Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp Hoá học, Lớp 9

Mục đích đề tài:

 Tôi nghiên cứu để tài này nhằm giúp các em giải tốt bài tập dạng nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học để các em sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức đã học về hóa học, nắm được thao tác cụ thể đối với từng loại hóa chất, Cụ thể là:

- Ôn tập những kiến thức đã học .

- Rèn luyện tư duy, tính nhạy bén và khả năng nắm vững kiến thức của học sinh .

- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức của mình về tính chất vật lí cũng như về tính chất hóa học của các chất để nhận biết .

- Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp cho học sinh khỏi lúng túng khi giải quyết vấn đề nào đó trong cuộc sống liên quan đến việc nhận biết các chất.

- Giúp bản thân và đồng nghiệp nâng cao tay nghề và chất lượng chuyên môn của bộ môn mình phụ trách

Nhưng trước hết các em sẽ được hướng dẫn cách lập một kế hoạch nhận biết chất một cách lôgic. Từ đó phát huy hơn nữa kỹ năng nhận biết các chất bằng cách thay thế các chất thử khác đồng thời giúp các em hình thành được khái niệm thuốc thử dùng để nhận biết các chất hóa học. Đó cũng là mục đích đề tài mà tôi nghiên cứu.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp Hoá học, Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần trình bày bài giải.
Phần này tôi chủ yếu hướng dẫn các em nên có những trình bày lôgic, theo một trình tự hợp lý, hiệu quả, tính đến yếu tố tiết kiệm hóa chất.
1.- Chiết các hóa chất cần nhận biết ra các ống nghiệm và đánh dấu bằng số 1,2,3hoặc a,b,c,
2.- Trình bày thao tác nhận biết: nên nêu các thao tác theo trình tự hợp lý như dùng một đầu giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm chứa axit chứ không thể dùng axit để đổ vào giấy quỳ tím,.
3.- Nêu hiện tượng xảy ra và kết luận tên chất cần nhận biết.
4.- Tiếp tục trình bày các thao tác khác để nhận biết các chất còn lại.
5.- Ghi lại các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Dù là hình thức trình bày nào như trình bày miệng, viết ra giấy,  hay thực hành cũng theo thứ tự như trên.
6.1 Hình thức thứ nhất: Trình bày yêu cầu của bài tập bằng lí thuyết : Có thể cho học sinh làm bài bằng cách:
- Trả lời miệng: 
Khi có ít thời gian trong quá trình kiểm tra hoặc trước khi thực hành cần ôn lại kiến thức cũ. 
 Ví dụ: Trước khi tiến hành thực hành thí nghiệm 3 của bài "Tính chất hóa học của oxit và axit" (lớp 9): Có 3 lọ không nhãn , mỗi lọ đựng một trong 3 dung dịch Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl . Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch các chất đựng trong mỗi lọ .
 Giáo viên có thể đặt câu hỏi trước cho học sinh trả lời miệng : "Em hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch là Na2SO4 , H2SO4 loãng và HCl đựng trong 3 lọ mất nhãn " để ôn lại kiến thức cho học sinh trước khi tiến hành thực hành.
	Đối với các bài tập trắc nghiệm khách quan có thể cho các em trình bài yêu cầu của bài tập bằng hình thức này. 
- Làm bài trên giấy:
 Đây là hình thức giải bài tập chủ yếu. Có thể cho học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập trên giấy khi làm bài tập ở lớp, ở nhà, kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc thi học kì 
Khi trình bày bài làm có thể theo các bước của phương pháp chung giải bài tập nhận biết các chất hoặc có thể trình bày các thí nghiệm cũng như phản ứng hoá học một lượt để rút ra kết luận nhận biết chất cần nhận biết.
6.2 Hình thức thứ hai: trình bày yêu cầu của bài tập bằng phương pháp thực hành:
 Đây là dạng bài tập kiểm tra mà người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất và đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Ngược lại, với hình thức kiểm tra này sẽ tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú học tập, tạo điều kiện cho các em có niềm tin vào khoa học.
