Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn tập làm văn lớp 5

 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chỉ ra rằng Giáo dục Tiểu học là một bậc học nền tảng có vai trò quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu cơ bản, bền vững về trí thức, hình thành những đường nét phát triển nhân cách, giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

 Thật vậy, chúng ta thấy, Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua bảy loại bài học khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện:

 

doc27 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6702 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay, triền đê xanh mượt cỏ với những buổi chiều hè đá bóng thả diều. Nhưng cảnh đẹp nên thơ và là niềm tự hào nhất của người dân quê em chính là dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa quanh năm hiền hoà chảy.
+ Mở bài bằng một âm thanh
 “Bộpbộp” Tiếng mưa nặng nề rơi xuống mái tôn làm mọi người hoảng hốt nhận ra trời đã mưa .
+ Một lời đối thoại.
- Mai ơi, cậu thích nhất cảnh nào ở quê mình?
- Quê mình có rất nhiều cảnh đẹp nhưng mình thích nhất được ngắm cảnh dòng sông quê hương.
- Vì sao thế?
- Vì mình thấy đó là một cảnh sông nước rất đẹp và nên thơ.
+ Một câu nói
 “ Ôi ! Sao trời tối thế nhỉ !” Ngước mắt lên trời, em bỗng thấy mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến. Gió thổi mạnh làm bụi bay mù mịt . Trời chuẩn bị mưa rồi đấy.
+ Trích dẫn câu văn, câu thơ, câu hát về đối tượng.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng...”
 Mỗi khi đọc những câu thơ trên, em không khỏi bồi hồi khi nghĩ về dòng sông quê hương yêu dấu của mình, nơi giữ biết bao kỉ niện đẹp đẽ thời thơ ấu.
 Mỗi một đề văn giáo viên cần khéo léo đặt các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và tìm ra cách mở bài hay nhất độc đáo nhất. 
 Tuy nhiên để học sinh có cảm xúc, có “ cảm tình” với đối tượng miêu tả, có hứng thú khi làm bài, giáo viên chỉnh sửa lại đề bài theo hướng gợi mở cho học sinh để nếu các em có lúng túng trong việc vào bài thì có thể dựa vào đó mà viết.
 Ví dụ: Với đề bài Tả một cơn mưa ( Trang 44- SGK Tiếng Việt 5 ), giáo viên có thể diễn đạt bằng cách như sau:
 Đề bài: Bầu trời bỗng tối sầm lại, mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến. Gió rít từng cơn , bụi bay mù mịt, cây cối nghiêng ngảbáo hiệu một cơn mưa sắp đến. Em hãy tả lại cơn mưa ấy.
 Như vậy với cách ra đề trên tôi đã đưa ra được gợi ý cho một cách mở bài.
 c/. Xây dựng phần thân bài khi tả cảnh.
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 + Bám sát dàn bài chi tiết.
 + Dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa.
 + Dùng từ đặt câu có liên kết và các biện pháp tu từ về câu.
 + Đoạn văn trình bày đúng cách có liên kết đoạn.
 + Sử dụng đúng các dấu câu.
 Việc hướng dẫn học sinh làm các yêu cầu trên quả là rất khó khăn nhưng giáo viên cần phải kiên trì. Hướng dẫn học sinh có thể đạt được kết quả trong ngày một ngày hai mà phải đòi hỏi cả một quá trình. Giáo viên cần hướng dẫn ở mọi nơi, mọi lúc đặc biệt trong các giờ tập làm văn cần chữa triệt để các lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu, luyện tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 Để học sinh làm tốt phần thân bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết theo một trình tự nhất định đã được chọn khi lập dàn bài. 
 d/. Xây dựng kết bài cho bài văn tả cảnh.
 Nếu như mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với khách tới thăm thì kết bài là lời tạm biệt đầy tình cảm mến yêu, nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em đã miêu tả, nó kết lại những ý lớn ở phần thân bài.
 Vì thế khi viết phần kết bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết làm sao cho thật cô đọng, ngắn gọn, tránh hành văn cộc lốc, công thức hoặc khuôn sáo. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng. Với mỗi cách kết bài đều có những cách diễn đạt khác nhau
 + Kết bài không mở rộng thường được đóng ý một cách gọn đủ các ý: 
 - Nhận xét, đánh giá về cảnh
 - Tình cảm đối với cảnh.
 - Hành động : Chăm sóc, bảo vệ,...
 Các ý trên có thể được sắp xếp ở các vị trí khác nhau để cho các kết bài khác nhau
 Ví dụ: Khi kết bài văn tả khu vườn vào buổi sáng học sinh nêu được các ý:
a. Nhận xét, đánh giá: Khu vườn thật đẹp
b. Tình cảm : Yêu quý và luôn cảm thấy thích thú khi ngắm
c. Hành động : chăm sóc, bảo vệ cây cối
 Với 3 ý trên học sinh có thể viết được các kiểu kết bài chung: abc, acb, bac, bca, cab, cba.
abc : Khu vườn thật đẹp. Được ngắm nhìn nó em thấy rất thích thú và thoải mái. Em sẽ chăm sóc cho cây cối ở đây luôn tươi tốt.
bac : Được ngắm nhìn khu vườn em rất thích thú trước vẻ đẹp của nó. Em sẽ chăm sóc cho cây cối ở đây luôn tươi tốt.
cab : Chăm sóc và bảo vệ cây cối ở đây để khu vườn ngày thêm đẹp là niền vui của em. 
 + Kiểu bài mở rộng : Khi viết kết bài mở rộng học sinh vẫn đưa 3 ý suy nghĩ, tình cảm, hành động như mở bài không mở rộng nhưng diễn đạt mở rộng bằng cách:
 - Nêu ra câu hỏi
 - Nêu một ý mới lạ.
 - Đưa ra một lời bình.
 Từ việc phân tích một số mẫu kết bài trên học sinh sẽ luyện tập viết kết bài theo một trong các cách kể trên.
 Ví dụ:. Đề bài: Tả khu vườn vào buổi sáng
 Học sinh có thể viết kết bài mở rộng như sau: 
Nêu một câu hỏi
 Bạn thấy khu vườn nhà mình thế nào ? Rất tuyệt vời phải không ? Sáng nào cũng vậy, cứ ra ngắm khu vườn mình lại tìm thấy một cảm giác thật dễ chịu, sảng khoái. Mình sẽ chăm sóc cho khu vườn ngày thêm đẹp, cho cây cối quanh năm tươi tốt, tràn trề sức sống.
Nêu một ý tưởng 
 Bản hoà tấu có tiếng chim ca hát, có tiếng lá xào xạc, tiếng cựa mình của cây cùng với cảnh vui chơi nhảy nhót của nắng của gió, của ong bướm đã làm khu vườn thật đẹp, thật lộng lẫy, không gian thật khoáng đạt, trong lành. Yêu biết mấy khu vườn nhà em.
Đưa ra một lời bình
 Khu vườn không rộng, không lộng lẫy những sắc màu của các loài hoa nhưng khi đứng mgắm nhìn nó, em luôn có một cảm giác thật dễ chịu và thoải mái. Ngày qua ngày, nó cứ bình yên hiền lành sống vui bên nắng, bên gió, bên tiếng chim ca hát. Yêu biết mấy khu vườn nhà em !
 3.3/.Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ.
 Trong thời gian học sinh học về tả cảnh thì giáo viên có thể xây dựng các bài tập bổ trợ về cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh. Các bài tập này có thể làm vào các tiết luyện Tiếng Việt giao về nhà, hoặc lồng ghép trong các tiết thuộc phân môn Tiếng Việt.)
 Một số lưu ý khi xây dựng bài tập bổ trợ:
 - Bài tập đưa ra phải có dữ liệu đảm bảo tính chính xác về cấu tạo ngữ pháp, tính nghệ thuật trong ngôn từ và cú pháp.
 - Bài tập phải phát huy được sự sáng tạo của học sinh .
 - Bài tập có nhiều hướng giải quyết khác nhau tạo sự phong phú trong suy nghĩ của học sinh.
 a/. Bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ.
 a1. Mục đích: 
 - Qua bài tập, học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Học sinh biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảmphù hợp với văn cảnh.
 a2. Một số kiểu bài tập
 Bài 1. Tìm các từ ghép, từ láy chỉ về:
 + Độ rộng
 + Độ cao
 + Độ sáng
 + Màu sắc của cây cối.
 Đáp án:
 a. Độ rộng : Thênh thang, mênh mông, rộng rãi, bao la , bát ngát...
 b. Độ cao : Vời vợi, chót vót, vun vút...
 c..Độ sáng: lung linh, lấp lánh, long lanh, loang loáng, rực rỡ, lập loè
 d.Màu sắc của cây cối: Xanh rờn, xanh mơn mởn, vàng rực, đỏ thắm
 Bài 2. Điền từ láy thích hợp vào chỗ chấm:
 a. Cánh đồng lúa như tấm thảm vàng khổng lồ trong gió.
 b. Những giọt sương đọng trên cánh hồng đỏ thắm,.
 c. Mặt trăng tròn đang  trên bầu trời
 d. Những tàu lá chuối . trong gió.
 + Đáp án:
 a. Cánh đồng lúa như tấm thảm vàng khổng lồ dập dìu trong gió.
 b. Những giọt sương long lanh ( lấp lánh) đọng trên cánh hồng đỏ thắm,mịn màng
 c. Mặt trăng tròn đang lơ lửng trên bầu trời thăm thẳm.
 d. Những tàu lá chuối phần phật trong gió.
 Bài 3. Thay các từ được gạch chân bằng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Mặt trời chiếu những tia nắng vàng xuống mặt đất.
Mưa rơi xuống mái tôn, chảy xuống sân gạch, rơi vào bụi cây.
Tiếng sấm sét vang lên kèm theo ánh chớp sáng ngang bầu trời.
 + Đáp án: 
Mặt trời ném những tia nắng chói chang xuống mặt đất.
Mưa nhảy nhót xuống mái tôn, ngã soài xuống sân gạch, lao vào bụi cây.
Tiếng sấm sét ì ùng kèm theo ánh chớp loang loáng, rạch ngang bầu trời.
b/. Bài tập rèn kĩ năng viết câu có hình ảnh.
 b1. Mục đích : Rèn kĩ năng sử dụng câu tả , sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn để tạo ra những câu văn có hình ảnh sinh động
 b2. Bài tập 
 Dạng bài tập rèn kĩ năng viết được xây dung từ dễ đến khó, từ rèn viết câu tả, câu có sử dụng biện pháp tu từ đến luyện viết đoạn văn ( Với dạng viết đoạn văn là bài tập nâng cao nhưng rất quan trọng và ngoài việc rèn viết câu còn rèn viết đoạn , viết bài. Đồng thời kiểm tra , đánh giá năng lực viết văn bản của học sinh.)
 Ví dụ:
 Bài 1. Mở rộng thành phần câu để được câu văn có hình ảnh hơn.
 a. Mây trôi.
 b.Gió thổi mạnh.
 c.Cánh đồng lúa rất rộng.
 d. Mặt trời mọc.
 Đáp án :
 a. Những đám mây trắng thong thả dong chơi trên bầu trời rộng lớn.
 b. Gió giận dữ gầm gào rít qua cành cây kẽ lá.
 c. Cánh đồng lúa chín vàng trải rộng mêng mông.
 d. Khi khoảng trời phía đông ửng sáng là lúc ông mặt trời đỏ ối, tròn như quả bóng bắt đầu nhô lên sau rặng tre đầu làng.
 Bài 2: Chuyển các câu kể sau thành câu tả có sử dụng biện pháp nhân hoá hoặc so sánh.
 - Chim hót trên cành.
 - Cây đa đứng sừng sững ở đầu làng.
 - Vào đêm trăng, dòng sông rất đẹp.
 - Bụi chuối đung đưa trong gió.
 Đáp án:
 - Trên vòm lá xanh mướt, chim chóc chuyền cành , hát bài ca véo von chào buổi sáng.
 - Ông đa cổ thụ như người lính già trung thành đứng canh gác sự bình yên cho dân làng.
 - Vào đêm trăng, dòng sông đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.
 - Mẹ con nhà bác chuối lục dục rủ nhau dang những cánh tay to bản tập thể dục.
 c/. Dạng bài tập cảm thụ cái hay, cái đẹp trong việc dùng từ và biện pháp tu từ trong một số đoạn văn, đoạn thơ hay.
 c.1 Tác dụng : Đây là dạng bài tập cảm thụ văn học, dạng bài tập này giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các văn bản từ đó có kĩ năng dùng từ, viết câu và khả năng thể hiện những tình cảm, những xúc cảm của mình khi viết văn.
 c.2 Ví dụ bài tập.
 Bài 1 
“ Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa , vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày ”
 ( Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ )
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của ḍòng sông quê hương như thế nào ?
 Gợi ý: Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện : Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa , vườn cây”
 Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
 Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
 Bài 2. Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương có đoạn tả cảnh như sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
 (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?
 Gợi ý
 - Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều) gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông, giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi ( khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất).
 - Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương.
 3.4/. Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học, đọc các bài văn, thơ về tả cảnh. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh.
 a/. Cung cấp và khuyến khích học sinh tích luỹ vốn từ ngữ khi học, đọc các bài văn, thơ về cảnh.
 - Giáo viên cần phân tích, mở rộng việc dùng từ, đặt câu, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi học các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là tả cảnh.
 Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài thơ, văn rất phong phú đồng thời cách sử dụng chúng rất sáng tạo nên khi dạy tập đọc giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ , các đặt câutrong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.
 - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng thông qua các tiết dạy: Luyện từ và câu và các tiết họat động ngoại khóa.
 Những tiết luyện từ và câu giáo viên có thể cho học sinh được mở rộng vốn từ bằng các tiết đồng nghĩa, trái nghĩa, các từ gợi tả, gợi cảm sau đó lựa chọn chép vào sổ tay từ ngữ của mình
 b/. Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh
 b1/. Thực trạng:
 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy vốn hiểu biết về cảnh, về sự thay đổi của cảnh của học sinh còn quá ít, thậm chí có sự sai lệnh. Điều này do nhiều nguyên nhân: có thể các em chưa có cơ hội tiếp cận cảnh để quan sát để khám phá về cảnh, chưa có thời gian để quan sát cảnh trong một thời gian dài và vốn hiểu biết về tự nhiên còn hạn chế. 
 Ví dụ: 
 - Học sinh không rõ sông ít nước vào mùa nào, nhiều nước vào mùa nào, nước sông luôn ngầu đục hay có lúc đục, lúc trong, bờ có bên lở bên bồi
 - Học sinh không nắm rõ được sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian nên khi tả có thể tả cây phượng vào mùa xuân có tán lá xum xuê, xanh mướt, cánh đồng lúa chín vàng vào tháng năm tháng sáu
 Chính vì kiến thức về cảnh không có hoặc có ít đã làm các em thiếu tự tin trong khi viết văn miêu tả cảnh vật đó.
 b2/. Hướng giải quyết
 Do các em chưa hiểu rõ về cảnh nên chưa thể tự tin viết được một bài văn hay. Muốn khắc phục tình trạng trên giáo viên cần làm những việc sau:
 + Tích cực yêu cầu học sinh đi quan sát thực tế các cảnh vào các thời điểm khác nhau, ở các vị trí khác nhau.
 + Bổ sung vốn kiến thức về cảnh qua các tiết tiếng việt có dữ liệu đưa ra liên quan đến cảnh vật, qua tiết địa lý, khoa học
 + Cho học sinh xem tổng quan về cảnh qua kênh thông tin truyền hình. 
 + Thường xuyên bổ khuyết vốn sống của học sinh ở mọi nơi mọi lúc.
 + Hướng dẫn học sinh lập từ điển cá nhân về các cảnh vật được quan sát và yêu thích.
V/. Hiệu quả đạt được:
Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối năm học 2015 – 2016 các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học, không sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình. Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
Diễn biến chất lượng Tập làm văn:
Thời điểm
Số HS
Điểm 5
Điểm 4
Điểm 3
Điểm 1, 2
Cuối học kì I
20
2
10%
10
50%
7
35%
1
5%
Cuối học kì II
20
4
20%
12
60%
4
20%
0
0%
Diễn biến chất lượng môn Tiếng Việt (Điểm kiểm tra):
Thời điểm
Số
HS
Điểm
9 - 10
Điểm
7- 8
Điểm
5 - 6
Điểm
1,2,3,4
Cuối học kì I
20
5
25%
10
50%
5
25%
0
0%
Cuối học kì II
20
6
30%
11
55%
3
15%
0
0%
Diễn biến chất lượng phân môn Tập làm văn sau khi áp dụng đề tài này thật đáng phấn khởi, đây là kết quả của một quá trình phấn đấu của thầy giáo và học sinh lớp 5B trường Tiểu học An Nông. Chất lượng phân môn Tập làm văn đi lên rõ rệt đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp và của tổ chuyên môn.
 1/.Với học sinh: Sau một thời gian suy nghĩ và áp dụng những biện pháp trên dạy học trong thực tế tôi nhận thấy các em có rất nhiều tiến bộ. Từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn biết thực hiện làm một bài văn miêu tả cảnh theo trình tự các bước một cách độc lập và thành thói quen tốt. Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu...đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa vào bài của mình làm cho bài văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, câu văn chau chuốt hơn...
 2/.Với giáo viên: Qua thực tế dạy phân môn Tập làm văn, giáo viên đã sử dụng một số biện pháp, phương pháp phù hợp linh hoạt ở đề tài nêu ra. Nó không đòi hỏi phải tốn nhiều công sức mà chỉ thể hiện ở sự chịu khó nghiên cứu, đưa ra các nội dung bài soạn sao cho phù hợp và thực hiện tiết dạy một cách linh hoạt theo nội dung bài soạn. 
 Áp dụng các biện pháp và phương pháp trong quá trình dạy bài Tập tập làm văn tả cảnh sẽ tạo nên sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh, tạo cho các em lòng tự tin học tập, làm cho lớp thêm phần sinh động. Học sinh hứng thú học tập, tư duy phát triển, hạn chế được số học sinh không tự làm được bài văn tả cảnh, quỹ thời gian dành cho tiết học được giáo viên sử dụng triệt để tạo điều kiện tốt để học sinh học tốt môn tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Đó cũng là điều kiện để học sinh học tốt các môn học khác có trong chương trình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường. 
	3/.Với tổ chuyên môn: Sự thành công của sáng kiến đem lại tổ có thành viên đạt chỉ tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó lan rộng ra cho toàn tổ nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2015 – 2016 tổ 4 - 5 có 5/6 đồng chí Lao động Tiến tiến; 2 đồng chí là Chiến sĩ TĐCS.
VI/. Mức độ ảnh hưởng:
 Sáng kiến áp dụng được cho tất cả giáo viên trong trường Tiểu học An Nông. Bên cạnh còn có khả năng áp dụng rộng rãi cho những giáo viên dạy học ở bậc tiểu học các trường ( Đặc biệt là các đồng chí dạy khối lớp 4 và khối lớp 5)
VII/. Kết luận.
 Sau một năm áp dụng sáng kiến này, thành công tuy nhỏ nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn tả cảnh sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh học tốt môn Tập làm văn sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
 Tập làm văn đúng là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn trọng nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Biết đâu sau này trong các em, sẽ có người trở thành nhà văn, nhà thơ...
 Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn năm này và các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
 Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công. Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp 4 - 5.
 Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./.
 Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến
 Cao Dương Huyền Trung

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_TAP_LAM_VAN_LOP_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan