Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành kĩ năng "Nhân, chia số thập phân" cho học sinh Lớp 5C trường Tiểu học Phước Tân I

Năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của UBND tỉnh Khánh Hoà Trong đó giáo dục tiểu học trở thành mối quan tâm lớn của xã hội. Bậc Tiểu học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế giáo dục tiểu học phải chuẩn bị tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học tốt lên các lớp trên.

 Mục tiêu của trường tiểu học được cụ thể hoá trong từng môn học, từng lớp học. Hiện nay chất lượng học tập của các bộ môn nói chung và chất lượng bộ môn Toán nói riêng đã được quan tâm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Một thực tế đã chứng minh rằng đa số các em kém toán là do hổng kiến thức ở lớp dưới, học sinh không tìm ra được phương pháp học tập phù hợp cho nên khi làm toán nhiều lúc các em còn lúng túng. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy Lớp 5 tôi thấy trong chương trình Toán 5 phần số thập phân học sinh làm còn yếu, cụ thể khi dạy các bài về: "Phép nhân, phép chia số thập phân". Là người giáo viên ở Bậc Tiểu học, tôi xác định: để đạt được mục tiêu giáo dục thì phải đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã cố gắng học hỏi, tìm tòi những sáng kiến về sự đổi mới cả về hình thức, phương pháp dạy các môn học ở Bậc Tiểu học với mục tiêu "Dạy ít- học nhiều, hướng vào người học" và "Học sinh phải là chủ thể của quá trình học tập". Tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh học tập có kết quả tốt nhất. Khi dạy môn Toán, tôi luôn suy nghĩ, tìm cách đưa học sinh nắm bắt được những kiến thức toán học, tiếp thu các kĩ năng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

 Chương trình Toán bậc Tiểu học theo nội dung đổi mới cơ bản hoàn thành việc dạy số tự nhiên. Học sinh đã được học và thực hiện thành thạo 4 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. Nội dung về số tự nhiên ở các lớp trước đó làm tiền đề cho Lớp 5 học về số thập phân và các phép tính về số thập phân.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9131 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành kĩ năng "Nhân, chia số thập phân" cho học sinh Lớp 5C trường Tiểu học Phước Tân I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phân với một số thập phân" thì việc phối hợp các nội dung kiến thức đã học vào giải quyết các phép tính học sinh thực hiện còn sai sót nhiều. Cụ thể là: đánh dấu phẩy ở tích sai, nhất là khi nhân hai số thập phân với nhau mà cả hai thừa số đều nhỏ (phần thập phân có nhiều chữ số), ở kết quả tìm được khi đếm số chữ số để đánh dấu phẩy thì không đủ so với các chữ số ở phần thập phân của hai thừa số.
 Từ những tồn tại đó dẫn đến khi học xong phần này, học sinh chưa có kĩ năng thực hiện đúng các phép tính, các thao tác tính toán còn chậm do đó dẫn đến việc thực hiện mắc nhiều sai sót.
 Vì vậy, khi dạy nội dung này việc sử dụng các phương pháp dạy học mới là hết sức quan trọng, thể hiện ở nhiều khâu:
- Giúp học sinh hiểu biết đầy đủ và có hệ thống nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về "Nhân, chia số thập phân ".
- Lựa chọn nội dung.
- Trình bày nội dung dạy học trong SGK đến việc giảng dạy trên lớp và việc tự học của học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên lựa chọn phương pháp dạy tốt hơn.
+ Kĩ năng: Trong thực hành thường là quy trình tính (kĩ thuật tính) thiếu vững chắc hay thao tác tách dấu phẩy ở tích thì thường ghi sai vị trí.
Ngoài ra còn một bộ phận học sinh chưa có thói quen kiểm tra kết quả sau khi làm bài.
 * Xây dựng bài: Năng lực tự giác học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung ở một số em khá, giỏi, đa số các em học tập trung bình quen học tập thụ động.
 *Luyện tập: Học sinh biết được cách làm bài tập vận dung, các bài tập nâng cao thường làm sai, kĩ năng tính còn chậm, thiếu kiểm tra, sau khi rút kinh nghiệm một số em lại không sửa chữa kết quả.
3. Thuật toán.
 Theo tôi khi dạy các nội dung này nếu giáo viên dạy theo tiến trình như SGK thì sẽ không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh mà truyền thụ tri thức một cách gò ép, áp đặt dẫn đến học sinh tiếp thu tri thức, kĩ năng đạt hiệu quả thấp; Vì trọng tâm nội dung của các bài "Nhân, chia số thập phân " là học sinh nắm được quy tắc có liên quan đến phép nhân số thập phân hay các quy tắc liên quan đến phép chia số thập phân đó là vấn đề cốt lõi của những bài này. Bên cạnh đó học sinh bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
* Bảng khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm của lớp 5C
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
35 em
9 em
25,7 %
14 em
40 %
9 em
25,7 %
3
8,6 %
III/ Nội dung: 
 Trong phép nhân, phép chia số thập phân Lớp 5, các em được học các nội dung, kiến thức sau:
1- Phép nhân:
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
2- Phép chia:
- Chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Chia số tự nhiên cho số tự nhiên, thương tìm được là số thập phân.
- Chia số tự nhiên cho số thập phân.
- Chia số thập phân cho số thập phân.
Phép nhân, phép chia số thập phân không chỉ học trong phạm vi một chương, một bài học mà nó còn được sử dụng liên tục ở các chương trình sau và còn được sử dụng trong thực tiễn hằng ngày, áp dụng trong các lớp trên. Như vậy các phép tính này là chìa khoá về quan hệ toán học và thực tiễn. Nhưng khi học phần này nếu học sinh không phát huy được khả năng của mình thì sẽ thực hiện sai kết quả phép tính và việc hình thành kĩ năng tính toán của học sinh không vững.
 Do đó vai trò của người giáo viên rất quan trọng, phải hình thành tốt kĩ năng thực hiện phép tính "Nhân, chia số thập phân " cho học sinh.
IV/ Giải pháp:
 Trong quá trình dạy phép nhân, phép chia số thập phân ở Lớp 5C bản thân tôi đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau. Trong từng trường hợp cụ thể các biện pháp đố có thể đan xen hỗ trợ cho nhau. Sau đây là một số biện pháp chính tôi đã áp dụng:
Biện pháp 1: Dựa vào kiến thức cũ để hình thành và khắc sâu kiến thức mới: 
 Vậy vấn đề đặt ra là ta sẽ cung cấp tri thức cho học sinh như thế nào để học sinh nắm được trọng tâm bài học mà lại độc lập suy nghĩ và có thể phát triển tối đa năng lực sáng tạo của mình. Vì lẽ đó tôi đã hướng dẫn các em cách nhân một số thập phân với một số thập phân như sau:
Trước khi học nhân một số thập phân với một số thập phân, các em đã được học phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Do đó đầu tiên tôi ghi ví dụ lên bảng:
 6,4 48
 x	x
 48 6,4 
- Gọi hai học sinh lên bảng thực hiện hai phép tính đó (dưới lớp làm ra nháp) 
 6,4 4 8
 x	x
 4 8 6,4
 512 192
 256	 288
 307,2 307,2
Sau đó yêu cầu một học sinh nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Gọi một học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn và so sánh kết quả hai phép tính.
- Một số học sinh nêu nhận xét.
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích có thay đổi không ?
- Giáo viên nhấn mạnhtính chất giao hoán của phép nhân và cách thực hiện hai phép tính của hai học sinh lên bảng:
 Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi- đó là tính chất giao hoán của phép nhân. Trong phép tính thứ nhất: thừa số thứ nhất là số thập phân, ở phép tính thứ hai: thừa số thứ hai là số thập phân. Khi hai bạn thực hiện xong phép nhân như số tự nhiên thì bạn thứ nhất đếm ở phần thập phân của thừa số thứ nhất còn bạn thứ hai đếm ở thừa số thứ hai xem phần thập phân có tất cả bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách các chữ số phần thập phân ở tích phép tính mình làm. Tức là giáo viên ngầm cho học sinh hiểu: đã là phép nhân có thừa số là số thập phân thì cứ tiến hành như nhân các số tự nhiên rồi sau đó sẽ đếm số chữ số ở phần thập phân của thừa số rồi dùng dấu phẩy tách số chữ số đó ở tích.
 Vậy khi ta thực hiện phép nhân mà cả hai thừa số đều là số thập phân thì ta làm thế nào?
Giáo viên nêu ví dụ: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,8m. Hỏi diện tích của mảnh vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông?
?/ Muốn biết diện tích của mảnh vườn đó bao nhiêu mét vuông ta làm thế nào? 
- Học sinh trả lời: Ta phải thực hiện phép tính: 6,4 x 4,8 = ? (m2)
- GV cho học sinh thực hiện tính vào nháp. Sau đó gọi một số học sinh trình bày kết quả và nêu cách thực hiện.
Có thể có học sinh thực hiện như sau:
Đổi 6,4m = 64dm.
 4,8m = 48dm 
Rồi thực hiện phép nhân số tự nhiên với số tự nhiên. 
Được kết quả: 3072 (dm2) = 30,72 (m2).
- Phát huy học sinh khá giỏi tìm ra cách làm khác nhanh hơn.
+ Thực hiện phép nhân như nhân hai số tự nhiên.
+ Đếm ở phần thập phân của cả hai thừa số xem có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số (kể từ phải sang trái).
 6,4 
 x	
 4,8 
 512	
256
 30,72 (m2).
- HS cả lớp rút ra nhận xét từng cách làm.
Từ đó giáo viên chốt lại cách thực hiện. 
Tương tự cho học sinh thực hiện tiếp ví dụ 2 sách giáo khoa: 4,75 x 1,3 = ?.
- Học sinh cả lớp thực hiện vào nháp, 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh dưới lớp nhận xét và nêu cách thực hiện.
- Giáo viên cho học sinh tự rút ra quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân bằng cách nêu câu hỏi: Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào ?
Bên cạnh phần cung cấp tri thức mới cho học sinh, ở các phần luyện tập mà nội dung bài toán liên quan đến phép nhân một số thập phân với một số thập phân, tôi luôn chú ý nhắc nhở, củng cố cho học sinh về kĩ năng thực hiện: 
Chẳng hạn: Khi giải một số bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân một số thập phân với một số thập phân.
Ví dụ 1: Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 15,62m và chiều rộng 8,4m. Tính chu vi và diện tích vườn cây đó.
+ Sau khi học sinh đọc đề, phân tích các dữ kiện
+ Học sinh nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
+ Học sinh xác định được hướng giải và tiến hành giải toán.
Bài giải:
Chu vi vườn cây là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m).
Diện tích vườn cây là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2).
Đáp số : Chu vi: 48,04m
 Diện tích: 131,208m2.
 Trước khi học sinh giải tôi lưu ý các em phải đặt tính ra nháp và tiến hành làm
theo quy tắc đã học sau đó mới ghi kết quả phép tính vào bài giải.
Biện pháp 2: GV nắm bắt những kiến thức học sinh thường mắc sai lầm để khắc sâu:
 Trong khi học sinh làm tôi quan sát, theo dõi để nắm bắt được những em kĩ năng thực hiện còn chậm chạp mà có kế hoạch bồi dưỡng. Hay khi học sinh tính giá trị các biểu thức có liên quan đến phép nhân một số thập phân với một số thập
phân.
Ví dụ 2:
674,35 x 58,47 + 41,53
674,35 x (58,47 + 41,53)
+ Trước tiên tôi cho học sinh nêu cách thực hiện tính giá trị các biểu thức trên.
+ Học sinh nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
+ Học sinh tính giá trị biểu thức.
Riêng bài b) lưu ý học sinh tìm thêm cách giải khác (lấy từng số hạng của tổng
nhân với thừa số 674,35 rồi cộng các tích lại). Sau đó cho học sinh nhận xét hai
biểu thức để tránh nhầm lẫn trong khi thực hiện.
Hoặc đối với những bài đơn thuần gồm các phép nhân một số thập phân với một
số thập phân nhưng chữ số ở phần thập phân hơi nhiều.
Ví dụ 3:
a) 18,392 x 0,53 ; 4,7 x 24,6583
b) 5,6 x 9,4085 ; 2,04 x 19,5008
 Đối với loại bài toán này học sinh rất dễ đánh dấu phẩy ở tích sai do đó tôi vẫn
yêu cầu các em nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân và
lưu ý các em về việc đếm số chữ số ở phần thập phân của hai thừa số với việc
đánh dấu phẩy ở tích sao cho chính xác. Đồng thời tôi kết hợp kiểm tra học sinh
thực hiện trên bảng và vở ô li thật sát sao.
Biện pháp 3: Phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, óc phán đoán, so sánh.
 Chẳng hạn: Khi dạy bài: "Chia số thập phân cho số tự nhiên"
GV cần gợi mở cho học sinh thực hiện đúng quy trình, Nhấn mạnh hai ý, phải chia phần nguyên trước ( những số nằm phía trước dấu phẩy),
Đánh dấu phẩy vào thương trước khi hạ chữ số đầu tiên ở phần thập phân đưa vào phép chia.
Ví dụ:	 Đưa lên bảng 2 phép chia: 
 7 5, 3 6 32	 1 4, 9 5 2 2 4 
?/ Em hãy so sánh phần nguyên của số bị chia và số chia của hai phép tính trên?
- Học sinh sẽ phải suy nghĩ và nêu:
Phép tính : 75,36 : 32 có phần nguyên của số bị chia lớn hơn số chia.
Phép tính: 14,952 : 24 có phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia.
?/ Em hãy đoán phần nguyên của thương ở hai phép tính đó ?
- HS có thể đoán được: Phép chia thứ nhất có phần nguyên ở thương sẽ lớn hơn 0. Phép chia thứ hai phần nguyên ở thương được 0.
Khi HS đã so sánh, phán đoán được như vậy tôi đã cho HS thực hiện 2 phép tính trên và tôi nhấn mạnh cho HS ghi nhớ:	
Khi thực hiện chia số thập phân cho số tự nhiên mà phần nguyên nhỏ hơn số chia ta vẫn chia được. GV lưu ý học sinh là nếu phần nguyên ở số bị chia bé hơn thì ta lấy thương là 0 sau đó chia sang phần thập phân.
 1 4, 9 5 2 2 4 
	 1 4 9 0, 6 2 3
	 0 5 5 
 0 0
 7 5, 3 6 32
	 1 1 3 2, 3 5 5
 1 7 6
	 1 6 0
 0 0
Từ đó cho HS nêu lại quy tắc cách chia số thập phân cho số tự nhiên.
Tương tự như vậy với bài: "Chia số tự nhiên cho số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân"
Ở phép chia này là phép chia hai số tự nhiên có dư, GV cần lưu ý học sinh khi thêm 0 vào bên phải số dư là ta đã chia sang phần thập phân nên đánh dấu phẩy vào thương.
Ví dụ: 54 : 12 = 3,75
	4 5 1 2
	0 9.0 3, 7 5
	 0 6 0
	 0 0
Chú ý: cần gợi cho học sinh biết trước đây là phép chia thì số bị chia phải lớn hơn số chia nhưng khi học sang số thập phân thì các em vẫn chia được.
Ví dụ: 19 : 24 = 0,79
	1 9, 0 2 4
	 2 2 0 0, 7 9
	 0 0
Biện pháp 4: Hình thành cho HS kĩ năng kiểm tra lại kết quả.
a) Chia số tự nhiên cho số thập phân
GV hướng dẫn cho các em biết cách biến đổi bài toán là cơ bản, nếu các em biến đổi được và hiểu ý nghĩa thì coi như các em sẽ làm đúng kết quả.
Ví dụ: 13 : 12,5 .Các em sẽ biến đổi và làm như sau:
	1 3 0 	 1 2, 5
	0 0 5. 0 0 1, 0 4
	 0 0	
Ở phần thập phân của số chia có một chữ số thì ta thêm vào bên phải của số bị chia một chữ số 0, bỏ dấu phẩy ở số chia và làm phép chia như đối với số tự nhiên.Học sinh hiểu là 130 : 125, nhưng kết quả lại là phép chia của 13 : 12,5
Vậy 13 : 12,5 = 1,04
Khi thử lại: 1,04 x 12,5 =13
Ví dụ 2: 112 : 2,24
Nhận xét: phần thập phân ở số chia có hai chữ số, thêm vào bên phải số bị chia hai chữ số 0. 
 1 1 2 0 0 2, 2 4
 0 0 0 0 5 0
	Thử lại: 50 x 2,24 = 112
Ví dụ 3: 900 : 0,225 
Nhận xét: phần thập phân ở số chia có ba chữ số thì ta thêm vào bên phải của số bị chia ba chữ số 0.
	9 0 0 0 0 0 0,2 2 5
 	 0 0 0 0 0 4 0 0 0
Thử lại: 4000 x 0,225 = 900 	
b) Chia số thập phân cho số thập phân.
Cũng như chia số tự nhiên cho số thập phân ở loại bài này GV cũng hướng dẫn cho học sinh biến đổi bài toán là cơ bản. Tuy nhiên cần lưu ý như sau:
Phải đếm xem phần thập phân của số chia có bao nhiêu số thì ta dời dấu phẩy của số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số tính từ vị trí cũ. Bỏ lần lượt dấu phẩy cũ và dấu phẩy ở số chia và hiểu được bài toán đã biến đổi.
Ví dụ: 26,52 : 3,4
Nhận xét: Ở số chia phần thập phân có một chữ số thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải một chữ số.
	2 6 5, 2 3 4
	 2 7. 2 7,8
	 0 0
Thử lại: 7,8 x 3,4 = 26,52
Ví dụ 2: 22,95 : 4,25
Nhận xét: Phần thập phân ở số bị chia có hai chữ số thì ta dời dấu phẩy sang phải hai chữ số, vì khi dời dấu phẩy nằm ngay sau hàng đơn vị nên ta không cần viết ra. 
 2 2, 9 5 4, 2 5
	 1 7 0. 0 5,4
	 0 0 0 
Thử lại: 5,4 x 4,25 = 22,95
Ví dụ 3: 78,6 : 6,28 
Nhận xét: Vì phần thập phân ở số chia có hai chữ số nhưng khi dời dấu phẩy ở số bị chia sang phải thì thiếu số nên ta phải viết thêm chữ số 0 vào cho đủ, lúc ấy số bị chia thành số tự nhiên.
	7 8 6 0 6 2 8
	1 5 8 0 1 2, 5
	 3 2 4 0
	 1 0 0
Thử lại: 12,5 x 6,28 + 0,1 = 78,6
Khi thực hiện các phép tính chia GV cần lưu ý học sinh phải thử lại kết quả theo cách chung là:
- Đối với phép chia hết: Thương x số chia = số bị chia.
- Đối với phép chia có dư: Thương x số chia + số dư = số bị chia.
Biện pháp 5: Huy động tối đa thời gian cho phép để rèn kĩ năng hình thành phép tính.
 Trong tiết bài mới cũng như tiết luyện tập, tôi cố gắng tận dụng tối đa thời gian cho phép để giúp học sinh có kĩ năng thực hiện phép tính nhanh, nhạy
và chính xác nhất. Đồng thời học sinh học tập tích cực, tự giác, có hứng thú
trong khi giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho hoạt động của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài: "Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;" (Tiết 56). Tôi đã giành thời gian cho HS thực hành hoàn thành 2 bài tập ở phần thực hành là 20 phút. Cụ thể:
Bài tập 1: Tính nhẩm: (8 phút)
Bài tập 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm? (12 phút)
10,4dm ; 0,856m ; 12,6m ; 5,75dm
V/ Kết quả cụ thể:
 Nhờ có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 5C có khả năng thực hiện tốt các phép tính: "Nhân, chia số thập phân" nên điều đó rất có ý nghĩa đối với kết quả học toán của học sinh. Qua kết quả khảo sát học sinh lớp 5C (sau khi tôi đã thực hiện dạy các nội dung trên) tôi thấy các em đã thực hiện tốt kĩ năng nhân, chia số thập phân. Các em không chỉ dừng lại ở các phép nhân, phép chia số thập phân đơn thuần mà nó còn ẩn chứa trong những bài toán có lời văn hay khi tính giá trị các biểu thức phức tạp. Nhiều em đã thực hiện rất chính xác và nhanh khi tìm tích của nhiều thừa số là số thập phân hay những phép tính mà các thừa số ở phần thập phân có rất nhiều chữ số. Cũng có những em mới đầu thực hiện phép tính còn chậm chạp nhưng dường như nay kĩ năng giải toán đã ngấm sâu vào các em làm cho các em linh hoạt và hứng thú hẳn. Như vậy phương pháp dạy học tích cực đã có hiệu quả cao, thể hiện qua kiểm tra giữa KHII như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
35 em
26 em
74,3 %
6 em
17,1 %
3 em
8,6 %
0
0%
 Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này mà chất lượng mũi nhọn của lớp 5C nhờ đó mà có được thành tích đáng kể. Năm học 2011-2012 này HS lớp 5C do tôi chủ nhiệm đã đạt được một số thành tích cụ thể như sau: có 1 học sinh đạt giải 3 Giao lưu HS Giỏi cấp thành phố; có 1 HS đạt giải Nhất Toán Tuổi Thơ (phần thi đồng đội), giải Ba Giao lưu HS Giỏi cấp tỉnh; 6 em dự thi Violympic Toán trên mạng internet cấp tỉnh; có 2 em dự thi Violympic Toán trên mạng internet cấp Toàn quốc.
PHẦN III: KẾT LUẬN:
1- Kết quả đạt được:
 Sáng kiến đã đi sâu vào nghiên cứu một mảng kiến thức về "Nhân, chia số thập phân " ở phần số học trong chương trình toán Lớp 5.
 Nội dung và phương pháp giảng dạy về hình thành "Nhân, chia số thập phân" cho học sinh lớp 5C tại trường tôi đạt kết quả khả quan.
+ Học sinh được giáo viên hướng dẫn đã chủ động nắm bắt được kiến thức bài
học một cách khoa học. Từ đó các em biết vận dụng vào các bài tập thực hành
một cách linh hoạt, sáng tạo nhờ đó rèn luyện tốt kĩ năng thực hành hiệu quả bài
tập làm tiến bộ vững chắc.
+ Giáo viên thể hiện quá trình giảng dạy bằng cách định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy bài mới. Giáo viên giúp học sinh tự
phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học. Qua đó giáo viên tích luỹ được những
kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời rèn luyện cho học sinh phương pháp học toán
chủ động hơn.
2- Bài học kinh nghiệm:
	Từ việc nghiên cứu và thực hiện phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và cụ thể là phần "Phép nhân, chia một số thập " bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
	Giáo viên phải nắm vững chương trình của bộ môn toàn cấp và từng lớp, nắm vững kiến thức và dạy đúng phương pháp bộ môn gây hứng thú trong giờ học. Giáo viên phải phân loại học sinh theo nhóm, đối tượng và thường xuyên đánh giá kịp thời. Cần bổ sung các dạng bài tập có tính thực tế để phát huy khả năng nhận xét, tư duy giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành và phát triển trí tuệ cho học sinh. Học sinh phải được thực hành nhiều trên lớp cũng như ở nhà với nhiều hình thức để tự bản thân mình chiếm lĩnh kiến thức, mở rộng nâng cao tầm hiểu biết và vốn sống. Giáo viên và học sinh cần đọc, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo. Giáo viên không ngừng học hỏi tự bồi dưỡng về chuyên môn. Sáng kiến là bài học thiết thực cho giáo viên tìm hiểu một cách có căn bản, tính hệ thống, cách vận dụng phương pháp giúp cho giáo viên khi giảng dạy mãng kiến thức về "Nhân, chia số thập phân". Sẽ truyền thụ bài học một cách linh hoạt, sáng tạo, tiết dạy sẽ sinh động và đạt hiệu quả tích cực, kiến thức học toán của học sinh sẽ rất vững chắc.
3.Hướng phổ biến áp dụng của đề tài:
 Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm rèn cho học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Phước Tân 1 học tốt môn Toán (phần thực hiện phép tính nhân, chia số thập phân), tôi thấy chất lượng tăng lên rõ rệt. Từ đó tôi thấy nội dung đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 5 của trường Tiểu học Phước Tân 1
4.Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
 Những năm tiếp theo tôi sẽ nghiên cứu tiếp đề tài này để giúp học sinh học tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, tôi sẽ tích lũy, nghiên cứu tiếp một số kinh nghiệm mới không những giúp học sinh nắm chắc kiến thức mà còn thành thạo hơn khi thực hiện các phép tính có liên quan đến số thập phân.
 Được giảng dạy liên tục từ lớp 4 lên lớp 5 nhưng với kinh nghiệm chưa phải là nhiều tôi chỉ xin trình bày những điều mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy về các phép tính " Nhân, chia số thập phân ". Vì trình độ lý luận và thời gian giành cho nghiên cứu có hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự góp ý bổ sung của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có được phương pháp dạy tốt hơn về phân môn này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, ngày 29 tháng 3 năm 2012
 Người viết
 Nguyễn Thiện Phúc
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG
TRANG
I. Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II. Phần II NỘI DUNG
2
I/Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu :
2
II/ Thực trạng.
2
1- Hình thành phép tính.
2- Cơ sở lí luận:
2
3. Thuật toán.
3
III/ Nội dung: 
4
IV/ Giải pháp:
5
V/ Kết quả cụ thể
12
Phần III: KẾT LUẬN:
13
1- Kết quả đạt được:
13
2- Bài học kinh nghiệm:
3.Hướng phổ biến áp dụng của đề tài:
4.Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
13
14
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1.	Thực hành phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học (Giáo trình dùng trong các trường Đại học Đào tạo và Giáo viên Tiểu học.(Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Tam- Chủ biên.)
 2. 	Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5 tập I. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 3. Sách giáo viên - Sách giáo khoa - Toán 5.(Đỗ Đình Hoan – Chủ biên.) 

File đính kèm:

  • docSKKN_Mot_so_bien_phap_hinh_thanh_ki_nang_nhan_chiaso_thap_phan_cho_HS_lop_5C_Truong_Tieu_hoc_PhuocTa.doc
Sáng Kiến Liên Quan