Lưu ý: Đôi lúc trong thực tế giảng dạy lại xảy ra trường hợp thực hiện của yêu cầu bài tập lí thuyết là để kiểm chứng lại bằng phương pháp thực hành. Lúc đó, người giáo viên phải định hướng cho học sinh các trường hợp khi lí thuyết đưa ra (trình bày nhiều) mà trong quá trình thực hành lại làm rất ngắn gọn.
Ví dụ: Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng thêm thuốc thử là quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch là Na2SO4 , K2CO3, BaCl2 và HCl đựng trong các lọ mất nhãn.
Khi cho quỳ tím vào có thể rơi vào trường hợp ngẫu nhiên đã nhận biết HCl (làm quỳ tím hóa đỏ), KOH (làm quì tím hóa xanh) mà không cần phải cho quỳ tím vào tất cả các lọ.
Đối với bài thực hiện yêu cầu nhận biết bằng phương pháp thực hành, giáo viên cần hướng dẫn các em các thao tác cho phù hợp, chính xác, tránh các hiện tượng cháy nổ,. . ..
Kết quả là các em trình bày cách giải tập có tính khoa học, hợp lí theo một trình tự phù hợp với kiểu bài tập yêu cầu. Giải pháp tốt cũng giúp phát huy năng lực tư duy lôgic của các em.
7. Biện pháp nâng dần tỉ lệ học sinh giải bài tập nhận biết các chất: 
Để giúp các em từng bước nắm vững phương pháp giải bài tập nhận biết các chất, tôi tiến hành phân loại bài tập ở các mức độ dễ, trung bình, khó cho các đối tượng học sinh yếu, trung bình và khá giỏi. Ở các đối tượng học sinh yếu, trung bình tôi giúp các em tiến hành phân tích đề bài một cách tỉ mỉ nhằm giúp các em củng cố, định hướng được kiến thức để giải bài tập. Với đối tượng học sinh khá, giỏi tôi đặt ra các câu hỏi phân tích đề bài có tính định hướng, gợi mở nhằm giúp các em định hướng kiến thức, phát huy năng lực tư duy, hình dung được quá trình giải bài tập nhận biết các chất. Sau đó tôi nâng dần mức độ khó của bài tập và yêu cầu trình bày bài làm chính xác, súc tích hơn cũng như tìm ra các cách giải khác nhau cho một bài tập.
Khi áp dụng giải pháp này tôi sử dụng việc phân lọai bài tập mà ra đề cho phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. Với học sinh dạng trung bình, yếu nên đi từng bước từ đơn giản tức là đặt ra thành đề bài nhỏ cho các em xác định 1 chất rồi đến 2 chất Tuỳ theo bài tập có thể đề ra yêu cầu nhận biết một chất cụ thể để các em suy nghĩ tìm ra cách nhận biết, sau đó sẽ nâng cao hơn.
Đối với học sinh khá giỏi sẽ giải quyết các bài tập nhận biết 3,4 chất hay hỗn hợp chất và sau khi giải quyết xong bài tập nên cho các em tìm thêm cách nhận biết khác nhằm nâng cao kiến thức, phát huy hết năng lực tư duy của các em. Trong quá trình giải bài tập thì kế hoạch nhận biết có thể được áp dụng linh hoạt cho từng loại bài tập.
a) Đầu tiên tôi giúp các em giải bài tập nhận biết ở dạng 2 chất vô cơ khác loại nhau như muối với axit; muối với bazơ, oxit với axit; oxit với bazơ,. Có thể trong bài tập ở sách giáo khoa cho nhận biết 3 chất thì tôi sẽ tách ra cho các em giải tìm 2 chất khác loại nhau.
Ví dụ: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ dựng dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Có thể tách ra thành 2 bài tập nhỏ:
Làm thế nào để nhận biết hai lọ không nhãn, mỗi lọ dựng dung dịch không màu như sau: NaCl, Ba(OH)2
 Làm thế nào để nhận biết hai lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch không màu như sau: NaOH, Na2SO4
Khi đó việc giải bài tập rất đơn giản là các em dựa vào tính chất làm mất màu chất chỉ thị của axit hay bazơ.
 b) Tiến hành giải các bài tập nhận biết nhiều chất:
Số chất nhận biết từ 3,4 chất trở lên và loại chất cũng nhiều hơn. Đến đây học sinh cần phải vận dụng nhiều kiến thức hơn để giải.
	Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn H2SO4, Na2SO4, NaNO3.
	Phân tích:
	- Dùng chất chỉ thị màu nhận biết được một chất axit.
	- 2 chất còn lại là chất muối, cần tìm một chất muối khác tác dụng với 2 muối này nhưng chỉ có 1 muối là có phản ứng trao đổi.
	Na2SO4+ BaCl2" BaSO4$+ 2NaCl
	Cách giải:
	Dùng quỳ tím nhúng lần lượt vào 3 lọ trên lọ nào làm cho quỳ tím hóa đỏ đó là dung dịch H2SO4
	Lần lượt cho 2 muối còn lại với tác dụng với dung dịch muối BaCl2, thấy phản ứng có kết tủa thì đó là Na2SO4, chất còn lại là NaNO3.
c) Các hình thức nâng cao:
Sau khi bài tập thực hiện xong tôi cho các em xem lại ở bước phân tích để bài để đặt thêm câu hỏi: “Ngoài chất thử để tìm ra chất đó có chất nào khác để thay thế hay không?”. Từ đó các em sẽ thảo luận để tìm ra nhiều cách giải khác nhau.
Như ở ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn H2SO4, Na2SO4, NaNO3. Các em sử dụng chất BaCl2 , ta có thể sử dụng chất khác là Ba(NO3)2, Ba(OH)2
Hay như ở ví dụ 2: Chỉ được dùng 2 kim loại, làm thế nào để nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn là 3 dung dịch HNO3, HgCl2, NaOH.
Ở đây các em dùng đồng kim loại để thử thì ngoài kim loại đồng ra ta còn chất nào để thử?
Các em dễ dàng tìm được các chất để thử như sắt kim loại, chì kim loại.
 Việc tìm ra nhiều cách thử khác nhau là dựa vào tính chất hóa học chung của loại chất cần nhận biết, dựa vào yêu cầu của đề bài.
Ta xem lại ở ví dụ 2: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào để nhận biết ba lọ không nhãn là 3 dung dịch HNO3, HgCl2 NaOH. Nếu thay đổi đề bài là: 
Trình bày cách nhận biết ba lọ không nhãn là ba dung dịch HNO3, HgCl2, NaOH.” Thì các em sẽ có cách giải khác nhau :
Cách 1: Dùng quỳ tím để thử 
Cách 2: Dùng đồng kim loại để thử 
Cách 3: Dùng sắt kim loại để thử
Về hình thức tổ chức, tôi đề xuất thêm hình thức giải bài tập theo nhóm. Tôi phân công một em khá giỏi làm trưởng nhóm kèm theo một hay hai em trung bình, nhằm giúp các em này giải được bài tập và nhất là trình bày bài giải một cách khoa học, lôgic. Sau khi nhóm giải dược bài tập, tôi yêu cầu nhóm cho từng em trình bày lại bài giải bằng lời rồi mới ghi kết quả vào vở. Khi các em đã tiến bộ thì tiến hành giải bài tập ở hình thức cá nhân nhưng đối với các em chưa có cách trình bày hay thì tôi thường yêu cầu các em trình bày bằng miệng cho thật trôi chảy trước khi viết ra giấy. Đối với các em khá giỏi, tôi cũng tổ chức nhóm với yêu cầu cao hơn là đề xuất cách giải khác.
 Qua đó, số lượng học sinh trung bình, yếu giải được dạng bài tập này ngày càng cao hơn hẳn. Các em không còn ngại khi gặp bài tập loại này đồng thời số học sinh khá giỏi đã tìm ra được nhiều cách giải khác cho cùng một bài tập.
IV. Kết quả:
 Qua việc giải từng bài tập cụ thể tôi nhận thấy các em ngày càng tiến bộ hơn, các bước suy luận để tìm ra chất ngày càng lôgic hơn và nhất là việc trình bày bài giải cúa dạng bài tập này ngày càng lôgic hơn.
	Bước đầu tiếp xúc với bài tập nhận biết các chất, tôi nhận thấy các em chưa hình thành được phương pháp giải bài tập dạng này. Nhưng sau khi áp dụng các bước trong đề tài, các em đã biết suy luận, phân tích kỹ đề bài, từ đó xác định thuốc thử nào cần dùng và trình tự thực hiện thí nghiệm hợp lí. Đối với các em yếu, trung bình có thể giải bài tập nhận biết hoá chất (2,3 chất) chính xác, hợp lí và nhanh hơn. Đối với các em khá, giỏi có thể giải bài tập với nhiều thuốc thử khác nhau.
	Điều mà tôi thấy rõ nhất sự tiến bộ của các em là sự tự tin diễn đạt về một vấn đề khoa học. Vì xét kỹ lại thì việc tìm ra tên của một loại hóa chất cũng là một tình huống khoa học. Nhưng ở đây các em trình bày được cách nhận biết hóa chất đó trước tập thể lớp chứng tỏ các em đã nắm vững được kiến thức bộ môn hóa học, có kỹ năng trình bày một vấn đề theo yêu cầu. 
	Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, tôi nhận thấy các em có sự hỗ trợ nhau rất tốt. Các em nhắc nhở nhau về tính cẩn thận, khéo léo, an toàn, khi tiếp xúc hóa chất. Đặc biệt kiến thức cần thiết để nhận biết các chất, cách trình bày bài giải một cách khoa học và nhất là nhắc nhở nhau khi viết các phương trình phản ứng hóa học. Từ đó các em học yếu, thêm phần tự tin hơn khi trình bày lời giải trước lớp.
	Đối với lớp 9 năm qua là trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Châu B gồm 28 em ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành thực nghiệm và có kết quả tiến bộ như sau:
Các tiêu chí
Các giai đoạn
Đầu năm học
Tỉ lệ
Giữa học kỳ I
Tỉ lệ
Cuối kỳ I
Tỉ lệ
Cuối kỳ II
Tỉ lệ
Nhận biết được chất
7
25%
12
42,9%
22
78,6%
28
100%
Trình bày bài giải bằng lời
7
25%
16
57,1%
24
85,7%
28
100%
Trình bày bài giải hoàn chỉnh
4
14,2%
8
28,6%
12
42,9%
24
85,7%
Tìm được cách giải khác
2
7,1%
5
17,9%
7
25%
14
50
%
	Qua bảng số liệu trên, tôi nhận thấy đối với từng tiêu chí các em có sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh nhận biết được các chất đạt rất cao. Qua các tiêu chí 2 và 3 chứng tỏ các em trình bày bài giải ngày càng tốt hơn. Đồng thời với các tiêu chí 4 cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tìm được nhiều cách giải khác nhau vượt trội hơn.
	Các mặt chuyển biến của đối tượng:	
	Ở giai đọan đầu tiên khi áp dụng đề tài, các em giải bài tập dạng này gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khái niệm thuốc thử đối với các em còn nhiều mới lạ. Việc trình bày các bước nhận biết của các em còn nhiều lúng túng. Vì vậy đầu tiên tôi cho các em trình bày bằng lời nói cho thật nhuần nhuyễn, sau đó các em mới trình bày vào vở bài tập của mình. Để việc trình bày của các em được thuận lợi hơn, tôi tiến hành chia nhóm, trong đó có các em khá, giỏi sẽ giúp cho nhóm làm việc được tốt hơn. 
	Đối với các em khá giỏi luôn luôn có sự thi đua với nhau để tìm ra các cách giải khác nhau hay các bước thực hiện nhanh nhất.
 Đối với loại bài tập này muốn giải tốt các em cần phải nắm rõ kiến thức đã học, hiểu được mối liên hệ giữa các chất, vì vậy trong lớp học tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ của các em bằng nhiều hình thức, kiểm tra miệng, nhắc lại kiến thức cũ trong phần củng cố hay ngay trong quá trình dạy bài mới. Từ đó các em nắm vững kiến thức và vận dụng vào giải bài tập nhận biết được tốt hơn. Tôi nhận thấy sự tiến bộ của các em thể hiện qua việc trình bày được các bước nhận biết, xác định được đâu là phản ứng đặc trưng, đâu là hiện tượng đặc trưng để nhận biết chất. Một số em khá, giỏi còn có thể tìm được chất thử khác để nhận biết chất. Đó là sự chuyển biến tốt của các em lớp 9 đã cùng tôi thực hiện đề tài này.
C.PHẦN III
KẾT LUẬN
1.Tóm lược giải pháp:
Việc giải bài tập dạng nhận biết các chất hóa học là dạng bài tập khó đối với học sinh ở vùng sâu của huyện Tân Hưng, từ đó tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các em giải được bài tập tốt hơn. Các giải pháp chính tôi đã thực hiện là xây dựng nguyên tắc giải bài tập nhận biết các chất và nêu yêu cầu chung để giải bài tập nhận biết các chất là dựa vào các phản ứng đặc trưng, các phản ứng có hiện tượng rõ ràng để nhận biết. 
Từ nguyên tắc, yêu cầu chung đó tôi nhận thấy các em muốn giải tốt bài tập dạng này cần phải có kiến thức hoá học vững và được vận dụng một cách phù hợp. Do đó, tôi đề ra giải pháp xác định cơ sở để nhận biết các chất dựa vào các tính chất vật lí hay hoá học để rút ra được các phản ứng đặc trưng để nhận biết các chất, tức là giúp các em nắm được lí thuyết để nhận biết các chất và học thuộc lòng bảng lí thuyết này. Các em đã có được cơ sở để nhận biết các chất, tôi đề ra các biện pháp cụ thể giúp các em giải tốt bài tập nhận biết các chất.
Đó là nêu phương pháp chung để giải bài tập nhận biết các chất, từ đó xây dựng một trình tự giải bài tập nhận biết các chất. 
Tuỳ theo yêu cầu của đề bài mà bài tập nhận biết các chất rất phong phú nên tôi có giải pháp phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn cách giải cho từng dạng bài tập.
 Một khi các em đã biết được cách giải bài tập nhận biết các chất, tôi áp dụng giải pháp là các hình thức thực hiện yêu cầu của bài tập nhận biết các chất tức là hướng dẫn các em cách trình bày bài giải sao cho hợp lí, khoa học.
Đặc biệt lần này, tôi áp dụng giải pháp đối với các em học trung bình, yếu cách trình bày bài giải sao cho chính xác, hợp lý giúp các em tự tin hơn trong học tập bộ môn hóa học.
Đối với học sinh lớp 9 trung học cơ sở, dạng bài tập nhận biết các chất là tương đối mới mẻ nên tôi có giải pháp nâng dần tỉ lệ học sinh giải tốt bài tập nhận biết các chất. Có những em ngay từ đầu không biết gì khi giải bài tập này nhưng nhờ áp dụng giải pháp theo từng đối tượng học sinh nên kết quả cuối năm riêng với dạng bài tập này các em giải rất tốt.
2. Phạm vi áp dụng :
Đề tài này tôi nghiên cứu các biện pháp giúp cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở giải tốt các bài tập nhận biết các chất hoá học trong chương trình học, cũng như các bài tập trong các đề thi kiểm tra định kỳ, tuyển chọn học sinh giỏi các cấp. Khi áp dụng đề tài này sẽ giúp cho các em giải bài tập được nhanh hơn, việc trình bày bài giải tốt hơn. 
Đối với học sinh bậc THCS trong huyện Tân Hưng đều có thể áp dụng được đề tài này. 
Đề tài trên còn giúp cho bản thân tôi và đồng nghiệp nâng cao tay nghề và chất lượng chuyên môn của bộ môn mình phụ trách. 
3. Kiến nghị:
Đối với dạng bài tập này, có một số bài tập yêu cầu nhận biết bằng phương pháp thực hành nên cần phải có phòng thực hành thí nghiệm, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, khi tiến hành thí nghiệm tiết học sẽ sinh động hơn và học sinh hứng thú học tập. 
 Vì trường THCS Vĩnh Châu B vừa mới được tách ra từ Trường TH&THCS Vĩnh Châu B. Nên cơ sở vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy kiến nghị
- Nhà trường: 
+ Cần có nhiều dụng cụ thí nghiệm 
+ Hoá chất đầy đủ để phục vụ tiết học tốt hơn.
- Các cấp lãnh đạo:
Phòng giáo dục - đào tạo:
 	Tăng cường cơ sở vật chất xây thêm phòng thí nghiệm thực hành hóa học để tạo điều kiện cho các em làm việc nhiều hơn với các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm từ đó việc trình bày các thao tác nhận biết dễ dàng hơn.
Chính quyền địa phương: 
Luôn quan tâm giúp đỡ, tạo đều kiện thuận lợi, để bản thân và các đồng nghiệp sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 *Tài liệu tham khảo:
Đề tài có sử dụng tài liệu:
1. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ , SGK “Hoá học 9”.Nhà xuất bản giáo dục. Năm xuất bản 2010 (tái bản lần thứ 6)
2. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Ngô Văn Vụ,
SGV “Hoá học 9” .Nhà xuất bản giáo dục, Năm xuất bản 2009
3. Thái Huỳnh Nga “Giải bài tập hóa học 9” Nxb Đại học sư phạm TP. HCM ,Năm xuất bản 2011
4.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn Hóa học, quyển 2. Năm xuất bản 2003
5.Một số tài liệu tham khảo trên trang TÀI LIỆU- EBOOK
MỤC LỤC
A.PHẦN I
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.Lý do chọn đề tài .....1
II.Mục đích đề tài....3
III.Lịch sử đề tài..3
IV.Phạm vi đề tài4
B.PHẦN II
NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 
I.Thực trạng đề tài...5
II.Nội dung cần giải quyết..7
III.Giải pháp .......8
IV.Kết quả.....26
C.PHẦN III
 Kết luận.27
 *Tài liệu tham khảo:....29
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN HƯNG
TRƯỜNG THCS VĨNH CHÂU B
&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT
CÁC CHẤT HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC LỚP 9
3
NGƯỜI THỰC HIỆN: HUỲNH KIM HOA
THÁNG 10 NĂM 2015
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
*Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Tính thực tiễn khoa học giáo dục:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Hiệu quả:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Xếp loại: 
 Vĩnh Châu B, ngày tháng năm 
 CT.HĐKHGD
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
GIÁO DỤC PHÒNG GD VÀ ĐT
*Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Tính thực tiễn khoa học giáo dục:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Hiệu quả:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Xếp loại: 
 Tân Hưng, ngày tháng năm 
 CT.HĐKHGD
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
GIÁO DỤC SỞ GD VÀ ĐT
*Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Tính thực tiễn khoa học giáo dục:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Hiệu quả:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*Xếp loại: 
 Long An, ngày tháng năm 
 CT.HĐKHGD

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_giai_ba.doc
Sáng Kiến Liên Quan