Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải Toán có lời văn ở Lớp 2

Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động sáng tạo cho học sinh. Mặt khác các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.

 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở tiểu học.Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính.Có thể nói, đây thực là một khó khăn cho học sinh khi học giải toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà còn tiếp tục phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính đáp số.Và thực tế cho thấy không phải học sinh nào cũng học tốt giải toán có lời văn,đối tượng học sinh yếu, kém khi học môn toán này vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém,nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích lũy nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nỗ lực không mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp.

 

doc31 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11168 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn khi giải Toán có lời văn ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đó ghi tóm tắt, sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ " Bài giải" hgi ở giữa trang vở ( có gạch chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2- > 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm(:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2-> 3 chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính ( không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
 Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả. 
 Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp, tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập...
 Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
 Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau:
Dạng 1: Dạng đề cho sẵn
Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được 12 xe đạp, buổi chiều bán được 20 xe đạp. Hỏi hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp? (SGK Toán 2 trang 5)
-Bước 1: Học sinh đọc đề toán, xác định cái đã cho và cái cần tìm ( đề cho biết gì? Hỏi gì?)
- Bước 2: Lập kế hoạch giải.
+ Muốn biết hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp ta làm gì?
+ Tìm lời giải (dựa vào câu hỏi của bài toán), đơn vị.
Bước 3: Trình bày bài giải.
Hai buổi cửa hàng bán được số xe đạp là:
12 + 20 = 32 (xe đạp)
 Đáp số: 32 xe đạp
Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả.
+ Xem lại dữ kiện và yêu cầu của bài toán.
+ Lấy kết quả làm điều kiện để so sánh( 32 lớn hơn các số đã cho là 12 và 20 có thể là hướng đúng, vì tất cả nghĩa là phải cộng lại)
* Lưu ý: Cần tóm tắt đề theo 1 hoặc 2 cách sau:
Cách 1:	Cách 2:
Buổi sáng: 12 xe đạp	12
Buối chiều: 20 xe đạp	 20	?
Cả hai buổi: ? xe đạp.
Dạng 2: Dạng đề dựa vào tóm tắt.
Ví dụ: Giaỉ bài toán theo tóm tắt sau:
 Gói kẹo chanh: 28 cái
 Gói kẹo dừa: 26 cái
 Cả hai gói: ? cái.
 (Sách giáo khoa Toán 2, trang 22).
Bước 1: Đọc tóm tắt, xác định cái đã ch, cái cần tìm.
Bước 2: Lập kế hoạch giải(như ví dụ1).
Bước 3: Tiến hành giải và kiểm tra.
Dạng 3: Dạng đề tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Ví dụ: Giaỉ bài toán theo tóm tắt sau: 
	15 người
 Đội 1:	
	2 người	
 	? người
( Sách giáo khoa Toán 2 trang 25)
Bước 1: Xác định dữ kiện đề toán, tìm cái đã cho và cái cần tìm.
Bước 2: Lập kế hoạch giải( tìm lời giải, phép tính, đơn vị).
Bước 3: Tiến hành giải.
Đội hai có số người là:
15 + 2 = 17( người)
Đáp số: 17 người.
Bước 4: Kiểm tra kết quả (như các ví dụ trước).
Tiếp tục tiến hành kiểm tra nhiều kĩ năng giải toán của học sinh với nhiều dạng bài khác nhau, tổng hợp kết quả qua chấm chữa bài cho 24 học sinh tôi thu được kết quả sau:
- Số bài giỏi: 8 bài
- Số bài khá: 9 bài.
- Số bài trung bình: 7 bài.
- Số bài yếu: Không có.
4. Biện pháp thứ tư: Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập.
 Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập rèn luyện. Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè tự ti, vì vậy tôi luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một " tiến bộ nhỏ" là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá giỏi tôi yêu cầu các em giúp đỡ bạn mình khuyến khích bạn vươn lên trong học tập. Chính sự khen chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong lớp. 
 Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung , học sinh lớp 2 nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy
toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu áp đặt, căng thẳng hay quá tải . Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vập muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy hoc: "Lấy học sinh làm trung tâm", hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành 2 - 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học...
 Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.
5.Biện pháp thứ năm: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy. 
 Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và lựa chọn xem đồ dùng đó cần đưa ra lúc nào, cho phù hợp với nội dung của từng bài và các hoạt động trong tiết dạy. Tức là sử dụng đồ dùng phải đúng thời điểm. 
- Điều quan trọng nữa là giáo viên và học sinh phải được chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng môn toán cẩn thận, chu đáo trước mỗi tiết học.
- Ngoài ra giáo viên cần tìm thêm những đồ dùng phụ trợ để cho tiết học thêm sinh động, hoặc lựa chọn các trò chơi để củng cố kiến thức khắc sâu bài. 
 Ví dụ: Dạy bài lít ngoài đồ dùng là ca một lít và chai một lít giáo viên còn phải tìm thêm can 5 lít, cốc loại 3 chiếc 1 lít, 4 chiếc 1 lít và chất lỏng như rượu, sữa... để khắc sâu cho các em về biểu tượng nhiều hơn, ít hơn với các chất lỏng và để tổ chức trò chơi khi đong chất lỏng cũng là để củng cố đơn vị đo dung tích.
6. Biện pháp thứ sáu: Phát huy các nguồn lực trong nhà trường. 
- Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung do Bộ GD - ĐT phát động , cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra - thi cử trong toàn nghành.
- Ưu tiên phân công các giáo viên có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém. Dạy phụ đạo học sinh yếu kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong học sinh lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ.
- Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, các nơi hổng hóc trong kiến thức của từng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng , không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạy và trong các lần kiểm tra. 
- Đẩy mạnh công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt truy bài đầu giờ: Tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm dưới sự hướng dẫn của GVCN.
- Trong dạy học tận dụng tối đa quỹ thời gian ở từng tiết học để tăng cường giáo dục học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật, giúp đỡ kèm cặp học sinh yếu kém.Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hóa kiến thức đã học để thực hành thành thạo kĩ năng làm bài tập.
CHƯƠNG III
DẠY THỰC NGHIỆM VÀ CÁC ĐỀ XUẤT
I – MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
- Xuất phát từ việc nghiên cứu của đề tài.
- Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học hiện nay ở trường tiểu học.
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
II – NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Tôi tiến hành dạy 2 tiết
Tiết 1: Bài dạy: Bài toán về nhiều hơn.
Tiết 2: Bài dạy: Bài toán về ít hơn.
III – THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC NGHIỆM:
Lịch thực nghiệm ở các lớp như sau:
Lớp
Dạy vào
2A1
2A2
Tuần lễ thứ 5
Tiết 2
X
Tuần lễ thứ 6
X
Tiết 3
IV- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Trước khi dạy thực nghiệm:
+ Lớp 2A1 : Giỏi: 1 Khá: 2 TB: 9 Yếu: 2
+ Lớp 2A2 : Giỏi: 2 Khá: 5 TB: 10 Yếu: 3
- Căn cứ vào phương pháp dạy học, với vốn kiến thức của bản thân và tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp tôi đã đưa những biện pháp trên vào dạy thực nghiệm ở lớp 2A1 và lớp 2A2.
- Trong quá trình thực nghiệm trong từng giờ dạy tôi luôn khái quát để tìm ra vướng mắc của thầy và trò mắc phải để khắc phục qua từng tiết dạy.
- Hình thành những kiến thức ban đầu về giải toán có lời văn cho học sinh.
- Củng cố vận dụng kiến thức, thao tác đã học ở lớp 1 để khắc sâu cách giải, trình bày bài giải, lời giải.
- Biết cách phân tích các bài toán hợp thành các bài toán đơn. Biết phát hiện lô gic giữa các bài toán, để diễn tả tổng hợp bài toán dưới dạng tóm tắt, lập kế hoạch giải, vận dụng các thủ thuật giải toán.
-Hình thành cho học sinh phương hướng, cách tìm hiểu bài, giải toán có lời văn một cách thành thạo qua các bước.
+ Tìm hiểu kỹ đầu bài.
+ Lập kế hoạch giải.
+ Thực hiện kế hoạch giải.
+ Kiểm tra và đánh giá kết quả.
-Từ việc nắm vững các bước giải hướng dẫn các em biết lựa chọn và vận dụng các thủ thuật giải toán sao cho phù hợp với mỗi dạng toán.
-Để đánh giá xem kết quả của quá trình thực nghiệm các biện pháp dạy bài toán có lời văn tôi đã cho học sinh làm trên phiếu bài tập và thu được kết quả sau:
+ Lớp 2A1: Giỏi: 5 Khá: 5 TB: 4
+ Lớp 2A2: Giỏi: 6 Khá:6 TB: 8
- Từ kết quả trên ta thấy việc đáng mừng là số học sinh yếu, kém trong việc giải toán có lời văn đã không còn nữa, tuy nhiên vẫn còn có những học sinh đã xác định được đầu bài nhưng tìm ra cách giải vẫn còn hơi chậm cần phải có thời gian, tôi tin rằng sử dụng tốt những biện pháp này hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa.
GIÁO ÁN SỐ 1: 
 Bài toán về nhiều hơn
I. Mục tiêu
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học
7 quả cam có nam châm
III. Các hoạt động- dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lênbảng thực hiện các yêu cầu sau
+ HS 1: Đặt tính và tính: 38+15; 78+9
+ HS 2: Giải bài toán theo tóm tắt:
Vải xanh: 28 dm
Vải đỏ: 25 dm
Cả hai mảnh: ..dm?
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
	Trong giờ học toán hôm nay chkúng ta sẽ được làm quen với m.ột dạng toán có lời văn mới, đó là: Bài toán về nhiều hơn.
b. Giới thiệu về bài toán nhiều hơn
- Yêu cầu cả lớp tập trung theo dõi trên bảng.
- Cài 5 quả cam lên bảng và nói: Cành trên có 5 quả cam.
- Cài 5 quả cam xuống dưới và nói: Cành dưới có 5 quả cam, thêm 2 quả nữa (gài thêm 2 quả).
- Hãy so sánh số cam 2 cành với nhau.
- Cành dưới nhiều hơn bao nhiêu quả (nối 5 quả trên tương ứng với 5 quả dưới, còn thừa ra 2 quả).
- Nêu bài toán: Cành trên có 5 quả cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả cam. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam?
- Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
- Hãy đọc cho cô câu trả lời của bài toán:
- Yêu cầu học sinh làm ra giấy nháp, 1 học sinh làm trên bảng lớp
Tóm tắt
 Cành trên : 5 quả
 Cành dưới nhiều hơn cành trên: 2 quả
Cành dưới :.quả?
- Chỉnh sửa cho học sinh nếu các em còn sai.
c. Luyện tập thực hành
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Gọi 1 HS tóm tắt
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào?
- Trước khi làm phép tính ta trả lời như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở sau đó chỉnh sửa, nhận xét
Bài 2
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, đọc tóm tắt
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán cho biết những gì liên quan đến số bi của Bảo?
- Để giải bài toán này, chúng ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh tự giải bài toán
Bài 3
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để biết Đào cao bao nhiêu xăngtimet ta làm như thế nào, Vì sao?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm
Tóm tắt
 Mận cao : 95cm
 Đào cao hơn Mận: 3cm
 Đào cao hơn :..cm?
- Cành dưới có nhiều hơn cành trên (3 học sinh trả lời)
- Nhiều hơn 2 quả (3 HS trả lời)
- Thựchiện phép cộng 5 + 2
- Số quả cam cành dưới có là / Cành dưới có số quả cam là:
- HS làm bài
Bài giải
Số quả cam cành dưới có là:
5 + 2 = 7 (quả cam)
 Đáp số: 7 quả cam
- Đọc đề bài
- Độc tóm tắt
- Hòa có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hòa 2 bông hoa
- Bình có bao nhiêu bông hoa
- Ta thực hiện phép tính 4 + 2
- Số bông hoa của Bình là / Bình có số bông hoa là:
- HS làm bài
- HS đọc đè toán, tóm tắt
- Bài toán hỏi số bi của Bảo
- Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi
Nam có 10 viên bi
Bài giải
Bạn Bảo có số bi là:
10 + 5 = 15 (viên bi)
 Đáp số: 15 viên bi
- Đọc đề bài
- Mận cao 95cm. Đào cao hơn Mận 3cm.
- Đào cao bao nhiêu cm?
- Thực hiện phép cộng 95 + 3 “vì cao hơn cũng giống như nhiều hơn”.
- Làm bài tập
Bài giải
Bạn Đào cao là:
95 + 3 = 98 (cm)
 Đáp số: 98cm
3. Củng cố- dặn dò
- Hôm nay chúng ta vừa học dạng toán gì?
- Chúng ta giải các bài toán nhiều hơn trong bài bằng phép tính gì?
- Số thứ nhất là 28, số thứ hai nhiều hơn số thứ nhất 5 đơn vị. Hỏi số thứ hai là bao nhiêu? Vì sao?
- Bài toán về nhiều hơn
- Tổng kết tiết hoc 
- Dặn HS về làm lại các bài tập, những bài trong vở bài tập.
GIÁO ÁN SỐ 2
Bài toán về ít hơn
I- Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
II- Đồ dùng dạy học:
12 quả cam có gắn nam châm hoặc băng dính có thể gắn lên bảng.
III- Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
 Giáo viên ra bài tập: So sánh, điền dấu.
 19 + 7 17 + 9	 23 + 7 38 - 8 
 16 + 8 28 - 3	 17 + 9 17 + 7
- Yêu cầu học sinh làm - 1 học sinh lên bảng làm bài, học 
	 sinh dưới lớp làm vào vở nháp.
- Học sinh nhận xét, GV chữa bài cho điểm.
 2. Dạy học bài mới.
2.1/ Giới thiệu bài toán về ít hơn.
- Nêu bài toán: Cành trên có 7 quả cam 
( gắn 7 quả cam lên bảng), cành dưới ít
 hơn cành trên 2 quả cam(gắn 5 quả cam
 lên bảng). Hỏi cành dưới có bao nhiêu 
quả cam?
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Cành dưới ít hơn 2 quả nghĩa là thế nào?
- Mời một bạn lên bảng tóm tắt (nếu học sinh không tóm tắt được GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh tóm tắt từng câu trong bài. Chẳng hạn: cành trên có bao nhiêuquả cam?
Khi tóm tắt câu này ta phải viết thế nào?...
- Lưu ý: Cũng có thể hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ theo trình tự sau:
- Hỏi 7 quả cam là số cam của cành nào?
- Vậy cô viết: cành trên và biểu diễn số cam cành trên bằng một đoạn thẳng như sau:
Cành trên 
- Số cam cành dưới như thế nào so với số cam cành trên?
- Muốn biểu diễn số cam cành dưới các con phải vẽ đoạn thẳng như thế nào?
- Đoạn thẳng ngắn hơn đó tương ứng với bao nhiêu quả cam? 
- Mời một HS lên vẽ đoạn thẳng số cam cành dưới.
- Bài toán hỏi gì?
- Mời 1 HS lên bảng biểu diễn câu hỏi của bài toán trên sơ đồ.
- Hướng dẫn giải.
- Muốn tìm số cam cành dưới ta làm như thế nào?
- Tại sao?
- Yêu cầu học sinh đọc câu trả lời.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng trình bày lời giảng đầy đủ của bài toán. HS khác làm ra giáy nháp.
2.2 Luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu điền số trong phép tính ở câu trả lời có sẵn trong SGK.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Tại sao?
- Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải. 1HS làm bài trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn. Cho điểm.
2.3 Củng cố- dặn dò
- GV hỏi lại Hs về cách vẽ sơ đồ, cách giải các bài toán đã học.
- Trong các bài toán đã học ta biết số bé hay số lớn?(Biết số lớn)
- Ngoài ra còn biết gì nữa? (Biết phần hơn)
- Kết luận: Số bé = Số lớn- phần hơn.
- Cành trên có 7 quả cam, cành dưới có ít hơn 2 quả cam. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả?
- Là cành trên nhiều hơn 2 quả
Tóm tắt
Cành trên: 7 quả
Cành dưới ít hơn cành trên: 2 quả
Cành dưới:.quả?
- Là số cam của cành trên
- Ít hơn 2 quả.
- Đoạn thẳng ngắn hơn đoạn thẳng biểu diễn cành trên một chút.
- Tương ứng với 2 quả cam
7 quả
Cành trên
	2 quả
Cành dưới
? quả
- Hỏi số cam cành dưới.
- Thực hiện phép tính 7-2
- Vì cành trên có 7 quả, cành dưới ít hơn 
cành trên 2 quả, nên muốn tìm số cam cành dưới phải lấy 7 trừ đi (bớt đi) 2 quả.
- Số quả cam cành dưới có là / cành dưới có số quả cam là:
Bài giải
Số quả cam cành dưới có là:
7 – 2 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam.
- Tìm số cây cam trong vườn nhà Hoa.
- Bài toán về ít hơn.
- Làm bài: 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.
- Đọc đề bài.
- Bài toán về ít hơn
- Vì thấp hơn có nghĩa là ít hơn.
- Làm bài tập.
Tóm tắt
 An cao: 95 cm
 Bình thấp hơn An: 5cm
 Bình cao: .cm?
Bài giải
 Bình cao là:
 95 – 5 = 90 (cm)
 Đáp số: 90 cm.
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
- Nên thường xuyên có những buổi tọa đàm trao đổi về các cách rèn kĩ năng giải toán cho học sinh yếu kém.
- Nên triển khai một số sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi cao về việc giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu vừa tạo điều kiện cho công tác giáo dục mũi nhọn vừa tạo thêm động lực thúc đẩy nâng cao phong trào thi đua giúp đỡ học sinh yếu, kém.
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
 Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng của mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào lớp học tôi lại rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy.
- Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
- Mỗi biện pháp của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung của từng bài học.
- Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
- Để giúp đỡ học sinh yếu kém có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chú ý đến kĩ năng: nghe-nói-đọc- viết trong môn Tiếng Việt. Luyện kĩ năng hỏi-đáp giúp các em có vốn từ ngữ lưu thông hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu lời giải cho bài toán.
- Phải cố gắng khắc phục sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránh để sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.
- Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và tập trung tới đối tượng học sinh yếu kém để giúp các em học tốt hơn.
- Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do nghành, trường tổ chức. Điều quan trọng nhất trong dạy học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên.
 Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục những khó khăn trong việc giải toán có lời văn liên quan đến nội dung hình học ở lớp 5 nói riêng.
 Do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót tôi rất mong sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng khoa học nhà trường.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện: Đinh Thị Hòa - Giáo viên Trường T H Chua Ta

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan