Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ 24-36 tháng
1. Cơ sở lý luận
Việc rèn luyện thói quen, nền nếp cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu từ
nhỏ trẻ đã được uốn nắn, rèn luyện những thói quen, hành vi tốt thì sẽ tạo tiền đề
cho sự phát triển nhân cách con người một cách văn minh, tích cực, có được
những suy nghĩ đúng đắn trước các hành vi xấu, trở thành những người có ích
cho xã hội.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng, trẻ dễ
nhớ nhưng rất chóng quên nên việc rèn luyện thói quen, nền nếp cho trẻ phải
được thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại để khắc sâu vốn kinh nghiệm và kĩ
năng cho trẻ. Cô giáo phải gần gũi trẻ, hiểu được các nhu cầu về tâm sinh lý của
đứa trẻ thì mới dễ dàng đưa trẻ vào các hoạt động mà mình tổ chức. Từ đó, giúp
cho trẻ nhanh chóng hòa đồng, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, tâm
thế trẻ vui vẻ, thoải mái.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi
Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công đứng lớp 2C với tổng số trẻ là
28 trẻ (trong đó có 14 trẻ trai và 14 trẻ gái). Hầu hết trẻ nhanh nhẹn, đáng yêu;
BGH luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ
chăm sóc – giáo dục trẻ; Các thông tin mới về việc chăm sóc – giáo dục trẻ
thường xuyên được cập nhật đầy đủ, nhanh chóng; Bản thân luôn tham gia đầy
đủ các buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do nhà trường tổ
chức; Đa số phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
2.2. Khó khăn
Ngoài những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn nhất định như: độ
tuổi này khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện nên việc
truyền đạt những suy nghĩ cũng như sở thích với người lớn còn hạn chế, một số
phụ huynh chưa đề cao việc hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ vì họ nghĩ trẻ
còn nhỏ, muốn để trẻ tự do, thoải mái.
giáo dục trẻ thường xuyên được cập nhật đầy đủ, nhanh chóng; Bản thân luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do nhà trường tổ chức; Đa số phụ huynh nhiệt tình, quan tâm đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ. 2.2. Khó khăn Ngoài những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn nhất định như: độ tuổi này khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện nên việc truyền đạt những suy nghĩ cũng như sở thích với người lớn còn hạn chế, một số phụ huynh chưa đề cao việc hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ vì họ nghĩ trẻ còn nhỏ, muốn để trẻ tự do, thoải mái. Bảng khảo sát thói quen, nền nếp đầu năm của trẻ TT Số lượng trẻ Nội dung đánh giá Kết quả đạt được đầu năm Số trẻ Tỉ lệ 1 28 Thói quen đi học đều 20 71,4% 2 Thói quen chào hỏi 18 64,2% 3 Thói quen cất đồ dùng đồ chơi 15 53,5% 4 Thói quen trong giờ học 15 53,5% 5 Thói quen trong giờ ăn 20 71,4% 6 Thói quen trong giờ ngủ 22 78,5% 7 Thói quen vệ sinh 18 64,2% 3 Với kết quả như trên tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu một số biện pháp hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ 24 – 36 tháng như sau: 3. Một số biện pháp hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ 24 – 36 tháng 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, gần gũi yêu thương trẻ và tự lập kế hoạch để rèn luyện thói quen, nền nếp cho trẻ. Như tôi đã nói ở trên, trẻ ở độ tuổi này mới rời xa vòng tay của gia đình để đến với một môi trường hoàn toàn mới nên bước đầu trong tâm lý của trẻ luôn sợ hãi, có những trẻ la khóc nhiều, có những trẻ tự thu mình lại, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo. Nên cô giáo cần gần gũi trẻ, trò chuyện, động viên, khích lệ để trẻ có cảm giác mình được thương yêu, từ đó trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường mới một cách nhanh và tự tin hơn. Ảnh: Cô cùng chơi với trẻ Ví dụ: Khi trẻ mới đến lớp còn bỡ ngỡ, khóc nhiều thì tôi đón trẻ, ôm trẻ vào lòng và âu yếm trẻ. Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, an toàn khi ở trong vòng tay cô giáo giống như ở với mẹ. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh, chơi với các đồ chơi trong nhóm lớp để trẻ vơi đi nỗi nhớ mẹ. và đến thời điểm hiện tại thì trẻ lớp tôi đi học rất vui vẻ, đến lớp ngoan ngoãn, biết tự chơi và chơi cùng cô và bạn. 4 Ảnh: Cô âu yếm vỗ về trẻ Hoặc với giờ ăn trưa, những buổi đầu cô giáo thật sự rất vất vả vì trẻ vừa lạ cô, lạ lớp, vừa chưa quen với việc tự phục vụ thì cô giáo động viên, khuyến khích và đút cho trẻ từng thìa cơm, thìa cháo. Cứ như vậy cho đến khi trẻ đã quen, thì cô sẽ hướng dẫn trẻ cách cầm thìa tự xúc ăn. Và đến bây giờ, hầu hết trẻ lớp tôi đã có thể tự xúc ăn và trẻ ăn rất ngon miệng, hào hứng khoe cô vì mình đã tự xúc cơm (cháo). Ảnh: Giờ ăn của trẻ 5 Mặc dù giai đoạn này ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện nhưng trẻ cũng đã phần nào hiểu được các yêu cầu của người lớn trong những tình huống cụ thể. Vì thế, việc chỉ dẫn của người lớn rất quan trọng nhằm thay đổi hành vi của trẻ trong những tình huống khác nhau. Ví dụ: Có một số trẻ ở lớp tôi, ban đầu sau khi chơi xong trẻ không chịu cất đồ chơi theo yêu cầu của cô giáo. Có thể trẻ ở nhà thường chơi đồ chơi xong không có thói quen tự cất đồ chơi đúng nơi quy đinh, hoặc nếu người lớn có yêu cầu trẻ thưc hiện thì trẻ sẽ hay có thái độ hờn dỗi, khóc để không phải thực hiện. Và vì người lớn có thể suy nghĩ trẻ còn nhỏ, chưa hiểu được hết các quy tắc nên thường dung túng trẻ và làm thay cho trẻ. Vì vậy, dần dần trong trẻ có thói quen là mình chơi nhưng sẽ có người dọn dẹp thay. Và thói quen đó theo trẻ đến lớp học, khi được cô giáo yêu cầu cất đồ chơi sau khi chơi xong sẽ có những trẻ tỏ thái độ không làm hoặc sẽ cầm đồ chơi ném lung tung. Khi đó, cô giáo không nên la mắng trẻ sẽ khiến trẻ tự ti, mặc cảm. Mà ngược lại, cô sẽ động viên trẻ nhặt đồ chơi cùng cô, cùng cất dọn gọn gàng, động viên, khích lệ trẻ để trẻ hào hứng với công việc này. Từ đó sẽ hình thành trong trẻ thói quen là sau khi chơi đồ chơi xong, nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ sẽ cùng nhau cất dọn gọn gàng. Ảnh: Trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi Chính sự gần gũi, động viên khích lệ trẻ đó mà trẻ dần dần hòa nhập với các hoạt động ở lớp, quen dần với những nội quy, quy định mà cô giáo đề ra. Đồng thời, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên việc tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng góp phần đẩy nhanh việc hoàn thiện các thói quen, nề nếp của trẻ ở trường mầm non. Từ những thực tế về việc thực hiện những thói quen, nề nếp của trẻ trong lớp tôi ở thời điểm hiện tại tôi đã lựa chọn những nội dung và lập kế hoạch phù hợp với thời gian hoạt động hàng ngày của trẻ như sau: 6 TT Nội dung hoạt động Thời gian thực hiện 1 Thói quen chào hỏi người lớn Giời đón, trả trẻ hoặc khi có người lớn đến chơi với lớp. 2 Thói quen cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định Giờ hoạt động chơi tập có chủ định, giờ chơi góc và các hoạt động hàng ngày. 3 Thói quen tự xếp ghế vào bàn ăn, cất ghế Giờ chơi tập có chủ định, giờ ăn và một số hoạt động trong ngày 4 Thói quen trong giờ ngủ Giờ ngủ 5 Thói quen nề nếp vệ sinh Mọi lúc mọi nơi Ảnh: Trẻ cất dép vào nơi quy định 7 Ví dụ: Đầu năm, lớp tôi có cháu Nam Hưng rất khó ngủ, cô trao đổi lại với phụ huynh thì được biết ở nhà cháu thường đi ngủ rất muộn (2 giờ chiều cháu mới bắt đầu ngủ giấc trưa của mình). Do đó, với cháu này, tôi và đồng nghiệp cùng lớp luôn ngồi bên cạnh vỗ vễ trẻ (xoa lưng, xoa trán) tạo cho trẻ tinh thần thoải ái, an tâm như ở nhà và dần dần như vậy đến bây giờ cháu đã quen với giờ giấc đi ngủ trưa ở trường mầm non (từ 11h trưa) và ngủ rất thẳng giấc. 3.2. Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện thói quen cho trẻ mọi lúc mọi nơi Ngoài việc gần gũi, yêu thương, quan tâm trẻ để tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi đến lớp và khi tham gia các hoạt động hàng ngày cùng cô giáo thì việc tổ chức rèn luyện thói quen cho trẻ mọi lúc mọi nơi là rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp, thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng. Hàng ngày, ở lớp học trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động: Chơi tập có chủ đích, hoạt động vui chơi ở các góc, chơi ngoài trời, vệ sinh ăn trưa Mọi thời điểm đều có những hình thức kết hợp để rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Tuy nhiên, độ tuổi này trẻ còn nhỏ, nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên cho nên việc thường xuyên nhắc nhở cho trẻ các nền nếp thói quen thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, các ví dụ minh họa sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn các kĩ năng thói quen, nề nếp đó. Ví dụ 1: Thông qua bài hát “Lời chào buổi sáng” cô giáo sẽ nhắc nhở trẻ việc chào hỏi lễ phép với người lớn. Người lớn là tấm gương phản chiếu của trẻ, chúng ta đừng chờ đợi trẻ phải chào mình trước bởi trẻ còn quá nhỏ chưa hiểu được những quy tắc đó. Thay vì như vậy thì khi đón hoặc trả trẻ, cô giáo sẽ chủ động chào bố mẹ, chào các con trước và nhắc nhở trẻ chào lại cô. Lúc đó, trẻ sẽ học theo để chào cô và chào bố mẹ. Cứ như vậy, theo thời gian trẻ sẽ tự hình thành trong mình ý thức đến lớp hoặc ra về sẽ chào cô, chào bố mẹ vui vẻ. Hoặc khi có người lớn đến lớp, cô giáo sẽ chủ động chào người đó trước và nhắc nhở các con làm theo cô, điều đó cũng hình thành cho trẻ thói quen gặp người lớn sẽ chào hỏi. Ảnh: Trẻ chào cô khi đến lớp và ra về 8 Ví dụ 2: Qua việc học bài thơ “Chia đồ chơi” cô giáo hình thành cho trẻ kĩ năng cùng chơi và chia sẻ đồ chơi với bạn. Nhắc nhở trẻ khi chơi cùng bạn chúng mình sẽ vui hơn, đồ chơi sẽ không bị nhàm chán. Ảnh: Trẻ chơi theo tác vai (cho em ăn) Ví dụ 3: Ban đầu giờ ngủ trưa của lớp tôi chưa đi vào quy củ, trẻ vẫn còn tự do làm theo ý thích của mình, trêu chọc bạn bên cạnh. Nhưng với sự gần gũi, quan tâm của cô giáo, đồng thời với việc cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Giờ đi ngủ” và hướng dẫn trẻ làm theo những quy định có trong bài thơ thì đến nay trẻ lớp tôi giờ ngủ đã rất ngoan, biết nằm ngay ngắn, không còn chạy ra khỏi chỗ. Ảnh: Giờ ngủ trưa của trẻ 9 Việc giáo dục thói quen, nề nếp cho trẻ phải được thực hiện song song cùng các hoạt động khác như: Giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển thẩm mĩ, kĩ năng và tình cảm xã hội. Đặc biệt là giáo dục phát triển ngôn ngữ, bởi ngôn ngữ của trẻ có phát triển thì trẻ mới hiểu và diễn đạt được các yêu cầu của người lớn từ đó việc giáo dục thói quen, nề nếp cho trẻ sẽ dễ dàng hơn. Thông qua hoạt động chơi tập có chủ đích, tôi luôn khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi, cho trẻ đọc thơ, hát từ đó giúp trẻ có thói quen mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Cô giáo thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính chất liên hệ với thực tế như: + Bạn đó như vậy có ngoan không? + Muốn ngoan các con phải như thế nào? + Để cô giáo, bố mẹ vui lòng thì các con phải làm sao?.... Ảnh: Trẻ chú ý và tự tin trả lời cô giáo Giáo dục thói quen, nề nếp cho trẻ 24 – 36 tháng cần có sự lặp đi lặp lại nhiều lần, qua việc hướng dẫn của cô giáo và việc lặp lại nhiều lần trong ngày, trong tuần sẽ hình thành cho trẻ thói quen, từ đó các kĩ năng của trẻ cũng dần tiến bộ và nâng cao. 3.3. Biện pháp 3: Động viên, khuyến khích, nêu gương trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày Động viên, khuyến khích để trẻ luôn tự tin, hi vọng và luôn có niềm tin vào bản thân. Khi động viên trẻ, tôi luôn dũng những từ ngữ biểu cảm, khéo léo nêu lên những việc tốt mà trẻ đã làm được, thái độ chân thành để nói với trẻ. 10 Ví dụ 1: Khi trẻ đến lớp biết tự giác chào cô,chào bố mẹ thì đầu giờ học cô chú ý khen ngợi trẻ để những trẻ khác noi theo. Từ đó, dần hình thành cho trẻ thói quen chào hỏi người lớn khi đến lớp, khi có khách đến chơi nhà Ví dụ 2: Sau mỗi lần tổ chức cho cả lớp chơi hoạt động ở các góc, cô chú ý quan sát, vừa động viên khích lệ, vừa nêu gương là bạn nào đó nhặt đồ chơi nhanh, giỏi để khuyến khích những trẻ còn lại. Từ đó, trẻ dần hình thành thói quen cất dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong. Nếu giờ chơi có trẻ nghịch phá đồ chơi cô sẽ nghiêm khắc nhắc nhở trẻ “Nếu con phá hư đồ chơi thì hôm sau con và các bạn sẽ không có đồ chơi để chơi nữa” hoặc “Con phá đồ chơi cô sẽ không yêu con nữa” Ví dụ 3: Hoặc có thể trong giờ ăn, có một số trẻ nào đó ăn nhanh, cô giáo cũng nêu tên trẻ, động viên, khen ngợi để tạo tinh thần phấn chấn cho những trẻ khác cũng cố gắng ăn nhanh để được cô giáo khen. Ví dụ 4: Trong ngày, nếu trẻ làm được những việc tốt thì vào giờ trả trẻ, cô giáo trao đổi với phụ huynh, khen ngợi trẻ, nhắc nhở trẻ tiếp tục cố gắng để ngoan hơn nữa. Cùng phụ huynh động viên, khuyến khích trẻ. 3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Nhằm tạo điều kiện cho việc giáo dục, hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ được thuận lợi thì bản thân tôi luôn tự tìm hiểu các tài liệu, văn bản liên quan đến việc giáo dục trẻ hàng năm để tự đề ra các mục tiêu, kế hoạch giáo dục phù hợp.+ - Luôn tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do nhà trường tổ chức. Tham gia tập huấn do nhà trường tổ chức - Tham gia các buổi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc hình thành và rèn thói quen, nền nếp cho trẻ. 11 - Bản thân giáo viên cũng phải là một tấm gương tốt trong các hoạt động hàng ngày để trẻ noi theo. 3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành và rèn nề nếp, thói quen cho trẻ. Việc hình thành và rèn nề nếp, thói quen cho trẻ thì gia đình giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hiểu được điều đó, từ cuộc họp phụ huyh đầu năm học và qua các giờ đón – trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ 24 – 36 tháng. Thông qua phụ huynh tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để từ đó đưa ra cho mình những kế hoạch cụ thể, tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp với gia đình để rèn nề nếp, thói quen cho trẻ. Điều đó tạo nên sự thống nhất giữa việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Bên cạnh đó, cô giáo cũng cần khéo léo trao đổi với phụ huynh về những kĩ năng chăm sóc, rèn luyện thói quen, nề nếp của trẻ khi về nhà. Hình ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh 12 Ví dụ: Với những trẻ chưa biết ngồi bô khi đi vệ sinh thì ở lớp cô sẽ hướng dẫn, động viên để trẻ làm quen với việc ngồi bô. Nhưng bên cạnh đó thì về nhà, bố mẹ cũng phải động viên và tập cho các con có thói quen ngồi bô khi đi vệ sinh để luôn sạch sẽ. Hoặc thời gian đầu, trẻ mới đến lớp chưa có kĩ năng tự phục vụ như xúc cơm ăn thì cô giáo sẽ giúp đỡ. Nhưng những thời gian sau thì cô phải tập cho trẻ có thói quen cầm thìa tự xúc ăn, động viên trẻ ăn hết suất, có xúc ăn thì trẻ mới có thể cảm nhận được vị ngon của thức ăn, hạn chế việc nôn trớ. Ăn xong trẻ biết tự mình cất ghế vào đúng nơi cô giáo quy định, biết đi vệ sinh, lau miệng, uống nước trước khi ngủ. Thì khi về nhà, bố mẹ cũng kết hợp với cô tạo cho trẻ có thói quen tự xúc cơm ăn, khi ăn ngồi ngay ngắn vào bàn cùng mọi người, không chạy nhảy lung tung như vậy thì trẻ mới có thể nhanh tiến bộ và kĩ năng sẽ thuần thục hơn. Sau khi ăn xong, bố mẹ cũng nhắc nhở các con biết cất ghế (thìa, bát) của mình, biết lau miệng, uống nước. Việc kết hợp với phụ huynh một cách nhịp nhàng, hài hòa đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho tôi trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày, giúp cho việc rèn thói quen, nền nếp của trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó tạo được niềm tin yêu và chia sẻ của phụ huynh trong các hoạt động giáo dục của cô giáo. 13 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả thực hiện biện pháp Từ những biện pháp nêu trên mà tôi đã thực hiện đối với trẻ lớp mình thì tôi nhận thấy trẻ có những tiến bộ rõ rệt. Trẻ đến lớp vui vẻ hơn, hòa đồng cùng cô giáo và các bạn trong các hoạt động. Trẻ thích đi học, có tác phong tự tin, mạnh dạn. Trẻ biết chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về. Trẻ ngồi học ngoan, chú ý lắng nghe cô giáo và tự tin phát biểu những điều mà mình biết. Đặc biệt, trẻ đã biết làm một số công việc tự phục vụ như: Tự xếp ghế vào bàn trước khi ăn, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự xúc cơm ăn, tự cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi và sau khi sử dụng. Sau quá trình triển khai thực hiện các biện pháp, kết quả đạt được như sau: Bảng khảo sát thói quen, nền nếp cuối năm của trẻ TT Số lượng trẻ Nội dung đánh giá Kết quả đạt được đầu năm Kết quả đạt được cuối năm Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ 1 28 Thói quen đi học đều 20 71,4% 28 100% 2 28 Thói quen chào hỏi 18 64,2% 28 100% 3 28 Thói quen cất đồ dùng đồ chơi 15 53,5% 25 89,2% 4 28 Thói quen trong giờ học 15 53,5% 25 89,2% 5 28 Thói quen trong giờ ăn 20 71,4% 27 96,4% 6 28 Thói quen trong giờ ngủ 22 78,5% 28 100% 7 28 Thói quen vệ sinh 18 64,2% 28 100 2. Ý nghĩa của đề tài Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu tôi nhận thấy sáng kiến có những ý nghĩa sau: * Đối với cô: Giáo viên tự giác và tích cực tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ do lớp mình phụ trách để việc rèn luyện các thói quen, nền nếp được nhanh và khoa học hơn. Tạo cho lớp học một chế đố sinh hoạt hợp lý và khoa học. * Đối với trẻ: Trẻ thích được đi học, đến lớp ngoan, vui vẻ. Thích thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Các thói quen, nền nếp của trẻ được thành thục và nâng cao hơn. Trẻ hiểu các quy tắc và thực hiện được các yêu cầu mà cô giáo đề ra. 14 * Đối với phụ huynh: Phụ huynh luôn, trao đổi và phối hợp nhịp nhàng với cô giáo trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Các bậc phụ huynh thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn trẻ các thói quen, nền nếp ở nhà để khắc sâu hơn cho trẻ. Bố mẹ trẻ tin tưởng vào kết quả giáo dục cũng như sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ các khó khăn của lớp cũng như của nhà trường. 3. Bài học kinh nghiệm Lứa tuổi 24 – 36 tháng là lớp đầu tiên của bậc học mầm non. Vì vậy, chúng tôi phải tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với các nền nếp, thói quen ở lớp, ở trường. Đối với trẻ nhỏ, trẻ mau nhớ nhưng cũng chóng quên nên các nền nếp, thói quen phải được lặp lại một cách thường xuyên. Vì thế phải có sự kết hơp nhịp nhàng của các đồng nghiệp trong lớp, của các bậc phụ huynh thì các mục tiêu giáo dục đã đề ra sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, bản thân tôi không ngững nỗ lực phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kĩ năng trong chăm sóc – giáo dục trẻ hàng ngày bằng cách: Tự lập kế hoạch cho từng tháng, học kỳ, cả năm; Tự học bồi dưỡng thường xuyên về những nội dung mà bản thân chưa tự tin Để từ đó chủ động hơn trong công việc. 4. Kiến nghị, đề xuất Việc rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ là việc làm hàng ngày của cô giáo. Tuy nhiên, để giáo viên nắm vững các phương pháp cũng như hình thức tổ chức cho trẻ thì bản thân tôi có các đề xuất sau: - Tổ chức các hội thi về xử lý tình huống trong giáo dục mầm non để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các tiết dạy mẫu của đồng nghiệp để trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường. Tham quan, học tập các trường bạn. Tuy nhiên, các biện pháp nghiên cứu của đề tài mới chỉ là bước đầu thực hiện, có tính khả thi và hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và triển khai. Tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Hội đồng để hoàn thiện nội dung nghiên cứu của mình, giúp cho việc hình thành và rèn thói quen nền nếp cho trẻ 24 – 36 tháng được tốt hơn. Vinh, ngày 20 tháng 03 năm 2021 Người viết Lê Vũ Hà Phương 15 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Điểm mới của đề tài ................................................................................. 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 2 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 2 2. Thực trạng của vấn đề .............................................................................. 2 2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 2 2.2. Khó khăn ............................................................................................... 2 3. Một số biện pháp hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ 24 – 36 tháng ..... 3 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, gần gũi yêu thương trẻ và tự lập kế hoạch để rèn luyện thói quen, nền nếp cho trẻ. ................................... 3 3.2. Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện thói quen cho trẻ mọi lúc mọi nơi ........ 7 3.3. Biện pháp 3: Động viên, khuyến khích, nêu gương trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ............................................................................................ 9 3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ... 10 3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành và rèn nề nếp, thói quen cho trẻ. .......................................................................................... 11 PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................ 13 1. Kết quả thực hiện biện pháp ..................................................................... 13 2. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 13 3. Bài học kinh nghiệm................................................................................. 14 4. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_thoi_quen.pdf