Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác đội tại trường Tiểu học

Thực tế, các trường tiểu học đều hướng tới mục tiêu giáo dục trên nhưng thực hiện chưa đồng đều và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu phát triển học sinh toàn diện đức - trí - lao - thể - mĩ, chúng ta phải giáo dục các em trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội phải chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thu hút được toàn thể đội viên và nhi đồng tham gia một cách tích cực, có hiệu quả. Thông qua các hoạt động đó nhằm giúp các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu học tập và rèn luyện trở thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

doc23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác đội tại trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN .....................
 -------***-------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG 
 TÁC ĐỘI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 Lĩnh vực : Công tác Đội
 Cấp học : Tiểu học
 Tên tác giả: Nguyễn Đình Dũng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ..................
 Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách
 N¨m häc 2022 - 2023 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐỘI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 Phần I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - Lý do chọn đề tài
* Lý do về mặt lý luận:
Trong công cuộc đổi mới công nghiệp 4.0, con người được đặt ở trung tâm chiến 
lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là 
những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Hơn nữa, đứng trước 
những nhu cầu và sự phát triển đa dạng phong phú của thiếu nhi, đòi hỏi những 
người làm công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng phải cố gắng, phấn 
đấu để thực sự trở thành những nhà giáo dục, có đầy đủ những kiến thức khoa 
học về công tác xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi. Điều lệ Đội nêu rõ tính 
chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ 
Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh phụ trách” . Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện 
và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt 
Nam từ năm 2001 - 2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoá VIII) đã khẳng định: 
“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao đời sống vật chất 
tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành 
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi 
mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được 
đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn 
vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư 
cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Đáp ứng yêu cầu về con người , mục tiêu 
giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh tiểu học nói riêng có nhiệm vụ 
đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức 
văn hoá , đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội. 
Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban 
đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ 
năng cơ bản giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách. Trong số các lực 
lượng giáo dục tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giữ vị trí vô 
cùng quan trọng.
* Lý do về thực tiễn:
Thực tế, các trường tiểu học đều hướng tới mục tiêu giáo dục trên nhưng thực 
hiện chưa đồng đều và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu phát triển học sinh toàn 
 2/21 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐỘI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 
* Lý do lựa chọn về năng lực nghiên cứu
 Thực tế hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội của một số trường 
chưa có sự đầu tư, còn thiếu thốn như: Phòng Đội, trống, cờ, các loại sổ sách, 
tạp chí về nghiệp vụ và một số thiết bị khác phục vụ cho hoạt động Đội. Mặt 
khác, các hoạt động đội còn nhàm chán, chưa gây hứng thú cho học sinh. Từ 
những vấn đề và thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi đã mạnh 
dạn nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng công tác Đội ở trường Tiểu học” tại Liên đội trường Tiểu học Khương 
Đình đạt hiệu quả cao. Mong rằng đây sẽ là tài liệu nhỏ hữu ích để giúp các giáo 
viên làm Tổng phụ trách có thêm cách làm việc hiệu quả, để công tác Tổng phụ 
trách Đội trở nên nhẹ nhàng và trở thành đam mê của mỗi người khi lựa chọn 
cho mình công việc tuy vất vả những cũng rất nhiều thú vị này. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp giáo dục trực quan: Lập bảng khảo sát thực trạng hoạt động Đội 
của các chi đội, lớp trong Liên đội từ đó cho thấy khả năng giáo dục học sinh 
thông qua hoạt động này.
- Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra về thực trạng hoạt động SHDC.
- Phương pháp vấn đáp, trao đổi và trò chuyện với học sinh về nội dung các hoạt 
động Đội.
- Phương pháp Tổng kết kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất 
lượng tiết sinh hoạt dưới cờ thông các các hoạt động của Liên đội.
- Đọc tài liệu, tìm hiểu tài liệu để có được những hiểu biết cơ bản về xây dựng 
kế hoạch trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí cựu tổng phụ trách và các 
đồng chí tổng phụ trách đã và đang làn tổng phụ trách các trường bạn trong 
Quận và Thành phố.
 - Thực hiện và rút kinh nghiệm ngay trong công việc hàng ngày của một Tổng 
phụ trách Đội.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi : Trường tiểu học đang công tác
- Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9/2022 và kết thúc vào tháng 3/2023
- Đối tượng: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Đội tại trường tiểu 
học.
4. Mục đích nghiên cứu:
 4/21 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐỘI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 
 PHẦN II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
* Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học:
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội 
ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự 
nhiên, tự động, trẻ trung của chúng (chớ nên làm cho chúng hóa ra những người 
già sớm)...Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm 
cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học”.
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác 
Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải luôn lấy lời 
dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên cạnh việc 
dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình thức giáo 
dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hợp cả ba 
yếu tố đức dục, trí dục, thể dục.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã 
tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, nắm bắt 
được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, 
thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà 
chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi 
chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em 
sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
*. Vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường: 
Trong nhà trường, tổ chức Đội đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức Đội tạo ra 
phong trào hoạt động Đội - là nơi thiếu nhi được tắm mình trong bầu không khí 
vui tươi, trong lành sau mỗi giờ học căng thẳng. Hoạt động Đội là một trong 
những hoạt động hiệu quả trong các tiết sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoài giờ 
lên lớp trong nhà trường, sinh hoạt dưới cờ thường diễn ra vào thứ 2 hàng tuần, 
điều đó đem lại hứng khởi cho học sinh khi bắt đầu một tuần học tập mới. 
Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự 
chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu 
các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn 
mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác 
giáo dục mong muốn.
 6/21 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐỘI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 
+ Hoàn thiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động.
 Thứ hai: Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên đội TNTP.
Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện chương trình hoạt động theo kế hoạch là khâu then 
chốt trong toàn bộ hoạt động của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Nó không 
những thể hiện tính đúng đắn, khoa học, của chương trình hoạt động đã được 
xây dựng mà còn chứng tỏ bản lĩnh, tài năng, sự năng động, sang tạo của giáo 
viên làm Tổng phụ trách Đội trong công tác của mình. Vì vậy trong tổ chức, chỉ 
đạo giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cần phải kiên quyết tránh “đầu voi, đuôi 
chuột”, tập trung vào các khâu sau:
Cần phải làm cho nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của Liên đội đi 
vào suy nghĩ và tâm hồn của mỗi nhi đồng, đội viên. Muốn vậy, cần phải làm tốt 
công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo, làm cho các em biết 
và hiểu một cách sâu sắc toàn bộ chương trình kế hoạch của Liên đôi. Trên cơ sở 
đó, các em tin tưởng, phấn khởi, hăng hái tham gia hiến kế thực hiện thắng lợi 
các nhiệm vụ đã đề ra.
Tạo dựng được sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng sư phạm nhà trường, đặc biệt 
là sự quan tâm, hợp tác của đội ngũ Phụ trách chi đội, phụ trách nhi đồng trong 
các công việc của Đội.
Tổ chức tốt công tác thi đua, chỉ đạo điểm, phát hiện và nhân điển hình trên cơ 
sở phát huy mạnh mẽ vai trò tự quản của Đội và của từng đội viên.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên chất lượng công tác của từng lớp, chi 
đội và liên đội. Trên cơ sở đó kịp thời uốn nắn, khen thưởng đến từng lớp, chi 
đội, phân đội và từng đội viên. Đây là công tác vô cùng quan trọng và hết sức 
nhạy cảm. Người phụ trách cần phải thực hiện nghiêm túc theo các tiêu chi đánh 
giá đã đề ra trên cơ sở đảm bảo và phát huy thực sự vai trò tự quản của các em.
 Đối với việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt tập thể gồm: Nội dung sinh hoạt dưới 
cờ thứ 2 hàng tuần, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp giữa tuần và sinh hoạt 
lớp cuối tuần. Các kế hoạch này cần phải cụ thể, phù hợp với kế hoạch hoạt 
động công tác Đội và phong trào thiếu nhi của cả liên đội và kế hoạch giáo dục 
của nhà trường trong cả năm học.
Đưa ra kế hoạch và lịch hoạt động trong tuần mới, những hoạt động trọng tâm 
để cả giáo viên, học sinh cùng có kế hoạch làm việc có hiệu quả cho cả tuần. 
Đây cũng là thời gian để chúng ta tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá 
nhân tích cực trong các hoạt động thi đua, phong trào, nề nếp trong nhà trường 
 8/21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan