Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh khai thác lược đồ phần tự nhiên Địa lí 7

Cơ sở lí luận:

Địa Lí là một môn học tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bởi vậy muốn học tốt và giải thích được các hiện tượng địa lí thì học sinh phải xét trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội.

Phương pháp học tập tốt môn địa lí là biết đọc bản đồ, sơ đồ, bản đồ đặc biệt là các biểu đồ. Biểu đồ là một trong những thiết bị dạy học hiệu quả và cần thiết nhất, có vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập địa lí.

Nhà địa lí học người Liên xô Paolôkin đã nói: “ Địa lí và bản đồ không thể tách rời nhau, không có bản đồ thì không có địa lí”

 Việc rèn luyện kĩ năng khai thác lược đồ ở bộ môn địa lí nói chung và địa lí 7 nói riêng là việc làm cần thiết trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy của Bộ giáo dục và đào tạo

 

doc25 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh khai thác lược đồ phần tự nhiên Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dòng biển lạnh hay xác định các mỏ khoáng sản trên bản đồ còn yếu.
	Là giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí tôi luôn trăn trở làm sao các em học sinh, học bài và hiểu bài trên lớp mà không cần thời gian học bài ở nhà nhiều. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp giúp các em học sinh khai thác lược đồ tốt hơn, đặc biệt các em học sinh khối 7.
Kết quả khảo sát kĩ năng khai thác lược đồ phần tự nhiên Địa Lí 7 của năm học 2013-2014 đạt được kết quả sau:
Trung bình khối 7 trường THCS Lý Tự Trọng 
Năm học 2013- 2014:
STT
LỚP
SỐ LƯỢNG
Kĩ năng khai thác lược đồ tốt
Kĩ năng khai thác lược đồ chưa tốt 
số h/s
Tỉ lệ %
số h/s 
Tỉ lệ %
1
7A1
34
20
 58.8
14
41.2
2
7A2
34
19
55.88
15
44.1
3
7A3
34
21
61.76
13
38.2
4
7A4
32
22
68.75
10
31.3
Tổng
134
82
61.3
52
38.7
	Trung bình toàn khối 7 có kĩ năng khai thác lược đồ tốt đạt: 61.3 %
	Toàn khối 7 kĩ năng khai thác lược đồ chưa tốt: 38.7 %
	Trước thực trạng trên, để giúp học sinh có kĩ năng khai thác lược đồ được tốt dần lên. Tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy địa lí 7. Đặt biệt là “Một số biện pháp giúp học sinh khai thác lược đồ phần tự nhiên địa lí 7”.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
Vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học mà trong giảng dạy địa lí là các lược đồ. Sử dụng lược đồ trong giảng dạy địa lí, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, dễ hiểu bài, nắm nội dung bài qua lược đồ, lâu quên, .Để hướng dẫn học sinh biết sử dụng lược đồ, để rèn luyện học sinh sử dụng thành thạo hơn lược đồ tự nhiên là lần lượt theo trình tự sau:
2.3.1. Xác định tọa độ địa lí của châu lục:
Khi học tập về một vùng châu lục, quốc gia hay các vùng miền vấn đề xác định tọa độ địa lí là hết sức quan trọng, khi xác định được tọa độ ta biết được châu lục đó nằm ở môi trường nào, khí hậu, cảnh quan của châu lục thay đổi ra sao. Ở Địa Lí 7 chúng ta hướng dẫn học sinh tìm vĩ độ ở mức đơn giản vì kiến thức rất trừu tượng.
Ví dụ khi dạy bài 47: Châu nam cực – Châu lục lạnh nhất thế giới.
	 Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào H47.1 sgk xác định vị trí giới hạn của Châu Nam Cực. Học sinh biết được phần lục địa trong vòng cực nam của Trái Đất và các đảo ven lục địa
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và với vị trí nằm ở cựa Nam của Trái Đất thì như vậy khí hậu ở đây như thế nào? Học sinh trả lời Châu Nam cực có khí hậu lạnh giá. Vậy khí hậu lạnh giá thực vật và động vật nơi đây phát triển như thế nào? Thực vật nghèo nàn còn động vật chủ yếu là động vật xứ lạnh.
(Phụ lục 1)
	Ở Bài 26, 27: Thiên nhiên Châu Phi giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí của chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, học sinh xác định trên lược đồ: Cực Bắc Châu Phi nằm trên chí tuyến Bắc, còn cực Nam Châu Phi nằm trên chí tuyến Nam.
	Vậy Châu phi nằm trọn trong hai chí tuyến. Như vậy Châu phi thuộc môi trường nào? Học sinh xác định trong môi trường đới nóng.
2.3.2. Tìm vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ:
Ta thường hướng dẫn học sinh xác định 8 hướng tiếp giáp chính trên bản đồ là: Bắc – Nam, Tây – Đông, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Việc xác định các hướng tiếp giáp châu lục là để học sinh xác định hướng châu lục và châu lục tiếp với những châu lục khác hoặc biển và đại dương. Các yếu tố tiếp giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến châu lục.
Ví dụ: Bài 26 Thiên nhiên Châu Phi
	Yêu cầu học sinh qua sát H26.1: Cho biết Châu phi tiếp giáp với biển và đại dương nào? Học sinh trả lời.
	- Phía Tây giáp với Đại Tây Dương.
	- Phía Đông Nam giáp với Ấn Độ Dương.
	- Phía Bắc giáp với Địa Trung Hải.
	- Phái Đông Bắc giáp với Biển Đỏ và Châu Á. 
	Như vậy học sinh hình dung được vị trí của Châu Phi nằm dưới Châu Âu và giáp với Châu Á. Giáo viên yêu cầu học sinh xác định trên lược đồ nơi tiếp giáp của Châu Phi với Châu Á.
Yêu cầu học sinh xác định kênh đào xuyê và ý nghĩa của kênh đào này 
 Điểm nút giao thông quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế, đường biển đi từ Tây Âu sang Viển Đông qua Địa Trung Hải vào Xuy-ê được rút ngắn rất nhiềumuốn đi từ Địa Trung Hải sang Ấn Độ Dương người ta phải đi vòng qua Đại Tây Dương (giáo viên chỉ hướng đi trên lược đồ). Nhưng khi có kênh đào Xuy-ê thì người ta không cần phải đi vòng mà chỉ cần từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê theo biền Đỏ là đến Ấn Độ Dương. Vậy kênh đào Xuy-ê có tác dụng như thế nào?
Học sinh trả lời: Rút ngắn đoạn đường đi, khi tàu thuyền đi qua kênh đào Xuy-ê phải nộp thuế, vậy Ai Cập sở hữu kênh đào Xuy-ê sẽ có điều kiện gì để phát triển kinh tế? Học sinh sẽ trả lời thu thuế.
 Ai Cập tiếp giáp Châu Á thông qua kênh đào Xuy-ê nên kinh tế phát triển nhờ vào thu thuế các tàu thuyền khi đi qua kênh đào này. 
 	Như vậy việc xác định vị trí tiếp giáp là rất quan trọng.(Phụ lục 2)
2.3.3. Các kí hiệu khác thường được sử dụng trên lược đồ:
a. Dựa vào thang màu để xác định địa hình:
	Đa số các lược đồ đều có phần chú thích của thang màu như màu xanh là Đồng bằng, màu vàng, cam là địa hình cao nguyên, sơn nguyên, màu đỏ thẩm là núi cao. Nhờ phần chú thích này mà ta có thể xác định được địa hình của châu lục cao hay thấp trên lược đồ.
Ví dụ khi dạy bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ ( phụ lục 3)
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định địa hình của Bắc Mĩ trên lược đồ tự nhiên:
+ Phía Tây địa hình núi cao do đó có màu đỏ đậm.
+ Ở giữa có địa hình thấp do có màu xanh (đồng bằng)
+ Phía Đông có địa hình cao hơn chính giữa nhưng thấp hơn phía Tây do có màu vàng và cam.
Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi
	Đối với lược đồ này đã chú thích rõ các sơn nguyên, bồn địa,. Nhưng nhìn vào thang màu, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy phía Đông Nam của Châu Phi có địa hình cao hơn Tây Bắc của Châu Phi.
b. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nơi nào tiếp giáp với dòng biển nóng (chú thích mũi tên dài màu đỏ) đi qua thì thường có khí hậu nóng ẩm nên mưa khá nhiều. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí và địa hình cao hay thấp, nếu nơi có dòng biển nóng đi qua chí tuyến và địa hình cao thì lượng mưa chủ yếu ven biển còn bên trong mưa ít hoặc rất ít.
 Nơi có dòng biển lạnh (chú thích mũi tên dài màu xanh) đi qua thường rất ít mưa (do lượng hơi nước bóc lên rất ít) hay xuất hiện hoang mạc hay bàn hoang mạc và trên thế giới các hoang mạc nóng lớn thường hay xuất hiện ở hay chí tuyến nằm giáp dòng biển lạnh hoặc sâu trong lục địa. 
	- Nơi giao nhau của dòng biền nóng và dòng biển lạnh là nơi thủy sinh phát triển rất mạnh do sinh vật phù du nhiều làm mồi cho tôm cá, .
c. Tài nguyên khoáng sản: 
Tất cả các lược đồ đều có chú thích tài nguyên khoáng sản của từng châu lục: Kim loại, phi kim, các loại rừng, . Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cho học sinh tự xác định các tài nguyên khoáng sản trên lược đồ.
Ví dụ bài 26: Thiên nhiên Châu Phi
	Hãy xác định trên lược đồ Châu Phi có các tài nguyên khoáng sản nào?
	Học sinh sẽ xác định từng loại tài nguyên khoàng sản trên lược đồ.
	Qua đó em có nhận xét gì tài nguyên khoáng sản ở Châu Phi? Do đó có nhiều khoáng sản nên học sinh trả lời: Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong qua trình giảng dạy địa lí 7 người giáo viên có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp người dạy có thể thêm hoặc bớt, hay thay đổi thứ tự cách tiến hành sao cho đạt được yêu cầu của bài dạy phù hợp với nhận thức của sinh để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả.
	Tính trung bình của toàn khối 7 đến kết thúc năm học 2014-2015 Trường THCS Lý Tự Trọng đạt được kết quả như sau:
STT
LỚP
SỐ LƯỢNG
Kĩ năng khai thác lược đồ tốt
Kĩ năng khai thác lược đồ chưa tốt 
số học sinh
Tỉ lệ %
số học sinh 
Tỉ lệ %
1
7B1
36
30
83.3
6
16.67
2
7B2
34
28
82.4
6
17.65
3
7B3
33
29
87.9
4
12.12
4
7B4
32
28
87.5
4
12.5
Tổng
134
115
85.3
20
14.73
	Trung bình toàn khối 7 có kĩ năng khai thác lược đồ tốt đạt: 85.3 %
	Toàn khối 7 kĩ năng khai thác lược đồ chưa tốt: 14.73 %
* Qua đó ta thấy được bước tiến bộ trong giảng dạy:
	- Khả năng tiếp thu của học sinh ngày càng nâng cao.
	- Học sinh tiếp thu kĩ năng khai thác lược đồ dần tốt hơn
	- Đa số học sinh đều hứng thú khai thác thông tin trên lược đồ
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận
Những kinh nghiệm của bản thân tự rút ra trong quá trình giảng dạy, với mong muốn rằng chất lượng dạy và học của trường nói riêng của ngành giáo dục nói chung ngày càng nâng cao. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng kinh nghiệm này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Bản thân tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành từ đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường tạo điều kiện mua sắm bản đồ tự nhiên địa lí.
- Tập bản đồ tự nhiên các châu lục
 Nam xuân, ngày 09 tháng 09 năm 2015
 Người thực hiện
 Nguyễn Bá Dũng
Tài liệu tham khảo
- Tập bản đồ tự nhiên Địa Lí các châu lục 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa Lí 7
- Trang violet.vn
- Sách hướng dẫn làm bài tập Địa Lí 7.
ĐÁNH GIÁ TỔ CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD-ĐT
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phụ lục 1
CHƯƠNG: VIII: CHÂU NAM CỰC
Bài 47
CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I/ Mục tiêu.
1.Kiến thức:
 - Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam của Trái Đất.
 - Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
2.Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí.
