Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9
Phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Những người được phân công giảng dạy tâm huyết với công tác bồi dưỡng, có năng lực chuyên môn vững vàng, biết áp dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển.
Song ph¬ương pháp ôn tập bồi dưỡng còn đơn điệu chủ yếu dạy kiến thức ở sách giáo khoa kết hợp với sách giáo viên các tài liệu tự sưu tầm được và kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên khả năng kết hợp đa dạng các ph¬ương pháp trong ôn tập bồi dưỡng chưa linh hoạt, tính sáng tạo ch¬ưa cao.
Bên cạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên còn phải bảo đảm chất lượng đại trà, thậm chí còn làm công tác kiêm nhiệm khác, khối lượng công việc nhiều do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.
inh nghiệm cho phần kết luận. - Trong khi các em làm bài nên chọn câu dễ làm trước - nhưng trong thi học sinh giỏi môn Lịch sử khuyến khích làm các câu hỏi theo tiến trình lịch sử câu nào sự kiện trước thì làm trước. - Trong quá trình làm bài hạn chế xóa lem nhem không được dùng bút tẩy, nếu lỡ có sai thì nên gạch một nét chỗ sai. Cố gắng để chữ viết dễ đọc, trình bày bài khoa học không nên viết chèn, hay gạch xóa quá nhiều trong bài làm. Ví dụ: Ở đề bài, hãy phân tích nội dung “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946)”. Các em cần nêu phần mở đầu ngắn gọn “Sau hiệp định Sơ-bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) được kí giữa ta và Pháp. Về phía ta, thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản được kí kết, còn thực dân Pháp bội ước. Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào đêm 19/12/1946. - Phần thân bài: Đây là phần chủ yếu và quan trọng nhất của bài, các em phải trình bày các sự kiện, ý tưởng... nhằm giải quyết các vấn đề được đặt ra. Trong phần thân bài, các em cần nêu cho được các luận điểm và mỗi luận điểm có các luận cứ để trình bày. Ví dụ với đề trên, chúng ta có thể lập đề cương phần thân bài như sau: + Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Nêu và phân tích nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. + Nêu ngắn gọn ý nghĩa của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Phần kết luận: Nêu khái quát các ý đã trình bày ở phần mở đầu và phần thân bài. Trong việc lập đề cương một bài viết cần tránh hai việc: Một là lập đề cương quá sơ lược, không định hướng bài viết làm cho nên khi làm viết bài làm một cách tùy tiện; hai là, lập đề cương quá chi tiết, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài viết. 2.2.3.3: Kĩ năng phân bố thời gian làm bài Trong thực tế nhiều năm qua, không ít học sinh làm bài môn khoa học xã hội nói chung và làm bài thi môn Lịch sử nói riêng thường bị lạm dụng về thời gian. Việc bố trí thời gian để làm các câu hỏi trong đề bài là rất cần thiết. Muốn vậy khi tiếp xúc với đề, các em cần phải bố trí thời gian để trả lời từng câu hỏi như thế nào? Trước hết chúng ta phải xác định câu nào có số điểm cao nhất, yêu cầu lượng kiến thức nhiều nhất, chúng ta giành thời gian cho câu đó nhiều nhất. Phải tránh tính trạng câu nào học thuộc thì chăm chú làm câu đó mà không biết cách phân định về thời gian. Ví dụ: đề ra có ba câu: Câu 1 (2,0 điểm) : Anh (chị) hãy phân tích bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám(1945)? Câu 2 (3,5 điểm): Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến dịch Việt Bắc (1947), Chiến dịch Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh chị hãy làm sáng tỏ bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Câu 3 (2,0 điểm): Anh chị hãy trình bày những thành tựu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991) của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của nhân loại ? Câu 4 (2,5 điểm): Phân tích sự lãnh đạo tài tình sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cách mạng tháng Tám ? Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng Tám năm 1945 ? Với bốn câu của đề thi như vậy, chắc chắn rằng các em phải giành thời gian nhiều nhất cho câu 2.Trong thời gian 150 phút nên bố trí như sau: Câu 1: 30; Câu 2: 45 phút; Câu 3: 30 phút; Câu 4: 35 phút Các em phải giành một khoảng thời gian khoảng 10 phút để đọc dò lại toàn bộ bài làm trước khi nộp bài - đây là khâu khá quan trọng nhưng rất nhiều em học sinh hay bỏ qua. 2.2.4. Biện pháp 4: Kĩ năng nhận dạng đề thi 2.2.4.1. Loại đề nhận thức lịch sử Là đề thi theo một chủ đề hay vấn đề lịch sử nhất định được đặt dưới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề này thường có nội dung khó, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống. Học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra, học sinh phải có trình độ tư duy cao, có khả năng lập luận, lý giải vấn đề. Các dạng thường gặp như: Lịch sử thế giới có nhiều nội dung phong phú đa dạng và những đảo lộn bất ngờ. Bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích vấn đề trên? Để làm được đề trên học sinh phải trả lời được những ý cơ bản: Trong khoảng hơn nửa thế kỉ, giai đoạn từ 1945 đến năm 2000 đã diễn ra nhiều sự kiện to lớn, quyết liệt và cả những đảo lộn bất ngờ điều đó được thể hiện. - Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống.Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là một lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển của thế giới . Nhưng do phạm phải nhiều sai lầm, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ta rã vào những năm 1989-1991. - Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ-la-tinh. Kết quả là hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã sụp đổ. Hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời, ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Nhiều nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản chủ nghĩa có những nét nổi bật: + Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng, tuy nhiên có lúc không tránh khỏi suy thoái khủng hoảng. + Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới. + Xu hướng liên kết khu vực về kinh tế- chính trị càng ngày phổ biến, điển hình Liên minh châu Âu. - Về quan hệ quốc tế, sự xác lập của trật tự của thế giới hai cực với đặc trưng lớn là sự đối đầu gay gắt giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này là nhân tố chủ yếu chi phối nền kinh tế chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỷ XX. - Với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã và sẽ đưa lại những hệ quả nhiều mặt không lường hết được đối với loài người cũng như mỗi quốc gia, dân tộc. 2.2.4.2. Đề thi xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử Phân tích, chứng minh là một dạng đề được xem là "khó" nhất trong các dạng đề thi khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ yêu cầu đối với học sinh THCS, dạng đề này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại phải vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài. Ví dụ đề thi: “ Hãy phân tích tính đúng đắn khoa học và sáng tạo trong cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái quốc soạn thảo? Để làm được đề này học sinh phải phải nắm vững các vấn đề cơ bản sau đây: a. Nêu hoàn cảnh ra đời của cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), các đại biểu đã thảo luận và thông qua chính Cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. b. Phân tích nội dung của Cương lĩnh - Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng Đảng là tiến hành cuộc cách mạng “ tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. - Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất... - Lực lượng của cách mạng là công nông, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản sản thì phải lợi dụng hoặc trung lập học, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. - Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. c. Ý nghĩa của Cương lĩnh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt, song đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, sớm kết hợp đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng chủ yếu của Cương lĩnh này. 2.2.4.3. Đề thi xác định nguyên nhân thành công của một sự kiện lịch sử Đây là loại đề thi thường gặp nhưng cái khó của học sinh là lý giải được nguyên nhân nào có tính chất quyết định nhất. Với loại đề này học sinh phải trình bày được nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng phải lí giải được nguyên nhân chủ quan có vai trò quyết định đến nguyên nhân thành công của một sự kiện lịch sử. Ví dụ: Đề thi xác định nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám 1945, nguyên nhân nào có tính chất quyết định nhất? Vì sao? Để làm được đề này, học sinh phải nắm vững các vấn đề cơ bản sau: Thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả tổng hợp của những nhân tố khách quan và chủ quan: * Về khách quan: Cách mạng tháng Tám thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Chiến tranh thế giới thứ hai của bọn đế quốc làm cho chúng ngày càng thêm suy yếu. Tiếp đó là cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và lực lượng dân chủ đã từng bước làm thất bại lực lượng phát xít Đức- I-ta-li-a-Nhật Bản: Tất cả đã tác động đến cách mạng thế giới, thúc đẩy các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Đến khi lực lượng đồng minh và Liên Xô đánh bại Phát xít Nhật ở Châu Á Thái Bình Dương vào ngày 14/8/1945 đã tạo nên thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám thắng lợi. Đó là thời cơ “ ngàn năm có một” được Đảng ta triệt để lợi dụng, kịp thời chớp lấy, phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi một cách nhanh chóng và ít đổ máu. Tuy nhiên, điều kiện khách quan đó chỉ có thể được phát huy thông qua điều kiện chủ quan của ta. * Về chủ quan: Trong những nguyên nhân đó nguyên nhân có Đảng lãnh đạo là nhân tố cơ bản nhất để cách mạng tháng Tám thắng lợi. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã kiên cường đấu tranh bất khuất từ ngàn xưa cho độc lập tự do.Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng, nhất tề đứng lên cứu nước cứu nhà. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, biết kết hợp tài tình đấu tranh chính trị và vũ trang, đấu tranh du kích và khởi nghĩa từng phần. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh . Trong những nguyên nhân đó nguyên nhân có Đảng lãnh đạo là nhân tố cơ bản nhất để cách mạng tháng Tám thắng lợi. Khi xác định nguyên nhân quyết định nhất, trước hết phải thấy rằng nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định, nguyên nhân khách quan chỉ có tác dụng đưa cách mạng tháng Tám nhanh chóng giành được thắng lợi và ít đổ máu. Trong các nguyên nhân chủ quan đó vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh là nguyên nhân quyết định nhất Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với đường lối cách mạng đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong 15 năm, qua các lần diễn tập (1930-1931), (1936-1939), (1939-1945). Đặc biệt khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Và khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, đưa cách mạng tháng Tám đến thắng lợi cuối cùng. 2.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng việc kiểm soát kiến thức của học sinh thông qua từng chuyên đề và qua các bài kiểm tra. Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công tác bồi dưỡng mà bản thân đã áp dụng trong thời gian được phân công trực tiếp giảng dạy. Trước khi học chuyên đề mới những kiến thức học sinh đã bồi dưỡng ở chuyên đề trước được giáo viên kiểm tra nhuần nhuyễn tạo cơ sở để các em dễ dàng tiếp cận các chuyên đề sau. Bởi lịch sử có sự logic của nó chuyên đề trước là nguyên nhân của chuyên đề sau. Có hai cách kiểm soát kiến thức cho học sinh đó là: Kiểm tra bằng lời gọi học sinh lên bảng trình bày giáo viên và các thành viên trong lớp nghe, nhận xét, bổ sung kiến thức với biện pháp này học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình trước tập thể, rèn luyện cho các em tâm lí bình tĩnh tự tin khi làm bài.Trong quá trình kiểm soát giáo viên có thể cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau. Kiểm tra bằng cách gọi học sinh ghi lại phần kiến thức đã học. Biện pháp này có hiệu quả vừa tác động đến óc, tai mắt do vậy huy động tối đa đa khả năng của các em. Trong quá trình học sinh thể hiện giáo viên có thể điều chỉnh cách trình bày bài của các em. Qua phần kiến thức bạn trình bày các em có thể tự sữa sai và bổ sung những kiến thức còn thiếu. Đồng thời đây cũng là thời gian để các em tự tái hiện lại kiến thức khắc sâu nhớ bền vững kiến thức cho bản thân mình. Công tác kiểm tra thường xuyên sau mỗi chương hoặc sau mỗi chuyên đề được giáo viên chú trọng. Việc làm này giúp học sinh tự trình bày những kiến thức đã thu nhận được vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các câu hỏi mở, qua đó giáo viên sẽ có điều kiện giúp các em điều chỉnh cách trình bày bài, cách dùng từ, diễn đạt ý. Học sinh giỏi môn Lịch sử nói chung và Lịch sử 9 nói riêng không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, kĩ năng phân tích đánh giá sự kiện Lịch sử, mà còn có sự sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh chúng tôi thường xuyên quan tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh một cách chu đáo kĩ càng để các em tự bổ sung kiến thức đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao. 2.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng tư tưởng, tâm lý vững chắc cho học sinh. Trong nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi nhận thấy rằng cần phải tạo cho học sinh có một tâm lý thật sự thoải mái trong quá trình ôn tập cũng như khi chuẩn bị bước vào kì thi. Tránh gây cho học sinh áp lực nặng nề, chẳng hạn như: Giáo viên luôn tạo ấn tượng cho học sinh về kỳ thi học sinh giỏi là cực kì khó, đòi hỏi sự cao siêu...điều này làm cho học sinh có cảm giác lo sợ, mất tự tin hoặc giáo viên luôn áp đặt cho học sinh rằng đã thi là phải đậu, phải có số điểm cao...Làm như vậy sẽ gây áp lực tâm lý cho học sinh và dẫn đến kết quả không tốt, thậm chí có nhiều học sinh vì sợ không đạt được mục tiêu bắt buộc đó nên đã xin từ bỏ đội tuyển học sinh giỏi. Muốn làm tốt vấn đề nêu trên, theo tôi trước hết người giáo viên phải có những tư vấn cần thiết làm cho học sinh có cảm giác rằng kì thi học sinh giỏi dù ở cấp nào cũng vậy nó vẫn giống như các kì thi diễn ra thường xuyên ở nhà trường. Ngoài ra tôi thường nêu rõ quan điểm rằng "Khi các em được chọn đi ôn thi thì phải cố gắng hết mình. Nếu đạt kết quả cao thì càng tốt, còn nếu không thì chúng ta vẫn vui, vẫn hãnh diện vì đó là sự cố gắng lớn lao của bản thân mình". Chính những động thái này của giáo viên sẽ làm cho học sinh có cảm giác an tâm, thoải mái nhưng luôn cố gắng để học tập một cách tốt nhất. Tóm lại, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử 9 nói riêng là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học, là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Để làm được điều đó hơn ai hết người thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Người thầy có vai trò quyết định nhất đối với kết quả học sinh giỏi, các em học sinh có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình, kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học sinh. 2.3. Kết quả đạt được * Những kết quả qua những năm bản thân trực tiếp bồi dưỡng HSG: Năm học Số học sinh hứng thú Số học sinh không hứng thú Số học sinh không biết vận dụng kiến thức 2012-2013 35% 60% 55% 2013-2014 50% 45% 40% 2014-2015 70% 25% 20% Năm học Số HS đạt giải cấp huyện Số HS đạt giải cấp tỉnh Điểm TB đội tuyển Xếp vị thứ cấp tỉnh 2012-2013 9 5 5,2 3 2013-2014 8 8 6,75 1 2014-2015 8 5 6,98 3 * Có được kết quả như trên, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải có tâm huyết, yêu người, yêu học sinh, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong công tác chuyên môn, biết khơi dậy sự đam mê, hứng thú làm cho các em biết yêu thích bộ môn. Có kế hoạch đúng đắn phù hợp với đối tượng học sinh để đề ra biện pháp phù hợp, phối hợp chặt chẽ với giáo viên tuyến 2 và phụ huynh học sinh để kiểm soát kiến thức và đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, tạo sự đoàn kết yêu thương nhau giữa các em học sinh trong lớp. Giáo viên luôn tìm tòi sưu tầm các bộ đề thi năm trước và đề thi các tỉnh khác cho học sinh làm quen tránh gây tâm trạng bỡ ngỡ cho các em khi làm bài. Trong bồi dưỡng, cách thức ôn tập được tiến hành một cách phong phú đa dạng trong bài học. Kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phù hợp với học sinh giỏi. Ôn tập bồi dưỡng không đánh đố học sinh mà chủ yếu khơi dậy sự suy nghĩ đam mê hứng thú cho học sinh. Bồi dưỡng nội dung từ đơn giản đến phức tạp. Từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát hóa. Phải nắm chắc từng thành viên trong đội tuyển để từ đó thực hiện công tác bồi dưỡng sát với từng học sinh hơn. Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái trong học tập của học sinh. III. PHẦN KẾT LUẬN Để làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử có thể có nhiều cách làm khác nhau, nhưng với bản thân tôi nghĩ rằng giáo viên phải biết khơi dậy sự đam mê, hứng thú làm cho các em yêu thích bộ môn. Trong quá trình thực hiện giáo viên vận dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh, bổ sung, ứng dụng những biện pháp trên thì kết quả đem lại rất khả quan, chất lượng đội tuyển từng bước được nâng cao. Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Bác Hồ đã căn dặn chúng ta: “Dù cho có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập môn Lich sử và đội tuyển học sinh giỏi là rất cần thiết, nó góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em, làm cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp con đường học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến thức để chủ động sáng tạo trong công việc. Kết quả đạt được của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là mục tiêu phấn đấu cao nhất của giáo viên, học sinh lẫn phụ huynh. Bởi chính kết quả ấy thể hiện rõ khả năng học tập, lĩnh hội và vận dụng kiến thức của học sinh, thể hiện công sức đầu tư của thầy cô giáo, là định hướng phát triển thế mạnh của lãnh đạo trường học và cũng qua đó thể hiện khả năng vượt trội của một số học sinh trong từng bộ môn, từ đó tài năng của học sinh có điều kiện để phát triển trong tương lai qua từng lĩnh vực mà các em yêu thích. Trên đây là những biện pháp bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình trực tiếp làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cũng như qua tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp cùng bộ môn. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp để việc dạy học môn Sử và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XẾP LOẠI CỦA BAN HĐKH TRƯỜNG Hiệu Trưởng Nguyễn Ngọc Phưởng
File đính kèm:
- Một_số_biện_pháp_nâng_cao_chất_lượng_bồi_dưỡng_học_sinh_giỏi_môn_Lịch_sử_9.doc