Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Cơ sở lý luận
Lễ giáo cái gốc trong nhân cách toàn diện của con người. Từ xưa đến nay vai trò của lễ giáo cũng được nhiều nhà giáo dục, nhà triết gia quan tâm và khẳng định “ Lễ giáo như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, sức có mạnh mới gánh vác được nặng và đi được xa” Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích thì trước hết đều phải học cách làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho chính bản thân mình. Chính vì vậy giáo dục các hành vi lễ giáo là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người ngay từ lúc còn nhỏ là một việc làm vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Vì các hành vi lễ giáo không tự có, nó chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Hiễn dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Cổ nhân xưa cũng đã dạy
“ Tre non dễ uốn tre già nổ đốt.
Bé chẳng vin, cả gẫy cành’’
Câu nói ấy của ngưỡi đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo lễ giáo cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đức có trí là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thấy rõ được sự quan trọng của thế hệ trẻ sau này Đảng ta đã chỉ rõ ‘ Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải đi liền với việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc’ Giá trị về các hành vi lễ giáo cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Vậy muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình , mỗi một người làm cha, làm mẹ sẽ là những người yêu thương nuôi dưỡng, chăm sóc và kích thích trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi một thầy giáo cô giáo là người cha người mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành những đứa trẻ có những đức tính tốt để sau này chở thành những con người có ích cho xã hội. Từ ngàn xưa kinh nghiệm của ông cha ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ . Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu.
trung chú ý ( trêu bạn, nghịch dây quần áo,) thì cô cũng có thể hỏi trẻ một câu hỏi nào đó, nếu trẻ không nhắc lại được cô có thể nói một cách khéo léo: “ Vừa rồi do con chưa chú ý nghe cô giảng nên chưa trả lời được. Bây giờ con chú ý nghe cô nói lại nhé”. Và khi trẻ nhắc lại được, cô cần động viên ngay. Như thế trẻ sẽ học được thói quen là không nói chuyện trong giờ. Ngoài ra cô cũng có thể sử dụng tranh ảnh, phim, để giới thiệu cho trẻ các thói quen hành vi văn minh nơi công cộng, để từ đó trẻ nhận xét, đánh giá hành vi đúng - sai. Bên cạnh phương pháp giảng giải, thì giải thích cũng chiếm ưu thế trong việc giáo dục thói quen đạo đức cho trẻ. Nó thường được kết hợp với các phương pháp khác gắn với tình huống để giải thích cho trẻ tại sao hành vi đó là đúng - sai để trẻ hiểu và áp dụng qua đời sống hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động nêu gương hàng ngày giúp trẻ có thể tự đánh giá về mình về bạn trong mọi hành vi. Việc sử dụng phương pháp nêu gương là động cơ thôi thúc trẻ hướng về hành vi đúng. Như vậy để hành vi trở thành thói quen thì trẻ phải thường xuyên luyện tập ở mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt phải có sự giáo dục thống nhất, kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Tóm lại: Việc giáo dục trẻ có thói quen hành vi ứng xử văn minh nơi công cộng là việc làm vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. c, Thói quen biết bảo vệ, sử dụng và giữ gìn đồdùng đồ chơi trong các hoạt động. Khi tham gia vào hoạt động vui chơi hay giờ chơi tự do, trẻ luôn có ý thức gọn gàng, ngăn nắp, khi lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không bày bừa bãi, vứt bỏ lung tung. Hình ảnh: Trẻ đang sắp xếp lại đồ dùng sau giờ hoạt động góc. Thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ, cô giáo khéo léo lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp để giáo dục hình thành các thói quen biết bảo vệ, sử dụng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Chẳng hạn như cô giáo sử dụng phương pháp giảng giải, đề ra quy tắc: “ Không được làm hỏng đồ chơi vì làm hỏng sẽ không có gì để chơi, khi chơi phải nhẹ nhàng, không quăng ném, chơi xong, phải cất vào nơi quy định không tranh giành, giằng co đồ chơi của nhau. Một tuần, cô có thể tổ chức cho trẻ lau chùi hoặc rửa đồ chơi một lần bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau. Ví dụ như: dùng đồ chơi; “ thi xem ai nhanh” để kích thích trẻ cất đồ chơi một cách nhanh - gọn hoặc có thể dùng bài hát “ bạn ơi hết giờ rồi đi nào”. Qua đó sẽ giúp trẻ có ý thức, hình thành ở trẻ thói quen biết bảo vệ, sử dụng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. d , Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân Vệ sinh thân thể: dạy trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ như: biết lau mặt, rửa tay sạch, chải đầu gọn gàng, biết đánh răng trước và sau khi ngủ, biết tự đi giày dép. Cụ thể kỹ năng vệ sinh “ rửa tay” như sau: Cô cần giúp trẻ hiểu được vì sao phải tay, vào khi nào thì chúng ta cần rửa tay qua các câu hỏi gợi mở trò chuyện với trẻ. Trẻ phải biết được rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, sau giờ tạo hình và chơi. Nguyên tắc rửa tay: từ chỗ sạch đến chỗ bẩn. Muốn cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn cô phải làm mẫu chậm rãi, cho trẻ quan sát từng thao tác kết hợp cô giải thích tỉ mỉ như: đầu tiên phải xắn cao tay áo ( nếu tay áo dài ), vặn vòi nước vừa phải, không to quá. Rửa tay dưới vòi nước sạch, lấy xà phòng sau đó thực hiện lần lượt từng thao tác xoay cổ tay mu bàn tay, các kẽ ngón tay, xoay đầu ngón tay đổi bên làm tương tự sau đó sát hai lòng bàn tay vào nhau, nghiêng bên phải, nghiêng bên trái, búng nhẹ và lau vào khăn khô. Sau khi làm mẫu, mời lần lượt trẻ lên rửa, cô quan sát và sửa cho những cháu không làm được. Cô nhắc nhở không chen lấn xô đẩy, không vẩy nước vào mặt bạn. Hàng ngày cô quan sát theo dõi trẻ rửa tay sạch sẽ. Vệ sinh ăn uống: giáo dục trẻ không nói chuyện trong khi nhai, biết xúc cơm ăn gọn gàng không rơi vãi, không xúc cơm sang bát bạn, không ném cơm vào nhau. Trong khi ăn không nói chuyện riêng cơm rơi vãi phải biết nhặt vào khay và dùng khăn lau bàn lau cho sạch. Tất cả những hành vi trên, cũng được tiến hành thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, cô giáo phải khéo léo lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp, để giáo dục hình thành các thói quen vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Hình ảnh : Trẻ rửa tay trước khi ăn Hình ảnh: Dùng khăn lau bàn khi vãi cơm canh Thông qua giờ văn học, với bài thơ: “ Đừng thế” cô đã khéo léo giáo dục trẻ có thói quen tốt như không dùng ngón tay để làm tăm xỉa răng. “ Ngón tay không phải cái tăm Đừng đưa vào miệng xỉa răng móc hàm Cái mũi thì bảo em rằng Ai thích hếch mũi ngoáy bằng ngón ta”. Đó là những thói quen rất gần với trẻ. Vì vậy, cần phải có giáo dục tốt cho trẻ để trẻ có ý thức được, đó là những hành vi không nên làm. Hoặc với bài thơ : “Giờ ăn” cô có thể giáo dục trẻ vệ sinh trong ăn uống: Tất cả những điều đó lúc đầu là bố mẹ dạy trẻ và cho trẻ làm thường xuyên, đến lớp cô giáo phối hợp nhắc nhở để dần dần trẻ tự ý thức và có thói quen tốt. Tóm lại, giáo dục trẻ các hành vi thói quen lễ giáo chuẩn mực cho trẻ mẫu giáo là một việc làm vô cùng cần thiết trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non, nó tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Vậy hơn ai hết, người lớn và những người làm công tác giáo dục trẻ cần cung cấp cho trẻ những hành vi lễ giáo mang tính chuẩn mực. Riêng đối với trẻ mầm non khác hẳn so với các cấp học khác cô giáo trao đổi được trược tiếp với phụ huynh chính vì vậy việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ là một biện pháp không thể thiếu được. Một trong những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo là trẻ hay bắt chước. Trẻ bắt chước người lớn từ cử chỉ lời nói đến hành vi, có khi trẻ bắt chước cả những hành vi đúng, có lúc trẻ bắt chước cả những hành vi sai do sự nhận thức của trẻ chưa đầy đủ. Chính vì vậy, song song với việc cung cấp kiến thức cho trẻ về môi trường tự nhiên xã hội thì việc cung cấp cho trẻ những tri thức cơ bản, đơn giản trong giao tiếp ứng xử giữa con người và con người với thế giới xung quanh là vô cùng cần thiết. Những hành vi thói quen lễ giáo được hình thành ở trẻ lứa tuổi này thường để lại ấn tượng mạnh sau này, nó ảnh hưởng rất lớn đến hành vi lễ giáo nói riêng và đời sống tình cảm nói chung của trẻ. Trên cơ sở hình thành những thói quen ở trẻ đức tính cần thiết như : tính tự lập, tính ngăn nắp, tính kỷ luật, mạnh dạn, can đảm. e , Hành vi thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác: Hành vi thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác là một trong những nội dung quan trọng giúp trẻ có thói quen lễ giáo chuẩn mực. Chúng ta nên giáo dục trẻ những hành vi như: Kính trọng người lớn, biết nhường nhịn và giúp đỡ những em nhỏ, giúp bạn bè, giúp đỡ người tàn tật, già yếu biết hỏi han chăm sóc ông bà, bố mẹ khi đau yếu, vui buồn với người thân trong gia đình, biết chia sẻ niềm vui buồn với người thân bạn bè và một thói quen nữa chúng ta cần giáo dục hình thành ở trẻ ngay ở lứa tuổi này là thói quen thật thà, ngay thẳng, tính khiêm tốn học hỏi. Những hành vi thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác trước hết được tiến hành thông qua hoạt động vui chơi. Qua vui chơi, trẻ nắm được những quy tắc hành vi chuẩn mực một cách tích cực. Trò chơi “ bác sĩ”: Ẩn sau vui chơi trẻ biết giúp đỡ bệnh nhân, biết hỏi han bệnh tình, động viên bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm dưỡng bệnh. Cũng qua việc nhập vai chơi mà các thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác của trẻ ngày càng được hình thành và phát triển. Trò chơi “ cô giáo” trẻ đóng vai học sinh, trẻ phải thể hiện được sự quan tâm của học sinh đối với cô giáo như: “ Cô ơi, cháu giúp cô lau đồ chơi nhé” Hay khi thấy cô mệt, trẻ có thể hỏi cô: “ Cô ơi, cô làm sao thế ạ ? Cô mệt à!.. cháu gọi bác sĩ đến khám cho cô nhé”. Tóm lại: Với vai chơi từ buổi này sang buổi khác, qua nhiều lần trải nghiệm như thế mà dần dần giúp trẻ có thói quen tốt. Thể hiện ở hành vi biết hỏi han chăm sóc khi mẹ ốm, biết giúp mẹ trông em, nhường nhịn em. Bên cạnh hoạt động vui chơi, hoạt động học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục hành vi thói quen đạo đức chuẩn mực cho trẻ. Trẻ mẫu giáo bước đầu đã nắm được các quy tắc hành vi chuẩn mực đạo đức đơn giản. Do đó thông qua môn văn học, qua các bài thơ câu chuyện kể giúp trẻ bộc lộ tình cảm rất rõ ràng yêu ai ghét ai, biết đánh giá hành vi tốt - xấu. Qua bài thơ “ Làm anh” chỉ cho trẻ rõ quan điểm của mình là yêu quý người anh vì người anh biết yêu thương, quan tâm, biết giúp đỡ em, nhường nhịn bằng cách chia quà cho em phần nhiều hơn. Thông qua bài thơ, cô giáo dục trẻ tình cảm anh em trong gia đình, sống phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau: Hoặc qua câu chuyện “ Hai anh em” “ Cây khế” cô kể để trẻ hiểu nội dung truyện, hiểu được tại sao người em được mọi người quý mến và giúp đỡ, qua đó giáo dục trẻ thấy được hành vi nào đúng, chẳng hạn như người em có đức tính chăm chỉ, cần cù, thương người, thật thà, khi người em gặp khó khăn thì được chim đại bàng giúp đỡ và người em đã trở nên giàu có. Khi đã giàu rồi, người em sẵn sàng giúp đỡ người nghèo ngay ( chia vàng bạc cho người nghèo ) Bên cạnh đó giáo dục trẻ thấy được hành vi nào là sai, là không nên. Ví dụ: khi chia gia tài, người anh đòi lấy trâu bò, nhà cửa, ruộng vườn còn chỉ cho em cây khế ngọt và một túp lều tranh giúp trẻ thấy được hành vi đó của người anh là không được vì người anh không biết quan tâm giúp đỡ em. Qua đó, ta thấy mặt mạnh của các tác phẩm văn học dễ đi vào lòng người, trẻ dễ nhớ dễ phân biệt được mặt tốt, mặt xấu, biết đánh giá đúng các hành động thông qua các nhân vật, biết hướng tới cái thiện, bài trừ cái ác. Thông qua hoạt động tổ chức dạo chơi ngoài trời cũng là một trong những phương tiện để giáo dục trẻ có thói quen hành vi sẵn sàng giúp đỡ nguời khác. Khi dạo chơi ngoài trời, cô đề nghị trẻ nhường cho các em nhỏ xuống trước, giúp đỡ các em xuống cầu thang, khi thấy em bị ngã ( hoặc bạn ngã ) cần nâng em ( bạn ) dậy, hỏi han xem bạn có làm sao không? Trong khi chơi cầu trượt, cần nhường nhịn không tranh giành nhau. Thông qua việc cho trẻ làm quen với lao động của người lớn, qua việc tổ chức cho trẻ tham gia một số công việc cụ thể vừa sức với trẻ như: kê bàn ăn, chia vở bút, chia thìa, dọn đồ chơi, cô giáo dục trẻ có hành vi giúp đỡ người khác. Hoặc cho trẻ cùng nhau chăm sóc cây, vật nuôi gần gũi như cho gà ăn, trẻ biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết giúp đỡ nhau. Để hình thành các hành vi thói quen đạo đức, chuẩn mực cho trẻ mẫu giáo thì còn phải tiến hành thường xuyên thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non ở mọi lúc, mọi nơi. Hoặc : Trong giờ hoạt động ngoài trời, có trẻ do chạy nhanh quá nên bị vấp ngã. Cô giáo dục trẻ thấy bạn ngã không được cười, phải nâng bạn dậy, hỏi han, an ủi bạn xem bạn có đau không? Ảnh: Trẻ đỡ bạn lên khi bạn ngã Thông qua việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ, cô giáo khéo léo lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp để giáo dục hình thành các thói quen hành vi đạo đức chuẩn mực cho trẻ. Để giáo dục trẻ có hành vi sẵn sàng giúp đỡ người khác cô giáo phải sử dụng phối hợp các phương pháp: trực quan nêu gương người gần gũi trẻ, người thật việc thật, có thể là cô, là các bạn trong lớp để giáo dục trẻ. Để thực hiện được điều đó thì cô giáo phải xây dựng một tập thể lớp có sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn khi cần thiết. Trong lớp có bạn bị ốm, trẻ phải biết quan tâm, hỏi han, trò chuyện với bạn, cùng cô chăm sóc bạn ( mang nước cho bạn uống, lấy khăn ướt đắp trán ). Bên cạnh đó, cô giáo sử dụng phương pháp kể chuyện: kể lại việc làm của bạn khác trong lớp học nêu gương làm việc tốt của bạn để trẻ học tập: “ Hôm trước trong giờ hoạt động vui chơi cô thấy bạn Quỳnh Anh lớp mình đã cầm tay đỡ bạn Thảo Anh bạn vốn là học sinh từ bé xương yếu phải có sự hỗ trợ của nẹp. Khi thấy bạn ngã Bạn quỳnh Anh đã nhanh chóng chạy ra và đỡ bạn dạy.Như thế bạn Quỳnh Anh đã làm được một việc tốt rồi đúng không?...” Và cô giáo kịp thời khích lệ khen thưởng động viên các bạn khác để giúp đỡ trẻ khác tích cực học tập và hướng tới hành vi đúng. Ngoài ra cô giáo cũng sử dụng phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập kết hợp với phương pháp nêu tình huống để giáo dục trẻ có thói quen hành vi sẵn sàng giúp đỡ người khác. Cô kể một câu chuyện: “ Có một bạn nhỏ đang chạy rất nhanh ở trên đường, vì nghe thấy một tiếng hét ở phía sau, bạn đó ngoái lại nhìn đằng sau và thế là đâm sầm vào một bà cụ đang chống gậy đi ở trên đường, làm cho cụ ngã bịch xuống đường, bạn nhỏ đó không xin lỗi mà bỏ đi luôn mặc cho bà lão cứ loay hoay mãi trên đoạn đường đó..”. Cô nêu tình huống hỏi trẻ: “ Nếu như có con ở đó con sẽ làm gì ? Để trẻ suy nghĩ và nêu ra ý kiến nhằm giúp trẻ có thói quen hành vi biết giúp đỡ người già yếu”. Tóm lại: Việc lặp đi lặp lại có hệ thống cùng một hành vi trong những hoạt động cụ thể sẽ hình thành ở trẻ thói quen đạo đức vững chắc. Nhờ vậy mà trẻ có những thái độ hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày như tôn trọng người lớn đoàn kết giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ em nhỏ. Khi các hành vi cử chỉ tốt được hình thành cần có sự luyện tập thường xuyên liên tục. Để hình thành thói quen cho trẻ không chỉ riêng có cô giáo mà còn cần có sự kết hợp giữa các thành viên trong gia đình như: anh chị em, bố mẹ. Tình trạng hiện nay, gia đình ít con, cả nhà chỉ quan tâm cho con, không cho con phục vụ ai đã làm mai một ở trẻ thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác. Và mỗi gia đình lại có quan điểm rất khác nhau về hành vi này nên rất cần sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về tư tưởng giáo dục trẻ để có kết quả tốt nhất. Cô hỏi trẻ: “ Hai ngày nghỉ vừa rồi, con đã làm gì giúp bố mẹ, ở nhà?” Trẻ có thể kể: “ Con nhặt rau giúp mẹ” , “ Con quét nhà cho mẹ, lau bàn ghế”.Qua nhiều ý kiến của các bạn sẽ giúp trẻ hình thành thói quen biết giúp đỡ người lớn và trẻ sẽ áp dụng trong đời sống thực hàng ngày. 3.4 Giáo dục trẻ thông qua các ngày hội ngày lễ. Như các bạn đã biết truyền thống của người Việt chúng ta luôn tôn sư trọng đạo. Vì vậy thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20/11 ngày 19/ 05... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người, giữ vững đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ người trong cây” Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào dân tộc, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu trở những thành con người có ích cho xã hội. “Hoạt động gói bánh trưng của cô và trẻ trong ngày tết cổ truyền” 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua các biện pháp mà tôi đã đưa ra phần trên, qua kết quả điều tra, qua quan sát trẻ trong các hoạt động, tôi đã có kết quả như sau: 4.1.Đối với cô giáo: Qua quá trình thực hiện chúng tôi thấy trẻ thực hiện các hành vi giáo dục đạo đức rất tốt. Hai cô giáo vững vàng tự tin hơn trong giao tiếp với phụ huynh. Vào những đợt thanh tra hội giảng chúng tôi rất yên tâm về những kỹ năng mà chúng tôi đã giành bao công sức suốt cả năm học để bảo ban dạy dỗ các cháu. 4.2.Đối với trẻ: Trẻ ngoan và có những hành vi đạo đức tốt và có những kỹ năng cơ bản biết giao tiếp mạnh dạn và biết thực hiện những hành vi văn minh lịch sự ở trong gia đình, nơi công cộng và những hành vi đẹp khi đến lớp: Mạnh dạn chào cô và bố mẹ không cần cô phải nhắc nhở, biết cất dọn đồ dùng đồchơi đùng nơi quy định, không quăng ném đồ dùng đồ chơi, trong khi chơi không nói to, nói bậy. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ QUA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Nội dung Cuối năm TS Tốt % Khá % Đạt % Trẻ có thói quen văn minh lịch sự trong giao tiếp 39 37 95 2 5 0 0 Trẻ có thói quen văn minh lịch sự nơi công cộng 39 33 85 5 13 1 2 Trẻ có thói quen sẵn sàng giúp đỡ người khác 39 35 90 3 8 1 2 Trẻ có thói quen gọn gàng ngăn nắp 39 34 87 4 11 1 2 Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân 39 36 93 2 5 1 2 Trẻ có thói quen tuân thủ kỷ luật 39 35 90 3 8 1 2 4.3.Đối với phụ huynh: Phụ huynh yên tâm tin tưởng vào sự bảo ban dạy dỗ của các cô đối với các con Phụ huynh biết cách phối hợp trao đổi với các cô về các thông tin cần thiết và những tiến bộ của các con đã đạt được và những gì chưa đạt được để cùng các cô bảo ban các cháu hơn. Luôn luôn quan tâm ủng hộ giúp đỡ các cô trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu để cho trẻ hoạt động và đặc biệt là công việc xã hội hóa giáo dục hàng năm ngày càng phát triển tốt. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của sáng kiến Qua quá trình thực hiện việc giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ Bản thân tôi đã thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục lễ giáo như sau: - Đối với trẻ có kỹ năng cơ bản về các hành vi lễ giáo tốt thì trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh và ở nơi công cộng trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi hành động và việc làm cụ thể, ngoài ra trẻ cũng không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai. Trẻ biết cư sử một cách đúng mực với mọi người và với mọi hoàn cảnh khác nhau. - Khi tham gia vào các hoạt động vui chơi trẻ có ý thức hơn: Biết tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, biết nói nhỏ đủ nghe trong khi chơi, biết cư xử đúng mực, đoàn kết giúp đỡ nhau. - Trẻ không còn những hành động vứt rác bừa bãi nơi công cộng, hay là nói to cười đùa ở những nơi trang nghiêm như đình chùa - Phụ huynh cảm thấy phấn khởi yên tâm khi con mình đã làm được rất nhiều việc tốt và ngoan ngoãn lễ phép. 2. Áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến. - Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được mọi lúc mọi nơi, trong sinh hoạt hàng ngày, thông qua các giờ học, thông qua các buổi giao lưu, các hoạt động ngoại khóa 3. Bài học kinh nghiệm. Sau một thời gian thực hiện với lòng say mê kiên trì yêu nghề mếm trẻ. Tôi nhận thấy và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục các hành vi lễ giáo cho trẻ: - Giáo dục lễ giáo không chỉ thể hiện trong các giờ học mà còn được thể hiện trong các hoạt động khác. Chính vì vậy giáo viên cần phải lồng ghép các nội dung giáo dục một cách linh hoạt. - Bản thân giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi sưu tầm các tranh ảnh họa báo, các bài thơ ca, hò vè câu chuyện để khóc truyên truyền cho sinh động hấp dẫn và làm tiền đề cho trẻ học tập và noi theo. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động nêu gương người tốt việc tốt để cho trẻ học tập và noi theo. - Giáo viên phải phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. - Cô giáo phải là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo - Việc giáo dục các hành vi lễ giáo cho trẻ cần phải được thực hiện thường xuyên và kiên trì. 4. Ý kiến đề xuất. Bên cạnh những việc đã đạt được tôi cũng có một số mong muốn nho nhỏ như sau: * Đối với phòng giáo dục và đào tạo - Đầu tư thêm cơ sở vật chất để đáp ứng với nhu cầu gửi con của phụ huynh ngày càng đông hơn. * Đối với nhà trường: - Đầu tư thêm tranh ảnh lễ giáo để thông qua đó trẻ học tập thêm mọi lúc mọi nơi và những cử chỉ đẹp, văn minh. - Đẩy mạnh phong trào và các cuộc vận động nâng cao chất lượng đạo đức nhà giáo. * Đối với giáo viên: Luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo Luôn tìm tòi học hỏi sưu tầm các câu ca dao tục ngữ để cho trẻ học theo. Cần phải phối hợp các phương pháp khác nhau, đồng đều, không lạm dụng quá nhiều như: Phương pháp giải thích, phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại mà lãng quên phương pháp sử dụng trò chơi. - Trên đây là một số bài học kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” Tôi kính mong sự đóng góp của các ban nghành đoàn thể cũng như của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non. 2. Tài liệu về giáo dục lễ giáo, hành vi đạo đức cho trẻ. 3.Tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. 4. Tài liệu “giáo trình văn học dân gian”. 5. Giáo trình tâm lý học cho trẻ mầm non. 6. . W.W.W.Google.com
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.docx