Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
Một trong những yêu cầu của tiết học thành công là phải có hoạt động KTBH, muốn có một hoạt động KTBH ấn tượng, có dấu ấn thì giáo viên phải có những hoạt động đổi mới tích cực cuối giờ học nhằm hướng tới học sinh. Hoạt động kết thúc bài học có rất nhiều lợi ích trong đó nếu hướng tới người học thì học sinh là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Kết thúc bài học không chỉ hoàn thành nội dung sau một giờ học nhằm củng cố, hệ thống kiến thức bài học dưới dạng một trò chơi, một hoạt động trải nghiệm nào đó nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn có thể liên hệ, vận dụng và mở rộng kiến thức giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.
Phương pháp dạy học truyền thống lâu nay vẫn tổ chức hoạt động kết thúc bài học đều dựa vào vai trò của giáo viên, phần vì giáo viên là người hướng dẫn nội dung bài học ngay từ đầu giờ cho đến cuối giờ và đa phần học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ hoặc hướng dẫn các hoạt động học tập trong quá trình truyền tải nội dung bài học, nên giáo viên là người kết thúc bài học bằng một hoạt động củng cố, và hướng dẫn học sinh liên hệ vận dụng, mở rộng. và ở dạy học truyền thống giáo viên chỉ hệ thống lại kiến thức mà học sinh đã được học ở phần nội dung bài học, hơn nữa vào thời điểm kết thúc bài học thời gian cũng không còn nhiều nên có khi phần kết thúc bài học giáo viên làm thật nhanh hoặc làm qua để hoàn thành các bước lên lớp, cho nên việc đánh giá được mức độ nhận thức cũng như năng lực của học sinh sau giờ học còn nhiều hạn chế. Vì vậy hoạt động kết thúc bài học cần được giáo viên quan tâm hơn và chú trọng hơn đến những hoạt động của học sinh.
Thay vì kết thúc bài học chỉ dựa vào hoạt động của giáo viên thì giáo viên nên hướng tới những hoạt động của học sinh, bằng những phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học sinh, khơi gợi những năng lực trong mỗi con người vốn có, dựa vào đó để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh. Vì thế tôi muốn dùng một số biện pháp mới trong dạy học để kết thúc bài học là phát huy năng lực và kiểm tra đánh giá năng lực của người học. Sau giờ học học sinh đã cơ bản nắm được kiến thức nhưng muốn qua phần kết thúc tạo điều kiện để học sinh nói lên suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình, đặc biệt là mở ra những hướng tiếp cận nội dung bài học khác nhau cũng như có cái nhìn khách quan về những sự kiện, nhân vật lịch sử, tránh cái nhìn một chiều và thụ động.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
tiến hành cuộc cách mạng để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Liên hệ với nước Anh hiện nay b. Phương thức: - Giáo viên cho HS nhắc lại vài nét về tình hình Tây Âu hậu kỳ trung đại - đưa lược đồ về kinh tế Anh trước cách mạng - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ để đưa ra ý kiến của mình - Đặt câu hỏi : Tại sao kinh tế Anh phát triển nhanh? Sự phát triển về kinh tế TBCN của nước Anh đặt ra nhiệm vụ gì cho nước Anh với chế độ phong kiến lạc hậu lúc bấy giờ? c. Dự kiến sản phẩm -Sau khi học sinh trình bày sự hiểu biết của mình, giáo viên khái quát lại phần tạo tình huống để dẫn dắt học sinh vào bài - Để hiểu thêm về cuộc cách mạng tư sản Anh chúng ta tìm hiểu Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH 2. Hoạt động hình thành kiến thức: MỤC TIÊU-PHƯƠNG THỨC DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV hướng dẫn HS đọc thêm và nhấn mạnh: Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới, mở đường cho CNTB ở Hà Lan phát triển và mở ra thời đại bùng nổ các cuộc CMTS. Hoạt động 1(Cá nhân): Tìm hiểu tình hình nước Anh trước cách mạng * Phương thức: Giáo viên cho học sinh xem qua một số hình ảnh về sự phát triển kinh tế của nước Anh, sau đó đặt câu hỏi : - Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào? - HS dựa vào SGK trả lời - GV giảng thêm về hiện tượng “Rào đất cướp ruộng” (Hình ảnh “Cừu ăn thịt người” của nhà văn Tomat Morơ), sau đó hướng dẫn HS lý giải vì sao tư sản, quý tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chóng như vậy. Giáo viên đặt câu hỏi: Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào? Hậu quả - HS dựa vào SGK trả lời - GV nhận xét, kết luận: Hoạt động 2(Cá nhân- cặp đôi): Tóm tắt diễn biến cách mạng tư sản Anh. * Phương thức: - GV hướng dẫn Hs đọc Sgk và hoàn thành bảng tóm tắt diễn biến. - GV đưa bảng tóm tắt để HS đối chiếu, điều chỉnh. Thời gian Sự kiện GV lưu ý Hs vai trò của Ô.Crôm-oen đối với tiến trình cách mạng. - Trong diễn biến CMTS Anh, sự kiên năm 1649 có ý nghĩa gì? - Vì sao cách mạng Anh có sự thoả hiệp giữa tư sản với lực lượng phong kiến cũ? → Thể chế quân chủ lập hiến: Vua trị vì mà không cai trị vì không có thực quyền. Quyền lực tập trung trong tay giai cấp tư sản trong quốc hội lập hiến. Hoạt động 2(Cá nhân- cả lớp): Nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh. Vì sao nói CMTS Anh mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản?. - HS theo dõi SGK trả lời - GV nhận xét, kết luận 1. Cách mạng Hà Lan(Hướng dẫn đọc thêm) 2. Cách mạng tư sản Anh: a. Tình hình nước Anh trước cách mạng: - Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nền KT nước Anh phát triển nhất châu Âu: + Công trường thủ công chiếm ưu thế. + Ngoại thương phát triển + Sự thâm nhập của phương thức Sx TBCN vào nông nghiệpà hiện tượng “rào đất cướp ruộng”. - Chính trị: + Chế độ phong kiến bảo thủ kìm hãm sự phát triển của sản xuất TBCN. - Xã hội: + Sự hình thành tầng lớp quý tộc mới, tư sản giàu có à Mâu thuẩn xã hội gay gắt. (Mâu thuẩn giữa tư sản, quý tộc mới với lực lương phong kiến phản động) b. Diễn biến chính của cách mạng: - Tháng 4/1640, vua Sác – lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế, quý tộc mới và tư sản phản đối - Tháng 8/1642 Sác – lơ I tuyên chiến với quốc hộià Nội chiến bùng nổ - Đần năm 1649: vua Saclo I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà đứng đầu là CrômOen → cách mạng đạt đến đỉnh cao. - CrômOen chinh phục Ailen, Scotlen, lập nền độc tài quân sự(1653) - Năm 1658 Crôm Oen chết, Quốc hội chính biến, đưa Vinhem Oranggio lên làm vua, thiết lập nền quân chủ lập hiến c. Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển. - Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. - Tư sản, quý tộc mới lãnh đạo, nhưng quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng 3. Hoạt động kết thúc bài học: a, Luyện tập, củng cố bài học: -Phương pháp: Hoạt động nhóm. - Hình thức: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát cách mạng tư sản Anh bằng những hình thức khác nhau -Phần phụ lục. 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng - Học sinh bước đầu rút ra được: + Bản chất của một cuộc cách mạng tư sản + Những mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản + Liên hệ đến sự phát triển của nước Anh hiện nay - Các em có thể sự dụng nhiều kênh khác nhau: qua truyền thông, ItRènetđể hiểu thêm về nước Anh thế kỉ XVII và nước Anh ngày nay V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC -Bài cũ: Học sinh dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa để học bài cũ Học sinh trả lời một số câu hỏi liên quan : + Tại sao thế kỉ XVII cách mạng tư sản bùng nổ ở Anh ? + Sự kiện Sác-lơ I bị xử tử có ý nghĩa gì ? + Tính chất chưa triệt để của cách mạng tư sản Anh VI. Rút kinh nghiệm: Sản phẩm hoạt động: Phụ lục 3 - Giáo án đối chứng: BÀI 11. TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bài học giúp HS nắm được: - Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, thị trường đó dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí. Nó đó đem về cho châu âu nhiều của cải và sự hiểu biết mới về Trái Đất, về các dân tộc trên thế giới. - Nhờ các cuộc phát kiến địa lí, công cuộc tích luỹ ban đầu về vốn và nhân công được đẩy mạnh. Xã hội châu Âu có biến đổi, hai giai cấp mới được Hình thànhm quan hệ sản xuất TBCN ra đời. 2. Kĩ năng: - Biết mô tả các cuộc phát kiến địa lí trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu, đồng thời biết tự vẽ bản đồ. - Nâng cao kĩ năng phân tích các sự kiện, từ đó khái quát rút ra kết luận. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần dòng cảm, khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc, đồng thời giúp HS hiểu giá trị lao động và căm ghét bọn bóc lột. - Giúp HS biết quý trọng những di sản văn hoá các dân tộc trên thế giới, đũng thời có hiểu biết về tôn giáo để từ đó có thái độ đúng đắn với ngững tôn giáo đang tồn tại ở nước ta. 4. Năng lực hướng tới: * Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực sáng tạo. - Năng lực khai thác công nghệ thông tin. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực khai thác lực đồ, năng lực tường thuật sự kiện - Năng lực phân tích, đánh giá II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ phát kiến địa lí hoặc quả Địa cầu, tranh ảnh về Colombo, tàu Caraven, HS: Nghiên cứu bài về nguyên nhân, hành trình và ý nghĩa phát kiến địa lý. Tìm hiểu về các châu lục III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Mô tả, phân tích và sử dụngbản đồ để trình bày về các cuộc phát kiến địa lí. - Khai thác đồ dùng trực quan. - Hướng dẫn học sinh lập các bảng kiến thức. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: 1. Điểm khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Tây với phương Đông? 2.Thời gian tồn tại của chế độ phong kiến Tây Âu? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động tạo tình huống học tập: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, giúp học sinh biết được về người da đa, cư dân bản xứ của châu Mĩ, gợi mở về phát kiến địa lý. b) Phương thức:- GV đưa Hình ảnh về người da đa: - Em biết gì về bộ tộc trong Hình( Tên gọi, phân bố tình Hình, Vì sao gọi họ là người Anh- điêng? ). c) Dự kiến sản phẩm: - HS nêu được về Người da đa, tình trạng lạc hậu, bị phân biệt đối xử hiện nay. GV: Người da đa chính là người bản địa châu Mĩ, nhưng sau phát kiến địa lý, người da trắng châu Âu đó tràn sang châu Mĩ. Họ phải di cư và phải sống ở những vùng hẻo lánh. Vậy những cuộc phát kiến địa lý diễn ra như thế nào? Tác động gì? Chúng ta cựng Tìm hiểu. Hoạt động Hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1(Cá nhân): Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. * Phương thức: GV cho Hs nghiên cứu SGK để rút ra nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí: - GV gọi HS trả lời, bổ sung. Hoạt động 2(Cá nhân- cả lớp). Cho học sinh nghiên cứu SGK sau đó lên bảng thuyết trình trên lược đồ thế giới về đường đi các cuộc phát kiến. * Phương thức: Gv cho HS dựa vào SGK để hoàn thành bảng kiến thức về hành trình phát kiến địa lý: Thời gian Tên người phát kiến Nước Hành trình 1487 Đi - a- xơ BĐN - GV hướng dẫn HS lập bảng - Gọi 1 em lờn kết hợp trình bày trên lược đồ - GV có thể giải thích thêm về kiến thức liên quan. Hoạt động 3(Cá nhân): Nêu những hệ quả của phát kiến địa lý? * Phương thức: HS cùng thảo luận trên cơ sở SGK và rút ra thành từng ý: - Tích cực: - Tiêu cực: GV lưu ý Hs những kiến thức cơ bản sau: - Quá trình tích luỹ tư bản ban đầu. - Sự xuất hiện những Hình thức kinh doanh TBCN - Những biến đổi trong xã hội Tây Âu Giải thích mở rộng khái niệm Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ và Công trường thủ công (có thể cho Hs so sánh với phường hội phong kiến). è Sự Hình thành 2 giai cấp Tư sản và vô sản. GV hướng dẫn h/s tự học sgk mục 3, 4. Hs nghe hướng dẫn và tự học ở nhà. 1. Những cuộc phát kiến địa lí: a. Nguyên nhân: - Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao. - Thế kỷ XV, con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm. - KHKT có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật đóng tàu, sa bàn, hải đồ è Sự cần thiết phải Tìm con đường giao lưu buôn bán giữa châu Âu và phương Đông. Đặc biệt là sự phát triển của ngành hàng hải. b. Hành trình những cuộc phát kiến địa lí lớn: - 1487 Đi- a- xơ(BĐN) Tìm đến cực Nam của châu Phi, gặp bóo trở về, đặt tên cực Nam châu Phi là mũi Bảo Tố( Hảo Vọng). - 8/1492 C.Colombo(TBN) đi về phía Tây đó phát hiện ra châu Mĩ. - 7/1497 V.Gama(BĐN) vũng qua cực Nam châu Phi, vượt Ấn Độ Dương đến Ấn Độ. Sau quay về đường cũ.. - 1519- 1522 đoàn thám hiểm của Magiênlan(TBN) đó đi vũng qua nam Mĩ, Vượt Thái Binh Dương đến Philippin. Ông chết ở đây, đoàn thám hiểm tiếp tục vượt qua Ấn Độ Dương, qua cực Nam châu Phi trở về( Vòng quanh thế giới bằng đường biển) c. Hệ quả: - Tích cực: + Đem lại hiểu biết mới về trái đất, đại dương, các vùng đất mới, con đường mới, nền văn hóa mới. +Tìm ra những con đường mới, thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại, mở rộng thị trường. +Thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của CNTB ở châu Âu. - Tiêu cực: Nóy sinh quá trình xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen. 2.Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu: ( Hướng dẫn HS đọc thêm) - Nguyên nhân: + Kinh tế châu âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mỹ, châu Phi và châu Á. + Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền. - Biểu hiện nảy sinh CNTB: + Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công lên thay thế phường hội, hình thành người lao động biến thành công nhân nông nghiệp. + Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. - Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành – giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. 3.Phong trào Văn hoá Phục hưng: 4.Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân: 4. Củng cố dặn dò - Các cuộc phát kiến địa lí và sự ra đời của CNTB ở châu Âu. Nguyên nhân, Hành trình và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? - Tìm hiểu các câu chuyện về phát kiến địa lý. Vị trí các châu lục V. RÚT KINH NGHIỆM: Phụ lục 4 - Giáo án thực nhiệm: Giáo án - BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức - Trình bày được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. - Kể tên được các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV – XVI. - Giải thích được khái niệm: “Phát kiến địa lý”. - Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại nói riêng và thế giới nói chung. - Liên hệ được ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đến nước ta thế kỉ XVI-XVIII. 2. Về kĩ năng - Quan sát lược đồ và trình bày các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV - XVI. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình. 3. Về thái độ - Đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lý, những giá trị văn hóa của nhân loại thời kì phục hưng để lại 4. Năng lực hướng tới: * Năng lực chung:Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực giao tiếp ,hợp tác. * Năng lực chuyên biệt: - Tái tạo kiến thức cơ bản bài học - Quan sát và sử dụng đồ dùng trực quan - Nhận xét, đánh giá ,liên hệ II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: thuyết trình, phát vấn,đóng vai, hoạt động nhóm... III. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: 1.Giáo viên : - Một số tranh ảnh liên quan: tàu caraven,la bàn, hải đồ,thiết bijddo thiên văn, lược đồ phát kiến địa lý. - Lên kế hoạch, chia lớp thành 4 nhóm và phân công công việc cho các nhóm - Chuẩn bị các câu hỏi 2.Chuẩn bị của học sinh - SGK,tìm hiểu tài liệu liên quan. - Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân vật Đi-a-xơ và hành trình phát kiến địa lý của ông trên bản đồ thế giới. - Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân vật Crixtop Colombo và hành trình phát kiến địa lý của ông trên bản đồ thế giới. - Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân vật Va-xco đơ Gama và hành trình phát kiến địa lý của ông trên bản đồ thế giới. - Nhóm 4: Sưu tầm các câu chuyện kể về cuộc hành trình phát kiến địa lý vòng quanh thế giới của Magienlan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Tạo tình huống : a. Mục đích: nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. b. Phương pháp: GV cho HS xem 1 đoạn video về hành trình tìm kiếm những vùng đất mới thế kỉ XV-XVI.yêu cầu các nhóm đặt tên cho nội dung video vừa xem c. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời: Học sinh đặt những tên gọi khác nhau. Nếu HS trả lời được GV có thể lấy đó làm tiêu đề để dẫn dắt vào bài mới. Nếu ko có em nào nhận ra GV có thế giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lý - Phương pháp: HĐ nhóm thông qua trò chơi: Ai nhanh hơn - Cách thức tổ chức: + GV yêu cầu học sinh đọc tư liệu sgk ( thời gian 1 phút),sau đó cung cấp cho học sinh những hình ảnh liên quan đến nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lí (có cả các phương án nhiễu) + Học sinh các nhóm lựa chọn các hình ảnh tương ứng, phù hợp + Học sinh giải thích vì sao chọn hình ảnh đó. Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá + GV nhận xét, kết luận *GV: Giới thiệu lược đồ “Con đường buôn bán từ phương Tây sang phương Đông” *HS: Quan sát tranh ảnh (La bàn; Thiết bị đo thiên văn; Hải đồ; Tàu Caraven) * GV hỏi:Những tiến bộ về khoa học, kĩ đã tạo điều kiện thuận lợi gì cho các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI? *GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Đến thế kỉ XV, ở Tây Âu đã có đủ điều kiện chín muồi để tiến hành những cuộc thám hiểm bằng đường biển. Trước hết là những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền. Những kiến thức địa lý, quan niệm về quả đất hình tròn đã lưu hành ở Tây Âu từ cuối thế kỉ XIII. Đồng thời, nhà nước phong kiến giữ vai trò quan trọng trong việc trang bị điều kiện vật chất cho các cuộc thám hiểm Hoạt động 2: cá nhân, cặp đôi * Gv hỏi: Tai sao Tây Ban nha và Bồ Đào nha lại là những nước đàu tiên tiến hành phát kiến địa lý? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét,bổ sung và kết luận Hoạt động 3: Tìm hiểu những phát kiến lớn về địa lý ( thời gian 20 phút) - Phương pháp: Đóng vai - Cách thức tổ chức: + GV tổ chức cho học sinh đóng vai một biên tập viên và các nhà phát kiến : B.Đi-a-xơ; C.Cô-lôm-bô;Vax-cô-đơ Gama; Magienlan tham gia chương trình Văn hóa-Sự kiện – Nhân vật + Một HS đại diện của mỗi nhóm lên tham gia đóng vai + Các bạn học sinh khác theo dõi, tham gia đặt câu hỏi tương tác với nhân vật đóng vai. HS nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và thể hiện của đại diện các nhóm + Gv nhận xét,đánh giá Hoạt động 4: Cả lớp ND:Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý *GV cho HS quan sát tranh ảnh (Cướp bóc, xâm lược thuộc địa và buôn bán nô lệ) và trả lời câu hỏi: Theo em nội dung bức tranh trên là gì? *GV tổ chức cho học sinh thể hiển quan điểm theo hai ý kiến của các nhân vật từ bức tranh: -Quan điểm của người thuộc địa ( GV tạm đặt tên): “Các ngươi đến đây đẻ cướp bóc và giết hại chúng ta” - Quan điểm của người châu Âu: “Chúng ta đến đây để khai phá văn minh cho các người” *HS bày tỏ và đưa ra các lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình * GV nhận xét và kết luận * GV phát vấn: : Thế nào là “Phát kiến địa lý”? *HS trả lời câu hỏi * GV nhận xét và kết luận:Phát kiến địa lý là hành trình tìm kiếm những vùng đất mới, dân tộc mới. Hoạt động 5: Tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu: 1. Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu? 2. Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu? 1. Những cuộc phát kiến địa lý a, Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lý *Nguyên nhân: - Lực lượng sản xuất phát triển nên nhu cầu về thị trường, vàng bạc, hương liệu tăng. - Đường bộ từ Tây Âu sang phương Đông bị chặn. => Yêu cầu cần tìm con đường biển sang phương Đông. *Điều kiện: - Khoa học, kĩ thuật tiến bộ: Hiểu biết mới về địa lý, đại dương; la bàn, kính đo góc thiên văn, kĩ thuật đóng tàu => Thế kỉ XV, Tây Âu có đủ điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lý. b. Các cuộc phát kiến địa lý - Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước tiên phong thực hiện các cuộc thám hiểm vượt đại dương. - Năm 1487, Đi-a-xơ đi vòng quanh bờ biển châu Phi đến mũi Hảo Vọng, xác định có thể đến Ấn Độ bằng đường biển. - Năm 1492, Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ. - Năm 1497, Va-xco đơ Gama đã hoàn thành cuộc thám hiểm vòng quanh châu Phi sang Ca-li-cut Ấn Độ (5/1498). - Magienlang là người đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 – 1522) c. Hệ quả: - Tích cực: + Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng. + Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. - Hạn chế: Nảy sinh sự cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu ( Hướng dẫn đọc thêm) 3. Hoạt động KTBH: b. Hoạt động luyện tập: Hình thức: Sử dụng phiếu học tập Nội dung: Liệt kê các cuộc phát kiến theo mẫu: thời gian, tên người phát kiến, nước, hướng đi, kết quả. Thời gian Tên người phát kiến Nước Hướng đi Kết quả b. Hoạt động vận dụng, mở rộng: - Phương pháp: Hoạt động theo nhóm. - Hình thức: Tổ chức tranh luận vấn đề lịch sử: Hệ quả từ cuộc phát kiến địa lý có phải là bắt đầu một quá trình khai phá văn minh đối với các dân tộc mới tìm ra hay là bắt đầu một quá trình khai phá và nô dịch? V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: Bài 11 : Tây Âu hậu kỳ trung đại ( Tiết 2) VI. RÚT KINH NGHIỆM Phụ lục phần tranh luận: * Kết quả phần tranh luận của nhóm 1, kết hợp hình ảnh để chứng minh. Một cảng biển của Pháp năm 1683 * Kết quả phần tranh luận của nhóm 2 kết hợp hình ảnh để chứng minh. Phụ lục 5: - Bài 13 - Phong trào dân tộc - dân chủ 1925-1930(tiết 2) Hoạt động KTBH a, Hoạt động luyện tập: + Hoạt động 1: Tổ chức “trò chơi mảnh ghép”, học sinh sẽ tiến hành ghép những nội dung có tính lôgic, xâu chuỗi các sự kiện với nhau để thấy được quá trình ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Dùng sơ đồ để củng cố ĐDCSĐ(6- 1929) Hội VNCMTN(1925) ANCSĐ(8- 1929) ĐCSVN(6- 1- 1930) TVCMĐ(1928) ĐDCSLĐ(9- 1929) b. Hoạt động 2 - Hoạt động vận dụng, mở rộng: giáo viên chia lớp thành những nhóm nhỏ để thảo luận và đưa ra nhận định riêng của nhóm mình về nội dung “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại”. Phụ lục 6- Bài 17 - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2 - 9 - 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 - 12 – 1946 (Tiết 2) Hoạt Động KTBH a, Hoạt động luyện tập: Vẽ sơ đồ về tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và sơ đồ biện pháp giải quyết những khó khăn của Đảng và chính phủ cách mạng nhằm mục đích hệ thống lại toàn bộ kiến thức toàn bài. Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức với nội dung yêu cầu: b, Hoạt động 2 - Vận dụng, mở rộng: Tổ chức học sinh thảo luận để rút ra bài học cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay từ thực tiễn nội dung bài đã học V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:
File đính kèm:
- 99_Ho_Thi_Hien-Truong_THPT_QL3_b69a5173ed.docx