Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt 5 điều bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng

Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về “Các hình thức và biện pháp giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.

Giúp giáo viên điều chỉnh trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, nắm vững cơ sở lý luận, kỹ năng nghiệp vụ, tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh; đồng thời giúp cho nhà trường chỉ đạo giáo dục học sinh đạt hiệu quả hơn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt 5 điều bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, bảo vệ của công, mạnh dạn, hoạt bát Suốt 15 năm Bác luôn suy nghĩ, nghiên cứu, mỗi năm có bổ sung hoàn chỉnh thành 5 điều, mỗi điều có 6 tiếng. Kỷ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5/1961, 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ ra đời:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy: 5 điều Bác Hồ dạy là sự đúc kết kinh nghiệm rèn luyện của bản thân Bác đúc kết kinh nghiệm động viên thiếu nhi của Bác, cuộc đời của Bác gắn liền với 5 điều Bác dạy chúng ta. 5 điều Bác Hồ dạy được thể hiện rõ nét trong “Di chúc” của Người, đặt cơ sở bước đầu trong giáo dục con người mới, là mục tiêu giáo dục thiếu niên nhi đồng Việt Nam thể hiện tính toàn diện, cả đức dục, trí dục, thẩm mỹ, thể chất để xây dựng thế hệ có đủ đức, đủ tài. 5 điều Bác dạy có ý nghĩa giáo dục cao nhưng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ được sắp xếp trật tự, hợp lý, có giá trị trong giáo dục Thiếu niên Nhi đồng.
- Nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy: Đây là nội dung rộng lớn, phân tích kỹ từng điều để các em hiểu cái sâu sắc, cái ý nghĩa của từng điều Bác dạy, lý do Bác đặt thứ tự cho từng điều, phân tích để em hiểu được từng điều và liên hệ với nhiệm vụ của các em khi đang là học sinh trường tiểu học .
	- Bác kỳ vọng nhất vào lớp thiếu nhi của đất nước, mọi tình yêu thương, sự chăm sóc Bác đều dành cho thiếu nhi. Vì thế, trong các bài tuyên truyền, những bài viết về Bác tôi làm nổi bật tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, những thư gửi Thiếu niên Nhi đồng luôn thể hiện tình cảm và kỳ vọng của Bác với Thiếu nhi Việt Nam. Những năm qua, lời dạy của Bác vẫn sáng ngời giá trị giáo dục và khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc.
	- Xây dựng cho các em tình cảm tốt đẹp, tình yêu nước, tinh thần tự lập, tự cường, truyền thống bất khuất kiên cường nhưng giàu lòng nhân ái vị tha của dân tộc. Qua giáo dục truyền thống các em biết ơn các anh hùng liệt sỹ, biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo, phát triển lòng nhân ái, vị tha, tích cực tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng. Kết quả hàng năm, các em tham gia ủng hộ đồng bị lũ lụt trên 1.500.000 đồng, ủng hộ chất độc da cam, giúp bạn nghèo khó khăn,
2. Phối hợp với giáo viên giáo dục học sinh trong những giờ sinh hoạt đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần và lồng ghép các phong trào thi đua
Sự hiểu biết của các em chưa được hướng dẫn cụ thể nên các em không hiểu việc thực hiện từng điều. Nên tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp của mình: Trong những giờ sinh hoạt đầu tuần, trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần và nêu thời gian thực hiện của 5 điều Bác dạy, nhằm giúp cho các em hiểu rõ nhiệm vụ của từng điều rất cụ thể. 5 điều Bác dạy cũng được thể hiện trong việc học tập hằng ngày của các em; được thể hiện cụ thể từng điều là:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Điều này được thể hiện trong hành động hằng ngày của các em là gì? 
- “Yêu tổ quốc” có nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Bằng việc lồng ghép vào phân môn lịch sử và địa lí thông qua bài dạy hằng tuần. Việc học tốt môn học này chính là các em đã thể hiện được ý nhỏ nói trên.
-“Yêu đồng bào” Lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống khi có người gặp khó khăn hoạn nạn thì chúng ta phải biết giúp đỡ họ. “Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào”, các em thiếu nhi học cách yêu thương, giúp đỡ mọi người và ra sức học tập, tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc thông qua các bài học từ phân môn lịch sử (lớp 4, 5).
- Quy định mỗi chi đội được nhà trường trang trí ảnh Bác, 5 điều Bác dạy, và nhiều lời dạy của Bác dành cho thiếu nhi làm công tác tuyên truyền, nhắc nhở. Giáo dục, bồi dưỡng cho thiếu nhi về truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc và anh hùng dân tộc, về truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh; tham gia tìm hiểu gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương; tổ chức cho Thiếu nhi tham quan các làng nghề truyền thống; phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” cùng tuổi trẻ cả nước thực hiện Di chúc của Bác Hồ kính yêu; các phong trào “Nghìn việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt . Điều này thì các em cần phải hiểu là: 
- “Học tập tốt” có nghĩa là: Việc xác định động cơ học tập, có thái độ đúng đắn trong học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. Các em không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn. Cụ thể là: Việc tham gia học tập tích cực ở lớp. Đến trường chuẩn bị bài học ở nhà đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Vào lớp lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu ý kiến thể hiện khả năng tiếp thu vốn hiểu biết của mình. 
- “Lao động tốt” là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trỉ của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Việc thể hiện lao động tốt của các em cụ thể tốt như: Việc trực nhật trường lớp; Biết giữ gìn vệ sinh chung trong và ngoài nhà trường. Biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, biết giúp đỡ cha, mẹ những công việc nhẹ nhàng ở nhà như quét nhà, rửa chén bát, cắt cỏ Phải phân tích để các em hiểu được, ngoài học tập còn phải biết lao động, Bác Hồ đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, tổ chức cho các em lao động để phục vụ cho bản thân, gia đình, làm công tác xã hội, qua đó các em biết qúy trọng sức lao động, tiết kiệm tài sản, của cải Ngoài ra lao động giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”, lý luận gắn liền với thực tiễn, hình thành cho các em tính tự giác, kỷ luật cao, trở thành người lao động có trách nhiệm trong tương lai. Để “Học tập tốt, lao động tốt”, các em thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động như vận động viên nhỏ tuổi, nghệ sĩ nhỏ tuổi, nhà sinh học nhỏ tuổi, chăm học. 
- Giáo dục cho Thiếu nhi về mục đích, phương pháp học tập với phương châm “Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống - Học để tự khẳng định”. Nhân rộng các phong trào “Vượt khó học tốt”, “Học đều, học đủ, học chăm”, “Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức các cuộc thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Qua đó, giáo dục cho các em ý chí, nghị lực vượt khó để học tập và lao động tham gia các phong trào rèn luyện tại nhà trường. Bác Hồ lúc sinh thời luôn dành tất cả tình yêu thương cho Thiếu niên, Nhi đồng. Bác không chỉ yêu quý mà còn rất quan tâm đến việc học hành của các em. Trong điều 5 Bác dạy, Bác nhắc nhở chúng ta: “Học tập tốt, lao động tốt”. Có như vậy “Non sông Việt Nam mới có thể sánh vai với các cường quốc năm châu ”.
- Việc học không chỉ dừng lại ở phần lí thuyết mà còn phải được tôi luyện qua thực tế, giúp các em làm được những điều chúng ta đã học. Lao động còn giúp nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt. Biết yêu quý sản phẩm lao động của con người làm ra; biết trân trọng giá trị lao động; biết yêu thương con người. Hôm nay, chúng ta là những công dân bé nhỏ, chắc chắn ta chưa làm được điều gì nhiều ngoài học tập và lao động phù hợp. Vậy ta hãy cố gắng hết sức học tập tốt, lao động tốt tùy theo sức của mình. Góp phần nhỏ bé tự hoàn thiện bản thân, làm cho thầy cô, ba mẹ vui lòng.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt . Tình đoàn kết và kỷ luật thể hiện như: 
	- Đoàn kết tốt” tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè thì phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn khắc phục khó khăn, cùng tiến bộ trong học tập. Tình đoàn kết còn thể hiện qua hành vi ứng xử trong cuộc sống như: Cùng bạn đến lớp sớm trực trường lớp khi được phân công. Biết giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng những việc làm nhỏ của mình như giúp đỡ sách cũ, quần áo cũ .
- “Kỷ luật tốt” thể hiện việc chấp hành nội quy, quy định của trường lớp. Những quy định chung ở những nơi cộng cộng Những hành vi này của các em được thể hiện như: Đi học đúng giờ; nghỉ học có xin phép, chấp hành tốt lời dặn của giáo viên làm bài, học bài ở nhà, vào lớp không làm việc riêng. Nên thể hiện giờ nào việc ấy không nói chuyện riêng trong giờ học gây ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn Biết tôn trọng các quy định ở những nơi trang nghiêm, nơi thờ tự khi đến những nơi này thì các em phải đi nhẹ, nói khẽ tránh dùm giỡn gây ồn ào những nơi trang nghiêm. Với nội dung “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”, tôi tạo nhiều điều kiện để các em tham gia các phong trào, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành pháp luật qua các hội thi nghi thức Đội, hữu nghị quốc tế, hội thi an toàn giao thông. 
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Việc giữ gìn vệ sinh cần giúp cho học sinh hiểu được và thể hiện được là:
- Việc giữ vệ sinh ở trường, giữ vệ sinh ở nhà và ở những nơi công cộng. Cũng như việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của các em. Các việc giữ vệ sinh có thể là những biểu hiện như: “Ở trường” thì không vứt rác bừa bãi, bỏ rác, đổ rác đúng nơi trường quy định. Thực hiện việc đi vệ sinh đúng theo quy định của trường . “Ở nhà” biết làm vệ sinh xung quanh nhà, thu gom rác thải sinh hoạt xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Qua đó giúp các em biết xử lý rác thải trong cuộc sống hắng ngày, phát hoang những nơi rậm rạp nhằm không cho các côn trùng có hại gây bệnh cho con người  “Ở nơi công cộng ” cần thể hiện nếp sống văn minh, chấp hành các quy định chung nơi đó. Không vẽ bẩn lên tường, lên tranh ảnh nhằm gây mất vẻ mĩ quan nơi công cộng “Về bản thân” phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống chín. các việc mà các em có thể thực hiện được đối với bản thân là: “đầu tóc phải được cắt chải gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh chân, tay và răng miệng ”
- Riêng nội dung “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” và “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, các em Thiếu nhi tự rèn luyện những thói quen tốt như “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”, giữ gìn vệ sinh trước cổng trường; thành lập đội “tuyên truyền măng non” bảo vệ môi trường; rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kĩ năng phòng tránh thương tích, kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể Thực hiện hiệu quả phong trào “Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp” như: trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong trường học, vệ sinh trong và ngoài nhà trường; chương trình học từ thiên nhiên, tổ chức các hoạt động khám phá, tìm hiểu thiên nhiên. Hướng dẫn cho Thiếu nhi biết giữ vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, biết phòng tránh tai nạn thương tích; tham gia tuyên truyền an toàn giao thông, trật tự trường học; phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.
	Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đối với điều này cần giúp cho các em hiểu và biết: 
- “Khiêm tốn” là biết tự trọng bản thân, không tự kêu tự mãn, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi 
- “Thật thà” là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặt biệt là với ông bà, cha mẹ. 
- “Dũng cảm” tôi giúp các em biết đây là một đức tính tốt. Một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến. Giáo dục các em ra sức học tập đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính”, giản dị của Bác, tạo cho các em sân chơi lý thú để học tập về gương đạo đức của Bác Hồ, học tập rèn luyện như: khiêm tốn học hỏi, biết bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, sống giản dị, hoà đồng với mọi người, giữ gìn vệ sinh, có ý thức bảo vệ môi trường . Từ đó, giúp các em có điều kiện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
	3. Phối hợp với giáo viên giáo dục lồng ghép với các phân môn học tập chính khóa hằng ngày ở các tiết học 
- Với những lời giải thích trên, học sinh sẽ nắm những nội dung cơ bản trong quá trình tìm hiểu, và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng. Với từng điều tôi đã giải thích cho các em ngay từ đầu năm học, và đưa vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Và thực hiện việc dạy học lồng ghép với các phân môn học tập chính khóa hằng ngày ở các tiết học. Cụ thể việc lồng ghép ngay những bài đầu của chương trình như: 
- Đối với khối lớp 4: Tiết tập đọc đầu tiên là “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” khi giảng dạy bài học xong hỏi lại học sinh nội dung bài học này có liên quan đến điều mấy trọng điều Bác Hồ dạy các em? Thì học sinh trả lời là có ở “điều 1, 3 và điều 5” Vì sao em biết? Vì nội dung của bài tập đọc cho thấy: “Dế Mèn có tấm lòng hiệp nghĩa bênh vực kẻ yếu” tác giả nhân hóa Dế Mèn biết yêu đồng loại, biết đoàn kết giúp đỡ kẻ yếu, biết dũng cảm bảo vệ những điều tốt. 
- Đến tiết đạo đức bài: “Trung thực trong học tập” vận dụng bài học này từ điều mấy mà Bác đã dạy. Học sinh có thể trả lời là “điều 2 và điều 5” Vì sao em lại vận dụng vào 2 điều trên ? Vì ở điều 2 là “Học tập tốt” và ở điều 5 có từ “thật thà”. Đến bài “Yêu lao động ” có thể đưa vào điều mấy ? học sinh có thể trả lời là “ý ở điều 2 và ý ở điều 4” là “Lao động tốt và Giữ gìn vệ sinh thật tốt”; lồng ghép vào những bài học có liên quan kiến thức các em được học. Nếu làm được như thế thì việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng, không chỉ thể hiện ở lời hứa mà còn được các em vận dụng vào trong việc học tập cụ thể trên lớp học. Phương pháp thực hiện “Thiếu niên, Nhi đồng thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy” luôn phong phú đa dạng, tôi tạo những hoạt động phù hợp với thời gian của Liên đội, tuyên truyền sâu rộng để toàn thể đội viên, học sinh đều tham gia, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy là nhiệm vụ của các em nhưng tổ chức hướng dẫn thực hiện là nhiệm vụ của thầy cô giáo.
4. Giáo dục qua các hội thi, hội thao, sinh hoạt chủ đề, chủ điểm 
- Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tập dợt cho các em tập kể chuyện Về Bác. Bên cạnh đó thực hiện theo kế hoạch của nhà trường tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, Hội thi văn nghệ, Hội thao nghi thức, thể dục thể thao, nhằm học tập đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính”, giản dị của Bác, tạo cho các em sân chơi lý thú để học tập về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, qua Hội thi, hội thao cũng thể hiện tình cảm của các em đối với Bác Hồ kính yêu, liên hệ thực tế trong nhiệm vụ học tập rèn luyện như: khiêm tốn học hỏi, biết bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, sống giản dị, hoà đồng với mọi người, giữ gìn vệ sinh, có ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó giúp các em có điều kiện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy . 
- Xây dựng chương trình sinh hoạt lớp tự quản: sinh hoạt 15’ đầu giờ, sinh hoạt Đội để truy bài, chữa bài tập, tập ca hát những bài hát về Đội, đọc báo Đội cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp là dịp để các em kiểm điểm việc thực hiện 5 điều Bác dạy, GV phụ trách chi đội triển khai kế hoạch thực hiện tuần sau.
Chương 4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau nhiều năm áp dụng một số biện pháp giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng đem lại kết quả rất khả quan. Khi hỏi các em thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy là các em phải làm gì? các em đều trả lời khá đầy đủ về việc thực hiện lời hứa của bạn đội viên đọc trước cờ. Với những gì thể hiện ở biện pháp trên kết quả đạt được như sau: 
Giai đoạn
Tổng số
Học sinh
Hiểu biết, thực hiện tốt
Hiểu biết, thực hiện khá
Hiểu chưa sâu sắc, thực hiện chưa đạt yêu cầu
Giai đoạn đầu
Đầu năm => cuối HKI
318
72
221
25
22,6%
69,5%
7,9%
Giai đoạn cuối
Cuối HKI => cuối năm
318
125
181
12
39,3%
56,9%
3,8%
Dựa kết quả cho thấy số lượng học sinh hiểu và biết vận dụng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy ngày một tăng cao từ 17,3% tăng lên 39,3%; học sinh hiểu và vận dụng thực hiện khá 56,9; Hiểu chưa sâu sắc, thực hiện chưa đạt yêu cầu giảm từ 14,5% nay còn 3,8%..
Phần 3: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện một số biện pháp giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng” là đáp ứng theo cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cho học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy; thực hiện tư tưởng của Bác trong quá trình giáo dục, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy với Thiếu niên Nhi đồng. Liên đội xem đây là quá trình thường xuyên, liên tục. 5 điều Bác Hồ dạy rất gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với các em, nhưng không phải em nào cũng hiểu được, làm được và hoàn chỉnh khi đọc xong, vì thế không thể một sớm một chiều mà phải là một quá trình giáo dục tiếp nối, xen kẽ, lồng ghép đa dạng. 
Nhờ thực hiện nghiêm túc, tính kỷ luật của học sinh ngày càng cao, học sinh có ý thức, nhận thức tốt, học sinh xếp loại đạo đức tốt ngày càng cao, học sinh nhà trường được đánh gia ngày càng nề nếp, ngoan ngoãn; giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý đối với Bác; hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước. Qua thực tế thực hiện tôi rút ta được một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Xác định nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phải yêu nghề, yêu công việc, mến trẻ, biết chăm chút, tận tuỵ với Thiếu niên, Nhi đồng; có năng lực sư phạm, có năng lực tổ chức các hoạt động
- Vận dụng sáng tạo các kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, biết tổ chức xây dựng phong trào, cần học tập để bắt kịp với nội dung đổi mới. Phương pháp giáo dục Thiếu niên, Nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy phải cụ thể, thiết thực và thường xuyên; vì Thiếu niên, Nhi đồng không phải một sớm một chiều mà nhận biết hết được hoặc trưởng thành ngay được mà phải liên tục, khéo léo, biện pháp thích hợp.
- Cần có biện pháp giúp đỡ các đội viên chưa đạt yêu cầu, giúp các em đi từ nhận thức đến thực tế, không nói suông mà phải bằng hành động thiết thực, cần làm kịp thời để động viên tinh thần, làm gương cho các em khác noi theo, và cũng là biện pháp tuyên truyền, vận động các em hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Khi giáo viên giảng dạy cho các em hiểu rõ nghĩa, thì các em mới thực hành và thể hiện nhiệm vụ của mình thật cụ thể. Từ đó giáo viên vận dụng lồng ghép vào bài dạy và thì các em hiểu và trả lời những gì mình biết và những gì cần phải thể hiện. Khen thưởng, động viên những tiến bộ của các em. Không chỉ những em học khá giỏi mà giáo viên cần khen ngợi những em học chậm tiến. Ngoài ra việc chào cờ hằng tuần tổng phụ trách đội cũng tuyên dương diễn hình các hình thức biểu hiện tốt từ những điều của Bác dạy cho đội viên. 
 	3. Kiến nghị, đề xuất
Nhà trường cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng đến từng cán bộ, giáo viên dạy lớp. Chỉ đạo giáo viên phụ trách đội thực hiện việc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt động. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi kiểm tra nhắc nhở giáo viên thực hiện dạy lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp.
Trong quá trình nghiên cứu, nhưng đây cũng không phải là các biện pháp tốt nhất rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học để tôi rút kinh nghiệm thực hiện đạt kết quả tốt hơn./.
DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Vũ
DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Huệ (1997), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học, Nxb Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2007) ; Sổ tay đội viên, Nxb, Kim Đồng, TP HCM.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2007) ; Sổ tay phụ trách Sao, Nxb, Kim Đồng, TP HCM.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2007) ; Sổ tay Nhi đồng, Nxb, Kim Đồng, TP HCM.
Trần Quang Đức (2008), Kĩ năng công tác đội TNTP HCM, Nxb, Kim Đồng, TP HCM.
Nghiên cứu: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, bài kiểm tra của học sinh. 

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Tong phu trach Doi_12836749.doc
Sáng Kiến Liên Quan