Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử chinh phục vũ trụ đều là kết quả sáng tạo tuyệt vời của loài người. Hoạt động sáng tạo của loài người phát triển không ngừng và thăng hoa cùng với sự phát triển của xã hội. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy, tưởng tượng của con người. Chính quá trình tưởng tượng sáng tạo con người đã tạo ra vô vàn các giá trị vật chất và tinh thần, các thành tựu vĩ đại trong mọi phương diện của cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, số lượng các bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng vọt trong khi yêu cầu thời gian giải các bài toán đó phải được rút ngắn. Yêu cầu cấp thiết đòi hỏi con người cần phải tư duy liên tục và không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sáng tạo đòi hỏi con người phải bồi dưỡng khả năng tư duy tưởng tượng ngay từ khi còn nhỏ. Một trong các cách tối ưu nhất là phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trước tuổi đi học.
Thực tiễn cho thấy con người có khả năng sáng tạo từ rất sớm: Newton biết làm trò chơi cơ học khiến mọi người phải ngạc nhiên. Moza 3 tuổi đã tự mình hòa âm trên đàn, 5 tuổi đã sáng tác nhạc, 8 tuổi đã viết những bản xô nát và giao hưởng đầu tiên. Êđison khi 7 tuổi đã có phát minh đầu tiên về bóng đèn điện Như vậy các nhà giáo dục hoàn toàn có thể tin tưởng rằng con người tiềm ẩn khả năng sáng tạo từ rất sớm. Điều quan trọng là phải sớm phát hiện, động viên, khích lệ và có biện pháp tác động thích hợp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của mỗi con người.
có thể là hiện tượng tự nhiên, xã hội hoặc có thể tạo sản phẩm tạo hình theo nội dung một bài hát, bài thơ, câu chuyện kể. Trẻ phải nắm vững mối quan hệ để thể hiện chúng trong tạo sản phẩm tạo hình. Vì vậy những kiến thức nào trẻ đã nắm vững thì tôi luôn gợi ý để trẻ tự nhớ lại, những kiến thức nào mới khó nhớ thì tôi sẽ cố gắng hướng dẫn lại một cách kĩ càng và tỉ mỉ hơn. Tôi luôn dựa vào ý đồ và khả năng của từng trẻ để có cách hướng dẫn tối ưu, luôn luôn động viên khen nhợi trẻ, khuyến khích trẻ có thể kết hợp với các biện pháp thi đua để duy trì được hứng thú của trẻ đến hết giời hoạt động. Khi trẻ thực sự hứng thú trẻ sẽ thực sự tích cực và tạo sản phẩm tạo hình một cách sáng tạo, chủ động theo cách riêng của trẻ. Trẻ lớp tôi vô cùng hứng thú với việc được tạo sản phẩm tạo hình tự do theo ý thích, trẻ hăng say tạo sản phẩm tạo hình theo ý đồ của mình, thể hiện những cảm xúc, màu sắc, hình thái nhịp điệu..những tính chất thẩm mĩ mà trong cuộc sống trẻ thu nhận được, tạo sản phẩm tạo hình theo ý thích tạo điều kiện thuận lợi cho tưởng tượng sáng tạo của trẻ phong phú và bay bổng. Bên cạnh đó ở lớp còn có một số bạn tạo sản phẩm tạo hình theo kiểu thuộc lòng chuẩn mẫu của cô hoặc dùng màu tự do phi thực tế không liên hệ được với ý đồ miêu tả của tạo sản phẩm tạo hình. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tạo sản phẩm tạo hình và làm hạn chế những hứng thú, niềm say mê của trẻ đến hoạt động tạo hình. Do vậy tôi luôn cố gắng để giúp trẻ hiểu hơn về hệ thống chuẩn màu sắc, hướng dẫn trẻ quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực và làm quen với một số nguyên tắc phối màu để trẻ thể hiện một cách sáng tạo khả năng tưởng tượng của mình qua tranh vẽ. 3.2.4/ Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài trí bằng nhiều cách khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm mới, để khả năng tư duy tưởng tượng sáng tạo của trẻ được kích thích phát triển. - Để kích thích hứng thú, sự mong mỏi hoàn thiện sản phẩm của trẻ tôi đã cho trẻ tạo ra những sản phẩm riêng lẻ sau đó gom lại hứa hẹn với trẻ “ cô sẽ cho các con sử dụng các sản phẩm này tạo thành một món quà thật đẹp thật hoàn chỉnh để làm quà tặng hoặc trang trí trong nhà các con” . Để thực hiện lời hứa với trẻ tôi đã dành thời gian hoạt động chiều của một số buổi để hướng dẫn trẻ một hoạt động mà ít giáo viên làm: chỉ hướng dẫn trẻ cách bài trí các sản phẩm riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh có bố cục và màu sắc hài hòa. Ví dụ: dùng một dáng bình hoa và với một nụ và 3 bông hoa chỉ cần thay đổi, sắp xếp lại vị trí của các bông hoa và nụ hoa là sẽ có những bình hoa khác nhau, ta có thể lựa chọn cách sắp xếp nào mà mình thấy nó đẹp nhất. Để bé chủ động tự tạo cho mình nhiều sự lựa chọn hơn trong cách hoàn thiện sản phẩm hơn thế bé sẽ có sản phẩm mình yêu thích nhất, điều này vô cùng quan trọng để bé tiếp tục hứng thú, háo hức, mong mỏi đến những hoạt động tạo hình sau này. Bằng những gợi ý cho buổi học sau của cô giáo một số bé ghi nhớ suy nghĩ đến việc mình sẽ làm gì trong buổi tạo hình tiếp theo hoặc bé có thể trao đổi với người khác về ý định của mình. Vậy là tôi đã kích thích cho trẻ có sự tưởng tượng từ những buổi trước khi thực hiện tiết học việc làm này giúp tôi có thể phát hiện những bé có năng khiếu và thực sự say mê với bộ môn tạo hình để có định hướng phối hợp cùng phụ huynh động viên, tán dương, bồi dưỡng tài năng cho bé giúp các bé luôn tự tin vào bản thân và tiếp tục say mê tưởng tượng sáng tạo. 3.2.5/ Biện pháp 5: Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào các ngày lễ, ngày hội: Các ngày lễ, ngày hội, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ (Tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước), làm cho trẻ thêm phấn khởi, vui tươi tạo cho trẻ những cảm xúc mới mẻ khác hẳn với những không khí của ngày học, trẻ thêm yêu và gắn bó với cô giáo, với bạn bè. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày hội, ngày lễ, tạo cho cho trẻ sự phấn khởi, mong mỏi, tâm trạng hồi hộp chờ đợi ngày vui sắp đến, trẻ tích cực cùng nhau chuẩn bị và vui mừng khi tạo được một sản phẩm mà sản phẩm ấy lại có ý nghĩa đối với tập thể trong những dịp đặc biệt trang trọng như thế. Việc để trẻ cùng với cô giáo chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ còn giúp trẻ rèn luyện tính độc lập, sáng tạo tìm tòi, và có những sáng kiến... giúp trẻ tự tin vào bản thân. - Sử dụng sản phẩm của trẻ vào những cuộc trưng bày nhỏ: Trẻ ngắm sản phẩm của mình, của bạn. Trẻ so sánh và đánh giá các sản phẩm tìm ra điểm khác biệt mang tính cá nhân, cá biệt điểm nối bật của bạn, cái riêng chỉ mình mới có, thu nhận các biểu tượng, phát huy điểm mạnh trong tác phẩm của mình. Đây là điều kiện quan trọng để trẻ biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu thích sự sáng tạo và yêu thích hoạt động tạo hình. 3.2.6/ Biện pháp 6: Tuyên dương trẻ và tổ chức thi đua. Do đặc điểm của trẻ là rất thích được khen ngợi và tuyên dương, đặc biệt là nêu gương trước mặt bạn bè, thầy cô và người thân. Dựa vào tâm lí đó của trẻ tôi luôn tìm hiểu so sánh và phát hiện ra những tiến bộ, những sáng tạo tưởng tượng mới của trẻ để kịp thời nêu gương trẻ. Có thể cháu Hoàng Huyền bài chưa đẹp, chưa thật suất sắc và đáng khen so với các bạn khác, nhưng so với chính bản thân cháu đã có sự tiến bộ vượt bậc, một ý tưởng mới mẻ, một yếu tố sáng tạo cũng đáng được cô giáo lưu tâm và khen ngợi tuyên dương kịp thời, từ đó kích thích cháu tiếp tục cố gắng, tiếp tục tiến lên. Chính sự phát hiện kịp thời, khen ngợi kịp lúc đã là một động lực thúc đẩy cháu cố gắng và ngày càng cố gắng. Ngược lại cháu Kim Giang là một trong những cháu có khả năng tạo hình, thường làm bài nhanh và tốt hơn các bạn, sau khi cháu làm song thường ngồi chơi hoặc xem các bạn khác làm bài, đối với cháu thì tôi lại động viên khơi gợi các ý tưởng mới hoặc dùng câu hỏi gợi mở để cháu sáng tạo thêm các tình tiết mới, hoặc phát triển cho thêm hoàn chỉnh các ý tưởng đã thực hiện, từ đó tạo nên bức tranh thật hoàn chỉnh, đối với cháu Kim Giang tôi lại thường chỉ khen cháu khi thực sự có sự sáng tạo mới lạ, hoặc tác phẩm thực sự có điểm sáng, bởi nếu cháu đó thường xuyên được khen lại gây cho cháu cảm giác chủ quan bằng lòng với những cái mình làm được mà không cố gắng hơn nữa để khai thác khả năng, phát triển óc sáng tạo của mình. Chính vì vậy khen, chê cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người mới phát huy được hiệu quả. Không những khen ngợi động viên những tiến bộ của các cháu tại lớp tôi còn thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh cũng nắm được những sự phát triển tốt đáng hoan nghênh của con, để khi về nhà có những lời khen, động viên con, cũng như gợi mở và kích thích con ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể giúp cô cung cấp thêm biểu tượng, gợi mở thêm ý tưởng, thúc đẩy con mình sáng tạo, mang đến những hình dung, tưởng tượng tốt hơn giúp đứa trẻ phát huy tối đa năng lực của bản thân, trí tưởng tượng sáng tạo ngày càng phong phú hơn. Tôi luôn tạo ra các tình huống thi đua để gây thêm hứng thú, động lực cho trẻ phát huy khả năng của mình. Vào những buổi sinh hoạt ngoại khóa, thăm quan ngoài trời, tôi cho các trẻ cùng chi giác một đối tượng rồi sau đó gợi ý trẻ - Bằng những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có của bản thân để tạo nên một bức tranh về đối tượng đó. Thi đua xem cháu nào có bức tranh đẹp nhất, sáng tạo, lạ nhất về đối tượng đó. Kết thúc hoạt động tôi cho các con tự nhận xét và đưa ra đánh giá của bản thân mình về tác phẩm của chính trẻ và của bạn, sau đó tôi sẽ lựa chọn một ý tưởng sáng tạo, mới lạ nhất để phân tích, đưa ra những nhận xét góp ý, trên cơ sở đó động viên trẻ cố gắng, cũng như làm gương cho các bạn khác. Tuyên bố trẻ thắng cuộc để động viên tinh thần cho trẻ, tạo ra mục têu để các trẻ khác cố gắng đạt được trong các buổi sau. Không những thi đua cá nhân tôi còn thường xuyên tạo ra các cuộc thi đua giữa các tổ nhóm với nhau bằng cách cho trẻ cùng nhau tạo ra một sản phẩm sáng tạo về một đề tài chung, qua đó trẻ sẽ học được cách cùng hợp tác chia sẻ cũng như bàn bạc, thống nhất đưa ra ý tưởng chung để cùng thực hiện sao cho tác phẩm phải đồng nhất về nội dung và thống nhất về ý tưởng. qua đó tưởng tượng sáng tạo của trẻ được phát huy trên nên tảng là cái chung để hướng tới mục đích cao hơn là hoàn thiện tác phẩm độc đáo và mới lạ để chiến thắng trong cuộc đua. Qua đó tạo điều kiện cho những ý tưởng sáng tạo, những tưởng tượng phong phú đa dạng của mỗi cá nhân được phát huy một cách tối đa. 3.2.7/ Biện pháp 7: Tác động đến yếu tố tình cảm để kích thích trẻ sáng tạo. Trẻ ở độ tuổi này rất tình cảm và luôn mong muốn mọi người quan tâm, yêu thương và "hiểu lòng trẻ", cũng như rất yêu quí muốn gần gũi với mọi người, mọi vật xung quanh. Vì lẽ đó trẻ tỏ ra vô cùng thích thú với những hoạt động nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương sự biết ơn, chia sẻ, gần gũi... với mọi người . Nắm được yếu tố tình cảm đó của trẻ tôi luôn lựa chọn những đề tài nhằm khơi gợi ở trẻ tình cảm, xúc cảm thôi thúc trẻ vẽ, trẻ tưởng tượng và sáng tạo, như việc tạo cơ hội để trẻ được trải lòng mình với người thân, cô giáo, bạn bè và những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Chính vì vậy trẻ tỏ ra vô cùng thích thú và hưởng ứng nhiệt tình yêu cầu của cô, từ đó kích thích được trẻ lòng ham thích sáng tạo và