Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS

 Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biết được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua mấy nghìn năm lịch sử. Đó là một quá trình lao động cần cù, sáng tạo và chiến đấu lâu dài, gian khổ, hi sinh của các thế hệ người Việt Nam. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

 Hiện nay, Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo Dục cũng rất coi trọng việc dạy và học lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong cuốn lịch sử nước ta:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi thấy học sinh các trường phổ thông nói chung đều quan tâm nhiều đến các môn như Toán, Lý, Hóa và Anh văn, còn môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội nói chung, hầu như chỉ học để đối phó. Thực tế các bậc phụ huynh và không ít không ít học sinh cho rằng, môn lịch sử là bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.Tình hình đó đã dẫn đến sự hiểu biết lịch sử của các em rất hạn chế, chất lượng bộ môn giảm sút so với nhiều năm trước.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với nhân cũ.
Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là xuyên suốt thời gian chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến khái niệm luân hồi.
Luân hồi:
Luân hồi chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống. Chết là hết một kiếp, tâm thức mang theo nghiệp đi tái sinh kiếp mới. Hình thức của một kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi súc sinh, cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la). Quan hệ nhân quả quyết định cách thức luân hồi, hay nói cách khác tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận quả.
Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết một kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục luân hồi sang kiếp khác để nhận quả. Còn luân hồi là còn khổ. Đạo Phật chỉ rằng luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu giác ngộ, nghĩa là có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử nếu biết cách "đoạn diệt" các nguyên nhân dẫn dắt luân hồi, nghĩa là không còn quan hệ nhân quả. Đạo Phật gọi đó là giải thoát, Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".
Giáo viên chọn lọc phần tư liệu liên quan đến bài học hoặc phần tư liệu có ích cho cuộc sống thực tiễn để cung cấp cho các em và nhấn mạnh bằng câu hỏi nêu vấn đề: Theo em việc chính quyền đô hộ truyền các tôn giáo này vào nước ta nhằm mục đích gì?
Giáo viên chốt lại bằng việc nhấn mạnh việc chính quyền đô hộ sử dụng các tôn giáo này như những công cụ để chúng cai trị tư tưởng người dân nước ta lúc bấy giờ. Có thể liên hệ đến sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo đó hiện nay trong nhân dân. 
2.5. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề và liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh.
	Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề là một yêu cầu trong dạy học hiện nay. Và thực tế dạng câu hỏi này mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Câu hỏi dạng này có không gian sử dụng rộng. Nó được sử dụng rất hiệu quả khi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề với những câu hỏi có vấn đề vì đã “đụng” vào sự tò mò của học sinh.
Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nói chung và môn lịch sử nói riêng là giáo dục tư tưởng cho học sinh. Thông qua môn lịch sử học sinh sẽ được bồi dưỡng thêm các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước mình, Đó cũng là điều kiện, động lực để các em cố gắng sau này lớn lên sẽ ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Việc giáo dục tư tưởng cho học sinh phải được tiến hành trong từng bài học. Giáo viên có thể nêu ra các tình huống có vấn đề cũng có thể liên hệ kiến thức đang học với hiện tại để thực hiện ý đồ của mình. 
	Khi thực hiện việc giáo dục tư tưởng cho học sinh, giáo viên phải để cho học sinh tự thể hiện ý kiến của mình. Có thể cho học sinh đặt mình vào tình huống để nêu lên ý kiến. Ý kiến của học sinh có thể phù hợp cũng có thể không phù hợp với quan điểm dạy học. Trong trường hợp đó giáo viên cần định hướng, giải thích cho học sinh hiểu vấn đề.
	Ví dụ . Khi giáo viên trưng hình ảnh các lăng tẩm, đền thờ: Lăng vua Hùng (Phú Thọ), đền thờ An Dương Vương (tại Thành Cổ Loa – Hà Nội), đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), lăng Bà Triệu (núi Tùng – Thanh Hóa), đình thờ Phùng Hưng (Đường Lâm – Hà Nội), lăng Ngô Quyền (Ba Vì – Hà Nội) áp dụng khi dạy bài 12, 15, 18, 20, 23, 27
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nhân dân ta khắp nơi lập đền thờ các vị anh hùng đã có công với đất nước thể hiện điều gì?
 Trong trường hợp này giáo viên không chỉ cho một học sinh thể hiện ý kiến mà nên cho nhiều học sinh thể hiện ý kiến. Vì đây là câu hỏi gợi được lòng tưởng nhớ biết ơn, sự tôn kính của các em với thế hệ cha anh đi trước 
	Trên cơ sở đó giáo viên cho học sinh liên hệ trách nhiệm của các em hiện nay: phải ra sức học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt để mai này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn, 
	Sau khi cho học sinh thể hiện ý kiến, giáo viên có thể khắc sâu hơn để các em đều cảm nhận được đó là một giai đoạn lịch sử đầy chông gai thử thách của dân tộc nhưng cũng nhờ lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết, sự hi sinh của cả dân tộc kết hợp với yếu tố chính nghĩa của cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà chúng ta đã giành thắng lợi đánh tan ý đồ bành trướng của các triều đại phong kiến Phương Bắc, từ đó các em nêu bật được lòng tự hào về dân tộc, càng khiến chúng em thêm yêu quê hương đất nước và quyết tâm học tập tốt để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh đúng như Bác Hồ đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” hay “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ”
 => Tóm lại, bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, nhân cách, nhân sinh quan cho học sinh vì thế tùy từng bài, từng mục đích mà người giáo viên hướng tới để đạt mục tiêu giáo dục trong bộ môn.
2.6. Sử dụng một số sơ đồ, bảng biểu, bước đầu hướng dẫn các em học lược đồ một cách đơn giản nhất trong một số tiết học lịch sử 6 
 2.6.1: Các bảng biểu, sơ đồ: giúp các em khái quát các nội dung, sự kiện lịch sử đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn nhất và từ đó hình thành cho các em các kĩ năng cơ bản để giải quyết các bài tập lịch sử.
	Đây cũng là một trong những nội dung được tôi rất chú trọng trong các tiết học, có những tiết học tôi sử dụng bảng biểu vừa ngắn gọn mà học sinh vừa dễ hiểu,có những bảng biết có thể sử dụng được trong nhiều tiết; có tiết học thì có thể dùng sơ đồ đơn giản để củng cố kiến thức cho các em. 
	Cụ thể sau đây tôi xin giới thiệu một số tiết tôi đã làm 
Ví dụ 1: Bài lập bảng biểu - Khi dạy bài 25. Ôn tập chương III.
1.a - Để giải quyết yêu cầu: Trong thời Bắc Thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ?
Trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập mẫu bảng biểu (số cột, số hàng) như bảng dưới đây
Sau đó gọi học sinh lên chữa từng giai đoạn và hoàn thiện như bảng dưới đây
Cuối cùng giáo viên nhấn mạnh tên gọi của nước ta qua các giai đoạn chính là phần chữ in đậm trong bảng dưới đây (như châu Giao, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ). Đây là phần kiến thức cơ bản ngắn gọn mà các em cần phải nắm được
 Lưu ý: - Bảng biểu này có thể sử dụng từng phần, từng mốc thời gian
 theo từng bài 
 - Có thể dùng trong khi dạy bài mới, khi kiểm tra bài cũ hoặc khi 
 giáo viên củng cố bài học của tiết dạy (phần củng cố dùng bảng biểu này sẽ kết hợp được với các đơn vị kiến thức cũ). Cụ thể như:dùng khi kiểm tra bài cũ tích hợp với dạy bài mới của bài 19 - ở mục 1; bài 21 - ở mục 1; bài 23 - ở mục 1.
 - Bảng biểu trên có thể sử dụng khi dạy tiết 34 – làm bài tập lịch sử.
