Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở cấp THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn có hai

nhiệm vụ song hành: đó là giảng dạy và giáo dục ý thức, thái độ, đạo đức học sinh.

Hai nhiệm vụ này luôn luôn song hành với nhau chúng ta không thể bỏ nhiệm vụ nào,

hoặc không thể coi nhiệm vụ nào là quan trọng hơn nhiệm vụ nào. Bởi vì, để trở thành

một người công dân tốt, trở thành một người thành đạt, được sự tôn trọng, quý mến của

mọi người trong xã hội nhất thiết người công dân ấy, ngoài việc phải là người có tri

thức sâu rộng, hiểu biết, còn phải là người cư xử có văn hóa, có đạo đức cao cả. Như

Bác Hồ đã dạy trong một buổi nói chuyện với học sinh: “Có tài mà không có đức thì

chỉ là người vô dụng .Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Ở đây tôi muốn bàn đến chữ “tài” và chữ “đức” trong giáo dục học sinh trung

học, nhất là học sinh trung học cơ sở, trọng tâm là làm thế nào để các em tự “rèn đức

luyện tài” như lời Bác đã căn dặn. Ở tuổi này các em bắt đầu nhìn nhận thế giới xung

quanh với con mắt tò mò, hiếu kỳ và bắt đầu muốn khàm phá nó. Tuy muốn tìm hiểu,

khám phá xã hội nhưng các em lại chưa hề hiểu biết về nó - tức là chưa chủ động để

tiếp cận với các vấn đề xã hội ấy. Vì vậy dễ bị những cám dỗ từ tiêu cực xã hội đó ảnh

hưởng xấu đến nhận thức, tư duy, hiểu biết non nớt của các em. Các em dễ có cảm

nhận lệch lạc, phiến diện về cuộc sống và khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của

mình sao cho đúng đắn. Nếu các em không nhận thức được đúng sự việc thì ảnh

hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của các em.