được sáng tạo, từ đó từng bước phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo nơi trẻ. VD: Sắp tới ngày 8/3, ngày quốc tế phụ nữ, tôi tổ chức cuộc thi làm hoa tặng mẹ về mẹ để cả lớp tham gia với những sự gợi ý như con hãy thể hiện tình cảm của con với mẹ của mình bằng cách tạo ra những bông hoa thật đẹp làm món quà tặng mẹ trong ngày 8/3, vẽ lại khuôn mặt mẹ, ngày 20/11 tôi cho các bé cùng làm những bưu thiếp hoa xinh tặng cô Hoặc cũng có thể tổ chức cuộc vẽ tranh về đề tài con vật, đồ vật trong gia đình trong mà em yêu thích nhất. 3.2.8/ Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh cùng tác động đến trẻ. Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trên mọi lĩnh vực luôn được đánh giá là vô cùng quan trọng. Giáo viên có phối kết hợp đều tay được với phụ huynh trên mọi phương diện, mọi góc độ, mọi thời điểm... mới mong việc giáo dục của mình có kết quả. Phối kết hợp tốt với phụ huynh nhằm mang lại cho các con một môi trường giáo dục xuyên suốt, thường xuyên, có sự kiểm chứng, đánh giá tác dụng của giáo dục trên trẻ, đồng thời phụ huynh cũng đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan công sức của giáo viên, từ đó càng có sự thống nhất chặt chẽ, đồng tình ủng hộ cô trong quá trình giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ, tôi luôn tận dụng mọi thời điểm để trao đổi với phụ huynh về những việc cô giáo mong muốn làm, về mục tiêu đặt ra với từng cháu, về những khả năng, năng khiếu và hạn chế của từng cháu với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ con mình, thường xuyên quan tâm hơn, để ý hơn đến con, cũng như giúp cô giao nhiệm vụ, đánh giá, khen, chê con kịp thời, có cái nhìn động viên khích lệ trẻ thường xuyên hơn. Tôi tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi họp phụ huynh, các giờ đón trả trẻ, những dịp đặc biệt của nhà trường mà có phụ huynh tham dự... về tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, về những khác biệt của các cháu có trí tưởng tượng sáng tạo phát triển tốt với những cháu có trí tưởng tượng sáng tạo bị hạn chế, về chính sự đổi thay của cá nhân trẻ từ lúc trí tưởng tượng sáng tạo còn non nớt, ít có dịp bộc lộ và quan tâm, đến khi có sự quan tâm, chỉ bảo, động viên, khích lệ, và cung cấp nhiều ý tượng sáng tạo cho trẻ, về những tác động và kết quả tuyệt vời được thể hiện trong chính những tác phẩm ngây thơ, trong sáng, bay bổng, hồn nhiên... của những đứa con thân yêu của mình. Tôi thường xuyên để phụ huynh được nhìn thấy những sản phẩm tạo hình của con, đặc biệt là những bài tạo sản phẩm tạo hình của trẻ từ đó gợi ý phụ huynh sẽ khơi gợi về đề tài này ở nhà, trao đổi riêng với trẻ, gợi ý thêm cho trẻ những ý tưởng mới, đồng thời cho con thực hiện lại bài tạo hình ở nhà với sự hướng dẫn và gợi mở tỉ mỉ hơn, sâu sắc hơn. Khi trẻ có những sự tiến bộ phụ huynh cần quan tâm, động viên kịp thời, mang sản phẩm của trẻ để trao đổi lại với cô từ đó cô có thêm tư liệu để nhận xét đánh giá trẻ công bằng hơn. Không những thế, tôi luôn trao đổi với phụ huynh cung cấp thêm cho cô những tư liệu, những nguyên liệu để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ở lớp. Tôi thường xuyên tuyên truyền phụ huynh đóng góp lịch, báo cũ, giấy trắng một mặt để cho trẻ vẽ, cắt dán hàng ngày, sưu tầm những bài vẽ độc đáo, những tác phẩm tranh vẽ thiếu nhi đạt giải, những sản phẩm tạo hình hand made để tổ chức những buổi triển lãm nhỏ. Tôi đề nghị phụ huynh chụp lại, quay lại những hình ảnh về quê hương, những vùng miền xa mà phụ huynh có dịp thăm quan, như gia đình cháu Đăng Đức với quê hương Thái Bình, gia đình cháu, gia đình cháu Gia Phú với chuyến thăm quan tại Sapa... hay chỉ đơn giả là hình ảnh về con cá vàng mà nhà bạn An Bình nuôi, con tắc kè mà chỉ gia đình bạn Đức Anh mới có, con gà tre mà nhà bạn An Khánh nuôi... để làm tư liệu cung cấp biểu tượng cho cả lớp, cho trẻ được mở rộng tầm hiểu biết, có thêm nhiều kinh nghiệm sống, nhiều hơn những hình ảnh sống động về thế giới xung quanh, làm vốn liếng để khi thực hiện những bài vẽ của mình trẻ có những nét chấm phá, những sự sáng tạo độc đáo, từ đó giúp cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ càng được bộc lộ và phát triển hơn. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua thời gian áp dụng những biện pháp trên cùng sự cộng tác chia sẻ giúp đỡ của đồng nghiệp, sự nỗ lực cố gắng của bản thân, sự hướng dẫn, góp ý kịp thời có hiệu quả của ban giám hiệu và đặc biệt là sự ủng hộ hưởng ứng nhiệt tình của trẻ lớp tôi. Bước đầu tôi đã thu nhận được một số kết quả khả quan như sau: * Đối với giáo viên: - Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mầm non, thấy được sự khác biệt của sản phẩm ở trẻ có khả năng tưởng tượng tốt với sản phẩm của trẻ chưa được chú ý đúng mức về việc phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo. Từ đó có cái nhìn đúng đắn, và quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực này. - Mạnh dạn tự tin hơn với mỗi lần có người dự giờ thăm lớp, cũng như tổ chức kiến tập các hoạt động giáo dục, đặc biệt là tiết học tạo hình. - Hai giáo viên ở lớp đã nhận thức được vấn đề một cách đúng đắn, phối hợp cùng tôi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. * Đối với trẻ: - Trẻ hứng thú yêu thích hoạt động tạo hình đặc biệt là môn vẽ, cắt dán. - Khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ thực sự phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với những năm học trước. - Sản phẩm của trẻ được sử dụng ở khắp nơi và luôn được quan tâm đánh giá cao, đồng thời được sử dụng làm tư liệu cho các môn học khác rất ý nghĩa và phát huy tối đa tác dụng. - Mức độ khác biệt về khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ nam và trẻ nữ đã được rút ngắn hơn. - Trẻ có thể tự tạo ra nội dung tranh, cũng như sử dụng màu sắc phong phú và đa dạng hơn đầu năm rất nhiều. - Kết quả trên trẻ còn được thể hiện rõ trong bảng khảo sát chất lượng trẻ : Nội dung đánh giá Tổng số trẻ Đầu năm Cuối năm Đạt Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ Yêu thích môn học tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ, cắt dán. 45 16 35% 42 90% Khả năng tưởng tượng, sáng tạo phong phú 45 15 33% 35 77% Khả năng tạo hình tốt, sản phẩm đẹp, sáng tạo. 45 12 26% 33 72% * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được sau khi tôi thực hiện đề tài, tạo niềm tin và sự sẻ chia từ phía phụ huynh và xã hội. - Nhận thức đúng đắn vấn đề cần thiết phải phát triển năng lực tưởng tượng sáng tạo của con em mình từ đó có những phối hợp nhịp nhàng với cô trong công tác giáo dục, phát triển tài năng cho trẻ. - Tích cực sưu tầm, cung cấp tư liệu giúp cô và trò trong quá trình học tập thường xuyên mang lịch, tranh ảnh, tranh thêu, len, vải, ...phục vụ cho tiết dạy, đóng góp to lớn vào quả trình giúp học sinh tư duy, sáng tạo và tưởng tượng. III. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ. 1/ Kết luận: 1. 1. Tưởng tượng sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, có ý nghĩa trên cả bình diện cá nhân và bình diện xã hội. Nó là khả năng của con người, được hình thành, phát triển và bộc lộ trong quá trình hoạt động. Do đó mỗi người đều có khả năng tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động với mức độ cao thấp khác nhau. Việc hình thành và phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục trẻ trở thành người có khả năng sáng tạo sau này. 1. 2. Hoạt động vẽ cũng như cắt dán là một hoạt động sáng tạo. Qua hoạt động này trẻ bộc lộ được khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình qua tính nhanh nhạy, linh hoạt, chi tiết và độc đáo. Những đặc điểm tâm lí đó sẽ bộc lộ trong suốt quá trình trẻ tạo sản phẩm và trong sản phẩm tạo hình của trẻ. Các mức độ tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. 1.3. Qua thực tế phát hiện tôi thấy rằng trẻ mẫu giáo đã bộc lộ khả năng tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình nhưng còn ở mức độ thấp. Còn có trẻ yếu về kỹ năng vẽ, cắt dán và chưa thực sự hứng thú với hoạt động này, các kĩ năng nhanh nhạy, linh hoạt, chi tiết và độc đáo chưa bộc lộ rõ nét và đầy đủ, có sự khác biệt lớn trong khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ nam và trẻ nữ do trẻ nam ít tham gia vào các hoạt động ở góc tạo hình, mặt khác cũng ít được cô khuyến khích vào chơi ở góc tạo hình. Sau thời gian tác động sự khác biệt này đã được rút ngắn. 2/ Kiến nghị: Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có một số kiến nghị như sau: * Đối với phòng giáo dục: - Cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn chuyên môn, kiến tập... về việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, cũng như phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động đặc biệt là hoạt động vẽ, cắt dán để chị em được học hỏi trao đổi kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ chuyên môn. - Quan tâm tới đời sống cũng như môi trường làm việc cho chị em bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp ngày càng khang trang sạch đẹp để chị em yên tâm công tác và cống hiến vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. * Đối với nhà trường: - Nhà trường và giáo viên cần nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của việc bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ. Quan tâm hơn đến việc nghiên cứu phát hiện, bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. - Nhà trường cần tạo điều kiện cho các con được tiếp xúc, thăm quan, khám phá, thế giới xung quanh, tích lũy vốn sống bằng cách tổ chức các buổi thăm quan du lịch các danh lam thắng cảnh, tham gia một số buổi triển lãm tranh thiếu nhi... Cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất để trẻ có môi trường hoạt động thoáng mát, có phương tiện học tập phong phú, đa dạng và đầy đủ. - Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chị em. Tích cực đổi mới một cách động bộ các khâu của quá trình dạy học từ nội dung, phương pháp dạy học đến nội dung phương thức đánh giá trẻ theo hướng khuyến khích trẻ tưởng tượng sáng tạo. * Đối với phụ huynh: - Gia đình cần tôn trọng ý kiến của trẻ, tạo điều kiện tốt nhất để các con có thể học tập và phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình. Đồng thời phát hiện bồi dưỡng năng khiếu cho con em mình. Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2019 PHỤ LỤC Một số hoạt động và sản phẩm tạo hình của cô và cháu Một số sản phẩm mẫu của cô gợi ý cho trẻ sự sáng tạo. Trẻ rất hứng thú với việc được vẽ tự do theo ý thích, trẻ hăng say vẽ, cắt dán theo ý đồ của mình. Sản phẩm đầu tay của trẻ làm quà tặng mẹ nhân dịp 20/10/2018. Một số sản phẩm của trẻ làm quà tặng mẹ nhân dịp 08/03/2019. Bài trí bằng nhiều cách khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm để lựa chọn. Tạo cho trẻ lòng say mê và ham thích được sáng tạo. Trưng bày sản phẩm Trẻ say sưa thi đua theo nhóm làm bưu thiếp tặng cô ngày 20/11 Một số sản phẩm cắt dán đẹp của trẻ. Một số sản phẩm khác của trẻ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_pha.doc