1.b - Để giải quyết yêu cầu ở mục 2: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc Thuộc (theo mẫu sách giáo khoa) hoạc giáo viên hướng dẫn các em lập bảng biểu theo mẫu sau?
Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
+ Gợi ý để các em hình dung và lên bảng kẻ được mẫu bảng biểu như sau:
STT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
1
2
3
4
5
+ Sau đó giáo viên chia nhóm cho các nhóm nhỏ học sinh thực hiện hoàn thành bảng biểu (chú ý: các cuộc khởi nghĩa được sắp xếp theo tiến trình thời gian diễn ra). 
+ Cuối cùng học sinh hoàn thiện được bảng biểu như sau (Bảng biểu tôi đưa ra dưới đây là bảng thống kê đầy đủ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc)
Lưu ý: - Bảng biểu này có thể sử dụng từng phần, từng cuộc khởi nghĩa
 theo từng bài 
 - Có thể dùng trong khi dạy bài mới, khi kiểm tra bài cũ hoặc khi 
 giáo viên củng cố bài học của tiết dạy (phần củng cố dùng bảng biểu này sẽ kết hợp được với các đơn vị kiến thức cũ). Cụ thể như khi dạy bài 20 - ở phần củng cố; bài 21 - ở mục 2; bài 22 - ở phần củng cố; bài 23 - ở phần củng cố, bài 26, 27 - ở phần củng cố.
 - Bảng biểu trên có thể sử dụng khi dạy bài 28 – Ôn tập, ở mục hướng dẫn bài tập về nhà; hoặc khi dạy tiết 34 – làm bài tập lịch sử.
Hoặc bảng biểu tóm tắt những nét chính về thời đại dựng nước mà giáo viên có thể sử dụng trong tiết 33, bài 28 để giải quyết yêu cầu 2
=> Dạng bài bảng biểu này có tác dụng thâu tóm kiến thức rất tốt cho học sinh, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, giúp các em có những kĩ năng cơ bảng và có thể áp dụng trong đời sống thực tế.
Ví dụ 2: Khi sử dụng dạng bài sơ đồ 
 ?1 (sơ đồ 1): Khi dạy bài 3 - Xã hội nguyên thủy, ở phần củng cố bài học
 Hoặc khi dạy bài 7 - Ôn tập, ở yêu cầu 1.
 ?2 (sơ đồ 2): Khi dạy bài 8 - Thời nguyên thủy trên đất nước ta,ở phần củng cố. 
 Hoặc khi dạy bài 28 – Ôn tập, ở yêu cầu 1: lịch sử từ nguồn gốc đến thế kỉ X đã trải qua những gia đoạn lớn nào?
 Hoặc khi dạy tiết 34 – làm bài tập lịch sử: giáo viên đưa ra dạng bài sơ đồ này để một lần nữa các em được khái quát lại kiến thức một cách ngắn gọn, dễ nhớ, giúp các em nhớ lâu hơn. 
 - Sơ đồ tôi đã sử dụng trong một số bài như sau: 
Sơ đồ sau khi học sinh lên hoàn thiện như sau:
Ngoài ra, tôi còn sử dụng dạng sơ đồ khác như:
Lưu ý: Hai sơ đồ trên là một trong những dạng thâu tóm kiến thức rất đơn giản 
 2.6.2: Lược đồ: Đối với các em học sinh lớp 6, khi học các tiết có sử dụng lược đồ, bản đồ thì hầu hết các em rất lơ mơ không biết sử dụng như thế nào? Lược đồ có tác dụng gì? Một số em thì tò mò xem trên đó có màu sắc gì, hình ảnh gì nổi bật Các em không hề biết rằng từ lược đồ, bản đồ sẽ giúp chúng ta dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu các đơn vị kiến thức. Ở khối lớp này tôi chỉ giới thiệu để các em có thể hình dung và sử dụng đồ dùng này một cách đơn giản, ngắn gọn.
Ví dụ cụ thể như sau:
Khi dạy bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Giáo viên sử dụng lược đồ sau:
Trước tiên, giáo viên hướng dẫn các em đọc tên lược đồ, giải thích phần chú giải (mũi tên màu, thuyền, hình cung tên)
Hướng dẫn các em cách đứng khi chỉ, cách chỉ khi trình bày như thế nào. 
Để trình bày được nội dung lược đồ thì chúng ta cần hướng dẫn các em kết hợp với phần kênh chữ trong sách giáo khoa. Như lược đồ trên giáo viên sử dụng nó cho trình bày 2 nội dung:
+ Ngô Quyền chuẩn bị đánh giặc như thế nào? (Nhấn mạnh sự chủ động và độc đáo trong kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền thông qua lược đồ là cách tốt nhất để các em khắc sâu kiến thức)
+ Diễn biến, kết quả của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Lưu ý: - Nếu là lược (bản) đồ dùng để xác định các đơn vị hành chính thì cần khái quát biên giới quốc gia và liên hệ với gianh giới tên các đơn vị hành chính hiện nay. 
 - Có thể sử dụng một lược đồ trong nhiều tiết học để dạy kiến thức mới, để kiểm tra bài cũ, để ôn tập kiến thức cũ hoặc để sử dụng trong các tiết làm bài tập lịch sử.
=> Làm được như vậy, khi kết thúc chương trình lịch sử lớp 6 học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X. Cũng như tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản nhất của bộ môn
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết Luận:
1.1: Những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng các phương pháp trên
* Ưu điểm: 
 Qua quá trình thực tiễn giảng dạy khi áp dụng các phương pháp trên Tôi nhận thấy:
- Nhóm những phương pháp, kix thuật này góp phần phát phát triển được ở học sinh khả năng tìm tòi, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Khả năng tích hợp, tư duy vaán đề logic, khả năng sưu tầm tư liệu, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động daỵ - học 
- Huy động được sự tham gia vào hoạt động nhận thức của nhiều học sinh, các em hứng thú hơn, chủ động hơn trong học tập, biết huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
 - Thông qua việc sử dụng kết hợp các phương pháp trên, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức đúng đắn. Từ đó lựa chọn, định hướng cho các hoạt động thực tiễn. Hình thành năng lực cho người học. 
- Các em thêm yêu thích môn sử hơn, không còn thấy nó khô khan nữa. Ghi nhớ được những đơn vị kiến thức cơ bản. Có thể dễ nhớ, nhớ lâu hơn các sự kiện lịch sử, các cuộc khởi nghĩa, tên các vị anh hùng dân tộc, . 
* Hạn chế:	
 - Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức; giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đáp và hướng dẫn học sinh tìm tòi, nghiên cứu tư liệu, hoặc xây dựng những bài giảng PowePoint với những hình ảnh trực quan, những tư liệu cụ thể, những dạng bài tập khác nhau.để lôi cuốn học sinh tham gia. 
 - Việc tổ chức tích hợp các phương pháp chiếm nhiều thời gian của tiết học, tích hợp phải nhịp nhàng, uyển chuyển. Nếu không giải quyết tốt dễ rất dễ dẫn đến việc không đảm bảo thời gian cho tiết học hoặc phân bố thời gian không hợp lí giữa các mục.
 - Yêu cầu cao hơn đối với học sinh: đối tượng học sinh phải tương đối đồng đều về trình độ nhận thức, khả năng tư duy, ý thức tự giác, tự học, chủ động cao trong phát hiện và giải quyết các vấn đề giáo viên nêu ra. Vì thực tế vẫn còn một số ít học sinh do còn tập trung vào các môn học khác, hoặc lười học, hoặc chưa có phương pháp nghiên cứu tư liệu nên các em có thái độ học tập chưa tốt.
 - Khi sử dụng người giáo viên phải biết chắt lọc kiến thức, trình bày ngắn gọn, xúc tích, hướng vào vấn đề trọng tâm. Nói vậy chứ bản thân tôi, nhiều tiết vẫn cháy giáo án vì tham kiến thức, trong cung cấp tư liệu cho các em vẫn bị dàn trải. Điều đó tôi sẽ rút kinh nghiệm dần dần.
Một số lưu ý:
 Lecne đã cho rằng: số tri thức và kĩ năng được học sinh thu lượm trong quá trình dạy sẽ giúp hình thành những cấu trúc đặc biệt của tư duy. Nhờ những tri thức đó, tất cả các tri thức khác mà học sinh đã lĩnh hội không phải trực tiếp bằng những các phương pháp dạy học mà sẽ được chủ thể chỉnh đốn lại, cấu trúc lại. Do đó, khi sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau cần lưu ý: 
- Không yêu cầu học sinh tự khám phá tất cả các tri thức qui định trong chương trình.
- Mức độ nhận thức của đối tượng chủ thế khác nhau vì thế giáo viên có thể có sự giúp đỡ các em với mức độ nhiều ít khác nhau. Cần có sự động viên kịp thời ở các em dù kết quả các em tự khai thác được chưa nhiều, có như vậy mới không làm các em chán nản.
- Giáo viên nên thường xuyên đặt câu hỏi có liên quan đến các tài liệu mà mình cung cấp cho các em để HS thấy rằng đọc nó rất bổ ích
 - Giáo viên cần phải sếp xếp thời gian hợp lí, nếu không sẽ không đủ thời gian cho mỗi tiết dạy, hiểu đúng cách kết hợp phương pháp nào với phương pháp nào trong từng bài dạy cụ thể. Tránh dập khuôn móc. Các phương pháp này cần hướng tới mọi đối tượng học sinh chứ không phải áp dụng cho học sinh khá giỏi. Ví dụ trong 3 lớp 6 tôi dạy, trong đó lớp 6C có nhiều học sinh học trung bình - yếu hơn hai lớp còn lại nhưng các em rất thích tiết học sử, thích cô kể chuyện, hứng thú phát biểu bài, trình bày phần tư liệu đã chuẩn bị, 
- Khi trưng một bức tranh hay kể một câu chuyện, giáo viên phải tìm mọi cách cho HS tự nêu lên thắc mắc của mình khi nghe câu chuyện hay nhìn vào bức tranh đó, có như vậy mới để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của các em. Song cũng có một số em phát biểu về những gì các em trông thấy lạc chủ đề hoặc mang tư tưởng không chưa đúng đắn thì chúng ta cần bình tĩnh, phân tích chỉ rõ nội dung cần hướng đến thậm chí nghiêm khắc phê bình.
- Để tiết kiệm cũng như có giá trị sử dụng lâu dài những hình ảnh khi in ra cần được ép lại để có thể sử dụng trong những năm sau đó.
	Tóm lại, Người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa mục tiêu cần đạt với nội dung cách làm mới. Có như vậy tiết dạy mới bảo đảm nội dung.
1.2: Kết quả sau khi áp dụng đề tài năm học 2017 -2018
 Mặc dù thời gian cho một tiết học lịch sử trên lớp là rất hạn chế, số tiết phân phối ít (1tiết/ tuần) nhưng sau khi áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy của mình, tôi cũng đã đạt được một kết quả khả quan: 
 Trước hết bản thân tôi nhận thấy rằng đây là những kinh nghiệm rất phù hợp với việc dạy - học sử trong trường phổ thông hiện nay, nó kích thích được tính tò mò, muốn tìm hiểu lịch sử ngay từ khi bắt đầu vào bài học, chính vì vậy đây có thể xem là một biện pháp góp phần phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Từ đây cũng nhận thấy được rằng thái độ, cách nhìn nhận của học sinh về bộ môn lịch sử đã thay đổi, các em không cảm thấy quá nặng nề, quá nhàm chán mỗi khi vào tiết học lịch sử nữa. Mà ngược lại các em cảm thấy thật thú vị khi được tự mình khám phá những kiến thức lịch sử có liên quan đến cuộc sống hiện nay, bài học lịch sử trở nên gần gũi hơn đối với học sinh.
	 Về phía học sinh:
Phần lớn các em có ý thức rất tốt trong việc chuẩn bị bài ở nhà, hoạt động tích cực trong các giờ học, có thái độ đúng mực khi phát biểu ý kiến, khi giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra các em chủ động hơn, có động cơ học tập tốt hơn, hứng thú với bộ môn lịch sử. 
Tuy nhiên vẫn còn những học sinh lười học không chú ý nghe giảng, không ghi bài, thái độ lơ đãng trong một số giờ học, nên kết quả học tập chưa cao, chưa có được các kỹ năng cơ bản nhất trong học tập môn lịch sử như các em: Hoàng Hải Đăng, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Hoàng Anh (6C), Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Tú Quyên, Lê Thu Thảo (6B), 
Việc áp dụng phối hợp những phương pháp trên không chỉ trong khối 6 mà ở các khối khác tôi được phân công giảng dạy như khối 8,9 tôi vẫn thường xuyên sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy thì trong năm học 2017 - 2018, tại kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn lịch sử 9 đạt 07/11 học sinh tham gia thi trong đó có 01 học sinh lọt vào đội tuyển thi thành phố và đạt giải khuyến khích., khảo sát học sinh giỏi cấp huyện khối 8 đạt 5/8 học sinh trong đó có 01 giải ba. 
* Kết quả sau khi áp dụng đề tài:
Bảng 2: 
Lớp
Sĩ số
Điểm bài thi
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
6A
39
14
36.0
23
58.9
2
5,1
0
6B
33
8
24.0
16
48.5
6
18.0
3
9.5
6C
35
7
20.0
16
46.0
8
22.5
4
11.5
Với kết quả trên, tôi nhận thấy nội dung của đề tài là phù hợp và cần thiết với học sinh và cần tiếp tục phát huy trong những năm học tới cũng như sử dụng trong giảng dạy Lịch sử ở tất cả các khối lớp.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
	Để các tiết học lịch sử ở trường trung học cơ sở đạt được hiệu quả cao, bản thân tôi có những kiến nghị như sau:
Một thực tế rất rõ ràng hiện nay là ở các nhà trường vẫn thiếu một số thiết bị liên quan đến dạy học lịch sử như: tranh ảnh, lược đồ, tư liệu Chính vì thế, cần tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn lịch sử nói riêng và tất cả các môn học trong nhà trường nói chung. 
Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động như hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, kcó những biện pháp khuyến khích kịp thời đối với các em có thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi ở môn lịch sử, có như thế học sinh sẽ cảm thấy thỏa mái hơn khi tiếp cận với bộ môn lịch sử.
Giáo viên cũng cần bố trí thời lượng thời gian để vận dụng tốt các phương pháp dạy học, luôn đổi mới trong các tiết học lịch sử để không gây tâm lí nhàm chán, nặng nề ở học sinh.
 Trên đây là một số biện pháp giúp thầy và trò dạy – học tốt môn lịch sử 6 ở trường THCS mà tôi đã thực hiện tại trường nơi Tôi công tác. Phạm vi nghiên cứu đề tài nhỏ hẹp, bản thân Tôi cũng đã đầu tư nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học đạt những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế không tránh khỏi rất mong các đồng chí tham khảo và đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do Tôi tự làm, đã và đang tiếp tục sử dụng trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử - THCS.
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS 
 (phần Lịch sử Việt Nam)
Giáo trình Đại cương lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục)
Web Lichsuvietnam.net
4. Web Bachkhoatoanthu.or
5. Sách giáo khoa Lịch sử 6.
6. Sách giáo khoa Ngữ văn 6.
7. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (quyển 2) - 
 NXBĐHSP Hà Nội
8. Tài liệu tích hợp trong dạy học lịch sử - Đại học Thái Nguyên.
9. Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử - NXB ĐHSP Thành phố
 HCM.
10. Tư liệu Hồ Chí Minh, Văn kiện của Đảng.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc