Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non

 Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Mà nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng, trong đó trao đổi chất và năng lượng là quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất và năng lượng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ? Đó chính là mục đích cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu trong năm học 2017-2018 tại trường tôi, cụ thể như sau:

 - Đưa ra được một số đặc điểm về hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi mầm non, mối liên hệ của việc ăn ngon miệng và chất lượng của quá trình hấp thu, trao đổi chất trong cơ thể trẻ.

 - Đưa ra một số phương pháp xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối phù hợp với từng đối tượng trẻ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 5158 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh mồng tơi mướp nấu cua
- Sữa chua
Cá quả, thịt sốt cà chua
Canh bầu nấu thịt
Sữa đậu nành
Bánh mỳ ngọt
Sữa đậu nành 
Thứ 7
- Cơm
- Thịt kho tàu 
- Canh rau muống nấu thịt
- Hoa quả (Quýt/ Dưa hấu)
Cháo chim hạt sen
Sữa Uclady
Cháo chim hạt sen
Sữa Uclady
BẢNG THỰC ĐƠN MÙA HÈ (TUẦN 2+4) 
 Buổi
Thứ
Sáng
Chiều (NT)
Bữaphụ (MG)
Thứ 2
- Cơm
- Thịt bò sốt vang 
- Bí ngô xào tỏi
- Canh mồng tơi mướp nấu cua
- Thanh Long
Trứng thịt hấp nấm
Canh rau cải nấu thịt
Sữa đậu nành
Súp hải sản
Sữa đậu nành
Thứ 3
- Cơm
- Tôm, thịt sốt dầu hào
- Bầu xào tỏi
- Canh rau muống nấu thịt
- Sữa chua
Cháo gà nấm hạt sen
Bánh quy 
Sữa Metacarel
Cháo gà nấm hạt sen
Sữa Metacarel
Thứ 4
- Cơm
- Thịt lợn kho tàu
- Canh bầu nấu tôm đồng
- Chuối tiêu
Phở bò rau thơm
Sữa đậu nành
Bánh quy
Phở bò rau thơm
Sữa đậu nành
Thứ 5
- Cơm
- Thịt gà lợn hầm cà ri
- Su su, cà rốt luộc
- Canh chua thả nấm
- Sữa chua
Bún riêu cua 
Bánh dinh dưỡng 
Sữa Uclady
Bún riêu cua
Sữa Uclady
Thứ 6
- Cơm
- Cá trắm thịt sốt cà chua
- Canh rau dền nấu thịt
- Sữa chua
Tôm thịt sốt cà chua 
Canh khoai tây cà rốt nấu thịt
Sữa đậu nành
Bánh mỳ ngọt
Sữa đậu nành
Thứ 7
- Cơm
- Trứng thịt hấp nấm
- Canh rau ngót nấu thịt
- Hoa quả
Cháo tôm bí đỏ 
 Sữa bột Metacarel
Cháo tôm bí đỏ 
Sữa bột Metacarel
 BẢNG THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG (TUẦN 2+4)
 Buổi
Thứ
Sáng
Chiều (NT)
Bữa phụ (MG)
Thứ 2
- Cơm
- Thịt bò, thịt lợn sốt vang
- Canh su hào, cà rốt nấu tôm đồng
- Thanh Long
Trứng thịt hấp nấm
Canh rau cải nấu thịt
Sữa đậu nành
Xôi gấc
Sữa đậu nành
Thứ 3
- Cơm
- Ruốc tôm, thịt
- Su hào xào cà chua
- Canh cải cúc nấu thịt
- Sữa chua
Cháo gà ta hầm hạt sen
Bánh ngọt
Sữa Uclady
Cháo gà ta hầm hạt sen
Sữa Uclady
Thứ 4
- Cơm
- Cá trắm, thịt sốt cà chua
- Giá đỗ xào
- Canh bắp cải nấu thịt
- Hoa qủa
Phở bò
Bánh ngọt
Sữa đậu nành
Phở bò
Sữa đậu nành
Thứ 5
- Cơm
- Thit kho tàu
- Canh bí xanh nấu tôm
- Sữa chua
Đậu thịt sốt cà chua
Canh cải cúc nấu thịt
Sữa Metacarel
Bánh ngọt
Sữa Metacarel
Thứ 6
- Cơm
- Thịt gà ta, thịt lợn hầm nấm 
- Rau bí xào tỏi
- Canh khoai tây nấu thịt
- Sữa chua
Cháo cá quả (lươn), thịt
Bánh ngọt
Sữa đậu nành.
Cháo cá quả (lươn) thịt
Sữa đậu nành.
Thứ 7
- Cơm
- Trứng thịt sốt cà chua
- Canh rau muống nấu thịt
- Hoa quả
Cháo tôm, thịt
Sữa Uclady
Cháo tôm, thịt
Sữa Uclady
BẢNG THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG (TUẦN 1+3)
Buổi
Thứ
Sáng
Chiều (NT)
Bữa phụ (MG)
Thứ 2
- Cơm
- Cá quả, thịt sốt cà chua
- Su hào xào cà chua
- Canh rau cải cúc nấu thịt
- Hoa quả
Mỳ thịt bò rau cải
Bánh quy
Sữa đậu nành
Mỳ thịt bò rau cải
Sữa đậu nành
Thứ 3
- Cơm
- Tôm, thịt sốt dầu hào
 - Canh bí nấu thịt
- Sữa chua
Thịt đậu sốt cà chua
Canh su hào nấu thịt
Sữa Uclady
Xôi, thịt kho tàu
Sữa Uclady
Thứ 4
- Cơm
- Trứng thịt hấp nấm
- Su su xào tỏi
- Canh chua thái lan
- Hoa quả
Cháo cá quả
Bánh ngọt 
Sữa đậu nành
Cháo cá quả
Sữa đậu nành
Thứ 5
- Cơm
- Thịt bò, thịt lợn hầm củ quả
- Canh khoai môn nấu thịt vịt
- Sữa chua
Cá, thịt sốt cà chua.
Canh bắp cải nấu thit
Sữa Uclady
Bánh mỳ ngọt
Sữa Uclady
Thứ 6
- Cơm
- Thịt gà ta, thịt lợn hầm cà ri.
- Rau bí xào tỏi
- Canh ngũ sắc (Su hào, cà rốt, su su, khoai tây)
- Sữa chua
Súp tôm ngô ngọt
Sữa đậu nành
Bánh quy
Súp tôm ngô ngọt
Sữa đậu nành
Thứ 7
- Cơm
- Đậu thịt sốt cà chua
- Canh bắp cải nấu thịt
- Hoa quả
Cháo gà hạt sen
Sữa Metacarel
Cháo gà hạt sen
Sữa Metacarel
 Bên cạnh đó, tôi tính khẩu phần ăn dựa vào bảng thành phần hoá học của các loại thực phẩm từ đó biết được tỉ lệ giữa các chất đã cân đối chưa để điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo bữa ăn  của trẻ đủ chất dinh dưỡng.
 3.2. Biện pháp 2 : Tạo cảm giác muốn cho trẻ ăn
 Muốn cho trẻ ăn ngon và bữa ăn có chất lượng thì trong các bữa ăn trẻ phải có cảm giác thèm ăn khi đó trẻ mới hứng thú ăn và ăn hết xuất. Như vậy, để tạo cảm giác muốn ăn của trẻ thì một trong những phương pháp đó là thành lập ở trẻ những phản xạ ăn uống có điều kiện. Muốn tạo ra cảm giác muốn ăn của trẻ thì cần phải hình thành ở trẻ những phản xạ ăn uống có điều kiện và đặc biệt cần hình thành phản xạ có điều kiện ăn uống về thời gian. Khi phản xạ này được thành lập một cách bền vững thì chỉ đến các giờ ăn quen thuộc các cơ quan tiêu hoá bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. Chính vì vậy mà việc tuân thủ nghiêm túc thời gian biểu một ngày của trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống cho trẻ, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm giác thèm ăn và chất lượng bữa ăn của trẻ. Hiểu được điều này, tôi đã tham mưu, phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp thực hiện đúng chế độ sinh hoạt của trẻ khi ở trường tạo cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, hết xuất, ăn ngon miệng. Các nhân viên nhà bếp sẽ đưa cơm đúng giờ cho trẻ ở các lớp theo lứa tuổi.
Đưa cơm và ký sổ tại các lớp
 Việc sử dụng các đồ dùng ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh cũng có ảnh hưởng lớn tới cảm giác thèm ăn của trẻ. Chẳng thế mà ông bà ta đã có câu nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm , món ăn sẽ trở lên hấp dẫn hơn khi được chứa đựng trong những chiếc bát, thìa sạch sẽ, xinh xắn, được bày biện gọn gàng, khoa học, lịch sự.
Mùi thơm của thức ăn có tác động mạch mẽ đến việc kích thích sự tiết dịch tiêu hóa làm cho trẻ có cảm giác thèm ăn hơn, trong quá trình chế biến các món ăn tôi rất quan tâm đến mùi vị của các món ăn vì thế nên khi nấu ăn tôi sử dụng thêm các loại gia vị thích hợp để tạo nên sự hấp dẫn cho các món ăn.
 Khi chế biến món ăn cho trẻ, tôi thường xuyên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong cùng một món ăn để tạo ra sự đa dạng về màu sắc, gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ, làm cho trẻ thích thú được khám phá món ăn ngay khi vừa nhìn thấy. Điều này sẽ tạo cho trẻ hứng thú ăn. Bên cạnh đó nhiều loại thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra được những hương vị mới, bổ xung, hỗ trợ cho nhau làm cho món ăn trở lên dễ hấp thu, thích hợp với khẩu vị của trẻ. 
 Bầu không khí trước và trong khi ăn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác thèm ăn của trẻ. Khi tâm trạng vui vẻ, trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn vì thế tạo được bầu không khí khi ăn uống có tác dụng không nhỏ đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Nhưng để làm được điều này cần sự phối hợp, kết hợp của giáo viên chủ nhiệm bằng tổ chức giờ ăn một cách hợp lý khoa học, trang trí bàn ăn đơn giản, đẹp mắt, trước khi trẻ ăn giáo viên có thể nhẹ nhàng nhắc trẻ về nề nếp bằng một câu chuyện, một bài thơ, một bài hát làm cho trẻ hứng thú. Trong khi trẻ ăn giáo viên có thể mở nhạc không lời hoặc những bài hát nhẹ nhàng để tạo không khí cho trẻ ăn.  Đồng thời giáo viên cũng động viên trẻ để trẻ ăn hết suất mà không tạo áp lực cho trẻ.
3.3. Biện pháp 3 : Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp.
 Để giúp trẻ ăn ngon miệng nếu chỉ dựa vào tổ nuôi thỡ chưa đủ mà cũn phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp vì chính giáo viên mới là người trực tiếp tổ chức các bữa ăn, giám sát và tìm hiểu về nhu cầu và sở thích của trẻ. Vì vậy muốn giúp trẻ ăn ngon miệng, biện pháp không thể thiếu được đó là phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp, cụ thể như sau:
 Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ phát hiện những cháu có biểu hiện bất thường về sức khỏe, tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày cho trẻ phù hợp với từng nhóm đối tượng.
VD: + Đối với cháu béo phì thì giảm chất bột đường như cơm, tăng cường thêm chế độ ăn nhiều rau và hoa quả.
     + Đối với trẻ mới ốm dậy thì tăng cường các loại thực phẩm dễ tiêu húa, bổ xung thêm vitamin cho trẻ nhanh phục hồi.
 Trong quá trình tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ, kết hợp với giáo viên tìm hiểu nhu cầu, sở thích của trẻ đối với từng món ăn, từng loại thực phẩm để kịp thời điều chỉnh thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
 Phối hợp với giáo viên để tạo không khí trước và trong bữa ăn cho trẻ
 Trao đổi với giáo viên về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhất là việc tổ chức bữa ăn cho trẻ khoa học, hợp lý, đảm bảo trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
 Rèn thói quen ăn đúng giờ
  Tạo môi trường lớp học phong phú: Luôn tạo môi trường lớp học phong phú với những mảng tường gây sự tò mò cho trẻ đặc biệt là những bức tranh về ăn uống để từ đó giáo dục trẻ liên hệ thực tế trong bữa ăn hàng ngày của mình:
Nhân viên nuôi dưỡng lên cho trẻ ăn cùng giáo viên
        Ví dụ: Trong chủ điểm gia đình, tôi tư vấn cho các giáo viên chủ nhiệm trang trí lớp bằng những bức tranh ngộ nghĩnh có hình ảnh trẻ đang ngồi ăn rất ngoan, hay ở chủ điểm thực vật trang trí lớp bằng những bức tranh rau hoa quả đẹp có màu sắc hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy đã góp phần giáo dục trẻ rất tốt trong bữa ăn.
 + Xây dựng góc tuyên truyền của lớp:  Nội dung tuyên truyền thay đổi theo mùa đặc biệt là rất phong phú về nội dung các bài, gần gũi với cuộc sống. Qua đó đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ về mọi mặt (chất lượng - số lượng) và bổ sung thêm kiến thức về nuôi dạy con.
 + Kéo dài thời gian hơn với trẻ ăn chậm, lười ăn. 
 Vận động phụ huynh không cho con mang quà vào lớp, cô giáo tìm hình thức khác nhau để dỗ trẻ như: trò chuyện chơi cùng trẻ như một người bạn, gần gũi trao đổi để đáp ứng nhu cầu chơi mà học của trẻ.
       VD. Đối với những trẻ ăn bình thường với tiêu chuẩn 2 bát cơm/ 1 bữa nhưng với những trẻ lười ăn, cũng tiêu chuẩn đó tôi chia ra làm những phần nhỏ để trẻ ăn ít một, hết lại lấy thêm. Trong khi ăn, tôi còn động viên trẻ kịp thời, không thúc giục mà cứ để trẻ ăn từ từ nhai kỹ nhưng có những khích lệ để trẻ ăn nhanh hơn bạn khác.
         Đúng như vậy nhờ sự sát xao tới từng trẻ của từng cô giáo trong lớp mà tôi đã biết được cá tính riêng của từng trẻ và kịp thời điều chỉnh.
       VD:  Lớp 2 tuổi có cháu Gia Huy hay ngậm cơm, nhả bã thịt, cháu Thuỳ Anh  chỉ ăn được một miếng cơm rất bé.
         Đối với những cháu này trước giờ ăn cô giáo chủ nhiệm thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện nói về các bạn có những nết ăn cháu trong lớp qua đó giáo
dục trẻ.
         Phối hợp cùng các giáo viên trong các hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động có chủ đích để trò chuyện về công việc của các cô cấp dưỡng, một số món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe của trẻ. 
 Bên cạnh đó, tôi cũng giúp giáo viên hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vườn rau của trường, trò chuyện với trẻ về công dụng của các món ăn được chế biến từ các lọai rau và khuyến khích động viên trẻ ăn các món ăn đó. Nhờ việc tìm hiểu và tự tay chăm sóc các cây rau mà trẻ thấy thích thú hơn khi được thưởng thức các món ăn được chế biến từ rau đó, trẻ ăn ngon miệng hơn.
 Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp mà chất lượng các bữa ăn được cải thiện, hình thành được cho trẻ những thói quen tốt trong ăn uống, giúp tạo cảm giác thèm ăn làm nền tảng cho sự ăn ngon miệng của trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả, giảm áp lực giờ ăn cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ ăn ngon miệng hay không còn phụ thuộc vào yếu tố gia đình, mọi thói quen nề nếp ban đầu của trẻ đều học được từ gia đình vì vậy để thực hiện được mục đích của đề tài cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.
 Rèn thói quen ăn uống cho trẻ:
 + Trước hết cần phải rèn trẻ ăn đúng giờ để tạo được phản xạ có điều kiện, kích thích sự tiết dịch tiêu hóa là cho quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, tăng kích thích thèm ăn cho trẻ. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi trên thực tế rất ít phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn trẻ ăn theo giờ vì trẻ cũng nhỏ,  buổi sỏng nhiều phụ huynh cũng “ chiều” theo nhu cầu ngủ của trẻ, khụng cố định được giờ dạy buổi sáng của trẻ nên trẻ ngủ dậy giờ nào thì cho trẻ ăn vào giờ đó vì vậy không hình thành được thói quen cho trẻ. Giữa các giờ ăn không nên cho trẻ ăn vặt sẽ làm cho trẻ đầy bụng, giảm hứng thú khi tới bữa ăn chính.
 Thứ hai, thói quen tự phục vụ trong ăn uống hay đơn giản chỉ là tự xúc ăn là một trải nghiệm vô cùng thích thú với trẻ, tuy nhiên đây là một thói quen cần có sự kiên trì, nhẫn nại của người lớn với với trẻ tự xúc cơm chỉ giống như một trò chơi, trẻ có thể vừa xúc, vừa nghịch. nhưng việc này lại đem đến cho trẻ nhiều hứng thú. Trong các bữa cơm của gia đình, nên để trẻ ngồi ăn chung, để trẻ cảm nhận được không khí vui vẻ của bữa ăn, đồng thời qua đó trẻ sẽ học được một số hành vi đúng trong khi ăn như ăn ngậm miệng, không nói chuyện khi nhai cơm, cầm
thỡa bằng tay phải hay xỳc cơm gọn gàng, không vói.
 Thực đơn dành cho trẻ ở nhà và ở trường phải có sự thống nhất, phù hợp để đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng và phù hợp với khẩu vị, tránh sự lặp lại gây cảm giác chán ăn cho trẻ.
 Ví dụ: Khi ở trường trẻ ăn món ăn được chế biến từ thịt thỡ buổi tối khi về nhà phụ huynh nên chọn món ăn được chế biến từ thực phẩm khác.
 Tạo không khí vui vẻ cho trẻ trước và trong giờ ăn: tâm lý thoải mái giúp trẻ ăn ngon không chỉ ở trường mà cũn là biện phỏp hữu hiệu tai gia đỡnh. Để là được điều này, tôi tuyên truyền với phụ huynh về tác dụng của việc cho trẻ ăn chung cùng với gia đình, không cho trẻ ăn trước, sau bữa ăn hoặc cho trẻ ăn rong.
 Phụ huynh xuống bếp thăm quan
 Không cho trẻ vừa ăn, vừa xem ti vi hoặc chơi trò chơi gây mất tập trung làm cho trẻ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn thậm chí nhiều trẻ cũng không biết được mình đang ăn món gì, làm ảnh hưởng đến việc tiết dịch tiêu hóa, giảm hứng thú ăn của trẻ, gây mất cảm giác ngon miệng.
          Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc con ở nhà (những ngày nghỉ hoặc buổi chiều về), tuyên truyền với phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ hay hướng dẫn phụ huynh cách chế biến một số món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng cho các bé.
       VD: Cung cấp cho phụ huynh những tài liệu nói về tác dụng của hoa quả đối với bữa ăn của trẻ như thế nào và thời điểm nào cho trẻ ăn hoa quả là hợp lý nhất
         Bằng nhiều hình thức trên tôi đã được phụ huynh phản ánh là kết quả các bữa ăn của các bé ở nhà có tiến bộ rõ rệt, trong bữa ăn trẻ ăn được nhiều hơn, có cải thiện tích cực về sức khỏe của trẻ, phụ huynh thấy nhẹ nhàng hơn khi cho bé ăn ở nhà.
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với nhân viên y tế.
 Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, tôi thường xuyên kết hợp với cán bộ y tế của nhà trường kiểm tra, giám sát cách tổ chức các bữa ăn trong các nhóm lớp nhằm đảm bảo tính khoa học, vệ sinh, phù hợp tạo được không khí vui tươi cho trẻ. Đồng thời, hàng ngày cán bộ y tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo các điều kiện vệ sinh nhà bếp, vệ sinh dụng cụ, đồ dùng ăn uống cho trẻ.
 Năm học 2017-2018 vừa qua tổ nuôi đã được kiểm tra sức khỏe định kì, được cán bộ y tế của nhà trường tư vấn về đảm bảo sức khỏe, cách phòng chống một số dịch bệnh truyền nhiễm, lây lan...
 Bên cạnh đó, tôi cũng phối hợp với cán bộ y tế nghiên cứu, tìm tài liệu viết bài tuyên truyền về phương pháp nuôi con theo khoa học, một số thói quen cần tránh trong tổ chức bữa ăn cho trẻ hay phương pháp làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng...... để tuyên truyền tới giáo viên các nhóm lớp và các bậc phụ huynh.
 Sau khi nấu thức ăn xong cho trẻ, tối báo với nhân viên y tế sang lấy mẫu thức ăn để lưu nghiệm thực phẩm trước khi chia ăn cho trẻ. Để nếu có xảy ra tình trạng ngộ độc thì đó sẽ là cơ sở pháp lý căn cứ lý do, tìm ra nguyên nhân ngộ độc của trẻ trong trường mầm non.
Y tế lưu mẫu thức ăn của trẻ
3.6. Biện pháp 6. Xây dựng nguồn thực phẩm tại chỗ.
 Thực phẩm sạch, tươi ngon và giàu dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên bữa ăn ngon cho trẻ. Hiểu được điều đó, tôi đã tham mưu cùng nhà trường tạo ra nguồn thực phẩm tại chỗ để làm nguyên liệu chế biến các món ăn cho trẻ.
 Do điều kiện khuôn viên của trường rộng nên nguồn thực phẩm chú trọng vào việc trồng các loại cây rau theo mùa và một số loại gia vị thường dùng trong các món ăn. Việc trồng các loại rau này cũng không phải đơn giản, nhân viên nhà bếp thay nhau chăm sóc vướn rau của trường để có rau sạch cho trẻ.
Hình ảnh vườn rau của trường
 Ngoài việc sử dụng rau trong vườn để chế biến thức ăn cho trẻ, tôi còn kết hợp với giáo viên các nhóm lớp tổ chức các hoạt động cho trẻ quan sát, khám phá, chăm sóc các cây rau, tạo cho trẻ hứng thú khi tự tay trồng được chúng và mong đợi được thưởng thức các món ăn từ các loại rau đó để nâng cao sức khỏe cho mình. 
4. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm
        Qua một thời gian dài kiên trì, tận tình kết hợp với một số biện pháp khoa học trên mà tôi đã làm, một phần nào đó đó giảm được tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì và trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ ràng.. Đây là một kết quả đáng mừng .Điều đáng mừng hơn cả là: Trẻ đôi khi còn thích ăn ở lớp hơn cả những bữa ăn ở nhà của mình.Đây là một thành công lớn của tôi cũng như của các cô giáo trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Từ đây trẻ được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ gúp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
 Nhờ sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề, hay tìm tòi thông tin qua tài liệu sách báo, qua mạng để có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho công việc của mình nên tôi đã hoàn thành công việc và thu được kết quả trong việc tổ chức giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn ở trường.
Trẻ suy dinh dưỡng đến cuối năm giảm đáng kể, thể hiện rõ
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Cân nặng
chiều cao
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng độ 1
Suy dinh dưỡng độ 2
Cao bình thường
Thấp còi độ 1
Thấp còi
 độ 2
Nhà trẻ
68
66
2
65
3
Mẫu giáo
743
737
6
735
8
Cộng:
811
803
8
800
11
Tỷ lệ:%
100
99
1
98,6
1,4
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, sáng kiến đã đề cập đến một số vấn đề sau:
    Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn sao cho cân đối, phù hợp với trẻ,
Quan trọng hơn là phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái, hứng thú và cảm giác muốn ăn của trẻ  trong các  giờ ăn cùng với tinh thần, trách nhiệm cao của các cô giáo cùng tổ nuôi. Có như vậy thì việc “ giúp cho trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non’’mới đạt được kết quả cao.
 Sau một năm thực hiện bằng sự kiên trì và yêu nghề kết hợp với một số biện pháp khoa học trên mà tôi đã trình bày, qua quan sát tôi thấy sáng kiến đã có hiệu quả như sau:
   Phần lớn trẻ đã ăn hết khẩu phần và còn tỏ ra vui vẻ, hào hứng khi ăn.
 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường đã giảm đáng kể.
 Nhận thức của phụ huynh về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ và tầm quan trọng của việc tạo không khí gia đình, giúp trẻ ăn ngon miệng có nhiều thay đổi. Thay đổi được thói quen cho con ăn rong của phần lớn phụ huynh
 Sức khỏe của các bé được nâng lên rõ rệt.
 Việc tổ chức giờ ăn cho các bé trở lên nhẹ nhàng, vui vẻ, giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh.
 Tạo ra được nguồn thực phẩm tại chỗ, tươi ngon và giàu dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vừa có tác dụng về kinh tế vừa có ý nghĩa giáo dục với trẻ.
2. Kiến nghị với các cấp quản lý :
  Giáo viên chủ nhiệm các nhúm lớp cần tìm hiểu, học hỏi, trao đổi thêm kinh nghiệm tổ chức giờ ăn hợp lý cho trẻ đặc biệt là việc tạo không khí thoải mái cho trẻ trước và trong khi ăn.
    Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tuyển sinh đảm bảo đúng tiêu chuẩn về số lượng trẻ trong một lớp, tránh tình trạng số trẻ quá đông trong một lớp gây khó khăn cho cô giáo trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ.
  Tổ chức các buổi trao đổi thảo luận, tuyên truyền với phu huynh học sinh về kiến thức nuôi con theo khoa học.
 Kiến nghị với phũng giáo dục đào tạo: tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cô nuôi để tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình dinh dưỡng trẻ em -
2. Tâm lý học trẻ em – Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết ( Chủ biên) – Tư liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội năm 1994.
 Bài giảng Tâm lý học trẻ em 1 của thầy Ngô Công Hoàn.
 Bài giảng Tâm lý học trẻ em 2 của cô Nguyễn Như Mai.
3. Giáo dục học Mầm non – Tác giả Đào Thanh Âm ( Chủ biên) - Tư liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội năm 1995.
Bài giảng Giáo dục học Mầm non của thầy Đào Thanh Âm.  
4. Giáo trình Sinh lý học trẻ em – Tác giả Lê Thanh Vân - Tư liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội năm 2003.

File đính kèm:

  • docnuoi_duongtran_thi_hangmnhtt_123201910.doc
Sáng Kiến Liên Quan