pdf26 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 3141 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 86 7 14 0 0 7 14 25 50 16 32 2 4 
 - 9 -
III. Các biện pháp thực hiện: 
Đề tài này là tôi muốn rèn luyện tính kỷ luật của học sinh dựa theo chiều hướng tích 
cực nên dù là lớp ngoan hay chưa ngoan cũng có thể áp dụng biện pháp như nhau. Có 
thể sáng tạo, bổ sung, thay đổi linh hoạt dựa trên từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi xin mô tả, 
phân tích từng nội dung, biện pháp cụ thể như sau: 
1: Bước thiết lập kỷ luật 
Sau khi nhận lớp, việc đầu tiên tôi làm là họp ban cán sự lớp, nắm bắt tình hình 
chung của lớp. Sau đó tôi phân loại đối tượng và có biện pháp giáo dục cụ thể, kết hợp 
với biện pháp chung của lớp. Sau cùng là thông qua kế hoạch của tôi và cùng bàn với 
lớp các biện pháp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế tiến tới xóa bỏ những 
nhược điểm của một số thành viên trong lớp. 
Vào buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi thông qua chương trình, kế hoạch rèn luyện 
của lớp với các bậc phụ huynh, xin ý kiến đóng góp vào bản kế hoạch. Cuối cùng tôi 
và ban cán sự sẽ thống nhất biện pháp và triển khai thực hiện ở lớp để làm tốt công tác 
thi đua từ tổ đến lớp. 
Phạm vi thiết lập kỷ luật là: 
+ Trong tổ: tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi những hoạt động thi đua thông qua 
cuốn sổ theo dõi thi đua của tổ; động viên các tổ viên tích cực thi đua. Cuối tuần tổ 
trưởng tổng hợp thi đua 1 lần và thống kê thi đua cá nhân với ban cán sự lớp. 
+ Trong lớp: 
 - Lớp trưởng chịu trách nhiệm chung, có cuốn sổ tổng hợp thi đua từ các tổ, thành 
viên trong lớp theo từng tuần và từng tháng. Có sự phối hợp với 2 lớp phó và các tổ 
trưởng để đảm bảo yếu tố công bằng, khách quan. Lớp trưởng có thể hệ thống kết quả 
thi đua của các tổ theo bảng sau: 
 - 10 -
Tháng:. Học tập Nề nếp Hoạt động khác Tổng kết 
thi đua 
Tổ 1 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 
34 
12 
- 4 17 9 
Tổ 2 - 7 10 - 6 16 
13 
* Chú thích: Nếu các thành viên trong tổ phát biểu xây dựng bài trong lớp đúng, đạt 
điểm 9,10 thì được tặng một dấu được cộng 2 điểm. Nếu tổ nào có thành viên vi 
phạm lỗi theo quy định của lớp đưa ra trừ 1điểm. Lấy điểm cộng trừ lỗi phạm ra điểm 
còn lại trong tuần. 
Qua bảng hệ thống trên, lớp trưởng sẽ theo dõi được kết quả các hoạt động của lớp 
trong từng tuần, từng tháng để dễ dàng báo cáo tình hình lớp với cô chủ nhiệm. Đồng 
thời kịp thời nhắc nhở, động viên những tổ, những thành viên lớp chưa cố gắng. Góp 
phần thúc đẩy phong trào học tập của lớp, hoạt động thi đua của lớp với phong trào 
chung của trường. 
 - Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm giám sát hoạt động theo dõi thi đua của 
từng tổ và cá nhân làm sao cho công bằng, khách quan, trung thực. Lớp phó học tập 
cũng có sổ theo dõi thi đua để có thể đối chiếu kết quả với các tổ trưởng khi tổng hợp. 
 - Lớp phó văn, thể, mỹ: chịu trách nhiệm giám sát hoạt động thi đua của các tổ, 
cá nhân về các hoạt động : Văn nghệ, thể dục thể thao; lao động; rèn luyện kỹ năng; nề 
nếp kỷ luậtLớp phó phụ trách văn, thể, mỹ cũng có 1 cuốn sổ ghi lại những việc tốt, 
chưa tốt ( vi phạm kỷ luật) của cá nhân học sinh từng tổ. Sau mỗi tuần có thể đối chiếu 
kết quả với tổ trưởng và thống nhất kết quả thi đua với lớp trưởng và lớp phó học tập. 
2: Bước triển khai thực hiện 
* Về rèn luyện hạnh kiểm 
 - 11 -
Vấn đề rèn luyện đạo đực, hạnh kiểm cho các em cũng là một vấn đề vô cùng quan 
trọng. Nếu chúng ta giáo dục không đúng cách sẽ dễ tạo nên sự phát triển lệch lạc về tư 
chất, đạo đức, thái độ của trẻ đối với người lớn hoặc thế giới xung quanh. Qua quá 
trình công tác, tôi rút ra những bài học sau: 
Thứ nhất, chúng ta cần tìm hiểu kỹ tính cách, hoàn cảnh, khả năng của trẻ . Quan 
tâm đến những khó khăn mà trẻ hay mắc phải. Kiên trì, khoan dung, nhẫn nại, nhẹ 
nhàng trước những sai phạm của trẻ. Cố gắng thể hiện thái độ tin tưởng vào trẻ khi 
động viên trẻ vượt qua những lỗi lầm, sai phạm. 
Thứ hai, không nên áp dụng những hình thức kỷ luật quá khắt khe làm ảnh hưởng 
xấu đến thể chất, tinh thần của trẻ. Cần tránh tình trạng xâm hại thân thể, xúc phạm 
nhân phẩm của trẻ, thái độ “quan liêu, chụp mũ” trẻ. 
Với những bài học trên, tôi đã xây dựng nên 1 bản kế hoạch về tổ chức kỷ luật lớp. 
Ngay trong buổi đầu tiên ổn định lớp , tôi thông qua và cùng cả lớp xem xét, thảo luận, 
xây dựng nên một bản nội quy lớp hoàn chỉnh dựa trên những nội quy, qui định của 
nhà trường. Theo tôi, để học sinh cùng tham gia xây dựng nội quy lớp sẽ làm cho các 
em thấy có trách nhiệm và thực hiện nội quy, kỷ luật một cách tự giác, tự nguyện. 
Ngoài ra, học sinh cũng sẽ rèn được khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình trước đám 
đông, biết đưa ra những ý kiến đóng góp vào vấn đề chung của tập thể. 
Như tôi đã trình bày ở phần trên, dù mỗi năm tôi chủ nhiệm 1 khối lớp khác nhau 
nhưng khi triển khai thực hiện đề tài này, tôi mạnh dạn tiến hành các biện pháp như 
nhau và hiệu quả công việc thu được vẫn là khả quan. Vì tôi nhận thấy các em đang có 
tâm, sinh lý như nhau, độ tuổi chỉ chênh lệch 1 tuổi nên khả năng tư duy, cảm nhận, ý 
thức bản thân của các em cũng giống nhau. 
Cũng giống như phần học tập, tôi cùng cả lớp thống nhất hình thức kỷ luật chung, 
có thể hệ thống theo bảng sau: 
 - 12 -
 Hạnh kiểm 
Tốt(được tuyên dương;làm việc tốt) Xấu(bị phê bình, mất đoàn kết, vi phạm nội 
quy; nghỉ học không phép) 
+ 3 - 2 
Với việc theo dõi hành vi của các bạn trong lớp, trách nhiệm này tôi đặt lên vai các 
tổ trưởng và có sự giám sát, góp ý của lớp trưởng và lớp phó đời sống. Cuối tuần tổ sẽ 
sơ kết với lớp trưởng. Lớp trưởng báo cáo tình hình với giáo viên chủ nhiệm vào giờ 
sinh hoạt cuối tuần, báo cáo đột xuất nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Giáo viên căn 
cứ vào đó kết hợp với việc tìm hiểu cụ thể vấn đề sẽ xếp loại hạnh kiểm theo tuần của 
từng thành viên lớp. 
* Về các hoạt động khác (thể dục thể thao, văn nghệ, HĐNGLL) 
Đây là một chuỗi các hoạt động nhằm phát hiện và bỗi dưỡng năng khiếu của trẻ. 
Giúp trẻ tự tin phát huy khả năng của mình, mạnh dạn khi đứng trước đám đông, rèn 
luyện kỹ năng sống. Để làm được những việc trên, giáo viên chủ nhiệm phải tích cực 
tìm hiểu khả năng, tính cách của trẻ; phối hợp với giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể 
dục, tổng phụ trách, khuyến khích, động viên trẻ tham gia, để bồi dưỡng năng khiếu 
cho trẻ, giúp trẻ phát huy sở trường. 
Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học sinh của mình có thể 
phát huy tối đa năng khiếu của mình, vì đây cũng là một hướng phát triển của bản thân 
các em trong tương lai. Tôi đã nghiên cứu và thường xuyên tổ chức hoạt động NGLL, 
động viên, khuyến khích các em tham gia những hoạt động của Đội, của trường. 
- Với hoạt động NGLL: đây là hoạt động được nhà trường đưa vào phân phối 
chương trình để giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh. Hoạt động được tổ chức theo 
chủ điểm của từng tháng, rất phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh 
THCS. Tôi đã tổ chức hoạt động này theo từng tổ. Tức là mỗi tổ sẽ làm một chủ 
điểm.Các em tự thảo luận, tổ chức, Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt trong mỗi chủ 
 - 13 -
điểm và là người tham dự (khách mời) trong các hoạt động đó, các yêu cầu cần đạt 
trong mỗi chủ điểm hoạt động là: 
+ Đúng nội dung của chủ điểm 
+ Phát huy được các kỹ năng hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân; tư duy; phản 
ứng; xử lý tình huống 
+ Có tính giáo dục phù hợp với lứa tuổi 
+ Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng ( văn nghệ; kịch; tấu hài; trò chơi; thi 
vẽ) 
Tôi xin đưa vài hình ảnh cụ thể của lớp đã triển khai 
 - Với hoạt động rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tôi cũng 
coi đây là một hoạt động không thể thiếu. Ngoài việc phát hiện năng khiếu còn giúp 
các em có điều kiện vui chơi, giao lưu, học hỏi bạn bè ngoài lớp. Hơn nữa còn rèn 
luyện thân thể, có sức khỏe tốt để học tập. Tôi động viên các em tham gia các hoạt 
động kỷ niệm của Đội, của nhà trường 
 - 14 -
 Chào mừng ngày 08-03-2013 ;15/08/2014; 26/03/2015 
 - 15 -
 - 16 -
- Về rèn luyện kỹ năng sống: Hiện nay vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 
đang là vấn đề được quan tâm. Tôi thấy đây cũng là vấn đề quan trọng để giáo dục toàn 
diện học sinh. Các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết thích ứng với 
hoàn cảnh; biết nhìn nhận, xem xét các vấn đề xã hôi một cách chủ động. Từ đó biết tự 
giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng đắn, phù hợp. Hơn nữa giáo dục kỹ 
năng giúp các em tự tin, hoạt bát, nhanh nhẹn và thực tế hơn. Khi nhà trường phát 
động các hoạt động ngoại khóa, học sinh rất thích và tham gia nhiệt tình. 
 - 17 -
Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng: tuy đây chỉ là những hoạt động mang tính chất là vui 
chơi, giải trí, hỗ trợ cho việc học tập nhưng không có nghĩa là các em có thể tự do 
vùng vẫy vô kỷ luật. Tôi vẫn yêu cầu cán bộ lớp quan sát hoạt động của lớp, nếu hành 
vi vi phạm nghiêm trọng vẫn xét kỷ luật như những vi phạm khác. Như vậy học sinh 
dù có vui chơi nhưng không ở mức quá đáng, làm ảnh hưởng đến phong trào chung 
của cả trường. Hơn nữa trong lúc vui chơi các em vẫn phải có ý thức tự giác, tự kiềm 
chế hành vi của mình để không xảy ra những việc đáng tiếc. Các em tham gia vẫn 
được khen thưởng, coi đây cũng là một tiêu chí thi đua trong lớp. 
*Về học tập: 
Để nhìn nhận một học sinh học tập như thế nào , tiến bộ hay không , giáo viên có 
thể đánh giá, phân tích qua những hành vi sau: số lần xung phong phát biểu xây dựng 
bài; thái độ khi ngồi học, tiếp thu kiến thức; khả năng trả lời những bài tập, câu hỏi 
 - 18 -
khó; sự chuyên cần học ở nhà ( làm bài tập, học bài cũ, chuẩn bị bài mới, bài tập , tài 
liệu tham khảo) 
Vấn đề là làm thế nào để học sinh bắt đầu và phát huy được những hành vi trên? 
Bởi có những học sinh biết mà không phát biểu vì ngại; có những học sinh không biết 
gì vì không tập trung trong giờ học; có những học sinh muốn cố gắng nhưng lại bị mất 
gốc kiến thức và không biết bắt đầu từ đâu.Để phát huy được sự tích cực ở những 
học sinh hăng hái trong giờ học, đồng thời khuyến khích, động viên những học sinh 
còn nhút nhát, thụ động, tôi có chương trình là: tập trung triển khai thế mạnh của tổ. Vì 
tổ là 1 tập thể nhỏ hơn lớp, các thành viên thường là những bạn thân thiết, ngồi tập 
trung ở một khu vực. Vì thế các em hiểu rõ nhau hơn, dễ trò chuyện, động viên và chia 
sẻ hơn. 
 Khi phát động thi đua,ở trong mỗi tổ, từng các nhân thi đua với nhau. Thúc giục 
nhau cố gắng vì lợi ích của tổ và của từng thành viên, quyết tâm chiến thắng.Ở mức 
quản lý này tôi tin tưởng và giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, tôi hướng dẫn tổ trưởng thực 
hiện chấm điểm thi đua theo bảng hệ thống sau: 
 Học tập 
Theo bảng hệ thống này, học sinh có thể tự bản thân biết được sự cố gắng của mình 
là như thế nào; hoặc cần phải cố gắng ra sao để không ngại với bản thân và bạn bè.Tôi 
Điểm tốt (thuộc bài, làm bài tập có điểm 
trên lớp) 
Điểm xấu (không:thuộc bài; làm BT; 
ghi bài) 
 9-10 điểm 
7-8 điểm 
 KK 
(phát biểu xây 
dựng bài đúng > = 
2 lần/buổi học) 
5-6 điểm 
0-4 điểm 
Ghichú 
(không mang 
đúng TKB<=1 
lần/ tuần) 
 + 5 
+ 2 
+1 
 - 1 
 - 3 
- 1 
 - 19 -
thấy biện pháp này khích lệ học sinh rất tốt. Nếu được cộng điểm tốt thì sẽ cố gắng 
hơn; nếu bị điểm xấu càng cần cố gắng để lấy điểm tốt trừ đi điểm xấu. Các em phải cố 
gắng ngay trong ngày hoặc trong tuần. Như thế sẽ tạo nên sự thi đua dồn dập, sự chủ 
động tích cực ngay trong bản thân mỗi học sinh. 
Ở đây yếu tố tích cực ngoài việc giúp học sinh chủ động học tập , tôi còn muốn 
động viên cổ vũ các em. Như trong bảng số điểm cộng nhiều hơn số bị trừ. Ngoài 
ra còn điểm khuyến khích trong giờ học: phát biểu xây dựng bài hăng hái, đúng,  
3: Hình thức khen thưởng, kỷ luật: 
* Khen thưởng: 
+ Khen thưởng tập thể: Sau mỗi tháng thi đua, dựa vào kết quả tổng hợp của các tổ 
trưởng, lớp trưởng và sự đánh giá, nhận xét của 2 lớp phó cũng như sự biểu quyết của 
cả lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể tuyên dương, khen thưởng những tổ có nhiều thành 
tích xuất sắc nhất trong tháng, những tổ, cá nhân có nhiều cố gắng 
Phần thưởng được biểu trưng bằng lá cờ thi đua màu đỏ (nhất), màu vàng (nhì), 
màu xanh ( ba) , màu tím (cố gắng: 3 lá cờ tím bằng 1 lá cờ xanh) dán trên bảng thi đua 
của lớp 
Cuối mỗi học kỳ, lớp tổng kết các tháng và giáo viên chủ nhiệm sẽ khen thưởng 
(bằng tiền mặt trích từ quỹ lớp) tặng cho tổ có nhiều tháng nhất; có nhiều thành viên 
nhất lớp (tức là có nhiều sao nhất); tổ có nhiều cố gắng nhất. Những tổ được khen 
thưởng phải có thành tích toàn diện- tức là cả học tập, nề nếp, văn nghệ 
Tổ chức khen thưởng: vào các buổi sơ kết học kỳ I, học kỳ II, trong buổi họp phụ 
huynh lớp. Giáo viên chủ nhiệm mời BGH nhà trường hoặc giáo viên môn chính ( 
Toán, Văn) của lớp tham gia trao thưởng. Tạo nên không khí trang trọng, các em 
cũng cảm thấy phần thưởng mình nhận được thật đáng quý, tự hào vì có các phụ huynh 
biết, nhà trường biết. tạo đà cho các em cố gắng phấn đấu trong những học kỳ, năm 
học sau. 
 - 20 -
 Những bạn có thành tích xuất sắc nhất trong tuần 
+ Khen thưởng cá nhân: Giáo viên căn cứ vào kết quả tổng hợp từ các tổ và lớp 
trưởng, sau đó họp ban các sự lớp và thành lập danh sách khen thưởng, hình thức khen 
thường, mức khen thưởng 
Hình thức này sẽ nhỏ lẻ hơn, tôi chia ra thành các mức: 
- Em có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc nhất trong mỗi học kỳ, cuối năm ( 
HSG toàn diện 5 quyển vở) 
- Em có nhiều nỗ lực vượt bậc trong học tập và rèn luyện ( 3 quyển vở; HL khá, 
HK tốt) 
- Em có nhiều thành thích trong hoạt động văn nghệ, TDTT ( 3 quyển vở : HL, HK 
khá trở lên) 
 - 21 -
Ngoài những hình thức trên tôi còn động viên những em trong ban cán sự lớp, tổ 
trưởng ( 1 quyển vở ),vì các em là những người điều khiển,triển khai, duy trì các hoạt 
động của lớp 
* Kỷ luật: 
Ngoài hình thức kỷ luật là phạt ( trừ sao) thì lớp còn áp dụng một số hình thức kỷ 
luật khác như: mời phụ huynh đến trường trao đổi; cho học sinh vi phạm lựa chọn hình 
thức lao động ( quét lớp 2 ngày; quét sân trường; trồng hoa trong bồn; tưới cây). Tất 
nhiên các hình thức trên phải được thông qua hội nghị phụ huynh và được bản thân các 
em đồng ý. Hình thức này chỉ là tình thế bởi có những học sinh không trừ hết được lỗi 
trong tuần, hoặc vi phạm nhiều lần mà không sửa chữa được. 
 - 22 -
IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm: 
1. Kết quả đạt được 
Sau 2 năm áp dụng bằng những nỗ lực, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm tôi 
đã thu được kết quả như sau: 
Lớp 6A4 năm học 2013 – 2014 
Số 
HS 
Hạnh kiểm Học lực 
50 
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
45 92 5 10 0 0 12 24 27 54 11 22 0 
Các phong trào khác: 
 §¹t gi¶i nh× héi thi kÐo co chµo mõmg kû niÖm ngµy 22/12. 
 Đạt giải nhÊt héi thi c¾m hoa nghÖ thuËt kû niÖm ngµy 8/3. 
 Đạt nhiÒu giê häc tèt cña líp A3, A4 khèi 6,7. 
 Chi đội mạnh xuất sắc 
 Lớp tiên tiến 
 Lớp thu phong trào kế hoạch nhỏ, mua t¨m ñng hé ng­êi mï... 
 Ủng hộ c¸c b¹n häc sinh nghÌo . 
Lớp 7A4 năm học 2014-2015 (Học kỳ I) 
Số 
HS 
Hạnh kiểm Học lực 
52 
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
47 90,4 5 9,6 0 0 13 25 27 52 12 23 0 
 Các phong trào khác: 
 Đạt giải nhì bóng đá 
 Đạt giải ba mâm cỗ trung thu 
 Đạt giải khuyến khích thi hát tiếng Anh 
 2. Bài học kinh nghiệm. 
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được cho tôi 
ngày hôm nay. Tôi rút ra được các kinh nghiệm sau: 
 - 23 -
Có được những kết quả trên chủ yếu là từ ý thức của học sinh, người giáo viên chỉ 
đóng vai trò là người chỉ đường, hướng dẫn cho các em thực hiện. Qua đây tôi cũng 
nhận thấy rằng, người giáo viên cần nỗ lực trau dồi những kỹ năng giáo dưỡng để có 
thể linh hoạt, sáng suốt trong việc lựa chọn những biện pháp phù hợp với từng đối 
tượng học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm cần có lòng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng tạo nhất 
là thực sự yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình. Đúng như ông cha 
ta đã nói: “Trồng cây gì thu được quả đó”. Vâng! Chúng ta hãy cởi mở tâm hồn mình 
với mọi người, với các em. Hãy yêu thương các em bằng chính trái tim của người anh, 
người chị, người cha, người mẹ, lúc đó ta hiểu được các em cần gì? Ước mơ gì? 
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thực sự am 
hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời 
kì đổi mới. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là nghị lực niềm tin để người 
giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà mình đã theo đuổi. 
 - 24 -
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút từ quá trình công tác. Tôi tự nhận 
thấy rằng: Xu hướng giáo dục hiện nay là tích cực , chủ động, linh hoạt và sáng tạo 
trong cả hoạt động dạy và giáo. Chính vì như vậy, yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi người 
giáo viên ngày càng phải hoàn thiện bản thân, nghề nghiệp, kỹ năng để có thể đáp ứng 
được những nhu cầu của nền giáo dục mới, hiện đại. 
Chúng ta phải có những biện pháp kỷ luật để có thể đưa học sinh vào khuôn khổ. 
Nhưng vấn đề là chúng ta cũng cần đổi mới trong hình thức kỷ luật của mình, thực 
hiện phương châm “ lạt mềm buộc chặt” như ông cha ta đã dạy. Chúng ta xử lý vi 
phạm của học sinh phải công bằng, nhất quán trong biện pháp,tránh căng thẳng, đối 
đầu và bạo lực với học sinh. 
Để khuyến khích học sinh thi đua thực hiện tốt những nội quy của lớp, giáo viên 
phải đưa ra nhiều hình thức khen thưởng, động viên như: bằng quà, bằng phiếu khen, 
tuyên dương.. để khích lệ các em cố gắng.Người giáo viên cũng nên thay đổi cách cư 
xử trong lớp với học sinh, là người biết quan sát, lắng nghe, chia sẻ với học sinh. Tạo 
nên những thiện cảm chân tình từ phía học sinh; trở thành chỗ dựa vững chắc, sự tin 
tưởng tuyệt đối, sự tôn trọng vô bờ của học sinh những khi khó khăn. 
Qua đây tôi cũng xin khuyến nghị với các cấp, các ngành tạo điều kiện về cơ sở 
vật chất để các em có cơ hội học tập tốt hơn, phát huy được những năng khiếu của bản 
thân. Mở các lớp huấn luyện chuyên đề , sách báo tham khảo về công tác chủ nhiệm để 
giáo viên bổ sung kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện mình. 
Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi, nói về tuổi đời và tuổi nghề tôi còn ít, vì thế 
tôi mong muốn các đồng chí giáo viên đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn 
thiện hơn bản sáng kiến và có thể mở rộng triển khai thực hiện trong những năm học 
sau. 
Tôi xin trân thành cảm ơn. 
 - 25 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD & ĐT, vụ giáo dục trung học; Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển 
Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, 
NXB Hà Nội, 2009 
2. Những điều giáo viên chủ nhiệm nên biết, NXB Lao động, 2000 
3. Luật giáo dục , năm 2005 
4. Công ước quốc tế về quyền trẻ em, 
5. Kế hoạch chủ nhiệm số: 14/KHCN-THCS, ngày 16 tháng 09 năm 2013, trường 
THCS Kim Giang. 
6. Quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại 
học sinh THCS và học sinh THPT, Thông tư 58/2011/TT-BGD ĐT, ban hành quy 
chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT 
 - 26 -
MỤC LỤC 
A. §Æt vÊn ®Ò ................3 
1. Lý do chọn đề tài 
2. Mục đích của đề tài 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
5. Phương pháp nghiên cứu 
B. PhÇn néi dung.....................................................................................4 
I. Cơ sở lý luận.................................................................................................4 
II. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................6 
III. Giải pháp và biện pháp..............................................................................9 
1: Bước thiết lập kỷ luật 
2: Bước triển khai thực hiện 
3: Hình thức khen thưởng, kỷ luật: 
IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm...............................................................22 
C. KiÕn nghÞ vµ ®Ò xuÊt....................................................................24 

File đính kèm:

  • pdfChuNhiem_7_PhamThiThuHuyen_THCS Kim Giang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan