Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm quen với hoạt động vui chơi

Thực trạng:

 Tôi là giáo viên phụ trách lớp lá 1 gồm 33 cháu học 2 buối trên ngày. Bên cạnh có một số cháu đã qua lớp nhóm, mầm, chồi, còn lại một số trẻ mới đến lớp lần đầu nên còn nhúc nhát và thụ động. Sau khi khảo sát và thăm dò tôi nhận thấy những mặt khó khăn và thuận lợi khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ như sau:

 * Thuận lợi:

 Trẻ đến lớp đảm bảo chuyên cần 100%.

 Trường học được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi ngoài trời.

 Lớp học thoáng mát, trang trí phù hợp với trẻ, sáng tạo và khoa học, đầy đủ các góc để trẻ tham gia hoạt động học tập, hoạt động vui chơi.

 Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi đề giáo viên tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong giảng dạy.

 Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi cùng bạn, cô giáo mà không mệt mỏi, nhàm chán.

 Công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trẻ hài hòa và thống nhất.

 * Khó khăn:

 Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.

 Số trẻ đến lớp học đa phần nhiều trẻ dân tộc, cha mẹ làm ăn xa ít quan tâm trẻ.

 Thời gian dành cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ chiếm cả ngày nên giáo viên ít có thời gian tìm tài liệu tham khảo hay nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhiều hơn, phong phú, đa dạng.

 Một số đồ chơi sử dụng ngoài trời còn hư hỏng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm quen với hoạt động vui chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề:
	Vui chơi là hoạt động không thể thiếu của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ Mầm non.Vui chơi không những hình thành ở trẻ trí tưởng tượng, óc sáng tạo, mà còn phát triển về mặc ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức của trẻ, qua đó giúp trẻ thể hiện được năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng, mối quan hệ với những người xung quanh.Khi chơi trẻ tìm hiểu mọi vật xung quanh trẻ để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình.Vì vậy, Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn hơn trong thế giới thu nhỏ của mình, nhân cách của trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện về mọi mặc.
	Hoạt động không phải là thừa năng lượng mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy. Trong giờ học, những sự việc, hiện tượng xảy ra trong môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do mâu thuẫn nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc.
	Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội Ví dụ: Người mẹ , cô giáo, chú công nhân, bác sỹ. .Trẻ có thể tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách cụ thể trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc mang đặc trưng rất riêng vì chơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp làm quen với hoạt động vui chơi” để trẻ lớp tôi được hóa thân vào những nhân vật xã hội mà trẻ yêu thích.
	Ví dụ : Góc xây dựng : trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao.Tức là hoạt 
động góc của trẻ không nhằm làm ra sản phẩm mà nằm trong sự hấp dẫn của quá
trình hoạt động.
II. Nội dung:
	1. Thực trạng:
	Tôi là giáo viên phụ trách lớp lá 1 gồm 33 cháu học 2 buối trên ngày. Bên cạnh có một số cháu đã qua lớp nhóm, mầm, chồi, còn lại một số trẻ mới đến lớp lần đầu nên còn nhúc nhát và thụ động. Sau khi khảo sát và thăm dò tôi nhận thấy những mặt khó khăn và thuận lợi khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ như sau:
	* Thuận lợi:
	Trẻ đến lớp đảm bảo chuyên cần 100%.
	Trường học được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
	Lớp học thoáng mát, trang trí phù hợp với trẻ, sáng tạo và khoa học, đầy đủ các góc để trẻ tham gia hoạt động học tập, hoạt động vui chơi.
	Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi đề giáo viên tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong giảng dạy.
	Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi cùng bạn, cô giáo mà không mệt mỏi, nhàm chán.
	Công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trẻ hài hòa và thống nhất.
	* Khó khăn:
	Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	Số trẻ đến lớp học đa phần nhiều trẻ dân tộc, cha mẹ làm ăn xa ít quan tâm trẻ.
	Thời gian dành cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ chiếm cả ngày nên giáo viên ít có thời gian tìm tài liệu tham khảo hay nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhiều hơn, phong phú, đa dạng....
	Một số đồ chơi sử dụng ngoài trời còn hư hỏng.
2. Biện pháp thực hiện:
* Biện pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin:
	Cô mở ti vi cho trẻ xem các hoạt động vui chơi của các trường địa điểm
 mầm non khác tổ chức.
	Thông qua các đoạn video tham khảo trẻ em được quan sát,ghi nhớ và được lĩnh hội tri thức đầy đủ, toàn diện khi ấy đòi hỏi ở trẻ có một trạng thái tâm lý thoải mái và an toàn. Vì vậy, là một cô giáo Mầm non chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ, từ đó trẻ thấy mình thực sự được an toàn và nó tích cực tham gia vào hoạt động và lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn. Nhờ đó mà trẻ rèn luyện kỹ năng tham gia trò chơi và phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực Lúc này chúng ta mới thực sự đưa trò chơi của trẻ đạt đến mức độ cao hơn. Đó là: " Nghệ thuật của trẻ thơ" hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.Các hoạt động ở trường Mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào đời.
* Biện pháp 2: Hoạt động ở các góc theo các chủ đề:
	+ Góc sách:
	- Trang trí góc đọc sách: Để làm cho góc đọc sách thực sự hấp dẫn đối với trẻ, lôi cuốn trẻ, cần sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc này: thảm, đệm, các giỏ để sách ;trưng bày các con rối ,trò chơi, tranh ảnh; các tập băng ghi âm hoặc băng hình về các câu chuyện có trong giá sách; các sách do trẻ tự sưu tầm
	Ví dụ; Cho trẻ ghi lời hứa với mẹ
	Nguyên liệu: những mảnh giấy nhỏ, bút sáp màu, hồ dán.
	Cách tạo môi trường: giáo viên hỏi trẻ muốn hứa điều gì với mẹ, cô ghi giúp và để cho trẻ tự trang trí lời hứa đó, rồi tự dán lên
	+ Góc tạo hình:
	Cho trẻ vẽ chân dung mẹ.Làm bưu thiếp tặng cô giáo.
	Nguyên liệu : Giấy A4, bìa màu, giấy nhăn, giấy màu, kéo, hồ dán, dây kim tuyến, lá cây khô, hoặc tươi.
	Cách làm : cô và trẻ cùng thiết kế các loại hình dáng của bưu thiếp. Sau đó cô cho trẻ tự trang trí theo những gì trẻ thích
	Trẻ có thể làm trong giờ hoạt động góc hoặc các buổi hoạt động chiều
	+ Góc xây dựng : cho trẻ xây vườn bách thú .
	Tranh chuồng thú, vườn hoa, thảm cỏ, cả khuôn viên của vườn bách thú.
	Tạo các nguyên vật liệu khác nhau để xây chuồng thú (hộp, khối gỗ, khối nhựa, bộ lắp ghép, để phát triển trí tưởng tượng, năng lực cảm thụ của trẻ.
	Tạo các kiểu thảm cỏ bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: giấy nhăn, dây nilon, nhựa
	Tạo ra hoa : cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành. Hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây thép.
	Tạo cây : (cây dừa, cây vạn tuế) Dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp màu làm lá
	- Dùng sỏi, vỏ sò, để trẻ xếp đường đi
	Các con vật cô và trẻ có thể tạo thêm bằng cách vẽ hình các con vật đó rồi gắn vào đế xốp,
	Chuẩn bị nguyên vật liệu mở để cho trẻ trang trí.
	Làm nội quy ở các góc. Cô và trẻ cùng thảo luận và đề ra nội quy cho từng góc đó. Hàng ngày cô và trẻ có thể dựa vào đó để đánh giá xem góc chơi nào chơi ngoan nhất, đúng nội quy nhất
	+ Góc Bé tập làm nội trợ
	- Thiết kế tranh hoạt động các thực phẩm được chế biến từ động vật. Cô chia thành 2 cột mỗi cột cô cho trẻ sưu tầm, cắt dán các thực phẩm sống và chín. Cho trẻ làm các bài tập về dinh dưỡng để trẻ hiểu được giá trị dinh dưỡng của các món ăn..
	- Tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi, đỗ
	- Cô chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ làm các món ăn như :
	- Món nem: Túi nilon( làm vỏ quấn nem), Giấy màu vụn, xốp màu vụn (làm nhân nem), băng dính 1 mặt (dán)
	- Món bánh : đất nặn trắng (nặn bánh trôi), đất nặn vàng (nặn bánh rán) ,
	+ Góc “Tổ ấm gia đình” cho trẻ cùng đi sắm tết, qua đó trẻ hiểu rõ hơn về công việc của mọi người trong gia đình trong ngày tết
	- Thiết kế tranh hoạt động : Cô cho trẻ cùng cắt. Tranh ảnh trong hoạ báo, sách truyện cũ, rồi dán lên bảng hoạt động được thiết kế như sau:
	+ Góc siêu thị: cho trẻ bán các mặt hàng ngày tết: bánh, mứt, kẹo, đồ hộp, các loại thực phẩm (rau, củ, thịt, bánh chưng...)
	* Biện pháp 3: Thư viện đồ chơi:
	Trong thư viện đồ chơi có bàn xoay, có tranh rời trẻ tự sắp thành câu chuyện, có sân khấu rối với đủ loại rối để trẻ diễn tập, tạo nhiều hứng thú. Trẻ giới thiệu nhân vật trong truyện và thơ, trẻ có thể thể hiện các nhân vật trong vai Thánh Gióng, Tấm Cám, Cấy khế làm tái hiện tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi với nhân vật rối và còn dùng rối để kể, nói chuyện một cách tự nhiên.
	Đồ chơi có nhiều loại khác nhau trong đó đồ chơi bằng điện tử mang tính giáo dục hiện đại. Loại đồ chơi này vừa hình ảnh vừa có âm thanh, trẻ phân biệt tiếng kêu của nhân vật, phân biệt các phương tiện giao thông. Trẻ chơi chuyển động các hình ảnh trên màn hình thật say sưa hấp dẫn.
	Thư viện đồ chơi còn trang bị phương tiện nghe, nhìn đầy đủ với băng tiếng, băng hình tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển năng khiếu. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ trước quần chúng, trước các bậc phụ huynh, các buổi liên hoan văn nghệ, không chỉ có trẻ năng khiếu tham gia mà lần lượt các trẻ trong trường đều được trình diễn kể chuyện, đọc thơ gây được nhiều niềm tin, cảm tình.
	Tóm lại: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, nắm vốn từ phong phú phân biệt từ láy hiểu từ chính xác hơn trẻ nói trôi chảy mỗi khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình; có thể sử dùng các từ này vào đời sống của trẻ.
	3. Kết quả dạt được:
	+ Đối với trẻ:
	 Trẻ hưởng ứng tốt, hứng thú khi tham gia cùng cô
	 Trẻ mạnh dạn tự tin, hồn nhiên, cởi mở
	Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai mờ trong trẻ cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động , qua đó phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ.
	Phụ huynh học sinh rất vui mừng được cùng các con sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu...Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
 + Đối với cô:
	Giáo viên chủ động ,tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động.
	Giúp giáo viên có thể lồng ghép các hoạt động nhằm cung cấp những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ.
	Giúp cô và trẻ giao tiếp cởi mở, cô có thể hoà mình vào thế giới của trẻ
	Giúp trẻ không gò bó trong các hoạt động học tập, vui chơi, nhưng lại đạt được kết quả cao trong việc truyền thụ kiến thức và các kĩ năng hoạt động của trẻ.
	* Bài học kinh nghiệm
	Từ kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy muốn thiết kế, tạo lập được môi trường hoạt động tốt cho trẻ giáo viên cần:
	Nắm vững được sở thích của trẻ về mỗi chủ đề để thiết kế môi trường hoạt động vui chơi cho phù hợp.
	Thường xuyên cung cấp, mở rộng vốn kinh nghiệm cho trẻ qua các buổi trò chuyện, thảo luận, các buổi tham quan dã ngoại....
	Luôn phối kết hợp với phụ huynh bổ xung nguyên liệu mở để kích thích trẻ hoạt động 
	Nên sử dụng sản phẩm của trẻ vào việc thiết kế, tạo lập môi trường hoạt động
	Tạo được càng nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động càng tốt.
	Giáo viên trang bị đầy đủ các loại đồ dùng học tập và các loại đồ chơi tự tạo sao cho đa dạng, khoa học và phù hợp với trẻ.
	* Khả năng ứng dụng:
	Khi thực hiện một số biện pháp làm quen với hoạt động vui chơi tôi thấy các cháu tham gia các hoạt động vui chơi tích cực, nền nếp hơn.Trẻ nhanh nhẹn, năng động so với đầu năm học. Hình thành được cho trẻ thói quen tự giác, đến giờ hoạt động trẻ tự biết đi lấy đồ dùng về đúng góc chơi, khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi qui định
	Trên đây là một số biện pháp làm quen, thiết kế, tạo lập môi trường hoạt động tôi đã sử dụng thực hiện trong thời gian qua và đã thu được kết quả nhất định. Qua đó tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung của hội đồng khoa học các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ.
	III. Kết luận-Kiến nghị:
	1.Kết luận:
	Các hoạt động ở trường Mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu
tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào đời. Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân thiện.
	2. Kiến nghị:
	Theo tôi việc rèn cho trẻ tính tự lực, tự tin và mạnh dạn thông qua việc sử dụng đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động vui chơi cho trẻ ở độ tuổi mầm non – mẫu giáo còn gặp nhiều hạn chế về mọi mặt. Vì vậy, cần:
	Tăng cường cơ sở vật chất. Đầu tư thêm trang thiết bị.
	Đồ dùng đồ chơi khoa học,đẹp,mang tính chất tích cực. Thời gian và không gian phù hợp
	Giáo viên cần được thực tế trãi nghiệm nhiều thông qua các chuyến tham quan để bồi dưỡng và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn
	Trẻ hứng thú, tự tin, mạnh dạng để hình thành nhân cách trẻ tốt hơn.
	Trên đây là những biện pháp giúp trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi mà bản thân tôi tự đúc rút ra. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu để sáng kiến của tôi được hoàn thành tốt.
 	 Phường 1, ngày tháng năm 2020
 XÁC NHẬN NGƯỜI VIẾT
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT 
SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP TRƯỜNG
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_quen_voi_hoat_don.doc
Sáng Kiến Liên Quan