Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống

Cơ sở lý luận và thực tiển

2.1. Cơ sở lý luận

- Đối với trẻ thì ngoài việc dạy học giáo viên còn phải dạy trẻ các kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử với người xung quanh bởi vốn kinh nghiệm sống của trẻ rất ít. Vì vậy để các em tiếp thu được kinh nghiệm sống v phát triển toàn diện về các mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên.

- Để thực hiện tốt vai trò của mình đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt lựa chọn sắp xếp nội dung giáo dục phù hợp, nhẹ nhàng, tích cực. Người lớn phải luơn gương mẫu, dạy trẻ mọi lc, mọi nơi nhằm hình thnh cho trẻ những kỹ năng sống ban đầu.

2.2. Cơ sở thực tiễn.

- Nhằm giúp trẻ chuyển dịch kiến thức“cái trẻ biết ” và thái độ “cái trẻ nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất, mang tính chất xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp trẻ có cả kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng thích hợp. Hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng bằng sự hiểu biết góp phần chuẩn bị cho trẻ những kiến thức về kỹ năng sống.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h :
 - Ví dụ : Đặt nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, nhắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng.
 - Với cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc thông qua nội dung các bài thơ, bài hát, câu chuyện để lồng vào giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻ ghi nhớ một cách thoải mái, nhớ lâu và không gò bó áp đặt trẻ. Đặc biệt với hình thức đặt ra các tình huống cho trẻ được toạ đàm, nói lên cách xử lý của mình sau đó cô sẽ giúp trẻ tổng hợp lại và tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Chính hình thức này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Với cách  thảo luận, mỗi cá nhân đưa ra cách  giải quyết cho phù hợp giúp trẻ biết vận dụng vốn hiểu biết, kiến thức của mình đã có để giải quyết vấn đề. Đó cũng chính là một kỹ năng sống rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này.
 Trẻ giao tiếp qua lại trong khi chơi. Cô hướng dẫn trẻ cách đặt bếp
- Trong quá trình trẻ chơi cô gần gũi khuyến khích dạy trẻ một số kỹ năng giao tiếp từ đó trẻ quen dần và thể hiện được khả năng của trẻ trong quá trình học mà chơi chơi mà học.
* Kỹ năng nhận thức thể hiện bản thân
 - Tôi nghiên cứu  lựa chọn  những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng  biến  khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết để thể hiện bản thân .
Ví dụ, với chủ điểm “Bản thân”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú vịt xám”  hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” tôi chỉ  dùng lời giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may bị lạc thì con sẽ phải xử lý như thế nào.
- Với cách  giáo dục  như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa cao. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu vấn đề là tại sao không nên làm như vậy nếu xảy ra thì phải làm thế nào.  Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy tôi  đã đưa ra tình huống “Khi trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị trẻ sẽ làm gì? Tôi cho trẻ suy nghĩ  mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ trả lời  theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất :   
 - Khi bị lạc mẹ bé hãy bình tỉnh  không khóc chạy lung tung hãy đứng yên tại chỗ  chờ mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể  đến chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng  trong siêu thị  ở gần chỗ đó để  nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với mẹ. Vì có thể đó sẽ là  kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé.
 Bé đi cùng cha mẹ không nghịch phá Bé nhờ nhân viên bán hàng giúp đỡ. 
- Dạy trẻ nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác thông qua chủ điểm “Gia đình" cho trẻ xem tiểu phẩm “Phép tắc cư xử trong gia đình”.
- Trong khu nhà chung cư bạn Hoa nổi tiếng nghịch ngợm, bỏ đồ lung tung và quậy phá như con trai. Ai cũng biết Hoa mỗi lần nổi giận là gào khóc ầm ĩ cả khu đều nghe thấy. Trưa hè nóng nực cả nhà đang nghủ riêng Hoa thức xem ti vi và vặn tiếng thật to đến đoạn phim hay Hoa còn cất giọng chói tay hát theo làm cha mẹ và hàng xóm không tài nào ngủ nổi. Bác tổ trưởng dân phố phải tới nhắc nhở Hoa mới chịu im lặng một chút. Sau đó tôi hỏi trẻ bạn Hoa làm như vậy là đúng hay sai, các con có mất trật tự như bạn Hoa không? 
 - Thông qua tiểu phẩm này trẻ nên làm theo những qui tắc sau:
+ Buổi trưa và buổi tối cháu không nên kêu khóc ầm ĩ làm phiền người khác.
+Trước khi vào phòng ngủ của cha mẹ, anh, chịcháu phải gõ của xin phép không được tự tiện xông vào. Hãy thu dọn đồ dùng của mình vào đúng chỗ, giữ cho nhà của luôn sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp. 
 	* Kỹ năng an toàn cá nhân.
- VD: Ở chủ điểm bản thân tôi dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là trẻ phân biệt được giới tính và có ý thức bảo vệ bản thân bảo vệ vùng kín vùng riêng tư không cho ai chạm vào và biết nói “không”, khi có một người thân quen biết rủ cháu chơi trò tình yêu, tay thì chạm vào các vùng kín hứa là sẽ cho quà cho tiền, cho bánh và dặn đây là chuyện bí mật không được nói với ai con phải từ chối một cách tuyệt đối. Tôi giải thích cho trẻ điều này là không được, không tốt, họ có ý đồ xấu đối với con....khi yêu cầu con giữ bí mật không được nói với ai vì đây là một hành vi xâm phạm thân thể con hãy phải tránh xa người đó ra để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Ở chủ điểm trường Mầm non tôi lồng ghép dạy trẻ nhận thức được kỹ năng an toàn cá nhân: Không đi theo hay nhận quà của người lạ, khi có người lạ mà con không quen biết đến trường cho quà và rủ con đi chơi con sẽ làm gì ? 
- Con sẽ từ chối.( Đáp án đúng.)
- Nhận quà ngay và đi theo không chút chần chừ.
- Sau đó tôi dạy trẻ không được nhận quà và đi theo người lạ vì người lạ có ý đồ xấu, muốn tiếp cận đến gần để dụ dỗ dẫn các con đi nên tuyệt đối không đi theo. Khi ở trường các con muốn đi đâu thì phải biết xin phép cô và được sự đồng ý của cô mới được đi, đến giờ ra về người thân của mình đến rước thì mới thưa cô ra về. Ngoài ra khi cha mẹ, anh chị người thân dẫn đi công viên hay đi chơi thì cũng ở không được đi theo người lạ.
 Bé không nhận quà người lạ Không cho người lạ chạm vào
4./ Biện pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình. 
- Có thể thấy trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. 
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. 
- Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học của trẻ ở trường chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. 
- Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
- Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
 - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
5./ Biện pháp chỉ dẫn cho giáo viên và tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản
- Trước hết người lớn phải gương mẫu yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỷ năng sống cho trẻ. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. 
Ví dụ: Ở chủ điểm giao thông tôi đã dạy trẻ một số kỹ năng sống và sau đó cho trẻ áp dụng xử lý tình huống “Văn minh lịch sự trên xe Buýt.” .
- Khi trẻ hoạt động ngoài trời tôi và trẻ cùng nhau chơi trò chơi lái xe “ Pim pim chiếc xe ô tô buýt to từ huyện Châu thành đang trên đường chạy đến xã Bình Quới đây, ồ phía trước có một cụ già đón xe và bước lên xe bà nhìn trước ngó sau đang giờ đi học đi làm nên xe ô tô kính hết chỗ ngồi “Bà ơi ngồi vào chỗ cháu đây” một cô bé đáng yêu xinh xắn đứng dậy, bước lại gần bà dìu bà ngồi vào chỗ của mình thật là một bạn gái ngoan ngoãn, bà cụ âu yếm xoa đầu cô bé rồi ngồi xuống nở nụ cười. 
Qua trò chơi đóng vai trẻ đã biết thêm một số kỹ năng văn minh lịch sự khi đi xe như:
+ Khi đứng chờ xe buýt dưới bến nếu đông người thì phải xếp hàng lên xe có trật tự. 
+ Không tranh giành chỗ ngồi trật tự ngồi vào chỗ còn trống.
+ Không xã rác bừa bãi khạc nhỗ trong xe, không vức rát bừa bãi xuống đường.
+ Phải chủ động nhường chỗ ông bà già, người mang bầu, có con nhỏ, người tàn tật. 
 Chờ xe buýt Cháu xếp hàng lên xe có trật tự. 
 Ngồi ngay ngắn Chủ động nhường chỗ cho người già 
- Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe 
- Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như những giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ khó ngủ. 
- Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
- Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm con sẽ làm gì? Gợi mở tính tò mò thay đổi đoạn kết của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v.
- Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. 
- Cô giáo cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình cố gắng không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này.
- Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó.
Ví dụ như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ trong nhà.
- Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những hành vi lịch sự trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống, hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục. Việc này được thực hiện trong giờ học giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình. 
6./ Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường 
 - Nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. 
 - Vd: Hoạt động học phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi:
 - Tôi cho trẻ chơi " Ai nhanh hơn" cho trẻ chia hai đội bạn trai và bạn gái bật vòng gắn tranh theo nội dung bài thơ vừa mới học. Trẻ sẽ biết hội ý thỏa thuận chọn bạn đại diện thi đua liên tục vào vòng trẻ biết xếp hàng chờ đến lược mình tham gia vào hoạt động không xô đẩy chen lấn bạn, khi cho hai đội thi đua cùng với nhau trẻ biết đoàn kết cỗ vũ cho đội của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
 Trẻ biết thỏa thuận vai chơi Trẻ biết chờ đến lược không chen lấn
 - Tổ chức cho trẻ đi tham quan di tích lịch sử ở địa phương.
 - Tổ chức đêm hội diễn văn nghệ với những thể loại phong phú nhằm huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục văn hóa truyền thống yêu nước và qua đó tuyên truyền về hiệu quả giáo dục mầm non.
 - Tổ chức cho trẻ đi tham quan trường tiểu học.
7./ Biện pháp tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống
- Giáo viên thực hiện kế hoạch theo chương trình giáo dục mầm non mới, quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, nhận xét sau một ngày hoạt động của trẻ vào quyển kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được để đánh giá một cách chính xác. Cũng từ biện pháp này giáo viên sẽ có điều kiện lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì trẻ con rất khác nhau giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.
- Trang trí lớp học các khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”,“Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”.
4/ KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG
 - Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ Mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở kết quả sau:
Hành vi của trẻ
đầu năm
Cuối năm
- Hành vi lịch sự trong ăn uống .
- Trẻ điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
- Biết nhận thức và bảo vệ bản thân.
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
- Không nhận quà hoặc đi theo người lạ.
- Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác.
- Biết sắp xếp đồ đạc đúng nơi qui định.
50%
55,5%
58,3%
47,2%
44,4%
47,2%
69,4%
100%
94,4%
97,2%
94,4%
100%
97,2%
100%
 - Cháu luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề.
 - Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần và bé ngoan đạt từ 98% trở lên, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn, tô, muỗng .trong các giờ ăn, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp nệm trước và sau khi ngủ ... 
*./ Kết quả từ phía các bậc cha mẹ: 
- Các bậc cha mẹ quan tâm phối hợp với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua “ Phiếu theo dõi dành cho phụ huynh” sổ bé ngoan.
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, trẻ tự mang cặp không còn để cha mẹ cầm dùm như trước nữa ..
- Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, thông cảm chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
*/ Về phía giáo viên và nhà trường
- Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.
- Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,
- Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ. 
*BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
1./ Một số điều người lớn cần làm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống:
- Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Việc học của trẻ luôn được người lớn khuyến khích, chia sẻ trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân trẻ thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.
- Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. 
- Cha mẹ hãy dành thời gian để kể cho trẻ nghe những câu truyện cổ tích, những chuyện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận biết phát triển nhận thức, giáo dục nhân cách cho trẻ.
- Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong ăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những cách thức và phương thức giữa gia đình và trường, lớp Mầm non. Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn. 
2./ Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống:
 - Không doạ nạt trẻ: Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt trẻ là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn.
 - Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ cho rằng trẻ còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái quá sẽ dẫn trẻ đến ý nghĩ rằng bản thân trẻ không thể làm điều gì nên thân hãy nhớ “ Đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được”. 
III/KẾT LUẬN:
- Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Với một số hoạt động mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua tôi thấy trẻ có phần mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, cuộc sống.
* Những kiến nghị và yêu cầu để hổ trợ cho việc thực hiện kinh nghiệm:
- Sở giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề “ giáo dục kỹ năng sống trẻ mầm non” cho giáo viên rèn luyện thêm.
- Treân ñaây laø moät soá bieän phaùp giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng sống maø toâi ñaõ aùp duïng cho lôùp toâi. Tuy toâi ñaõ ñaït ñöôïc moät soá keát quaû khaû quan nhöng beân caïnh ñoù cuõng coøn nhieàu khuyeát ñieåm raát mong söï ñoùng goùp nhieät tình cuûa hội đồng giáo viên và cán bộ nghành ñeå bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ tôi xin cám ơn.
Ý kiến BGH Bình Quới, ngày 19 tháng 5 năm 2016.
 	 Người viết
	Nguyễn Thị Mỹ Linh
Phụ Lục
 1. Bộ GD&ĐT "Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non" Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
 2. Thái Hà Bé học ứng xử văn minh " Hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ". 
 3. Lê Bích Ngọc Giáo dục kỹ năng sống cho Mầm non 
 4. Thạc sĩ Đặng Thị Phương Phi. Giáo dục và rèn luyện kỹ năng thanh thiếu niên sinh viên. 
 5. Các phương pháp chuẩn bị về mặt xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẳn sàng đi học.
 MỤC LỤC
Ký hiệu đề mục
NỘI DUNG
Trang
I/-
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3
4
5
6
II/-
1
1.1
1.2
1.3
2
3
4
III/-
Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Lý do khách quan
Lý do chủ quan
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Mục đích đề tài
Lịch sử đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi đề tài
Nội dung công việc đã làm
Thực trạng đối tượng
Kết quả khảo sát
Nhận xét kết quả
Nguyên nhân những hạn chế
Nội dung cần giải quyết
Biện pháp giải quyết
Kết quả chuyển biến của đối tượng
Kết luận 
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
5
5
5
5
6
18
20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_pha.doc
Sáng Kiến Liên Quan