Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non
“Tiếng nói” xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, “ tiếng nói ” là phương tiện để con người trao đổi thông tin, để giao tiếp, học tập. Có thể nói rằng nếu không có tiếng nói thì con người, xã hội không thể phát triển được. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của tiếng nói. Vì trẻ mầm non chưa biết chữ, trẻ tiếp thu được kiến thức nhờ giao tiếp với mọi người xung quanh và thông qua giao tiếp trẻ được phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ là yếu tố góp phần giúp trẻ phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
Muốn cho việc học nói của trẻ được thuận lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những vốn từ đó, trẻ sẽ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Do vậy mà vai trò của người giáo viên mầm non trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ lứa tuổi mầm non và nhất là trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng làm quen và học tốt môn Nhận Biết Tập Nói là việc vô cùng quan trọng và cần thiết vì ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ còn non nớt vụng về cần được chăm sóc kĩ lưỡng về mọi mặt cả tinh thần lẫn thể chất, nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói. Cô giáo là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, bảo ban, chỉ bảo cho trẻ mọi điều và việc quan trọng hơn cả là người giáo viên phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn xem trẻ nói có đúng ngữ pháp không, có đủ câu chưa, đã tròn âm chữ khi phát âm ra chưa? Không những vậy mà giáo viên còn dậy cho trẻ thêm những vốn kiến thức sơ khai: như việc chào hỏi lễ phép tưởng như đơn giản nhưng cũng không kém phần khó khăn vất vả. Để giải quyết những vấn đề đó trẻ nhà trẻ sẽ được làm quen thêm về một số hoạt động của lứa tuổi nhà trẻ trong đó hoạt động học Nhận biết tập nói là điển hình và qua hoạt động học Nhận biết tập nói
tạo để thu hút trẻ vào bài hơn. *HĐH NBTN : Đề tài : Trò chuyện về con gà, con vịt Bước 1: Gây hứng thú giới thiệu bài:Hát Con gà trống,sử dụng đàn Bước 2: Cô đưa video hình ảnh con gà và trò chuyện cùng trẻ *Con gà trống : - Các con hãy nhìn lên màn hình xem con gà trống như thế nào n - Con gì đây ? (Cô mời 3-4 trẻ ) - Các con thấy bộ lông của gà trống như thế nào ? Bộ lông của gà trống nhiều màu sặc sỡ rất là đẹp - Các con nhìn xem đầu gà có gì? Đúng rồi đây là mào gà đấy Mào gà có màu gì nào? - Còn đây là cái gì đây? - À đúng rồi gà có 2 mắt tròn xoe đây này Thế còn đây là cái gì ? - Gà đang làm gì ? - Mỏ gà trông như thế nào nhỉ? Đúng rồi mỏ gà vừa nhỏ, vừa nhọn để gà có thể mổ được thức ăn đấy, cả lớp cùng nói : Mỏ gà - Các con nhìn xem gà đang làm gì nào? Đúng rồi gà đang dang 2 cánh của mình để vỗ đấy - Thế các con thấy gà bới đất bằng gì? Chân gà trông thế nào ? - Chân gà có ngón và các ngón chân có móng rất sắc dùng để bới thức ăn đấy các con ạ - Các con đã được nghe thấy tiếng gà gáy bao giờ chưa Gà gáy thế nào? Các con cùng đứng lên và bắt chước tiếng chú gà trống gáy nào - Các chú gà trống gáy rất là to ,rất là giỏi Bây giờ cô đố các con biết hàng ngày gà thường ăn những gì? Gà thường ăn thóc gạo cơm đấy.Các con ạ, gà là con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, gà trống thì không đẻ trứng nhưng gà mái đẻ trứng, bây giờ các con cùng nói thật to : “con gà trống” nào Với mỗi câu hỏi tôi đưa ra một video tương ứng để trẻ quan sát và trẻ nói : Con gà trống, Gà vỗ cánh, Gà bới đất bằng 2 chân,Gà gáy ò ó o, *Con vịt - Lắng nghe lắng nghe Nghe cô đọc câu đố, các con hãy đoán xem đó là câu đố về con gì nhé Con gì chân ngắn Mà lại có màng Mỏ bẹt màu vàng Hay kêu cạp cạp Đố cả lớp đó là con gì? Cô cho hiện ra video con vịt và cô cũng trò chuyện cùng trẻ về bộ lông, mỏ, chân của con vịt và đưa ra những video cho trẻ quan sát và trả lời: Vịt đang bơi, chân vịt có màng, vịt mò thức ăn, - Các con cùng nhìn xem có đúng là con vịt không - Con vịt có bộ lông như thế nào? Đúng rồi con vịt có bộ lông màu trắng rất là đẹ p- Thế cái gì đây? Các con ạ vịt cũng có 2 mắt giống gà đấy - Còn đây là gì? - Mỏ vịt như thế nào - À vịt cũng có mỏ nhưng mỏ vịt vừa dài vừa bẹt đấy À vì chân vịt có màng nên vịt có thể bơi được dưới nước đấy - Con vịt kêu thế nào? Cả lớp bắt chước tiếng vịt kêu nào - Vịt đang làm gì? Vịt dùng mỏ của mình để mò tôm, cá đấy .Thức ăn của vịt là những con tôm, con tép đấy các con ạ - Đây là cái gì? Vịt làm gì đấy các con? Các con có biết vì sao vịt bơi được không? Vịt cũng là con vật nuôi trong gia đình,có 2 chân và vịt cũng đẻ trứng đấy các con ạ - Các con ơi con gì đây ? Bước 3: Củng cố lại kiến thức: Trò chơi 1: Bắt chước tiếng kêu và tạo dáng các con vật Trò chơi 2: Đưa các con vật về đúng chuồng - Để giúp trẻ lắng đọng lại trong tâm trí về các con vật cũng như tên gọi đúng, chính xác về các con vật vừa học tôi đã tìm tòi và sáng tạo, đổi mới về hình thức và diễn đạt ở mỗi lần truyền đạt tới trẻ thông qua các hình thức củng cố bằng các trò chơi, ôn luyện để trẻ nắm bắt được tốt hơn về kiến thức cô cung cấp cho trẻ. Cụ thể ở trong tiết học này tôi đã đổi mới thực sự về hình thức, tôi đã sử dụng hình ảnh động về các con vật để trẻ được quan sát, đồng thời tôi còn làm các mô hình con gà, con vịt và yêu cầu trẻ đưa về đúng chuồng *Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Truyện: Thỏ con ăn gì Bước 1: Cô và trẻ cùng trẻ hát “Trời nắng trời mưa” Bước 2: “Bạn thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”.Đó là lời của ai ? - Cô kể chuyện cho trẻ nghe có sử dụng powerpoint - Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện, trẻ trả lời các câu hỏi của cô + Thỏ con đi lang thang trong rừng, thỏ đã gặp những ai? Thỏ con đã gặp gà trống, mèo và dê đấy + Gà trống đã mời thỏ con ăn gì? Ai có thể nói được lời của gà trống nào? Giọng của gà trống to, rõ ràng Cả lớp mình cùng làm gà trống mời thỏ ăn thóc vàng nào Thỏ không ăn được thóc vàng nhưng cũng đã cảm ơn gà trống đấy.Ai có thể nói được lời của thỏ + Thỏ lại đi tiếp và thỏ con đã gặp ai? Mèo đã mời thỏ con ăn gì?Ai có thể nói được lời của mèo nào? Thỏ cũng không ăn được cá và thỏ cũng cảm ơn mèo đấy. bạn nào nói lời của thỏ với mèo nào Thỏ đi mãi, đi mãi mà vẫn chẳng kiếm được gì ăn, thỏ vừa đói, vừa mệt và thỏ đã ngồi dưới gốc cây và khóc.Thỏ khóc như thế nào ? cả lớp khóc giống bạn thỏ nào Vừa lúc đó ai đi đến? + Dê đã mời thỏ ăn gì? Cả lớp mình cùng mời thỏ con ăn cà rốt nào “Thỏ ơi ăn cà rốt đi” - Cô cùng trẻ kể lại chuyện có tranh cử động minh họa Qua tiết học này tôi cung cấp cho trẻ một số vốn từ về con thỏ thích ăn gì, con gà trống ăn thóc vàng, con mèo ăn cá, dê thích các loại rau củ. Trẻ được đóng kịch hóa thân vào các nhân vật, được thể hiện lời của các nhân vật giúp trẻ phát âm chuẩn, diễn đạt được cảm xúc của nhân vật ( khi thỏ vừa đói, vừa mệt thỏ ngồi dưới gốc cây và khóc như thế nào). Thông qua tiết học này tôi còn giáo dục được các con biết cảm ơn khi được ai cho gì và biết đưa 2 tay để xin. - Qua đó cô cho trẻ chơi một số TC để củng cố lại kiến thức cho trẻ một lần nữa. - Trước khi vào trò chơi, cô nói cho trẻ biết cách chơi và luật chơi để trẻ nắm được và chơi đúng theo yêu cầu của cô. Sau nhiều lần thực hiện phương pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú, tập trung vào bài giảng của cô giáo, các kiến thức tôi cung cấp cho trẻ được trẻ lĩnh hội tốt hơn, trẻ nhớ lâu hơn, vốn từ phong phú và khả năng phát âm của trẻ mạch lạc hơn. Biện pháp 3: Làm đồ dùng sáng tạo: Ở nhà trẻ “ Trẻ được hoạt động với đồ vật ” qua đó trẻ được NBTN là phương pháp chính trong tất cả các tiết học và các hoạt động diễn ra của trẻ nhà trẻ nói chung và trẻ 24-36 tháng nói riêng do vậy mà đồ dùng đồ chơi phải mới lạ phong phú thì mới hấp dẫn thu hút trẻ hoạt động một cách tích cực . Từ cách suy nghĩ trên tôi đã nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi đã tận dụng các nguyên liệu sẵn có từ lịch cũ, bìa hộp cũ giấy màu, giấy vẽ Không chỉ bản thân tôi thu nhặt tận dụng các nguyên vật liệu mà tôi còn tuyên truyền phụ huynh cùng đóng góp các nguyên vật liệu để sử dụng làm đồ dùng cho trẻ. Bằng các nguyên liệu đã thu thập được, tôi cùng đồng nghiệp tại lớp tiến hành vào các buổi trưa để làm đồ dùng, với mỗi đồ dùng tôi thường tính đến tính khoa học và hiệu quả sử dụng của đồ dùng đó để dự liệu và dự tính cách làm cho phù hợp. Đồ dùng dạy học phải kích thích được sự tò mò, hứng thú hoạt động của trẻ đồng thời nhen nhóm khả năng khám phá của việc học tập của trẻ lứa tuổi nhà trẻ.Cùng với việc tiến hành làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ làm quen với môn NBTN, tôi còn kết hợp với phụ huynh, tự sưu tâm các mô hình, tranh ảnh về các con vật, các đồ dùng cũ bỏ đi không sắc nhọn để trang trí và bầy thêm ở các góc lớp. Ví dụ: Chủ điểm Rau củ quả và những bông hoa đẹp tôi làm một số loại rau, củ để cho trẻ chơi Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé tôi làm một số đồ dùng để ăn, để uống Chủ đề Những con vật bé yêu tôi làm một số con vật cho trẻ chơi .. Sau khi làm được đồ dùng tôi mang ra cho trẻ hoạt động tôi thấy rằng khi được chơi với các đồ dùng đồ chơi sáng tạo trẻ lớp tôi rất thích thú và vui vẻ, các con quan sát ngắm nghía, trò chuyện với nhau về các đồ dùng đồ chơi, trẻ chơi với đồ chơi rất hăng say biết rủ bạn cùng chơi. Còn trong tiết dậy NBTN có sử dụng đồ dùng tự tạo trẻ rất thích thú luôn chú ý lên cô từ đó trẻ có thể lĩnh hội hết những kiến thức cô truyền đạt làm cho tư duy của trẻ về thế giới xung quanh phát triển, vốn từ của trẻ thêm phong phú. Biện pháp 4:Sử dụng các bài thơ, bài hát, trò chơi phù hợp theo từng chủ điểm: Có thể nói rằng tuổi thơ của chúng ta gắn liền với những bài thơ, bài đồng dao và những bài hát. Chúng ta lớn lên từ tiếng hát ru của mẹ, tiếng bà ru cháu ngủ ầu.ơ. Những hình ảnh trong câu hát của bà của mẹ theo chúng ta đến khi chúng ta trưởng thành. Có thể thấy rằng qua những bài hát ru, hình ảnh về sự vật hiện tượng xung quanh được in sâu vào trong tiềm thức của mỗi người. Biết được tầm quan trọng của những bài hát, bài thơ, đồng dao tôi đã sưu tầm một số bài thơ, bài hát phù hợp với chủ điểm tích hợp vào các tiết học để giúp trẻ phát triển vốn từ và khả năng diễn đạt nói lưu loát, đủ câu, rõ câu, mạch lạc. Ví dụ: - Chủ điểm động vật tôi áp dụng bài thơ: “ Con voi” để giúp trẻ nhận biết rõ hơn đặc điểm của con voi, khắc sâu hình ảnh con voi vào tiềm thức của trẻ. Qua đó cho trẻ tập nói các bộ phận rõ hơn khi nhận biết tập nói “ Con voi”: + Khi cô hỏi “ cái gì của con voi đi trước” trẻ lên chỉ và gọi tên bộ phận “ vòi voi” + Khi cô hỏi “ Chân voi đâu? ” trẻ lên chỉ và gọi tên: Hai chân trước đi trước. Hai chân sau đi sau + Còn khi cô hỏi : cái gì của con voi đi sau: Trẻ sẽ biết được đó là cái đuôi. Con voi Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt Câu chuyện con voi - Chủ điểm phương tiện giao thông tôi áp dụng bài thơ: “ Con tàu ” để giúp trẻ nắm rõ đặc điểm của đoàn tàu hoả trong hoạt động Nhận biết tập nói “ Tàu hoả ”. Khi đã được đọc bài thơ rồi thì trẻ sẽ dễ dàng trả lời được các câu hỏi của cô. Ví dụ: + Cô hỏi tàu hỏa khi chạy phát ra tiếng kêu như thế nào? Trẻ sẽ trả lời được là : xình xịch.xình xịch + Cô hỏi tàu hỏa chạy như thế nào ? Trẻ sẽ tư duy và trả lời được là tàu hỏa chạy rất nhanh. + Khi cô hỏi còi tàu kêu như thế nào? Trẻ sẽ biết trả lời là : Uuu Con tàu Xình xịch .. xình xịchxình xịch Con tàu xanh xanh Nó chạy nhanh nhanh Còi reo vui quá U.uuu. Ngoài những bài thơ trong chương trình tôi còn sưu tầm những bài thơ ngoài chương trình để dạy trẻ Ví dụ: Thơ: Hoa hồng nhung – bài thơ ngoài chương trình Hoa hồng nhung Bông hoa hồng nhung Có màu đỏ thắm Cánh hoa mịn lắm Sắp sắp vòng tròn Ôm lấy nhụy vàng Đẹp ơi là đẹp Cô hỏi: + Hoa hồng nhung có màu gì? Trẻ sẽ trả lời được :màu đỏ ạ +Cánh hoa hồng nhung như thế nào? Trẻ trả lời cánh hoa hồng nhung rất mịn + Nhụy hoa hồng nhung trông thế nào?, có màu gì?... Với tiết học này cô giáo sử dụng sa bàn và làm 1 bông hoa hồng nhung có thể xoay động để đến phần nào cô xoay động phần đó cho trẻ được quan sát, cô giáo đã sử dụng rất nhiều cánh hoa hồng nhung thật và gắn kết tạo thành 1 bông hoa hồng nhung to và phần nhị rời trong lòng bông hoa to có thể đẩy lên trên phần cánh Bằng những tấm mi ca, tôi đã tạo ra những con rối dẹt là các nhân vật trong truyện, thơ và trong bộ môn NBTN, tranh lô tô và hình ảnh ngộ nghĩnh dễ sử dụng trong tiết học đã đạt hiệu quả cao cho cô khi cô sử dụng những con dối dẹt này. Sưu tầm được bài hát bài thơ đúng chủ điểm tôi đã giúp trẻ hiếu sâu hơn về chủ điểm mình đang học, giúp cho những hình ảnh hiện tượng về thế giới xung quanh in sâu vào tâm trí trẻ và khi đọc các bài đồng dao, bài thơ trẻ còn phát triển tư duy tưởng tượng, tích luỹ vốn từ, khả năng phát âm các từ ngữ rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra tôi còn tích hợp thêm một số câu đố hay và giai điệu bài hát tạo cho trẻ hứng thú và thu hút trẻ học hơn. Bên cạnh đó phương pháp sử dụng trò chơi cũng rất hiệu quả trong mỗi tiết học của chúng tôi. Bởi vì đối với trẻ mầm non, những trò chơi luôn hấp dẫn trẻ và đem lại kết quả kiến thức một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Các trò chơi lần lượt diễn ra làm trẻ hào hứng, mà vẫn có thể nắm được kiến thức, qua đó cô cũng kiểm tra được kiến thức của trẻ và giúp trẻ có cơ hội phát triển các tố chất nhanh, bền và khéo trong vận động và phát triển tư duy. Ví dụ: Trong HĐH NBTN “ Con gà, con vịt” tôi cho trẻ chơi trò chơi: Đưa các con vật về đúng chuồng . Nhiệm vụ của trẻ là phải đưa con gà về đúng chuồng có hàng rào màu xanh, đưa vịt về đúng chuồng có hàng rào màu đỏ - Trong HĐH NBTN “ Hoa hồng, hoa cúc” tôi cho trẻ chơi trò chơi: “ Thi hái hoa” Cách chơi: Cô cho trẻ ra vườn hái 1 bông hoa cúc, 1 bông hoa hồng Lần 1: Cô hỏi trẻ: + Con hái được hoa gì? + Ai hái được hoa hồng thì giơ lên cho các bạn xem nào! + Hoa hồng màu gì? + Ai hái được hoa cúc thì giơ lên nào? Hoa cúc màu gì? Lần 2: Cô nói đặc điểm trẻ giơ hoa và gọi tên. Trong một HĐH NBTN mà tôi vừa cho trẻ đọc các bài thơ vừa được chơi trò chơi về nội dung bài học tôi thấy rằng trẻ lớp tôi đã khắc sâu ghi nhớ những hình ảnh, những từ ngữ mà cô cung cấp. Hơn nữa trẻ lại vô cùng thích thú trẻ đọc thơ cùng các bạn, chơi trò chơi cùng các bạn không chỉ phát triển khả năng phát âm mà còn tạo dựng mối quan hệ bạn bè giữa các trẻ. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong NBTN Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên, nhằm gây hứng thú học cho trẻ.Vì tôi biết rằng đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng thì để gây được sự chú ý của trẻ thì cô giáo phải sử dụng đồ dùng dạy học thật sinh động, đẹp mắt và hấp dẫn có như vậy trẻ mới húng thú.Và tôi biết được rằng ngày nay công nhệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học , người giáo viên có thể ứng dụng các phần mềm tin học tạo ra những hình ảnh động với màu sắc chân thực gây được sự hấp dẫn đối với trẻ. Do đó mà tôi đã quyết định ứng dụng công ngệ thông tin vào trong các tiết dạy. Tôi đã tham gia Câu lạc bộ thông tin của trường và đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.Sau lớp học tôi có thể tự làm được giáo án điện tử, làm một số trò chơi để phục vụ cho các hoạt động học của lớp mình.Ngoài ra tôi còn được tham gia lớp học phần mềm flash do phòng giáo dục tổ chức. Tôi có thể ứng dụng những kiến thức đó vào làm một số bài giảng Ví dụ: Powerpoint minh họa câu chuyện “Thỏ con ăn gì” Thỏ gặp gà trống Thỏ gặp mèo Thỏ gặp dê Ví dụ: Truyện Thỏ con không vâng lời Trong chủ điểm những con vật bé yêu , tôi đưa ra những video về các con vật đã rất thu hút và hấp dẫn trẻ Trong năm qua tôi đã học hỏi, tìm tòi và xây dựng được những giáo án điện tử nhằm tiến hành các tiết học hấp dẫn với trẻ. Trẻ không chỉ thích thú khi được nhìn thấy những hình ảnh động mà còn giúp trẻ có cái nhìn chân thực về các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh từ đó phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ. Biện pháp 6: Tiếp cận với phụ huynh làm tốt công tác phối hợp. Như chúng ta đã biết, trẻ giai đoạn nhà trẻ nói riêng và trẻ mầm non nói chung đang trong thời kì phát triển nhân cách, có lẽ vậy mà sự tác động xung quanh trẻ sẽ là nhân tố không nhỏ tác động đến tâm tư của trẻ. Kết hợp với phụ huynh ngoài việc nắm bắt được đặc điểm của trẻ còn có thể kết hợp với phụ huynh củng cố lại kiến thức cho trẻ. Vì vậy trước cửa lớp tôi có bảng “ Những điều phụ hynh cần biết”, trên đó có ghi nội dung bài học của từng tuần để khi trẻ đã được học ở trên lớp rồi nhưng khi về nhà trẻ lại được cùng bố mẹ ôn lại những kiến đó từ đó phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ, củng cố lại vốn từ của trẻ ,bên cạnh đó phụ huynh có thể đóng góp những đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh phục vụ cho chủ điểm. Sau hội thi Giáo viên giỏi cấp trường, chúng tôi mời phụ huynh đến dự các hoạt động học tập của con tại lớp để giúp phụ huynh hiểu thêm về bậc học mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng, phụ huynh biết được con mình được học gì tại lớp, học như thế nào Ngoài ra vào giờ đón trả trẻ, tôi cùng cô giáo ở lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh để thống nhất cách dạy trẻ, và có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chăm sóc trẻ tốt nhất, thông qua trao đổi với phụ huynh tôi còn nắm rõ được đặc điểm cơ bản của từng trẻ để từ đó có cách giáo dục phù hợp với trẻ. Đối với những trẻ chậm nói, ít giao tiếp tôi quan tâm đến trẻ hơn, gợi mở cho trẻ nói nhiều hơn. Trong giờ học tôi khuyến khích trẻ trả lời và tập phát âm theo hướng dẫn của cô. Còn đối với những trẻ mạnh dạn đã có một số vốn từ rồi thì tôi tạo điều kiện cho trẻ phát huy như cho trẻ phát biểu trước lớp và cho trẻ ngồi cạnh những trẻ phát âm còn kém để các bạn nói theo. Sau một thời gian cùng phối kết hợp với phụ huynh tôi thấy những trẻ ít nói nay đã mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè và cô giáo hơn, các trẻ trong lớp phát triển đồng đều hơn các con biết học tập lẫn nhau, tự bản thân trẻ tích luỹ được vốn từ cho bản thân và khi được cô ôn lại những kiến thức đã học đa số trẻ nhớ rất tốt, những trẻ phát âm còn ngọng đã phát âm rõ ràng hơn. Biện pháp 7:Chia tách lớp hợp lý Số lượng học sinh đến lớp đông nên trong các hoạt động học giáo viên chia đôi lớp để đảm bảo chất lượng . Chia đôi lớp: với một nửa lớp vào học trước, một nửa tham gia HĐNT, sau đó đổi lại số học sinh còn lại tham gia vào học, với số lượng học sinh vừa phải cô bao quát và cung cấp kiến thức vốn từ, sửa ngọng,cho trẻ.Khi tổ chức các trò chơi củng cố cháu nào cũng được chơi, cháu nào cũng được nói, và cô phát hiện sai để sửa cho trẻ 4.Kết quả a, Đánh giá chung Qua thực tế mà tôi thực hiện các hình thức trên, tôi nhận thấy kết quả thể hiện trên học sinh tiến bộ rõ rệt, trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà tôi truyền thụ cho trẻ. Môi trường lớp học thu hút hấp dẫn với trẻ giúp trẻ hoạt động góc tích cực hơn, giao lưu tình cảm với các bạn nhiều hơn, vốn từ của trẻ phong phú hơn. Bằng hình thức đổi mới tiết học, ứng dụng công nghệ thông tin phần lớn khả năng tập trung chú ý, nhận xét và cách diễn đạt ý của trẻ tiến bộ rõ rệt so vơi đầu năm. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi tham gia học tập và hoạt động như: Nói đủ câu, to, rõ ràng, giảm số trẻ nói ngọng.Trẻ yêu thích các trò chơi trong các tiết học, các trò chơi ở các góc của lớp, trẻ chơi với các bạn đoàn kết, không tranh giành đồ chơi và đánh bạn như trước. Nhờ sự giúp đỡ và sự kết hợp giữa phụ huynh với giáo viên đã khiến cho số trẻ nói ngọng đã giảm nhiều so với đầu năm. Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn cụ thể trong các tiết học. b, Chất lượng khảo sát trẻ Kết quả trên tổng số 40 cháu. Các lĩnh vực Luyện tập phối hợp các giác quan NB, quan sát, ghi nhớ Hiểu, nói, trả lời theo yêu cầu Xếp loại Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đầu năm 25 15 21 19 27 13 Tỷ lệ % 62,5% 37,5% 52,5% 47,5% 67,5% 32,5% Cuối năm 36 4 35 8 37 3 Tỷ lệ % 90% 10% 87,5% 12,5% 92,5% 7,5% PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Có thể nói rằng ngôn ngữ là phương tiện để giúp trẻ mầm non giao tiếp, phát triển về mọi mặt và hình thành cơ sở ban đầu của nhân cánh con người. Sử dụng các biện pháp hợp lý sẽ cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú, ngôn ngữ mạch lạc, trẻ có khả năng tư duy về sự vật hiện tượng . Điều đó khẳng định tầm quan trong của các biện pháp: 1.Tạo môi trường cho trẻ hoạt động: 2.Sáng tạo một số hình thức phục vụ tiết học 3.Làm đồ dùng sáng tạo 4.Sử dụng các bài thơ, bài hát, trò chơi phù hợp theo từng chủ điểm 5.Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động 6. Tiếp cận phụ huynh làm tốt công tác tuyên truyền 7.Chia tách lớp hợp lý 2.Bài học kinh nghiệm Với những biện pháp và kết quả như trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Ngay từ đầu năm người giáo viên đã phải tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục thích hợp - Luôn chú ý nhắc nhở trẻ trong các hoạt động để hình thành cho trẻ các kĩ năng diễn đạt, ghi nhớ cũng như cung cấp thêm cho trẻ vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. - Luôn luôn ứng dụng công nghệ thông tin, lấy tư liệu trên mạng ứng dụng vào bài dạy. - Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo theo chủ điểm gây hứng thú cho trẻ cho các hoạt động. - Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức trong việc giúp trẻ học tốt môn NBTN. - Phải có sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên ngay từ đầu năm - Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia nhiều lớp kiến tập về HĐH NBTN. Trên đây là một số biện pháp bước đầu giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Với đề tài này tôi hy vọng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giúp trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nói riêng phát triển ngôn ngữ. Rất mong được sự đóng góp của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- GD Nha tre_Thanh Tam_MN Hoa Thuy Tien.doc