3.Thái độ:
 - Giáo dục môi trường qua bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
II/ Chuẩn bị.
 1. GV: lược đồ tự nhiên châu Nam Cực, H47.2, H47.3 phóng to.
 2. HS: học bài và soạn bài.
III/ Các bước lên lớp.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS dựa vào H47.1.
 - Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực?
- Nam Cực được bao bọc bởi các biển và đại dương nào?
- Yêu cầu HS quan sát H47.2, khí hậu châu Nam Cực?
- Gió bão ở đây có đặc điểm gì? Tại sao?
 -Vì sao khí hậu lạnh giá như vậy?
 Dựa vào H47.3, nêu đặc điểm địa hình nổi bật của châu Nam Cực?
- Sự tan băng ở Nam Cực ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất?
- Sinh vật Nam Cực có đặc điểm gì?
- Theo em chúng ta cần phải làm gì để những loài động vật quý hiếm này không bị tuyệt chủng?
- Ở đây có những khoáng sản gì?
Hoạt động 2:
- Con người phát hiện châu Nam Cực từ bao giờ?
- Châu Nam Cực được xúc tiến nghiên cứu mạnh mẽ từ khi nào?
- Việc khảo sát Nam Cực được quy định như thế nào?
- Phân tích: nằm hoàn toàn ở vòng cực Nam có diện tích 14,1 triệu km2.
- Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Phân tích: khí hậu rất khắc nghiệt.
- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc thường trên 60 km/giờ. Vì đây là vùng áp cao.
- Vị trí ở vùng cực nam nên mùa đông đêm địa cực kéo dài. Vùng Nam Cực là 1 lục địa rộng lớn nên khả năng tích trữ năng lượng nhiệt kém, nhiệt lượng thu được trong mùa hè nhanh chóng bức xạ hết → băng nhiều.
- Học sinh trình bày 
- Ước tính diện tích băng Nam Cực chiếm 4/5 diện tích băng thế giới . Nếu băng Nam Cực tan hết thì mặt nước của Trái Đất dâng lên 70m, diện tích lục địa hẹp lại, các đảo bị nhấn chìm,.
- Thực vật không có; động vật có khả năng chịu rét giỏi như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển,.sống ven lục địa.
Không đánh bắt, tuyên truyền để mọi người thấy được sự cần thiết phải bảo vệ ........
- Than đá, đồng, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,
- Châu Nam Cực được phát hiện vào thế kỉ XIX.
- Được nghiên cứu mạnh mẽ từ 1957.
- 1/12/1959, đã có 12 quốc gia kí “hiệp ước Nam Cực” quy định việc nghiên cứu với mục đích hoà bình, không đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên.
1. Khí hậu.
a. Vị trí, giới hạn.
- Phần lục địa trong vòng cực Nam và các đảo ven lục địa.
- Diện tích 14,1 triệu km2.
b. Đặc điểm tự nhiên.
- Khí hậu rất khắc nghiệt, là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.
- Địa hình là 1 cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m.
-Thực động vật:
Thực vật không có; động vật có khả năng chịu rét giỏi như: Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển,.
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.
- Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Là nơi chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
Phụ lục 2
Tiết 29 – Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I/ Mục tiêu.
 - Kiến thức: 
	HS hiểu rõ châu Phi có dạng hình khối, đặc điểm, vị trí, địa hình, khoáng sản của châu Phi.
 - Kỹ năng:
	Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ để tìm hiểu kiến thức. 
 - Thái độ:
II/ Chuẩn bị.
- GV: bản đồ tự nhiên châu Phi, bản đồ tự nhiên thế giới.
- HS: soạn và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 - Xác định vị trí các châu lục và đại dương trên thế giới?
 - Tại sao nói thế giới chúng ta sống “rộng lớn và đa dạng”?
 3/ Bài mới.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:
- Giới thiệu các điểm cực của Châu Phi trên bản đồ. 
+ Cực Bắc: mũi Cáp Blăng 37020’B
+ Cực Nam: mũi Kim 34051’N
+ Cực ĐÔNg: mũi Rathaphun 51021’Đ
+ Cực Tây: mũi xanh(Cáp ve)17033’T
- Cho biết Châu Phi tiếp giáp với biển và đại dương nào?
- Đường xích đạo qua phần nào của châu lục?
- Đường chí tuyến Bắc qua phần nào?
- Chí tuyến Nam qua phần nào?
- Vậy lãnh thổ Châu Phi thuộc môi trường nào?
- Đường bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?
- Đảo lớn nhất Châu Phi?
- Nêu tên các dòng biển nóng lạnh chảy ven bờ?
Nền công nghiệp ở đới ôn hoà có đặc điểm gì? 
- Kênh đào Xuy-ê có ý nghiã như thế nào đối với giao thông đường biển quốc tế?
Hoạt động 2:
- Châu Phi có dạng địa hình nào là chủ yếu?
- Nhận xét sự phân bố các đồng bằng ở Châu Phi?
- Yêu cầu HS đọc và chỉ các sơn nguyên trên lược đồ.
- Địa hình phía Đông và phía Tây khác nhau như thế nào?
- Tại sao có sự khác nhau đó?
- Cho biết sự phân bố các dãy núi chính ở Châu Phi?
- Mạng lưới sông ngòi và hồ ở Châu Phi có đặc điểm gì?
- Yêu cầu hoạt động nhóm tìm các khoáng sản và nơi phân bố theo bảng. 
- Quan sát. 
- Bắc: Địa Trung Hải.
- Tây: Đại Tây Dương.
- Đông: Biển Đỏ - Kênh Xuyê.
- Nam: Ấn Độ Dương.
- Qua chính giữa châu lục.
- Giữa hoang mạc Xa ha ra.
- Giữa bồn địa Calahari. 
- Đới nóng.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt → khí hậu Châu Phi rất khô và nóng.
- Ma-đa-ga-xca.
- Dòng biển nóng: Ghinê,mũi kim, môdăn, bich.
- Dòng biển lạnh: Ca-ha-ri, Ben-ghe-la, Xô-ma-li.
- Điểm nút giao thông quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế, đường biển đi từ Tây Âu sang Viển Đông qua Địa Trung Hải vào Xuy-ê được rút ngắn rất nhiều
- Dạng địa hình khối cao từ 500m – 2000m.
- Nhỏ hẹp, phân bố rất ít ở ven biển.
- Xác định trên lược đồ.
- Các sơn nguyên cao từ 1500m – 2000m tập trung ở đông nam, thấp dần là các bồn địa và hoang mạc ỏ phía tây bắc.
- Phía đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ, thung lũng.
- Tây Bắc có dãy Át Lát, Đông Nam có dãy Đrê-ken- bec.
- Sông phân bố không đều, sông lớn bắt nguồn từ khu vực Bắc xích đạo và nhiệt đới. - Lắng nghe.
Thảo luận nhóm, đại diện trình bày, nhận xét.
1.Vị trí địa lí. 
 - Châu Phi được bao bọc bởi các đại dương và biển.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt.
2. Địa hình và khoáng sản.
 a. Địa hình.
- Lục địa phi là khối cao nguyên khổng lồ, có các bồn địa xen kẻ các sơn nguyên.
- Hướng nghiêng chính của địa hình thấp dần từ ĐN đến tây bắc.
- Các đồng bằng thấp tập trung ở ven biển.
- Rất ít núi cao và sông ngòi.
 b. Khoáng sản.
Các khoáng sản quan trọng
Địa điểm phân bố
Dầu mỏ, khí đốt.
Đồng bằng ven biển Bắc Phi, ven vịnh Ghi-Nê.
Phốt phát.
Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-duy
Vàng, kim cương.
Ven vịnh Ghi-nê, Trung Phi, cao nguyên Nam Phi.
Sắt.
Dãy núi trẻ Đrê-ken-bec.
Đồng, chì, cô ban, man gan.
Các cao nguyên Nam Phi.
Phụ lục 3
Tiết 39. Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ 
I/ Mục tiêu. Sau bài học, HS cần:
 1. Kiến thức - Nắm vững đặc điểm 3 bộ phận địa hình Bắc Mĩ.
 - Biết sự phân hoá lãnh thổ theo hướng từ bắc xuống nam, chi phối sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ.
 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích lát cắt địa hình, lược đồ.
 3. Tư tưởng: Học sinh có ý thức tốt trong học tập
II/ Chuẩn bị.
 - GV: lược đồ tự nhiên châu Mĩ, lát cắt địa hình Bắc Mĩ.
 - HS: Vỡ ghi, sgk...
III/ Các bước lên lớp.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 - Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài trên bao nhiêu vĩ độ?
 - Trình bày đặc điểm dân cư của châu Mĩ?
 3/ Bài mới.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS quan sát H36.1, H36.2.
- Địa hình Bắc Mĩ được chia thành mấy phần?
- Xác định giới hạn, quy mô, độ cao hệ thống Coóc-đi-e, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên trên hệ thống núi này?
-Trên hệ thống Coóc-đi-e có những khoáng sản gì?
- Đồng bằng trung tâm có đặc điểm gì?
- Hệ thống sông, hồ miền đồng bằng có gì nổi bật?
- Miền núi già và sơn nguyên gồm những bộ phận nào?
- Đặc điểm của miền địa hình này như thế nào?
Hoạt động 2:
- Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm phần lớn diện tích?
- Tại sao khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hoá bắc – nam?
- Cho biết sự khác biệt về khí hậu giữa phần đông và phần tây kinh tuyến 1000T? Vì sao có sự biệt đó?
- Ngoài ra còn có sự phân hoá nào? Thể hiện rõ ở đâu?
- Phía tây là Coóc-đi-e, giữa là đồng bằng trung tâm, phía đông là dãy núi già Apalát.
- Phía tây là dãy Thạch Sơn (Roc-ki) dài từ Bắc Băng Dương đến Mê-hi-cô cao 3000m, có nhiều ngọn núi cao 4000m .
- Phía đông là dãy núi nhỏ hẹp, tương đối cao 2000m → 4000m.
- Giữa các dãy núi phía đông và phía tây là chuỗi các cao nguyên và bồn địa từ bắc xuống nam cao 500 → trên 2000m.
- Tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cao: vàng, đồng, chì,.
- Là đồng bằng rộng lớn tựa như 1 lòng máng lớn cao phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và phía đông nam → khí hậu phía bắc lạnh, phía nam nóng.
- Hệ thống Hồ Lớn là hồ Băng hà quan trọng là ngũ hồ: hồ Thượng, Mi-si-gân, Hu-rôn, Ê-ri-ê, Ôn-ta-ri-ô đó là hồ nước ngọt nước lớn trên thế giới 
- Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa, dãy A-pa-lát của Hoa Kì.
- Dãy A-pa-lát thấp và hẹp nên ảnh hưởng của Đại Tây Dương đối với lục địa Bắc Mĩ vào sâu hơn, rộng hơn; rất giàu khoáng sản.
- Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới núi cao, cận nhiệt đới, hoang mạc và nửa hoang mạc, khí hậu ôn đới chiếm phần lớn diện tích.
- Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài khoảng 830B → 150B.
- Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa 2 miền địa hình núi trẻ phía tây và núi già phía đông.
- Sự phân hoá khí hậu theo độ cao, thể hiện rõ ở miền núi trẻ Coóc-đi-e.
1. Các khu vực địa hình.
a. Hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây.
- Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, dài 9000 km theo hướng bắc nam.
- Gồm nhiều dãy chạy song song xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên.
- Là miền núi có nhiều khoáng sản quý, chủ yếu là kim loại màu với trữ lượng lớn.
b. Miền đồng bằng ở giữa.
- Cấu tạo địa hình dạng lòng máng.
- Cao phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam.
- Hệ thống hồ nước ngọt và sông lớn trên thế giới có giá trị kinh tế cao.
c. Miền núi già và sơn nguyên phía đông.
- Là miền núi già cổ, thấp có hướng đông bắc - tây nam.
- Dãy Apalát rất giàu khoáng sản.
2. Sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ.
- Sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc – nam.
- Sự phân hoá khí hậu theo chiều đông – tây, đặc biệt là phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T.
- Sự phân hoá khí hậu theo độ cao, thể hiện rõ ở miền núi trẻ Coóc-đi-e.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem dia li chuan_12741593.doc
Sáng Kiến Liên Quan