Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình

Căn cứ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường MN Quang Trung về đẩy mạnh nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ” đối với toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Mục đích làm cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường nhận thức sâu sắc trong việc giúp trẻ phát huy năng khiếu bẩm sinh vốn có trong con người trẻ góp phần thực hiện tốt chuyên đề mà ngành Giáo dục đã đề ra.

Với trẻ mầm non khi tham gia hoạt động tạo hình, là cách giúp trẻ tái tạo lại hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Chính yếu tố đó góp phần thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển?

Xuất phát từ đặc điểm trên, Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trường Mầm non Quang Trung tôi chọn đề tài này để nghiên cứu mong muốn qua thực hiện tìm được phương pháp, biện pháp hay, tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non.

tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy, sản phẩm trẻ làm ra mới đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học tạo hình là cần thiết.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm, trẻ yếu thường hay học tập trẻ khá cách thực hiện yêu cầu của cô, trẻ đua nhau để có được sản phẩm đẹp. Hoạt động theo nhóm cũng khuyến khích trẻ khá sáng tạo, thể hiện vai trò của mình, khi trẻ yếu kỹ năng còn lúng túng thì những trẻ khá dẫn hướng dẫn trẻ chậm hơn, trẻ gợi ý nhau cách làm.
Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, hình ảnh phải ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ, đa dạng về chủng loại). Đồng thời giáo viên phải chú ý tới môi trường mà mình tạo ra, thường xuyên thay đổi nội dung trang trí để trẻ không bị nhàm chán.
Ví dụ trong lớp học : Chủ đề: "Thế giới động vật" . Ở góc tạo hình, giáo viên
nặn một số con vật mẫu to, mịn, đẹp có màu sắc đẹp như cá, cua, tôm, rùa, gà, thỏ, mèo, trâu, sóc, voi, hươu cao cổ...bày ở giá trưng bày sản phẩm hay treo tranh vẽ hoặc xé dán về các con vật để cung cấp kiến thức cho trẻ, khi trẻ vào góc chơi hay giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó và đặt câu hỏi (đây là con gì ? Con vật này sống ở đâu ? Cô nặn con vật này như thế nào?...). Từ đó kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.
Ví dụ ngoài lớp học . Với giờ "hoạt động ngoài trời" tôi tạo môi trường cho trẻ bằng cách cho trẻ dùng phấn vẽ trên sân các loại cây, hoa, quả... hoặc xếp những hột hạt tạo thành cái nhà, các con vật hay cho trẻ nhặt các lá cây rụng để 7 làm con trâu, con bọ ngựa...thoả sức cho trẻ sáng tạo và thể hiện các sản phẩm tạo hình.
 	Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc) và diễn đạt cảm xúc của mình về đối tượng. Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình, tôi cho trẻ thấy những nét đặc trưng nổi bật. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ định hướng được khi thể hiện sản phẩm tạo hình. 
Ví dụ: Vẽ “vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông tròn, bông màu vàng,
bông màu đỏ,Khi giáo viên đã cho trẻ quan sát trực tiếp, gián tiếp thì trẻ sẽ biết sử dụng các nét cong, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vườn hoa sinh động và đẹp. Khi có tiết tạo hình chúng ta trang trí như một ngày hội “bé làm họa sĩ” để tạo nguồn cảm hứng, khơi gợi lên sự sáng tạo ở trẻ.
Ví dụ: Với đề tài “cắt dán đèn lồng” . Tôi đã làm nhiều loại đèn lồng treo
xung quanh lớp, bóng bay, hoa treo ở cửa sổ để cho trẻ có hứng thú tạo ra sản phẩm để trang trí lớp hoặc đem đi chơi Tết Trung thu.
Vì vậy việc tạo môi trường tạo hình cho trẻ rất cần thiết, nó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển thâm mĩ cho trẻ.
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được.Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sưu tầm và sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm ra như: lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, quần áo cũ, bông, vải vụnchúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, bút sáp, bút màu nước, bút dạSự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Ví dụ từ lá cây trẻ có thể làm được con bò rất ngộ ngĩnh, sinh động, dáng yêu, sáng tạo.
 Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những điểm sau:
+ An toàn( không nhọn, không sắc, không độc hại)
+ Rẻ tiền( những nguyên vật liệu mua hoạc sưu tầm ở địa phương, vận động phụ huynh trẻ ủng hộ )
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ngao, hến, hạt na, bưởi, len,vỏ hộp, rơm rạ, hạt gạo, hạt đỗ.
+ Dễ bảo quản hay cất giữ.
+ Dễ cầm (phù hợp với tầm tay của trẻ).
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu.
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và trí nhớ linh hoạt.
Vì nguồn đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế nên tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụntôi có thể tạo ra nhiều con vật ngộ nghĩnh sinh động, những bức vẽ, các đề tài khác nhau.
Ví dụ tranh làm từ báo cũ và vỏ hến, tranh làm từ giấy xé vụn.
Thỉnh thoảng những hoạt động chiều tôi lại cho trẻ thi vẽ tranh hoặc làm các hoạt động tạo hình bằng các nguyên liệu cô và trẻ sưu tầm và cho trẻ mang tranh về nhà khoe bố mẹ - thấy con mình ngày càng tiến bộ phụ huynh cũng phấn khởi quan tâm đến hoạt động của con nhiều hơn.
3.6. Biện pháp 6: Dạy tạo hình thông qua các hoạt động khác:
-Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá, hoạt động tạo hình rất dễ lồng ghép với các hoạt động khác.
Ví dụ; Đối với hoạt động vẽ “Về phương tiện giao thông” (đề tài) tôi chuẩn bị rất nhiều phương tiện giao thông (đồ chơi) và chuẩn bị từ 2 - 4 tranh vẽ phương tiện giao thông cho trẻ quan sát.
* Khi vào bài cho trẻ hát bài “em tập lái ô tô” sau đó tôi hỏi trẻ: cả lớp vừa hát bài hát gì?
+ Vậy trong lớp có những đồ chơi gì là phương tiện giao thông?
+ Cho trẻ nói tên và đếm các phương tiện giao thông.
Sau đó tôi cho trẻ quan sát bức tranh mà trẻ vừa được mô tả qua đồ chơi trong lớp.
* Giới thiệu và đàm thoại với trẻ về các bức tranh mẫu (từ 2 - 4 tranh)
* Trẻ thực hiện: Tôi mở băng có các bài hát trong chủ điểm gợi cho trẻ say mê làm việc. Trong khi trẻ thực hiện tôi đến từng bàn động viên khuyến khích đối với những trẻ còn lúng túng, gợi ý cho trẻ làm từ đơn giản đến phức tạp.
Đối với trẻ khá tôi gợi ý để trẻ có nhiều sáng tạo trong bài vẽ.
* Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ đem bài lên trưng bày, cho trẻ treo bài theo tổ, theo bàn và làm thành đoàn tầu đi quan sát, nhận xét để trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích nhất và hỏi trẻ:
 + Con thích bài nào nhất?
 + Vì sao con thích?
 + Con đã làm như nào?
Sau đó cô phân tích ưu điểm của từng bức tranh ở từng nét vẽ, mầu sắc, bố cục hình dáng  cho trẻ đếm phương tiện đã vẽ được.
* Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “Đoàn tầu nhỏ xíu”
Với một tiết học như vậy, tôi đã thu được kết quả rất đáng mừng, xuyên suốt tiết học là chủ điểm giao thông, trẻ rất hứng thú và tôi đã tích hợp được các môn như: toán, khám phá khoa học, âm nhạc.
Và thường cuối một tháng thực hiện chương trình tạo hình tôi lại tổ chức một cuộc thi “bé khéo tay” ngay tại lớp mình. muốn vậy tôi phải tổ chức tốt khâu chuẩn bị, chuẩn bị phông màn dán chữ, trang trí thật giống một cuộc thi, cũng có những phần thưởng dù đó chỉ là chiếc kẹo mút, chong chóng  hay những con vật ngộ nghĩnh làm từ lá cây như: Con trâu, đuôi con mèo cho những ai đoạt giải. Điều đó sẽ khuyến khích trẻ thi đua thực hiện.Trong suốt tiết này cô đóng vai trò là người dẫn chương trình cho hội thi.
 Ví dụ đối với hoạt động nặn (theo đề tài).
“Nặn các con vật” tôi chuẩn bị đấy đủ như trên, ngoài ra tôi còn chuẩn bị một trang trại các con vật và một số con vật cô nặn mẫu đẹp.
 Trước khi ổn định tổ chức tôi cho trẻ đi tham quan cửa hàng trưng bày đồ chơi ngay tại lớp.Trẻ vừa quan sát vừa nhận xét so sánh sự giống và khác nhau sự đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ và thật ngộ nghĩnh của thế giới đồ chơi.Tôi tiến hành phần này từ 2-3 phút. Sau phần này tôi cho trẻ ngồi vào bàn, để thu hút trẻ vào chủ đề giờ học tôi nói: Loa loa loa loangày mai nhà máy sản xuất các loại đồ chơi trẻ em sẽ mở cuộc triển lãm những đồ chơi đẹp vì vậy hôm nay trường mầm non Liên Châu sẽ tổ chức cuộc thi “bé khéo tay” để chọn những “bác thợ” và “nghệ nhân” tài giỏi nhất, khéo tay nhất nặn được nhiều đồ chơi đẹp sẽ được gửi triển lãm ở nhà máy sản xuất đồ chơi và có phần thưởng cao nhất, cũng có những phần thưởng cho đồng đội nữa.
Vậy các “nghệ nhân” tí hon hãy cùng trổ tài xem thí sinh nào nặn giỏi nhất, tổ thợ nào khéo tay nhất.
Đề thi hôm nay là “Nặn các loại đồ chơi”. Sau đó tôi cho trẻ đàm thoại hướng tới đề tài bằng các câu hỏi, cho trẻ kể tên các loại đồ chơi mà trẻ đã biết qua buổi tham quan của hàng đồ chơi mẫu ( được trưng bày hàng ngày ở lớp) trẻ kể đến đâu cô đưa các mẫu đồ chơi cô nặn ra đến đó cho trẻ xem và kết hợp phân tích đặc điểm, hình dáng phong phú của các loại đồ chơi tôi cho trẻ đếm số đồ chơi cô nặn sau đó cất các đồ chơi đó đi cho trẻ thực hiện.Trong quá trình trẻ nặn cô nói những câu vui tươi dí dỏm ( ngôn ngữ nghệ thuật, biểu cảm ) cùng với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để tạo hứng thú, hấp dẫn trẻ say mê với hoạt động.
Phần kết thúc nhận xét và trao phần thưởng cho các giải.
Dạy hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động khác: 
+ Hoạt động làm quen với toán:
Ví dụ: Cho trẻ trang trí hình vuông và hình chữ nhật.
+ Hoạt động khám phá khoa học:
Ví dụ: Ví dụ cho trẻ vẽ các con vật, các loại quả, hay các phương tiện giao thông và vẽ các bạn trong lớp.
 + Hoạt động văn học:
Ví dụ: Sau khi học xong bài thơ “cây dừa”cho trẻ vẽ cây dừa, vẽ các nhân vật trong truyện
+ Hoạt động làm quen với chữ cái:
Ví dụ: Trẻ tô mầu vào chữ in rỗng, vào vở tập tô.
 khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền sân trường. 
Ví dụ: Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích.
Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ nhặt lá khô, cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình.
+ Giờ hoạt động chiều:
Ví dụ: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ yêu thích và cho trẻ vẽ về những con vật đó.
+ Hoạt động ở các góc:
Góc học tập:
trẻ có thể chơi dạy vẽ, nặn, xé, dán.
Góc nghệ thuật:
Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ngôi nhà của bé”.
 3.7. Biện pháp 7:Thay đổi hình thức trưng bày sản phẩm và nhận xét tranh
 	Trẻ rất trân trọng sản phẩm của mình, trẻ rất vui khi sản phẩm của mình làm ra được nhiều người khen ngợi. Chính vì vậy, việc nhận xét sản phẩm của trẻ sao cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ biết cách nhận xét tranh, giáo viên phải có vốn hiểu biết, cách nhận xét tranh. Khi đánh giá tranh vẽ của trẻ, cần dựa trên yêu cầu của tiết học và khả năng vẽ của từng 
trẻ. Trong khi nhận xét tranh không nên trách phạt hoặc phê bình gay gắt đối với những trẻ chưa thực hiện với yêu cầu của bài mà cần động viên trẻ là chính.
 	Ví dụ: Bài xé dán đàn cá của cháu Nam Dương chỉ xé dán đuợc một con cá, nhiều bạn cười và chê bài chưa đẹp. Tôi nhẹ nhàng hỏi: “Dương con xé dán con gì đấy? Thế con cá con xé đang làm gì vậy ? Con có muốn xé dán thêm nnuwngx con cá khác ở bên cạnh chú cá này không? Sau đó, tôi nói với cả lớp “các con ạ, bạn Dương đang xé dán con cá đang đi tìm mồi chú cá này bơi rất nhanh nên các chú cá khác không bơi theo kịp đấy . Bạn ấy bật mí với cô chiều nay bạn ấy sẽ xé dán thêm thêm vài bạn cá nữa để cho bạn cá này có bạn đi kiếm ăn cùng đấy... Với cách nhận xét đó, trẻ sẽ thấy thoải mái hơn và muốn cố gắng hơn. 
	Khi dạy trẻ nhận xét tranh của bạn, hay giới thiệu tranh của mình, tôi dạy trẻ cách yêu quý bức tranh của mình tự trẻ đặt tên cho bức tranh mà mình vừa làm gợi ý hướng dẫn trẻ nói lên cách mà mình vừa làm miêu tả điều mà trẻ đang làm và giới thiệu: Hãy nhìn vào những đường lượn sóng mà con vừa tạo ra này? Các con nhìn vào đó và liên tưởng giống cái gì của cô tiên nhỉ...? giống dải lụa....
 Giúp trẻ nói ra những ý tưởng và ý kiến của mình: Hãy nói với cô về bức tranh của con, tại sao con lại lựa chọn sử dụng cái này?
* Không yêu cầu tất cả các trẻ đều hoàn thành sản phẩm sau mỗi một hoạt động, trẻ có thể hoàn thành sản phẩm ở những hoạt động tiếp theo
 Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ biết nhận xét tranh của mình. Từ chỗ biết nhận xét tranh của mình, trẻ biết nhận xét tranh của bạn. Vẽ xong, tôi còn cho trẻ tự đặt tên cho bức tranh của mình.
	Thay đổi vị trí treo tranh cũng thu hút và tạo ra cái mới cho trẻ: Treo ra bảng chủ đề, bày ra góc chơi của trẻ.
Không chỉ thay đổi vị trí treo tranh mà cô còn có thể thay đổi hình thức nhận xét tranh để trẻ cảm nhận thấy sự mới lạ. 
Ví dụ: Tôi cho trẻ cẩm sản phẩn của mình và ngồi xúm xít quanh cô sau đó tôi gọi từng trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình và các bạn khác nhận xét sản phẩm của bạn. cuối cùng cô giáo nhận xét tranh của cả lớp.
Hoặc tôi cho trẻ mang sản phẩm của mình trưng bày lên các giá cô đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ làm thành một triển lãm để cô và trẻ cùng tham quan triển lãm đó và cùng nhận xetsanr phẩm của mình.
4. Kết quả đạt được
Qua các biện pháp nhằm kích thích trẻ sang tạo trong giờ học tạo hình trẻ tạo ra được nhiều bức tranh đẹp. Những sản phẩm của trẻ đã được dùng trang trí thay vào những bức tranh có sẵn. Không gian lớp đều được trang trí bằng sản phẩm của trẻ, mang dáng vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ. Không chỉ vậy những sản phẩm tạo hình của trẻ còn được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động hằng ngày của trẻ như học hành, vui chơi và là những món quà ý nghĩa để trẻ dành tặng cho những người thân, người bạn của mình. Có thể nói trẻ thực sự được sống trong thế giới riêng của mình. 
	* Bảng kết quả: Thể hiện Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình với cách dạy thông thường và cách dạy mới
Nội dung
Tổng số cháu:
Cuối năm (tháng 4)
Tốt
khá
TB
yếu
Hứng thú tham gia HĐ tạo hình
42 trẻ
16 trẻ
38%
12 trẻ
29 %
11 trẻ
26 %
3 trẻ
7%
Có kỹ năng thực hiện các HĐ tạo hình
17 trẻ
40%
13 trẻ
31%
10 trẻ
24 %
2 trẻ
5%
Có ý thức giữ gìn những sản phẩm xung quanh.
20 trẻ
48%
10 trẻ
24%
10 trẻ
24%
2 trẻ
5 %
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào việc dạy trẻ hoạt động tạo hình tôi đã rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau:
 - Với trẻ nhỏ: 
Phải biết cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động, tạo cho trẻ hứng thú, yêu thích tạo hình .Cô cần tạo đồ dùng trực quan để trẻ hoạt động nhưng đồ dùng trực quan phải được thay đổi chủng loại theo từng loại tiết cho phù hợp, không lặp lại giống tiết học trước mới thu hút được sự chú ý và phát huy được tính tích cực hoạt động học tập của trẻ.
- Trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình một cách tích cực, có nhiều sản phẩm đẹp, có ý tưởng hay, sáng tạo 
 - Với giáo viên:
 Giáo viên phải là người có kiến thức về chuyên môn, không bao giờ được bằng lòng với những kiến thức mà mình đã có mà luôn luôn phải trau dồi chuyên môn một cách kiên trì nhẫn lại, nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức bằng cách tham khảo qua các sách báo có liên quan về ngành học và luôn sáng tạo trong quá trình dạy trẻ, không được đầu hàng với khó khăn thử thách mà phải tìm cách giải quyết khó khăn đó.
 + Giáo viên phải đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tích cực học hỏi đồng nghiệp để nắm vững về nội dung, phương pháp và có nhiều kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình.
 Giáo viên cần lưu ý phương pháp dạy trẻ từ đơn giản, đến phức tạp, từ dễ đến khó, cần phải tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc được tích lũy các biểu tượng về các sự vật hiện tượng xung quanh để trẻ có thể tái tạo lại các hình ảnh thông qua sản phẩm tạo hình. 
 + Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết sử dụng các thủ thuật để lôi cuốn sự chú ý của trẻ, phải tạo ra được động lực để trẻ cố gắng và tích cực tạo ra sản phẩm, hình thức tổ chức phải nhẹ nhàng, tiết học phải tạo cho trẻ sự thoải mái, tránh mệt mỏi, trẻ tích cực, hứng thú trong khi học. 
 Ngoài thời gian tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình trong giờ hoạt động 
chung, giáo viên cần phải bố trí, sắp xếp thời gian để rèn kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ thông qua các hoạt động khác. 
 + Không dừng lại ở những cái đã làm được, giáo viên cần tích cực, đổi mới, sáng tạo, tìm tòi những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, thu hút được sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo.
 + Cần nâng cao trình độ tin học để có thể ứng dụng công nghệ thông tin 
vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo. 
 + Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ 
năng tạo hình cho trẻ. 
 + Ngoài ra việc tạo được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh là yếu tố thành công rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhờ có sự quan tâm của ban giám hiệu, sự quan tâm của hội phụ huynh học sinh cùng sự trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ , sáng tạo của bản thân qua một năm học thực hiện các biện pháp trên tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Quang Trung tôi đã thu được các kết quả đáng mừng: 
-Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt. 
- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc tạo hình. 
- Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình . 
 - Các tiết dạy tạo hình của tôi đều được nhà trường đánh giá xếp loại khá, tốt.
- Phụ huynh phấn khởi, tin tưởng.
- Nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ hoạt động tạo hình.
- Tự nguyện đóng góp một phần kinh phí và nhiều vật liệu để tạo góc tạo hình cho lớp.
2. Khuyến nghị
+ Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các ngành mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện đại cho các cháu. 
Xây dựng khuôn viên quang cảnh sân trường, vườn cổ tích để làm giàu thêm biểu tượng cho trẻ.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 
+ Hiện nay chế độ ưu đãi của nhà nước đối với giáo viên mầm non đã được quan tâm nhưng còn hạn chế vì cường độ làm việc trong ngày của giáo viên mầm non rất lớn, thời gian làm việc lại rất dài từ 9 - 11 tiếng một ngày bên cạnh đó lại không có chế độ làm thêm giờ. Vì vậy đề nghị với các cấp, các ngành và Nhà nước có chế độ làm thêm giờ cho giáo viên mầm non để giáo viên thực sự yên tâm công tác và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà, xứng đáng với phương châm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Trên đây là ““Một số biên pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hứng thú tham gia hoạt động Tạo hình”.”. trong năm học 2019 – 2020 .Tuy kinh nghiệm không nhiều nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy và tôi cũng được mạnh dạn đề ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp, ban lãnh đạo. Rất mong ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp góp ý cho tôi để làm phong phú hơn những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Gia lâm, ngày 10 tháng 02 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Thu Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành sáng kiến “Một số biện pháp kích thích trẻ 5--6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình”, tôi đã tham khảo: 
+ Sách “Hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”, “ Đôi bàn tay khéo”, Giúp bạn làm đồ chơi tự tạo” 
+ Các họa báo và trên một số trang web như: www.webtretho.com; cowww.tuoitre.vn 
IV: CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN
Biện pháp 3: Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ
Trẻ biểu diễn thời trang bằng các trang phục do cô thiết kế.
Biện pháp 5:Tổ chức đa dạng các hình thức và các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình.
Trẻ trang trí trang phục
Trẻ vẽ hoa bằng màu nước
Từ những lá cây trẻ sưu tầm được trong giờ hoạt động ngoài trời trẻ làm thành các con vật ngộ nghĩnh
Trẻ làm tranh mà trẻ thích.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_5_6_tu.doc
Sáng Kiến Liên Quan