học tích cực như: phương 
pháp làm việc theo nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp luyện 
tập(làm việc cá nhân), phương pháp quan sát, nêu vấn đềTôi thấy các giờ 
dạy Vẽ theo mẫu đã tạo cho học sinh hứng thú học tập, khả năng vẽ theo mẫu 
của học sinh nâng lên rõ rệt, đồng thời giúp tôi nâng cao chuyên môn của 
mình trong việc truyền đạt khả năng cảm thụ cái đẹp, thị hiếu thẩm mĩ trong 
học sinh qua việc miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, không 
gian và màu sắc trong Vẽ theo mẫu. 
Để mang lại hiệu quả đó, theo tôi, người giáo viên phải nắm vững nội 
dung chương trình, phương pháp dạy Vẽ theo mẫu lớp 5, đầu tư thời gian một 
cách hợp lí để chuẩn bị phương tiện dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học 
sao cho phù hợp với tiết dạy, quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Đồng thời 
giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo để mang lại cho tất cả học sinh 
niềm say mê, hứng thú khi học môn Vẽ theo mẫu. Bên cạnh đấy chú ý dặn dò 
học sinh chuẩn bị kĩ, đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho một tiết học là điều 
cần thiết để mang lại thành công cho tết học. Trong quá trình áp dụng vào bài 
29 | 2 8 
giảng, tôi nhận thấy phần khởi động và phần thực hành của tiết học là phần 
học sinh rất yêu thích. Và đây cũng là phần tôi áp dụng thành công nhất. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc nâng cao chất 
lượng dạy - học phân môn Vẽ theo mẫu lớp5 mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng 
trong quá trình giảng dạy. Có lẽ đề tài của tôi còn chưa thật hoàn chỉnh, tôi rất 
mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để 
kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện góp phần đưa sự 
nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. 
II. Khuyến nghị: 
Qua những gì đã trình bày ở trên tôi xin có một số đề xuất sau: 
- Mỹ thuật là môn học có những đặc thù khác biệt so với các môn học 
khác nên rất cần có phòng học dành riêng cho giờ học, nhất là với phân môn 
Vẽ theo mẫu. 
- Tạo điều kiện hỗ trợ mua vật mẫu sinh động, đa dạng hơn. 
- Bố trí cho giáo viên được đi thăm quan, dự thêm nhiều lớp tập huấn 
tạo cơ hội cho giáo viên học hỏi, trau dồi, đúc kết được những kinh nghiệm 
hay , bổ ích cho bản thân nhằm áp dụng vào việc dạy và tổ chức các hoạt 
động vui chơi, học tập được dễ dàng hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Hà Hội, ngày 19 tháng 4 năm 2015 
30 | 2 8 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa, sách giá viên Mỹ thuật lớp 5 - Nhà xuất bản giáo dục 
2.Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học Mỹ thuậ t- Nhà xuất bản giáo dục 
3. Tự học vẽ – Phạm Viết Song - Nhà xuất bản giáo dục 
4. Tài liệu dạy học môn mỹ thuật. –Nhiều tác giả 
 PHỤ LỤC 
Thứ ba, ngày 09 tháng 12 năm 2014 
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 
Môn: Mỹ thuật 
Tiết 12 Tuần 12: VẼ THEO MẪU 
Mẫu có hai đồ vật 
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Nhận biết được hình dáng, tỉ lệ hai vật mẫu. 
- Kỹ năng: Biết cách vẽ từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai vật gần giống 
mẫu. 
- Thái độ: HS yêu thích vẻ đẹp các đồ vật. 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: -Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài vẽ học sinh năm trước. 
 -Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu đa vật thể, vật mẫu. 
2. Học sinh: -Sách giáo khoa, vở tập vẽ, bút chì, tẩy. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
TG Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của 
học sinh 
1p' I.Mở đầu 
Ổn định tổ chức 
-GV cho HS chơi trò đố chữ 
+5 chữ: một tên đồ vật dùng để cắm 
hoa? 
+3 chữ: Nói đến quả này nghĩ đến bác 
Newton 
-HS nhận xét, 
trả lời 
1p' II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Bài 14: Vẽ theo 
mẫu 
Mẫu có hai đồ vật 
-GV ghi bảng 
-HS lắng nghe 
6p' 2.Hướng dẫn vẽ 
-HĐ 1: Quan sát, 
nhận xét. 
*Mục tiêu: HS 
nhận biết về dáng, 
tỉ lệ, màu sắc đậm 
-Máy chiếu: HS xem tranh mẫu (4 
tranh) 
+Trên màn hình có bao nhiêu mẫu vẽ. 
+Mỗi mẫu có mấy vật, gồm những vật 
gì? 
+Đồ vật có hình gì? 
-HSQS 
-HSTL, HS 
khác bổ sung. 
-HSQS,NX 
 nhạt của vật mẫu -GV cho HS xem 4 cách bày mẫu khác 
nhau. 
-GV cùng HS thống nhất cách bày mẫu. 
+Vật mẫu nào ở gần con hơn, vật nào ở 
xa? 
+Các vật mẫu có che khuất nhau 
không? 
+Hình dáng của từng vật mẫu?(Tỉ lệ, 
màu sắc, độ đậm nhạt) 
+Ánh sáng từ bên nào chiếu vào? 
-GV chốt: Khi nhìn mẫu ở các hướng 
khác nhau, vị trí các vật mẫu sẽ thay 
đổi khác nhau. Tùy vào góc ngồi của 
mình, các con điều chỉnh bố cục cân 
đối và hợp lý trong khổ giấy. 
-HSNX vật 
mẫu. 
-HSTL, HS 
khác bổ sung. 
-HSQS, TL. 
-HS lắng nghe. 
6p' HĐ 2: Hướng dẫn 
cách vẽ. 
*Mục tiêu: HS biết 
cách vẽ từ bao quát 
đến chi tiết 2 vật 
mẫu.(Lọ hoa và 
quả táo). 
-GV hướng dẫn HS cách vẽ 
+Máy: Hiệu ứng các bước vẽ theo mẫu 
có 2 đồ vật (kết hợp GV chỉ vào hình 
hướng dẫn) 
+Máy đa vật thể: GV vẽ mẫu có gợi 
đậm nhạt. 
-GV cho HS quan sát mẫu vẽ. Chú ý: 
(với mẫu vẽ khác nhau cũng có các 
bước như thế) chỉ vào vật mẫu và phân 
tích. 
+So sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang 
của mẫu (vẽ khung hình chung và 
khung hình riêng) 
+Vẽ đường trục vật mẫu (nếu có) và 
tìm tỉ lệ: Miệng, cổ, vai , thân. 
+Vẽ nét chính, sau đó sửa chi tiết. 
+Vẽ đậm nhạt. 
-Cho HS xem bài vẽ của HS năm trước 
(bố cục, hình dáng, đậm nhạt) 
-GV nhận xét, định hướng cho HS. 
-HS lắng nghe 
-HSQS, NX 
-HSQS, lắng 
nghe 
-HSTL, HS 
khác bổ sung. 
-HS tự nhận xét 
bài vẽ. 
20
p' 
3. Thực hành 
*Mục tiêu: Vẽ 
được hình dáng 2 
đồ vật (lọ hoa và 
quả táo) gần giống 
mẫu và gợi được 
đậm nhạt. 
-GV nêu yêu cầu của bài. 
-GV bao quát, giúp đỡ hoàn thành bài. 
+Nhắc các con không dùng thước kẻ. 
+NX đánh giá vào một số vở hs đã 
hoàn thành 
+Thu bài 1 số HS gắn lên bảng. 
-HS lắng nghe 
-HS thực hành 
trong vở tập vẽ. 
4p' 4. Đánh giá, nhận 
xét 
*Mục tiêu: Biết 
nhận xét được hình 
dáng, đậm nhạt, bố 
cục 2 vật mẫu. 
-Sử dụng máy chiếu đa vật thể 
+Em thích bài nào? Vì sao? 
-GV liên hệ thực tế 
-Nhận xét chung bài vẽ của HS. 
-HS nhận xét 
bài theo cảm 
nhận riêng. 
1p' III. Kết thúc -GV nhận xét chi tiết, dặn dò 
Quan sát chân dung bạn cùng lớp và 
người thân 
-HS lắng nghe 
Rút kinh nghiệm:................................................................................................ 
 *Dưới đây là một số bài vẽ đẹp của học sinh: 
Hồng Anh(5E) 
Thu Thủy (5D) 
Hà My(5C) Thảo Nguyên (5D) 
 Tiến Dũng(5D) Long(5E) 

File đính kèm:

  • pdfmythuat_5_vuthithuy_THkhuongmai.pdf
Sáng Kiến Liên Quan