Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm có hiệu quả

Theá kyû hoâm nay laø theá kyû cuûa neàn kinh teá tri thöùc, phaùt huy trí tueä vaø naêng löïc, môû roäng thoâng tin, phaùt huy daân chuû, troïng duïng nhaân taøi. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới. Mục tiêu của giáo dục trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có bản lĩnh, có năng lực, sáng tạo trong lao động, dám nghĩ dám làm. Vì vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người.

Để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại thì phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Đổi mới chương trình phổ thông bao gồm cả đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đến phương pháp học hợp tác nhóm. Dạy học theo nhóm đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực . Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở được phân công và hợp tác làm việc. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Qua đây bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Học tập theo phương pháp hợp tác nhóm sẽ khắc phục được nhiều hạn chế. Phương pháp dạy học theo nhóm rèn luyện rất tốt cho khả năng phát biểu trước đám đông - điều mà đa số học sinh ngày nay rất yếu. Không những thế, nó còn rèn luyện cho học sinh biết sống trong tập thể, biết nói và biết nghe người khác nói. Đó là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Qua sinh hoạt nhóm, tình đoàn kết sẽ được tăng lên nhờ sự thông hiểu nhau. Và cũng qua đó, các thành viên trong nhóm sẽ biết tuân thủ các qui định, trước hết là của nhóm. Đấy là tiền đề để sau này học sinh là những công dân tuân thủ pháp luật tốt. Vì vậy việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết.

Ngày nay dạy học hợp tác nhóm đang được áp dụng ngày càng nhiều vào nhà trường và đã trở thành một trong những phương pháp dạy học rất có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm qua, phương pháp dạy này chưa được một số giáo viên sử dụng một cách thường xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng mang tính hình thức, kém hiệu quả. Một số giáo viên lại ngại sử dụng phương pháp này vì đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, khi tổ chức thực hiện trên lớp lại tốn nhiều thời gian,

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12249 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch 122 nghiên cứu từ năm 1924 đến 1981 về các phương pháp giảng dạy cho học sinh ở các độ tuổi khác nhau về các thao tác tư duy như: hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề bằng lời, phân loại, ghi nhớ và học thuộc lòng, các hoạt đông thực hành, phỏng đoán, xem xét, dự đoán đã chỉ ra rằng hợp tác nhóm có hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp khác như thi đua và nỗ lực cá nhân vì:
1. Nhiệm vụ học tập của học sinh trong phương pháp học hợp tác nhóm không khác gì so với nhiệm vụ học tập bằng các phương pháp khác. Nhưng các thao tác tư duy như hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề bằng lời, phân loại, ghi nhớ và học thuộc lòng, các hoạt động thực hành, phỏng đoán, xem xét, dự đoán trong phương pháp học hợp tác nhóm đã phát triển hơn nhiều.
2. Quá trình trao đổi nhóm trong phương pháp học hợp tác nhóm đã làm tăng khả năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thức ở mức độ cao hơn nhiều so với phương pháp khác.
3. Trong phương pháp học hợp tác nhóm luôn luôn tồn tại những yếu tố sau: mâu thuẫn giữa các tư tưởng, quan điểm, đưa ra kết luận, cơ sở lý luận và thông tin tiếp nhận được của các thành viên trong nhóm. Giải quyết được những mâu thuẫn trên đã tạo điều kiện phát triển động cơ học tập như một tiền đề để nâng cao kiến thức, thấu hiểu các khái niệm và lưu giữ các kiến thức sẽ bền vững hơn.
4. Sự trao đổi giữa các thành viên trong học hợp tác nhóm sẽ tạo điều kiện cho các thông tin được xuất hiện nhiều lần, được nói ra, được giải thích, được tích hợp và được cung cấp hợp lý. Những thông tin được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ được lưu giữ lâu trong trí nhớ. Điều đó làm tăng khả năng thành đạt.
5. Trong các nhóm hợp tác, xu thế xem xét, cân nhắc, phản hồi, khuyến khích học tập luôn luôn tồn tại. Điều này trong các phương pháp truyền thồng không có.
6. Sự chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa các học sinh có những năng lực khác nhau sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm học tập.
7. Sự yêu mến, tôn trọng nhau học hợp tác nhóm sẽ nâng cao động cơ học tập và khích lệ lẫn nhau.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm thực ra không phải bây giờ chúng ta mới nghiên cứu, mới sử dụng. Việc sử dụng phương pháp nhóm trong giảng dạy đối với giáo viên cũng không phải là mới vì ngay từ khi việc đổi mới chương trình triển khai thì song song đó giáo viên cũng được tập huấn những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong đó có phương pháp dạy học hợp tác nhóm. 
Thực tế chúng ta đã sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm trong quá trình giảng dạy từ nhiều năm nay. Ở trường tôi cùng một số trường trong khu vực đã thường xuyên áp dụng việc học hợp tác nhóm và bước đầu đạt được một số kết quả học tập rất tốt. Tuy nhiên ở một số trường có một số giáo viên sử dụng chưa được tốt lắm do giáo viên ngại sử dụng phương pháp này vì đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, khi khi tổ chức thực hiện trên lớp lại phải khéo léo, linh hoạt,  
Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi trong những năm qua, việc học hợp tác nhóm nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Việc dạy học hợp tác nhóm muốn thành công đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững phương pháp thực hiện, phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, còn học sinh phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông thạo cách học này. Điều kiện để học sinh đạt được thành công trong học tập cũng là phải nắm vững các kĩ thuật làm việc cơ bản. Thành công của nhóm còn phụ thuộc vào việc đề ra các yêu cầu công việc một cách rõ ràng, phù hợp. Để phương pháp dạy học hợp tác nhóm có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số công việc sau: 
1 Xác định mục tiêu bài dạy: 
- Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt sau bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Những nội dung hợp tác nào cần phải đưa ra cho học sinh trong giờ học.
2 Chia nhóm: 
Để duy trì hoạt động nhóm có thể chia nhóm thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn gần nhau ghép lại và đặt tên nhóm 1, 2, 3,  Đồng thời cũng có thể thay đổi nhóm theo công việc. Giáo viên cần xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm. Tùy theo từng môn, từng bài, từng hoạt động cụ thể mà giáo viên nên lựa chọn cách chia nhóm cho phù hợp. Qua thực tế giảng dạy thì tôi thấy số lượng thành viên trong mỗi nhóm chỉ từ 2 đến 6 thành viên là có hiệu quả nhất vì:
 + Nếu nhóm có nhiều thành viên, học sinh sẽ thụ động, hoặc chỉ tương tác với một hay hai bạn bên cạnh. Mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưng các kỹ năng như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lí để nhiều học sinh tham gia khó có thể đạt được. Hơn nữa có rất nhiều kĩ năng hợp tác khác cần được dạy trong quá trình hợp tác sẽ không có thời gian để luyện tập.
+ Thời gian càng ít thì nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ trở nên hiệu quả hơn vì không mất thời gian tổ chức, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên càng ít hơn.
 Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, tốt nhất giáo viên nên bắt đầu từ nhóm nhỏ hoặc trao đổi đôi một. Khi học sinh đã có kinh nghiệm, có kỹ năng quyết định sẽ tổ chức nhóm với số lượng cao hơn nhưng đừng bao giờ vượt quá 6.
Ảnh minh hoạ 
Ngoài ra, để hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên nên chia nhóm theo các năng lực đa dạng: giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống. Nếu để học sinh tự chọn, thông thường các em sẽ chọn những bạn có cùng trình độ nhận thức hoặc bạn khá hơn, hợp tính hơn, cùng hoàn cảnh kinh tế, nhận thức xã hộivào nhóm của mình. Như vậy sẽ là nhóm thuần nhất, hiệu quả hợp tác sẽ không cao. Do vậy, giáo viên cần lựa chọn nhóm cho các em. 
Chẳng hạn trong phân môn Tập đọc, ở phần Luyện đọc sau khi đọc nối tiếp đoạn thông thường giáo viên cho học sinh đọc trong nhóm đôi (2 em ngồi cạnh nhau tạo thành một nhóm). Phần tìm hiểu bài tùy theo câu hỏi dễ hay khó mà giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm đôi hay nhóm 4 (2 em ngồi cạnh nhau tạo thành nhóm đôi hoặc 2 em bàn trên, 2 em bàn dưới quay mặt vào nhau tạo thành nhóm 4).
Trong môn Khoa học (Lớp 4), bài Bảo vệ nguồn nước gồm 2 hoạt động. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước; Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. 
Ở hoạt động 1, tôi cho học sinh thảo luận theo cặp (2 em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau) với nội dung: Quan sát các hình trang 58, 59 SKG và trả lời câu hỏi trang 58 SGK sau đó chỉ vào từng hình vẽ và nêu những việc nên, không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Ở hoạt động 2, do nội dung khó hơn nên tôi cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 (2 em bàn trên, 2 em bàn dưới quay mặt vào nhau tạo thành nhón 4) với nội dung: Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước; Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước; Vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
Trong phân môn Lịch sử (Lớp 4),bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981), ở hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược tôi cho học sinh thảo luận theo cặp, cùng đọc sách giáo khoa và thảo luận để tìm câu trả lời đúng. Nhưng sang hoạt động 2: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất, nội dung tìm hiểu khó hơn, tôi cho học sinh thảo luận theo nhóm 4. Học sinh thảo luận, thống nhất và ghi kết quả vào phiếu lớn do giáo viên phát sau đó trình bày.
Với các môn học khác cũng tương tự như vậy. Nội dung thảo luận ngắn, không quá khó thì giáo viên cho học sinh hoạt động trong nhóm đôi. Nội dung thảo luận cần phải tìm hiểu, tranh luận nhiều vấn đề thì cho học sinh hoạt động nhóm từ 4 đến 6 em.
3. Giao nhiệm vụ học tập:     
Người giáo viên là người quan trọng nhất, quyết định đến trách nhiệm, hiệu quả của học sinh trong việc học nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng. Để hoạt động nhóm có hiệu quả người giáo viên cần chú ý đến các kỹ năng giao nhiệm vụ:
 + Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, cụ thể, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ của nhóm mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu. 
+ Giải thích những khái niệm cần thiết và hướng dẫn trình tự học sinh phải tiến hành.
+ Ra các câu hỏi nhằm kiểm tra học sinh đã hiểu nhiệm vụ chưa trước khi học sinh tiến hành công việc. 
Chẳng hạn trong môn Khoa hoïc (Lớp 5) bài Phòng bệnh sốt rét khi tìm hiểu hoạt động 2: Bệnh sốt rét. Sau khi chia nhóm (nhóm 4) giáo viên cần phải giao nhiệm vụ cụ thể như sau: Em hãy đọc thông tin và quan sát các hình trang 26, 27 SGK và trả lời các câu hỏi sau: (Câu hỏi được viết trên phiếu to cho từng nhóm) 
+ Neâu moät soá daáu hieäu chính cuûa beänh soát reùt.
+ Beänh soát reùt nguy hieåm nhö theá naøo?
+ Taùc nhaân gaây ra beänh soát reùt laø gì?
+ Beänh soát reùt lây truyeàn nhö theá naøo?
Sau khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên quy định thời gian thảo luận của học sinh trong hoạt động này là 6 phút sau đó cho học sinh thảo luận.
4. Phân công trách nhiệm trong nhóm: 
Thông thường trong khi hoạt động theo nhóm lớn thì các nhóm cần phải phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm được phân công trách nhiệm khác nhau để mỗi người thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất. 
Trong mỗi nhóm đều có phân công nhóm trưởng, thư kí và các thành viên với những nhiệm vụ cụ thể trong một hoạt động nhất định. Sự phân công này cũng có sự thay đổi để mỗi thành viên có thể được phát huy vai trò, trách nhiệm của mình ở trong nhóm. 
Nhóm trưởng có nhiệm vụ quản lí, điều khiển hoạt động nhóm, phân công trách nhiệm cho các thành viên và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình, tóm tắt kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề chưa, thống nhất ý kiến của nhóm, thay mặt nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm nếu cần. Thư kí có trách nhiệm ghi kết quả hoạt động của cả nhóm sau khi được thống nhất. Báo cáo viên trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm. 
Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên sau mỗi lần sinh hoạt nhóm. Nghĩa là mỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên. Vì vậy, mỗi trách nhiệm đều phải được mỗi thành viên nắm chắc chắn vì sẽ đến lượt mình giữ trách nhiệm ấy.
 Nói chung, phân công công việc rạch ròi như vậy nghe có vẻ rắc rối, nhiều vấn đề, nhưng khi các em đã hiểu rõ nhiệm vụ, đã thành nề nếp, thành thói quen thì việc rất đơn giản, hợp lý và hoạt động một cách dễ dàng nhanh chóng.
5. Tổ chức làm việc trong nhóm: 
- Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm tiến hành thảo luận.
- Vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thành viên trong nhóm phải cố gắng tìm được cho mình một đáp án đúng. Cần ưu tiên cho những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơ hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi bao quát cả lớp, phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc của học sinh. 
Giáo viên tới làm việc với từng nhóm học sinh (Ảnh minh họa)
Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của mình trước toàn lớp trong khi các em đang hoạt động nhóm. Nếu cần, giáo viên cho cả lớp dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm sau đó mới cho các em tiếp tục thảo luận.
Cần giải thích nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không đánh giá theo cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên đều phải có trách nhiệm đóng góp và có trách nhiệm hoàn thành công việc, mọi thành viên cần được lĩnh hội kiến thức. Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân. Vì thế học sinh cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Tránh tình trạng học sinh khá làm bài còn học sinh yếu ngồi ỳ chờ đợi. Cần tạo cho học sinh không khí thảo luận sôi nổi, thoải mái nhưng không phải là “tự do” để rồi các em có cơ hội làm việc riêng. Như vậy hiệu quả của tiết học được nâng lên.
Học sinh tỏ ra hào hứng, sôi nổi với cách học theo nhóm. 
(Ảnh minh họa)
6. Trình bày và đánh giá kết quả. 
- Sau khi hết thời gian thảo luận, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước toàn lớp. Thông thường trình bày miệng hoặc trình miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể trình bày có minh họa thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc nhóm.
- Kết quả trình bày của các nhóm được cả lớp đánh giá và rút ra những kết luận đúng nhất, đầy đủ nhất. 
- Giáo viên là người cuối cùng đưa ra nhận xét, đánh giá chung nhất, đúng nhất với phần trình bày của các nhóm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Trong thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng việc sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm vào lớp 4, lớp 5 và đã đạt được một số hiệu quả. Sau đây là một số ví dụ minh họa:
	Ví dụ 1: Phân môn Luyện từ và câu (Lớp 4)
Bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Bài tập 1: Tìm các từ: 
 a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người
 b) Thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người.
 Với bài tập này nếu cho học sinh hoạt động cá nhân thì trong thời gian khoảng 3 - 5 phút học sinh chỉ tìm và nêu được khoảng 5 – 6 từ và chủ yếu là học sinh khá, giỏi nêu được, còn học sinh trung bình và yếu chỉ nêu được một số từ còn lại là tiếp thu thụ động. Nhưng tôi cho học sinh hoạt động trong nhóm 5 thì cũng trong khoảng thời gian đó học sinh hoàn thành bài tập với số lượng từ tìm được rất phong phú. Cụ thể:
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, 
b) Các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, dịu dàng, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, chân thành, chân thực, chân tình, dũng cảm, quả cảm, ngay thẳng, 
 Không những thế, học sinh trung bình cũng rất mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp. Các em không phải thụ động tiếp thu bài. Nhờ thế, việc học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh tích cực làm việc để tìm được từ trao đổi với bạn.
Ví dụ 2: Phân môn Chính tả (Lớp 4)
Bài Khuất phục tên cướp biển
 Ở phần Làm bài tập chính tả: Tìm những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi thích hợp với mỗi ô trống:
 Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ, dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoeo.Trời đứng nhưng đâu đó vẫn âm âm một thứ tiếng vang rền, không thật rõ . Hay là gió đã nổi lên ở khu phía bên kia?
 Đây là bài tập tương đối khó. Nếu để học sinh làm cá nhân thì sẽ mất nhiều thời gian và có những ô trống các em học yếu không làm được. Khi gọi các em khá trả lời thì những em này chỉ tiếp thu thụ động. Vì thế tôi cho các em thảo luận nhóm bàn (3 đến 4 em). Với cách học này thì ngay trong khi học nhóm các em đã được trao đổi, hợp tác với nhau để tìm hết các tiếng điền vào ô trống. Cụ thể: Những em học yếu được ưu tiên tìm trước và đã tìm được các tiếng: không gian, bao giờ, khu rừng, đứng gió. Sau đó qua trao đổi thảo luận trong nhóm các em sẽ cùng nhau tìm tiếp được các tiếng còn lại: dãi dầu, rõ ràng (rệt) khu rừng. Nhờ vậy việc tiếp thu kiến thức trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Khi gọi trình bày thì em nào cũng có thể mạnh dạn và tự tin nêu được. 
 Trong phân môn Lịch sử cũng vậy. Một số bài có những nội dung cần tìm hiểu rất khó, đòi hỏi phải có sự hợp tác, hỗ trợ của nhóm. 
Ví dụ 3: Phân môn Lịch sử (Lớp 4), bài Chùa thời Lý. Ở hoạt động 2 có nội dung cần tìm hiểu là: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt? Để giải quyết được vấn đề này tôi cho học sinh thảo luận theo nhóm 4. Trong thời gian thảo luận khoảng 6 phút các em đã tìm được kết quả rất đúng và đầy đủ: 
Những sự việc cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt là:
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
+ Chùa được mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây dựng 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.
 Đặc biệt trong phân môn Địa lí, khi chỉ bản đồ, lược đồ các em được làm việc trong nhóm đôi (hoặc nhóm 3) thì thật hiệu quả.
Ví dụ 4: Phân môn Địa lí (Lớp 4), bài Đồng bằng Nam Bộ, Ở hoạt động 1 có nội dung cần tìm hiểu là: Quan sát lược đồ hình 2 trong SGK (Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ), em hãy chỉ vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
DIEN BAN DO VAO
 Để giải quyết được nội dung này tôi đã cho các em làm việc theo nhóm đôi. Chỉ trong khoảng thời gian 3 phút, cả lớp đã hoàn thành nhiệm vụ. Khi tôi yêu cầu đại diện 3 cặp lên trình trình bày kết quả làm việc thì tất cả các em đã chỉ lược đồ rất đúng. Qua theo dõi các nhóm làm việc tôi cũng thấy các em làm rất tốt. 
 Thực hiện học hợp tác nhóm ở tất cả các môn, các bài nhưng không phải lúc nào, nội dung nào cũng thực hiện hợp tác nhóm. Có những môn học, bài học hợp tác nhóm ở nội dung này nhưng có những môn, những bài lại thực hiện ở nội dung kia. Giáo viên cần chú ý đến yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh và rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong hoạt động nhóm ở từng bài để lựa chọn và sử dụng cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của tiết dạy.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT QUẢ :
	Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của nó.
Trong những năm qua, nhờ sự tích cực học hỏi, nghiên cứu và đưa phương pháp dạy học hợp tác nhóm vào giảng dạy thường xuyên nên các tiết dạy của tôi thường diễn ra sôi nổi, nhẹ nhàng . Học sinh tự giác, tích cực và say mê học tập. Kết quả học tập đạt được tương đối tốt. Cụ thể:
Năm học
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
2008-2009
34
9
14
11
2009-2010
31
8
13
10
(Cuối HKI) 2010-2011
33
6
14
13
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong những năm qua bản thân tôi đã vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm vào giảng dạy một cách có hiệu quả và đã rút ra được một số kinh nghiệm:
- Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp.
- Phải nắm vững phương pháp thực hiện.
- Xác định đúng mục tiêu của bài.
- Khâu chuẩn bị trước khi lên lớp của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. 
- Linh hoạt trong chia nhóm sao cho phù hợp với từng môn, từng bài, từng hoạt động cụ thể để không gây lộn xộn và mất thời gian trong giờ học.
- Khéo léo, nhanh nhẹn trong khâu tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
Đó là những kinh nghiệm riêng của bản thân tôi. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần học hỏi, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, từ Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo ngành giáo dục để tôi học tập, rút kinh nghiệm và vận dụng tốt hơn nữa trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của tỉnh nhà.
 Người thực hiện
 hfffffffffffffffffffffffffff
XÉT DUYỆT CỦA TỔ KHỐI
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA TRƯỜNG
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA THỊ XÃ

File đính kèm:

  • docSKKN 2011.doc
Sáng Kiến Liên Quan