Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển phức tạp, hội chứng tự kỷ được phát hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 và thực sự được xã hội công nhận vào năm 1943 do bác sỹ tâm thần người Hoa Kỳ Leo Kanner mô tả một cách rõ ràng và khoa học. Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ 21 hội chứng tự kỷ mới được quan tâm nhiều hơn. Tại bệnh viện nhi TƯ, số trẻ đến khám do gia đình lo lắng con có biểu hiện tự kỷ tăng cao, trung bình 60-70 trẻ /ngày. Trong đó 50% trẻ có vấn đề và khoảng 20% đến 30 % trong số đến khám cần can thiệp. Về chuyên môn, tự kỷ có thuật ngữ chính xác là rối loạn phát triển phổ tự kỷ, để nói về các rối loạn hành vi phát triển khác nhau liên quan đến tự kỷ. Trẻ thường gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội, tình cảm và giao tiếp. Trẻ có thể lặp lại những hành vi nhất định và có thể không muốn thay đổi các hoạt động hàng ngày của mình. Nhiều trẻ cũng có những cách học tập, chú ý khác biệt.Ví dụ: như tự kỷ chức năng cao (Là trẻ rất giỏi về một mặt nào đó) nhưng lại hạn chế về giao tiếp với bên ngoài, hạn chế giao tiếp nhóm. Trẻ có thể đọc nhiều, rất nhanh trước tuổi đi học nhưng lại không thể hiểu nội dung, thể tự kỷ này nhiều khi cha mẹ nhầm tưởng con mình là thiên tài, thông minh.

doc30 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục được và bàn bạc, tìm ra phương pháp có lợi nhất cho sự phát triển của con.
 Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỉ là điều cần thiết và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể thay đổi tiến bộ được.Để giáo dục trẻ tự kỉ có thể hòa đồng được với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung
Để trẻ tự kỷ và tăng động hòa nhập được với các bạn bình thường khác chúng ta cần phải tìm hiểu sở thích của trẻ, khi trẻ làm được tốt cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời, cần quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn.
Giáo viên và phụ huynh cần nắm rõ những gì khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, bình tĩnh, khó chịu, hay thoải mái. Nếu nắm rõ được những gì thường ảnh hưởng đến  trẻ để giải quyết tốt hơn các vấn đề, tránh được những tình huống khó xử và tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn cho trẻ.
Giáo viên và phụ huynh cần dành thời gian phân tích, nói cho các con hiểu bằng hành động nhẹ nhàng, có những phần thưởng nho nhỏ mỗi khi các trò trở nên ngoan hơn, hoặc hòa đồng cùng các bạn hơn. Bảo ban, khuyến khích trẻ chơi cùng các bạn và nhờ các bạn khác quan tâm tới trẻ hơn không phân biệt, kì thị nhau
 Buổi sinh hoạt cuối tuần nên chơi các trò chơi và hướng dẫn chi tiết trẻ tự kỉ về thể lệ chơi và theo dõi chặt chẽ để ý hành động của trẻ, tránh để cho trẻ bị rơi vào tình trạng cô lập hoặc gây những hành động ảnh hưởng đến các bạn khác. Để trẻ tự kỉ tham gia hoạt động chung, những nơi đông người, trẻ nhằm cải thiện khả năng hòa nhập xã hội và xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với bạn đồng trang lứa. Dạy trẻ biết cách chơi chung với các bạn bằng việc chia sẻ đồ chơi, yêu cầu được giúp đỡ.
* Ngoài những biện pháp trên tôi còn tham khảo 1 vài phương pháp dạy trẻ phổ biến hiện nay
 Với phương pháp dạy trẻ tự kỷ mới RDI (Can thiệp Phát triển Quan hệ Xã hội), cha mẹ sẽ giao tiếp với con nhiều hơn bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt chứ không quá tập trung vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Khi đó, "chỉ cần trẻ được trang bị nhận thức tốt, ngôn ngữ sẽ tự nhiên phát ra khi tới thời điểm chín muồi".
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ này được hai bác sĩ tâm thần Stanley Greenspan và Serena Weider đề ra. Chương trình gồm ba yếu tố: Dựa trên sự phát triển cảm xúc, sự khác biệt cá nhân và dựa trên mối quan hệ .
Ưu điểm: Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ, khuyến khích trẻ chủ động tương tác
Khuyết điểm: Không dạy cách học, cách phát triển trí tuệ như  những trẻ khác, hơi khó tương tác ban đầu với trẻ.
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ ABA: ABA là ba chữ viết tắt: Applied Behaviour Analysis ( Ứng dụng phân tích hành vi). ABA là phương pháp dạy trẻ tự kỷ được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ, được đánh giá là một trong những phương pháp dạy trẻ tự kỷ  hữu hiệu nhất hiện nay. Đây là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ. Các nguyên tắc trị liệu được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội.
  Phương pháp dạy trẻ tự kỷ này được sáng tạo ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Đối với mỗi trẻ, ngay khi bắt đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có. Sau đó lựa chọn các bài tập, các tài liệu phù hợp với đánh giá ban đầu. Nội dung rèn luyện chung cũng như của từng buổi sẽ liệt kê từng kỹ năng trong mọi lĩnh vực ( giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi..) các kỹ năng này thường được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển từ đơn giản đến phức tạp 
 Ưu điểm của phương pháp dạy trẻ tự kỷ  ABA là dạy cho trẻ tự kỷ những kỹ năng mới, những hành vi mới có thể áp dụng ở mọi tình huống và mọi nơi. Cách dạy rõ ràng, dễ dạy, hữu hiệu trong chuyển hóa hành vi tiêu cực. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có những khuyết điểm như là cần nhiều thời gian.
 Phương pháp TEACCH (Division of Treatment and Education of Autistic and Children with Communication Handicaps).
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ này đã được thực hiện trong cả một tiểu bang của Mỹ, phương pháp này là định hướng điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp. Các kỹ năng học của trẻ được đánh giá bằng PEP: những biểu hiện tâm lý giáo dục. Teacch khác với tiêu chuẩn phát triển “ bình thường” bắt đầu ở mức độ của trẻ và giúp trẻ phát triển đến mức cao nhất có thể. Những bài học cụ thể của phương pháp dạy trẻ tự kỷ TEACCH là bắt chước, nhận thức, vận động thô, vận động tinh, phối hợp mắt và tay, kỹ năng hiểu biết, kỹ năng
 ngôn ngữ
	Ưu điểm: Có cả một chương trình đáp ứng nhu cầu của trẻ, giúp trẻ tự kỷ hiểu được các yêu cầu và cách thức đáp ứng, tập trung vào những kỹ năng đã có của trẻ chứ không chỉ nhìn vào những khuyết điểm.
Nhược điểm: Rất gò bó, tập trung vào những đồ dùng giảng dạy, cần nhiều nhân lực để thực hiện
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ này được nhà tâm lý Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu- Lori Frost đề ra trong chương trình tự kỷ Delaware. Phương pháp này dựa trên biện pháp ABA để đổi hình ảnh theo những gì mà trẻ muốn. Khoảng 50% trẻ tự kỷ không nói nhưng bạn vẫn dạy quy tắc là con phải tỏ ý cho trẻ không biết nói, đó là cấu hình theo phương pháp PECS. Phuong phap day tre tu ky PECS là từ những hình riêng lẻ trẻ sẽ xếp đặt thành câu nhiều chữ, đầu tiên trẻ phải đưa bình nước cho cha mẹ để được uống nước, hay chỉ vào ly nước dán trên cửa tủ lạnh, từ đó mở rộng dần những ý khác. Có e ngại là cách dạy này ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ nhưng thực tế thấy nó không cản trở việc học nói sau này cho trẻ nói chậm, cha mẹ không nên lo ngại là nếu dùng hình thì trẻ sẽ không biết nói về sau mà ngược lại có ghi nhận là PECS giúp cải thiện khả năng nóicủatrẻ.
	Ưu điểm: rõ ràng, có chủ ý, trẻ tự động tham gia, phát triển giao tiếp chức năng nhanh, có thể phát triển giao tiếp chức năng nhanh.
Khuyết điểm: Chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp, bỏ qua các lĩnh vực xã hội, vận động
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau gần một năm thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy việc đưa những phương pháp đó vào giảng dạy thật sự có hiệu quả cụ thể như sau:
 Bảng khảo sát cuối năm học 2020-2021
Nội dung đánh giá
Đạt
Không đạt
Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời
80%
20%
Kém phát triển ngôn ngữ , giao lưu với các bạn trong lớp 
70%
30%
Thiếu chia sẻ quan tâm
70%
30%
Thiếu quan hệ xã hội và chia sẻ
80%
20%
Qua 1 năm áp dụng những biện pháp đổi mới trên tôi thấy tỷ lệ trẻ sử dụng hành vi không lời phát triển ngôn ngữ giao lưu với các bạn và sự chia sẻ quan tâm tăng đáng kể tỷ lệ trẻ đạt cao hơn so với đầu năm học 
* Về phía giáo viên:
Bản thân tôi cũng có thêm khá nhiều hiểu biết về phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ
     Qua một năm thực hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và hòa nhập cho trẻ tự kỷ tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn của cha mẹ, cô giáo và các lực lượng khác trong cộng đồng. Chỉ có giáo dục trẻ tự kỷ hòa nhập trong môi trường chung thì trẻ tự kỷ mới có cơ hội để phát triển hết khả năng và phát huy hết tiềm lực học hỏi.
     Đối với một giáo viên mầm non cần phải quan tâm đặc biệt đến tổ chức các hoạt động học, hoạt động hàng ngày của trẻ, giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi bằng tình thương, trách nhiệm kiên trì  để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trẻ tự kỷ” phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và hòa nhập” trong môi trường  mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách như những đứa trẻ bình thường. Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh của lớp để cùng có biện pháp tác động đến trẻ.
Muốn có được kết quả phát triển tốt ở trẻ tự kỷ về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và hòa nhập tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc của mình, luôn kiên trì , tìm tòi các phương pháp, hình thức dạy trẻ phù hợp, có kết quả.
Đối xử công bằng giữa trẻ tự kỷ và trẻ khác
Cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, hòa nhập cho trẻ tự kỷ để tạo cơ hội tốt cho trẻ tự kỷ phát triển bình thường.
Không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ sư phạm, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến trẻ tự kỷ từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp nhất để giáo dục trẻ tự kỷ tại lớp
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để nắm vững sự phát triển của trẻ để có những bổ sung và điều chỉnh thích hợp trong giáo dục trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và hòa nhập.
* Về phía trẻ:
Tôi nhận thấy sự tích cực học tập từ phía các con như: Trẻ cảm thấy yêu thích việc đến trường, coi đó là niềm vui và hạnh phúc, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô tổ chức, trẻ tự tin, giao tiếp cởi mở với nhau hơn nhiều so với với năm học, luôn có hành vi thân thiện với cô và các bạn,  
Trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ở trong lớp, có kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể như: Lao động tập thể, vệ sinh môi trường, sắp xếp đồ dùng đồ chơi khoa học và hợp lý, bổ sung thêm nhiều kiến thức về môi trường và thế giới xung quanh khá phong phú.
Tôi rất vui vì giải pháp này đã đem lại hiệu quả thật tuyệt vời cho trẻ lớp mình đó như là một thay đổi lớn trong năm học này. 
5. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình áp dụng thực hiện các biện pháp trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên có nhận thức đúng và nắm được tâm sinh lý trẻ lớp mình phụ trách để đưa ra những phong phú phù hợp với trẻ. Tích cực tìm tòi, tạo ra nhiều cái mới cho trẻ tìm tòi khám phá hơn.
Linh hoạt sáng tạo đưa ra các hình thức phong phú hấp dẫn, thu hút trẻ trong quá trình dạy trẻ.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy trẻ mầm non là công việc cao cả nhưng cũng đầy gian nan và thách thức. Giáo viên mầm non phải có cái tâm của người thầy, nhiệt tình, yêu mến trẻ, phải kiên trì, kiên nhẫn luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ có cơ hội giao lưu học tập, phát triển toàn diện về mọi mặt để trở thành những công dân tốt của đất nước trong tương lai. 
2. Kiến nghị
	Để làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt thì cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tận tình của Các ban ngành đoàn thể như:
Về phía Phòng giáo dục và đào tạo: Nên tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn học tập nhiều hơn nữa về những nội dung giáo dục đặc biệt nhiều hơn để giáo viên chúng tôi có thể áp dụng tốt vào công tác giáo dục trẻ của lớp mình.
Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Nên tạo điều kiện cho giáo viên trong trường có thời gian trao đổi về nội dung giáo dục đặc biệt . Đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cho các lớp để thực hiện tốt hơn công tác giáo dục này.
Về phía giáo viên: Thực sự cần học hỏi nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ, cách sử lý các tình huống sư phạm, hiểu biết về những thay đổi của xã hội để có thể theo kịp những đổi mới trong chương trình giáo dục trẻ.
Về phía phụ huynh học sinh: Cần dành nhiều thời gian cho con em mình hơn, kèm cặp trẻ thêm tại nhà những kiến thức mà cô đã dạy ở lớp. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và xử lý những tình huống giáo dục có thể xảy ra. Dành thời gian để trao đổi với giáo viên những thay đổi trong ngày của trẻ, những kiến thức mà trẻ đã được học để giúp trẻ tiến bộ hơn. Đồng thời phụ huynh cần hưởng ứng và tham gia các phong trào của trường, của lớp nhiệt tình sôi nổi hơn.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỦA
TRẺ KHUYẾT TẬT PHÁT TRIỂN 
(Căn cứ vào Kết quả mong đợi của độ tuổi trong Chương trình GDMN)
I. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên trẻ:.......................................Nam ” Nữ ”	Con thứ:................
Ngày tháng năm sinh:.................... Học lớp:.................Trường ....................
Địa chỉ gia đình........................................................................................
Điện thoại liên hệ (nếu có):........................................................................
Họ và tên bố:..................................................Tuổi:................. Dân tộc:........
Nghề nghiệp:................................................................................................
Họ và tên mẹ:.................................................Tuổi:................. Dân tộc:.........
Nghề nghiệp:.................................................................................................
Kinh tế gia đình:........................................................................................
Thời gian phát hiện:...................................................................................
II. KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU CỦA TRẺ
1. Phát triển vận động
1.1. Vận động thô 
Khả năng
Tốt
Bình thường
Không tốt
Ghi chép cụ thể
Đi lại (Đi kiễng gót, đi hết đoạn đường hẹp)
Chạy (Chạy thay đổi tốc độ, chạy liên tục trong đường dích dắc không chệnh ra ngoài, chạy theo hướng thẳng ) 
Trườn bò (Bò trong đường hẹp 3m x 0.4m)
Tong bóng (Tung bắt bóng với cô)
Ném (Ném trúng đích ngang xa 1.5m)
Bắt bóng (tự đập bắt bóng)
Các vấn đề khác......
1.2. Vận động tinh
Khả năng
Tốt
Bình thường
Không tốt
Ghi chép cụ thể
Xoay tròn được cổ tay
Gập, đan ngón tay vào nhau
Tô, vẽ được hình theo mẫu
Cắt thẳng được một đoạn dài 10 cm
Xếp chồng được 8-10 khối không đổ
Khác...
1.3. Tình trạng dinh dưỡng sức khỏe
Cân nặng
Chiều cao
Suy dinh dưỡng thể gầy còm
Bình thường
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Thừa cân, béo phì
Bình thường
Suy dinh dưỡng thể thấp còi
1.4. Kỹ năng tự phục vụ
Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách:
Không cần hỗ trợ ”
Hỗ trợ một phần ”
Hỗ trợ hoàn toàn ”
Rửa tay, lau mặt:
Không cần hỗ trợ ”
Hỗ trợ một phần ”
Hỗ trợ hoàn toàn ”
Mặc, cởi quần áo:
Không cần hỗ trợ ”
Hỗ trợ một phần ”
Hỗ trợ hoàn toàn ”
Tháo tất
Không cần hỗ trợ ”
Hỗ trợ một phần ”
Hỗ trợ hoàn toàn ”
Đại, tiểu tiện
Không cần hỗ trợ ”
Hỗ trợ một phần ”
Hỗ trợ hoàn toàn ”
Mô tả chi tiết thêm: 
. Phát triển nhận thức
Khả năng
Tốt
Bình thường
Không tốt
Ghi chép cụ thể
Quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng.
Biết tên mình, cô giáo, các bạn và các thành viên trong gia đình
Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.
Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình
Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
Biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.
Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm.
Nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại.
Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, và các khối 
Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.
Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
Nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.
Nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình
Khác..............
3. Phát triển ngôn ngữ 
Khả năng
Tốt
Bình thường
Không tốt
Ghi chép cụ thể
Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ”.
Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả
Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.
Nói rõ các tiếng. 
Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm ... 
Sử dụng được câu đơn, câu ghép.
Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim,..
Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao...
Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. 
Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.
Sử dụng các từ vâng ạ, dạ, thưa,  trong giao tiếp.
Nói đủ nghe, không nói lí nhí.
Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.
Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.
Thích vẽ, ‘viết’ nguệch ngoặc.
Khác...
4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
Khả năng
Tốt
Bình thường
Không tốt
Ghi chép cụ thể
Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân.
Nói được điều bé thích, không thích.
Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi,...).
Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh.
Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận. 
Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi xếp cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở...
Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây.
Bỏ rác đúng nơi quy định.
Khác.....
5. Phát triển thẩm mỹ
Khả năng
Tốt
Bình thường
Không tốt
Ghi chép cụ thể
Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.
Chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc.
Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng) của các tác phẩm tạo hình.
Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.
Vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh hoạ).
Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý.
Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.
Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối. 
Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
Nhận xét các sản phẩm tạo hình.
Vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
Khác..............
6. Hành vi – cảm giác
HÀNH VI
Ghi chú
□ Khóc, la hét
□ Ù lì, thờ ơ với hoạt động
□ Rập khuôn, máy móc
□ Tự làm đau mình
□ Làm đau người khác
□ Tự kích thích 
□ Lăng xăng
□Sử dụng đồ dùng một cách không phù hợp 
□ Nhại lời ngay lập tức □ Nhại lời trì hoãn
RỐI LOẠN GIÁC QUAN
Ghi chú
□ Thính giác
□ Thị giác
□ Xúc giác
□ Vị giác
□ Khứu giác
□ Tiền đình
□ Bản thể (cơ, khớp)
7. Môi trường chăm sóc, giáo dục gia đình và cộng đồng
Sự quan tâm của gia đình:
quá quan tâm 
quan tâm đúng mức 
thờ ơ 
Mong đợi đối với trẻ:
Không hy vọng gì 
được đi học 
học nghề 
Người quan tâm chăm sóc trẻ:
bố 
mẹ 
anh/chị/em 
ông 
bà 
Điều kiện kinh tế gia đình:
nghèo 
TB 
khá giả 
giầu có 
Thái độ của hàng xóm:
xa lánh 
Coi thường 
thương hại 
thông cảm 
quan tâm 
ủng hộ/giúp đỡ 
8.Sở thích:.................................................................................................................
9. Khả năng đặc biệt: ..............................................................................................
10. Những nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh: ........................................................................
III. KẾT LUẬN
1. Điểm mạnh
2. Hạn chế
3. Nhu cầu của trẻ
Ngày........ tháng...... năm 20...
 Người thực hiện
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
3
1. Cơ sở lý luận
3
2.Thực trạng vấn đề
4
2.1 Thuận lợi
4
2.2 khó khăn
5
3.Giải pháp thực hiện:
6
3.1. Tạo môi trường lớp học gần gũi thân thiện.
6
3.2. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích của trẻ tự kỷ, quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với trẻ.
7
3.3. Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ:
10
3.4. Rèn kỹ năng sống cho trẻ, tuyên dương những hành vi tốt
10
3.5. Tận dụng cơ hội dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
12
3.6 .Tổ chức các trò chơi cho trẻ
14
3.7. Phối kết hợp với phụ huynh để can thiệp tại gia đình
15
Một số phương pháp pháp dạy trẻ tự kỷ phổ biến hiện nay
16
4. Hiệu quả của SKKN
18
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 
20
1. Kết luận
20
2. Kiến nghị
20
PHỤ LỤC 
21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_ky_hoc_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan