Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẩu giáo 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái

Thực trạng của vấn đề

 Đặc điểm tình hình

 Trẻ em 5 - 6 tuổi làlứa tuổi chuẩn bị để bước vào lớp một, các cháu lớp lá

cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao vàrèn

 Trang 2

luyện năng lực tiếp thu của các môn học màtrẻ sẽ được học ở lớp một, nhất là

môn làm quen chữ cái. Thế nhưng một mặt các cháu vẫn chỉ “ Học màchơi,

chơi mà học”, mặt khác chữ cái vẫn thuộc phạm vi trừu tượng. Thế thìgiáo viên

lớp láphải làm sao để trẻ tiếp cận việc làm quen với cách đọc, cách nhận biết

chữ cái một cách hợp límàmang lại kết quả tích cực?

 Các cháu lớp látiếp cận việc đọc một cách gián tiếp thông qua việc phát âm

dưới sự hướng dẫn của côgiáo. Do vậy với vai trògiáo viên dạy lớp lá, bản thân

tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp mới trong bộ môn làm quen chữ cái.

Nói một cách cụ thể hơn là giúp đọc nhận biết được chữ cái một cách tích cực

vàcóhiệu quả hơn.

 Cùng với các bộ môn trong trường mầm non thìbộ môn “Làm quen với chữ

cái” hết sức quan trọng vàcần thiết . Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi nógiúp trẻ

bước đầu làm quen vàtập phát âm 29 chữ cái của “Tiếng Việt”. Nóhổ trợ trực

tiếp vàtích cực cho bộ môn “Tiếng Việt “ ở trường phổ thông. Việc dạy trẻ phải

thông qua các trò chơi, học tập, phùhợp với tính chất hoạt động phùhợp của trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi.

pdf9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẩu giáo 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1 
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẨU GIÁO 5 TUỔI HỌC 
TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI 
 a. Đặt vấn đề: 
 Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo giục mầm non là nuôi dạy chăm sóc 
và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm 
quen chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. 
Trường Mầm non là trường học đầu tiên mà nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ 
lớn lên trên con đường học vấn. Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, 
chúng ta là các cô giáo mầm non phải có nhiệm vụ giúp trẻ nhận biết và phát âm 
đúng 29 chữ cái, là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá 
trình học môn TiếngViệt ở các lớp sau. Mục đích của công việc này là hình 
thành bước đầu cho trẻ những năng lực như nghe lời nói và phát âm. Giáo dục 
Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới trong việc nuôi dạy trẻ thì hoạt 
động làm quen chữ cái cũng có những đổi mới. Để dạy tốt hoạt động này theo 
hướng giáo dục mầm non mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tự 
suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái cho 
trẻ mẫu giáo 5 tuổi. 
 Qua 3 năm được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy ban 
giám hiệu đã chuẩn bị tương đối đầy đủ các đồ dùng đồ chơi để phục vụ hoạt 
động. Do đa số trẻ ở nông thôn nên nhận thức của trẻ còn chậm, nhúc nhát. 
 Đứng trước tình hình đó bản thân tôi tự thấy mình cần có một số biện pháp 
để giúp trẻ học tốt môn chữ cái để phần nào giúp trẻ biết phát âm và nhận biết 
hết 29 chữ cái làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. Vì vậy đây chính là lí do mà 
tôi đã quyết định chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân 
mình. 
 b. Nội dung: 
 * Thực trạng của vấn đề 
 Đặc điểm tình hình 
 Trẻ em 5 - 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị để bước vào lớp một, các cháu lớp lá 
cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao và rèn 
 Trang 2 
luyện năng lực tiếp thu của các môn học mà trẻ sẽ được học ở lớp một, nhất là 
môn làm quen chữ cái. Thế nhưng một mặt các cháu vẫn chỉ “ Học mà chơi, 
chơi mà học”, mặt khác chữ cái vẫn thuộc phạm vi trừu tượng. Thế thì giáo viên 
lớp lá phải làm sao để trẻ tiếp cận việc làm quen với cách đọc, cách nhận biết 
chữ cái một cách hợp lí mà mang lại kết quả tích cực? 
 Các cháu lớp lá tiếp cận việc đọc một cách gián tiếp thông qua việc phát âm 
dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Do vậy với vai trò giáo viên dạy lớp lá, bản thân 
tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp mới trong bộ môn làm quen chữ cái. 
Nói một cách cụ thể hơn là giúp đọc nhận biết được chữ cái một cách tích cực 
và có hiệu quả hơn. 
 Cùng với các bộ môn trong trường mầm non thì bộ môn “Làm quen với chữ 
cái” hết sức quan trọng và cần thiết . Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi nó giúp trẻ 
bước đầu làm quen và tập phát âm 29 chữ cái của “Tiếng Việt”. Nó hổ trợ trực 
tiếp và tích cực cho bộ môn “Tiếng Việt “ ở trường phổ thông. Việc dạy trẻ phải 
thông qua các trò chơi, học tập, phù hợp với tính chất hoạt động phù hợp của trẻ 
mẫu giáo 5-6 tuổi. 
 Song ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính và tư duy trực 
quan hình tượng nên tôi thấy rằng ngoài nhiệm vụ cho trẻ nhận biết và phát âm 
vần, phải giáo dục cho trẻ. Hai nhiệm vụ này cần tiến hành song song. 
 Nhằm đáp ứng những yêu cầu trên trong học tập cũng như trong vui chơi và 
ở mọi lúc mọi nơi, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
 Thuận lợi : 
 Bản thân tôi rất tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc, yêu nghề mến trẻ. 
 Trẻ trong lớp tôi rất thích tìm tòi, ham muốn khám phá những điều mới lạ. 
 Được ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị cho đồ dùng, đồ chơi tương đối 
đầy đủ; Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề; Hướng dẫn làm các 
tranh, các góc chữ cái để trẻ được làm quen ở mọi nơi, mọi lúc. 
 Phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ có đủ ánh sáng và đầy 
đủ điều kiện để hoạt động. Trong phòng treo nhiều chữ cái phía trên để trẻ tiện 
việc ôn chữ cái. Trường luôn coi trọng đến việc tạo môi trường chữ cái phong 
 Trang 3 
phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ. Lớp được trang bị máy vi tính có chương trình 
kidmarts để trẻ được tiếp cận với việc học chữ cái qua các trò chơi trên máy. 
 Chương trình giáo dục mầm non mới cho bản thân tôi có nhiều cơ hội sáng 
tạo, có nhiều cơ hội thể hiện những khả năng hiểu biết, những suy nghĩ của mình 
về nội dung giáo dục cũng như hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
 Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái. 
 Khó khăn : 
 Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ không đồng đều. Có cháu phát âm 
chuẩn, mau nhớ mặt chữ. Có nhiều cháu phát âm còn ngọng, không chuẩn, nói 
chưa tròn câu. Một số trẻ không được học qua lớp mầm, chồi nên trẻ còn ngỡ 
ngàng khi tiếp cận chữ cái. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng 
mức đến việc học của con em mình. 
 Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực 
làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi, và tuy chơi 
nhưng lại mang hiệu quả tích cực . 
 * Các biện pháp thực hiện: 
 Nâng cao trình độ bản thân : 
 Bản thân tôi luôn luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Tôi rèn cách phát 
âm chuẩn, phát âm chính xác các âm vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm 
thanh tiếng mẹ đẻ để từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách phát âm chuẩn, 
sửa lổi phát âm cho trẻ để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. 
 Khi lên tiết dạy môn làm quen chữ cái tôi dành thời gian rất nhiều chuẩn bị 
rất chu đáo, soạn giảng trình chiếu, tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp để có 
tiết dạy phong phú hơn, sáng tạo hơn. 
 Tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng ở các bài giảng điện tử, tạo các 
góc học chữ cái trong lớp để trẻ được tiếp cận và học hỏi mọi lúc mọi nơi. 
 Tham dự đầy đủ các buổi chuyên đề cụm, chuyên đề trường, thao giảng, dự 
giờ về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái. 
Thường xuyên nghiên cứu và học tập các chương trình mới do Phòng giáo dục 
tổ chức. 
 Trang 4 
 Tạo môi trường chữ cái: 
 Vấn đề tạo ra môi trường chữ viết không khó nhưng để tạo môi trường 
mang tính thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn. Do đó 
tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ. 
 Tạo môi trường chữ viết dưới dạng các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ 
cái ở các vị trí thuận lợi nhất. Qua đó trẻ làm quen dần với 29 chữ cái, nên 
trong các hoạt động có chủ định trẻ không bỡ ngỡ. 
 VD: Khi cô phân tích chữ q có một nét thẳng đứng bên phải và một nét 
cong tròn bên trái, trẻ dễ dàng nhận biết và chỉ cần học thuộc chữ q. Chữ o thì cô 
giơ 2 tay lên tạo dáng chữ o thì trẻ biết được đó là chữ o. 
 Tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ cái thông qua các biểu bảng, 
danh sách lớp phân theo tổ (3 tổ) trong lớp học: Ngay từ đầu năm học, khi đã ổn 
định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với chữ, từ, tên của mình, của 
bạn bằng cách: Viết các danh sách theo 3 tổ có kèm theo ký hiệu để trẻ biết tên 
của mình ở tổ nào, có những bạn nào trong tổ của mình. Chữ của trẻ tôi thường 
viết ở dạng chữ viết in thường và viết in hoa (vì đây là danh từ riêng). Trẻ được 
khắc sâu tên mình và được làm quen với chữ viết in thường và chữ viết in hoa 
trẻ sẽ nhận ra tên mình trong các ký hiệu của vở tập toán, tập tạo hình, hộp màu, 
đất nặn. 
 Với các biểu bảng, tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác 
động đến trẻ. Vì vậy, tôi đã trang trí các biểu bảng có tên gọi bằng chữ cái Tiếng 
Việt cơ bản để hàng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ, đọc tên và ghi nhớ các 
từ trong bảng, biết đó là bảng gì, có chữ gì, từ gì. Ví dụ: Bảng bé ngoan; Bảng 
bé đến lớp, bé ở nhà.Ở bảng bé đến lớp, bé ở nhà hằng ngày cô giáo cho trẻ 
điểm danh trẻ nào nghỉ thì chọn ảnh trẻ đó gắn vào bảng bé ở nhà, bảng bé 
ngoan bé được cắm cờ vào ô có ký hiệu số và tên của mình ở dưới trẻ biết đó là 
tên của mình và cắm cờ vào ô đó. 
 Ở góc chơi như góc thư viện, bản thân tôi có cắt 29 chữ cái dán lên góc có 
nhiều màu sắc, hình ảnh bắt mắt giúp trẻ rất thích, trẻ cứ tranh giành nhau để 
đọc các chữ cái. 
 Trang 5 
 Ở góc chơi như góc phân vai, trẻ chơi trò chơi bác sĩ, bác sĩ thì khám bệnh 
và ghi tên thuốc, nét chữ của trẻ giả làm bác sĩ ghi tên thuốc còn nguyệch ngoạc 
nhưng qua đó giúp trẻ ghi nhớ, tưởng tượng lại kí hiệu của chữ. Từ đó giúp trẻ 
nhận dạng được 1 cách chính xác chữ cái, nhận được mặt chữ cái tạo ra trong từ, 
câu. Cho trẻ phát âm chữ cái đó, hoặc điền chữ cái còn thiếu trong tên của 
mình  
 Ở cầu thang Ban giám hiệu cũng cho họa sĩ vẽ các chữ cái ở đó mỗi lần trẻ 
đi lên đi xuống đều đọc các chữ cái này trẻ rất là thích. 
 Trên tiết học: 
 Bản thân tôi biết hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động tương đối khô 
khan so với các hoạt động khác, vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia với cô một 
cách tích cực và để khắc sâu những kiến thức vừa học, tôi đã lồng ghép phương 
pháp “Học mà chơi, chơi mà học” vào bài dạy. 
 VD: Ở chủ điểm Thế giới động vật nhánh động vật sống dưới nước cho trẻ 
làm quen với chữ: i,t,c thay vì chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: cá đuối, con 
tôm, con cua ... thì tôi tìm những hình ảnh động trong máy vi tính như: Cá đuối 
đang bơi lội; tôm đang bún; cua bò trong ao... sau đó cho trẻ gọi tên các con vật 
và trẻ trả lời chúng đang làm gì? Rồi cho trẻ làm quen với các từ chỉ hình ảnh 
đó . Hình ảnh “Động” trẻ được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẩn đến 
việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa 
trẻ vào bài một cách say mê, nhẹ nhàng. 
 Trong thời gian tôi quan sát, tôi nhận ra khả năng phát âm chữ cái khác 
nhau của từng trẻ qua đó tôi dẩn dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà 
không làm trẻ cảm thấy nặng nề. 
 Thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng phải có nghệ thuật, nét mặt, cử chỉ 
của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải thích rõ ràng, 
không ê a kéo dài làm trẻ khó hiểu, cô luôn ý thức tư thế ngồi và giọng nói, cách 
phát âm của cô luôn chuẩn để trẻ làm đúng. Việc này không chỉ trên tiết học chữ 
cái mà còn trên các tiết học khác như: Làm quen văn học, làm quen môi trường 
xung quanh...Ví dụ: Môn làm quen văn học tiết thơ “Hoa kết trái” Cô viết tên 
 Trang 6 
bài thơ “Hoa kết trái” cho trẻ lên gạch chân chữ cái đã học rồi, trẻ lên gạch chân 
chữ cái mình đã học rồi trẻ rất thích. 
 Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi : 
 Để khắc sâu những chữ cái đã học, ở góc tạo hình tôi tổ chức cho trẻ nặn 
những chữ cái qua đường nét cơ bản như: Nặn chữ o thì lăn dọc phần đất nặn 
sau đó cầm 2 đầu quắn lại tạo thành chữ o, nặn chữ c thì lăn dọc sau đó dùng tay 
uốn lại theo đường chữ c. Ở góc thư viện dùng chữ cái mủ để trẻ in hình chữ cái 
rỗng rồi tô màu.... 
 Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn 
nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giói để các cháu cùng chơi, nói chuyện với 
nhau, vì cháu hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi. Từ đó 
ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển ở trẻ . 
 Chương trình kidmarts có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc các 
chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy . 
 VD: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn 
hình. 
 Tôi có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều truyện tranh 
rất hấp dẫn, cháu lựa chọn theo kí tự cô đả làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu kĩ 
năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trái qua phải 
từ trên xuống... 
 Mỗi chủ điểm, tôi viết các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các 
chữ cái đã học ... 
 Hoạt động ngoài trời : 
 Tổ chức cho trẻ các trò chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi “Rồng 
rắn lên mây” trong lúc đọc các từ “Rồng, rắn, lúc lắc...” các cháu phải cong lưỡi 
vì có chữ: r và l qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn. Chơi trò chơi “Tâp tầm vông” 
trẻ đọc bài đồng dao rất thích. Hoặc trò chơi: “Bật qua rãnh”, “nhảy cò cò”... 
bật vào ô nào thì đọc to chữ cái trong ô đó. 
 Giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng cho các cháu chơi để ôn lại chữ cái đã học. 
 Trang 7 
 VD: Tôi dùng một cái hợp có chứa chữ cái, tôi thò tay lấy chữ cái và mô tả 
đặc điểm rồi cho trẻ đoán tên chữ cái, sau đó lấy chữ cái ra, trẻ nào trả lời đúng 
là được khen. Hoặc chia làm hai nhóm thi đua với nhau, một nhóm mô tả đặc 
điểm của chữ cái nhóm còn lại thì đón đó là chữ cái gì. Cô giáo làm trọng tài để 
động viên, cho phần thưởng cũng như khuyến khích những trẻ còn yếu ... 
 Trao đổi với phụ huynh : 
 Tôi coi trọng việc trao đổi với phụ huynh là rất cần thiết, vì thế tôi đã gặp 
gỡ trao đổi với phu huynh trong các cuộc họp phụ huynh, các buổi đưa đón cháu 
về vấn đề học của các cháu trong chương trình Mẫu giáo. Ngoài việc học ở 
trường phụ huynh về nhà dạy cháu thêm để cháu khắc sâu hơn. Bên cạnh đó tôi 
cũng đề cập đến vấn đề có nhiều phụ huynh nóng lòng cho con mình biết viết 
sớm ngay độ tuổi Mẫu giáo. Bản thân tôi là giáo viên Mầm non tôi phân tích 
cho phụ huynh hiểu ở lớp lá giáo viên chỉ dạy cho trẻ nhận biết và phát âm được 
29 chữ cái chứ không dạy trẻ viết. Nếu dạy trẻ viết quá sớm sẽ ảnh hưởng đến 
trẻ, đó là dạy trước chương trình trẻ vào lớp 1 trẻ sẽ nhàn chán không muốn 
học... Tầm quan trọng ở lớp lá là trẻ đọc được 29 chữ cái để làm tiền đề cho trẻ 
bước vào lớp 1 sau này. Phân tích cho phụ huynh hiểu và thêm vào đó, tôi vận 
động phu huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi cho các 
cháu, chú ý cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành 
đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ 
lịch cũ, trở thành những tấm tranh có chủ đề, có chữ cái cho trẻ học, hoặc lấy 
những chiếc xe được kèm với từ ( ô tô, xe buýt ... ) trên những chiếc xe bằng vỏ 
hộp sữa, hộp bánh mà phụ huynh góp lai. 
 * Kết quả : 
 Sau thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên, tôi thấy : 
 Bản thân tôi tự tin có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen 
các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng 
những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn. 
 Khoảng 90% cháu trong lớp mạnh dạn, năng động sáng tạo và tự tin trong 
các hoạt động, vui thích đến lớp, ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và cháu 
 Trang 8 
tiến bộ rõ rệt trong việc đọc và nhận biết chữ cái, không những biết đọc mà còn 
đọc đúng, chuẩn. 
 Phụ huynh dần hiểu ra phương pháp học tập của chương trình mẫu giáo tuy 
đơn giản như trò chơi nhưng mang lại nhiều kết quả tích cực . 
Cụ thể kết quả kiểm tra chất lượng của trẻ trước khi áp dụng môn làm quen chữ 
cái và sau khi áp dụng môn làm quen chữ cái được theo dõi và đánh giá như sau: 
Kết quả Trước khi áp dụng( 33 trẻ) Sau khi áp dụng(33 trẻ) 
Trẻ hứng thú vào hoạt 
động và phát âm tốt 
16 trẻ đạt 48,48% 30 trẻ đạt 90,91% 
Trẻ thờ ơ chưa nhận 
biết được chữ cái 
17 trẻ đạt 51,52% 3 trẻ đạt 9,09% 
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp mình rất khác so với đầu 
năm, trẻ tiến bộ rất nhiều. Ngoài những kết quả nêu trên còn rất nhiều trẻ đến 
cuối năm học đã biết tự đọc được từ và ghép từ đơn giản như: ( Mẹ, bà, em....). 
Điều rất đáng mừng là cuối năm trẻ lớp tôi được ban giám hiệu nhà trường khen 
ngợi. 
 Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ. 
 c. Kết luận: 
 * Kết luận : 
 Cho trẻ làm quen chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ 
Mẫu giáo lớn. Vì thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương 
pháp tổ chức hoạt động này. Qua việc áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy: Giờ 
học không còn nặng nề, nhàm chán như trước đây. Với phương pháp “Lấy trẻ 
làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. 
Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ 
nâng cao hiệu quả học tập. 
 Việc tìm ra một phương pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuội học tốt môn làm 
quen chữ cái có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó giúp cho trẻ có những hiểu 
 Trang 9 
biết cơ bản về chữ cái về cách phát âm và tìm ra chữ cái trong câu từ trọn vẹn, 
làm tiền đề cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt khi vào trường phổ thông. 
 Trên đây là một vài biện pháp tôi đã vận dụng và có hiệu quả cho lớp lá 3 
của tôi. Đây là một công việc tôi đã thực hiện và tôi vẫn còn đang nghiên cứu, 
tiếp tục thực hiện lâu dài để bổ sung cho những kinh nghiệm của tôi được hoàn 
chỉnh hơn, mang lại kết quả hữu hiệu cho trẻ hơn nữa trong môn học “Làm quen 
chữ cái”. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp 
quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp, để những kinh nghiệm bé nhỏ của tôi 
ngày càng được hoàn thiện và mang lại kết quả cho các em nhiều hơn trong quá 
trình giảng dạy . 
 * Kiến nghị : 
 Đối với Ban giám hiệu nhà trường : 
 Tạo điều kiện trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ. 
 Đối với phòng giáo dục : 
 Thường xuyên cho giáo viên được dự giờ các bạn đồng nghiệp của các 
trường trong và ngoài huyện. 
 Tạo điều kiện cho giáo viên được đi thực tế ở những nơi có đủ điều kiện. 
 Minh Diệu Ngày tháng năm 201.. 
 Người viết 
 Đỗ Kiều Oanh 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan