Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm no tại trường mầm non Yên Lập

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác GD&ĐT. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “ giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách.

 Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì dinh dưỡng sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Chính ví dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trên thực tế chung cả nước công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non vẫn còn một số hạn chế.

Bản thân tôi đang công tác tại Trường Mầm non Yên Lập có nhiệm vụ nuôi – dạy các cháu. Hàng năm nhà trường đón nhận các cháu từ những gia đình khá, trung bình, nghèo, có khoảng hơn 50% số trẻ là dân tộc thiểu số. Trình độ văn hóa không đồng đều, thời gian dành nhiều cho công việc, một phần vì kinh tế khó khăn nên chắn chắc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chăm sóc, nuôi dạy con. Do nhận thức được trong giai đoạn lứa tuổi này đang dần hoàn thiện về tâm lý, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt là tiền đề cho sự phát triển về sau của trẻ, tôi thiết nghĩ đây quả là một điều rất cần thiết khi tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Yên Lập”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 25372 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm no tại trường mầm non Yên Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể phân tích tìm hiểu biện pháp khắc phục hạn chế, nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường mầm non yên Lập
III/ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong ngành học mầm non.
 Phân tích thực trạng một số biện pháp Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị.
 Rút ra các bài học về Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
A/ Nội dung
1/ Cơ sở lí luận
Dinh dưỡng là một quá trình phức tạp gồm việc đưa vào cơ thể, tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa trong cơ thể những thức ăn cần thiết để bù đắp hao phí năng lượng, trong quá trình hoạt động của cơ thể con người tạo ra và đổi mới các tế bào, các mô, cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể. 
Dinh dưỡng hợp lí là đảo bảo dữ cho cơ thể đủ thức ăn cần thiết một cách tối ưu, tức là với số lượng và cơ cấu hợp lí nhất phù hợp với từng người, phù hợp với từng lứa tuổi. Cơ thể luôn biến động và phát triển không ngừng, tốc độ phát triển rất cao ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em Việt Nam trung bình mỗi năm cao thêm 6.33cm đối với cháu trai, 6.24cm đối với cháu gái. Vì vậy cơ thể các cháu đòi hỏi được cung cấp hằng ngày đầy đủ năng lượng và chất cần thiết ở mỗi thời kì khác nhau, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý và đòi hỏi chất dinh dưỡng khác nhau.
Công tác nuôi dưỡng và giáo dục lứa tuổi mầm non có tầm quan trọng đặc biệt. Ngày nay xu hướng giáo dục tiến bộ đều coi trọng việc nuôi - dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non coi đó là khâu đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng con người mai sau.
* Khái niệm về dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là ngành khoa học nghiên cứu về vấn đề xây dựng cơ thể, duy trì và bồi dưỡng sự phát triển của sinh vật. Sinh vật có thể là con người, cây cỏ, xúc vật, nấm mốc,
Giữa sinh vật và môi trường sống tiến trình dinh dưỡng tạo ra một sự trao đổi và một thể cân đối đi liền với sự sống.
Riêng đối với con người dinh dưỡng là một ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người, và xác định nhu cầu có thể và chất dinh dưỡng nhằm giúp cho con người phát triển khỏe mạnh, sinh sản, duy trì nòi giống.
Dinh dưỡng theo nghĩa thông thường là cung cấp thực phẩm những nguyên liệu cần thiết cho sự sống để trưởng thành và phát triển.
* Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng:
Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng.
* Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng:
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng có thể. Từ lâu người ta đã biết giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe có liên quan chặt chẽ với nhau.
* Tầm quan trọng của dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là nhu cầu hằng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Dinh dưỡng học nghiên cứu mối quan hệ thiết yếu giữa thức ăn và cơ thể con người, tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống, đây là nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu cấp bách bức thiết không thể không có, chứ không phải chỉ là để giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, nếu thiếu hoặc thừa những chất nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Chình vì thế đối với trẻ, dinh dưỡng là vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt đúng theo yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực phát triển cân đối, trí tuệ phát triển hài hòa, trẻ sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh, học giỏi. Bởi vì trẻ đang tuổi cơ thể phát triển mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần đột do thiếu iốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A,).
Do đó, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc cần thiết, dinh dưỡng hợp lí đó là: 
“ Khẩu phần ăn hằng ngày” phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng.
 * Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm:	
 Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả những điều kiện cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến bảo quản, phân phối đến nấu nướng cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm đó được sạch sẽ, an toàn và phù hợp với điều kiện người tiêu dùng.
2/ Cơ sở pháp lý:
 Luật bảo vệ sức khỏe dân nhân, ban hành ngày 30/06/1989.
 Thông tư số 4 hướng dẫn về việc thực hiện quản lí an toàn thực phẩm trong kinh doanh. dịch vụ ăn uống, Bộ y tế ban hành ngày 23/03/1988.
 Luật giáo dục căn cứ điều 18,19,20
 “ Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”.
 “ Giáo dục mầm non phải đảm bảo hài hòa giữa môi trường, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn”.
 Điều lệ trường mầm non ban do Bộ GD&ĐT ban hành.
 Luật bảo vệ chăm sóc – giáo dục trẻ em ngày 12/08/1991.
B/ Thực trạng và một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non Yên Lập
1/ Khái niệm về tình hình nhà trường:
1.1/ Cơ sở vật chất:
 Trường Mầm non Yên Lập nằm trên địa bàn huyện Yên Lập. Trường được thành lập từ rất lâu cho đến nay trường có 9 lớp, trường sạch sẽ, thoáng mát phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, thu hút trẻ yêu thích đến trường. Có bếp ăn một chiều, đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình chế biến thức ăn. Ngoài ra trường còn vận động phụ huynh trang bị được các phương tiện phục vụ nuôi dưỡng thuận lợi cho giáo viên và cấp dưỡng tổ chức các bữa ăn cho trẻ.
1.2 /Đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Cấp dưỡng:
	 Ban giám hiệu nhà trường có trình độ đại học sư phạm mầm non, có năng lực, được tiếp thu những chương trình mới về nội dung dinh dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ nên có nhiều thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
	 Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đoàn kết, biết cầu tiến, nhiều sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ, 100% có kiến thức về công tác nuôi - dạy trẻ.
	 Cấp dưỡng rất nhiệt tình trong công tác, sạch sẽ, chịu khó, tận tâm với công việc.
1.3/ Phụ huynh và trẻ:
	Phần lớn phụ huynh đã được tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ nên rất quan tâm đến việc ăn uống của trẻ tại trường và tại gia đình.
 Với trẻ: Đầu năm đến trường tỷ lệ suy dinh dưỡng là 17,62%, cuối năm còn 8,3%.
2/ Những biện pháp trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non Yên Lập
2.1/ Xây dựng kế hoạch
	Là một biện pháp rất quan trọng nó trở thành nghị quyết soi sáng xuyên suốt trong cả năm học. Vì thế, việc đầu tiên tôi phải lên kế hoạch cụ thể cho năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và từng ngày một cách nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện kế hoạch tôi luôn rà soát đối chiếu để tìm ra nguyên nhân rút ra kinh nghiệm và kịp thời bổ sung vào kế hoạch đề làm tốt. Đồng thời tôi luôn trao đổi với các đồng nghiệp, cấp dưỡng để đem lại thành công trong quá trình thực hiện, làm tốt điều này sẽ giúp tôi làm việc có khoa học, chủ động, xử lý nhanh và đạt năng xuất trong công tác.
2.2/ Quy trình xây dựng kế hoạch năm học:
 * Chỉ tiêu cụ thể:
	 Từng năm học giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng vào giữa năm và cuối năm không còn cháu suy dinh dưỡng ở kênh C.
	 100% trẻ đến trường được tiêm chủng đầy đủ, không để xảy ra dịch bệnh trong trường
	 100% trẻ được khám sức khỏe định kì 2 lần/ năm.
	 Trên 50% trẻ được ăn tại trường.
 100% trẻ được theo dõi biểu tăng trưởng.
 100% các lớp có các góc tuyên truyền theo quy định.
 100% trẻ được uống vaxcin, vitaminA.
 * Xây dựng kế hoạch năm học
 Để thực hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đưa ra các biện pháp:
 Trường thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:
 10 lời khuyên về “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc” cũng được đưa ra để nhà trường thực hiện.
 Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 5 độ C
 Lưu mẫu thức ăn hàng ngày ( bằng tủ lạnh)
 Cấp dưỡng phải mặt tạp dề, đeo bao tay, đeo khẩu trang, đội mũ khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ.
 Giáo viên phải mặc trang phục, đội ngũ, đeo khẩu trang, bao tay khi chia thức ăn cho trẻ.
 Tổ chức cho các cháu ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
 Tuyên truyền đến các phụ huynh cho các cháu ăn uống các thức ăn có đầy đủ các chất bổ dưỡng ( tại các góc tuyên truyền phụ huynh, trong các buổi họp phụ huynh,).
 Thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng ở các độ tuổi 3, 4, 5 tuổi lồng ghép trong các môn học, hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ,
 Thực hiện khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ theo định kì, từ đó phân loại thể lực và đề ra biện pháp kết hợp nhắc nhở phụ huynh quan tâm chọn mua thực phẩm đứng nhu cầu của mỗi cháu.
 Họp phụ huynh có các cháu suy dinh dưỡng để có chế độ ăn thêm trái cây và uống thêm sữa vào buổi tối, Giảm chất tinh bột và ăn thêm rau cho các cháu béo phì.
 Thức ăn phải được nấu chín để diệt các vi trùng có thể gây bệnh, nâng cao tỉ lệ sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
 Thực hiện tốt quy chế vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng ăn uống.
 Tăng cường cơ sở vật chất về vệ sinh và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vệ sinh phòng bệnh.
 * Xây dựng thực đơn
 Xây dựng khẩu phần thực đơn hợp lí cho bữa ăn của trẻ:
 Tôi đã đóng vai trò của mình trong tinh thần trách nhiệm luôn chăm lo cho các cháu. Vì ở lứa tuổi này trẻ em có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nếu không được nhà trường quan tâm, vì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang tuổi lớn và phát triển rất cao. Vì thế cần quan tâm chăm sóc năng lượng và đủ chất để xây dựng có thể như chất đạm và chất khoáng. Ăn uống tốt giúp trẻ phát triển và hoạt động bình thường cho tới lúc trưởng thành, đối với trẻ đang yếu hoặc suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, không ăn ngon chúng tôi cố gắng tìm mọi cách động viên trẻ bằng cách thay đổi những món ăn trẻ ưa thích. Thực đơn chúng tôi đưa ra thường linh động tùy thay đổi thực phẩm có ở thị trường theo mùa, nên phù hợp với việc lựa chọn thực phẩm để trẻ dễ dùng được.
 Bữa ăn đối với trẻ có ngon miệng, ăn hết xuất phụ thuộc rất nhiều vào các món ăn phù hợp thời tiết và khí hậu.
 Ví dụ: Mùa hè cho trẻ ăn các loại rau mát như: Rau muống, rau ngót, mướp, rau đay, canh chua,
 Thực đơn phù hợp theo mùa tiện lợi về kinh tế, mùa nào thức ấy. Nhưng vẫn phải đảm bảo calo một ngày ở trường của trẻ. Ở lứa tuổi này có thể nâng cao món ăn hoặc cho các loại quả các cháu ưa thích nhưng tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước khi ăn.
 Trẻ đến trường không chỉ cần học tập, vui chơi mà chính là phải được chăm sóc, nuôi dưỡng theo phương pháp khoa học nghĩa là phải tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường. Trường chúng tôi tổ chức cho trẻ ăn 2 bữa ăn/ ngày ( 1 bữa chính và 1 bữa phụ)
2.3/ Chỉ đạo cấp dưỡng chế biến thực phẩm:
 Ngoài các quy định của nhà trường cô tiếp phẩm phải nắm được thực đơn, chuẩn bị lựa chọn thực phẩm, kiểm tra giá chợ trước ngày đi chợ 2 ngày để đảm bảo chất lượng và đủ số lượng trẻ ăn hoặc kịp thời thay thế thực phẩm không có trong thực đơn.
 Cân, đo, đong, đếm tính gái cả theo số lượng nhận thực tế.
 Thực phẩm không đủ chất dinh dưỡng kế toán không nhận hàng.
 Gía cả không đúng theo dự trù trong thực đơn phải thông báo kịp thời cho ban giám hiệu.
 Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi giá chợ, thường xuyên kiểm tra công tác tiếp phẩm không để hiện tượng tiêu cực xảy ra trong công tác tiếp phẩm.
 Cách nấu nướng và chế biến thực phẩm, đảm bảo thức ăn còn đầy đủ các chất bổ dưỡng, không để lại bệnh tật gì cho ăn uống. Đề phòng thức ăn bị ô nhiễm từ giai đoạn thức ăn sống, được nấu chín và đưa đến người sử dụng.
2.4/ Thông qua bữa ăn hàng ngày:
 Giới thiệu món ăn là thói quen thường xuyên của giáo viên ở trường, nhưng giới thiệu như thế nào để đảm bảo kiến thức, đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng tới giờ ăn của trẻ. Vì vậy, các câu hỏi của giáo viên chia ra thời điểm khác nhau, các câu hỏi phải tùy thuộc vào các món ăn thực tế hàng ngày đã chọn theo mùa. Các loại thức ăn trên giàu chất gì? tất cả các giáo viên trước mỗi bữa ăn đều phải biết giáo dục cháu như vậy giờ ăn không bị nặng nề. 
 Vệ sinh ăn uống là một vấn đề quan trọng, vì thế giáo viên trò chuyện với trẻ: Hằng ngày trước khi ăn các cháu có thói quen làm gị? (rửa tay) vì sao phải rửa tay? Trong khi ăn có được dùng tay bốc thức ăn không? Vì sao? Nói chuyện trong giờ ăn thì như thế nào?.....
 Đối với các lớp có sự phân công sắp xếp công việc giữa các cô một cách hợp lí, chuẩn bị trước bữa ăn, chăm sóc trẻ ăn, dọn vệ sinh sau khi ăn,
 Chuẩn bị bữa ăn của trẻ:
 Bàn để chia thức ăn lau sạch. Tráng nước sôi dụng cụ để chia thức ăn và chén muỗng của trẻ, cho trẻ rửa tay trước khi ăn.
 Ngoài ra trước khi chia thức ăn phải rửa sạch tay, thức ăn chia xong phải đậy kín hoặc để vào tủ đựng thức ăn để tránh ruồi, bụi,
 Chăm sóc trẻ trong bữa ăn:
 Cho trẻ ăn phải thực hiện đứng quy chế vệ sinh: Cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ.
 Cô rửa sạch tay trước khi chia thức ăn và cho trẻ ăn.
 Trẻ ăn xong cô cho trẻ rửa tay, đánh răng, lau miệng, uống nước.
 Cần tránh:
 Không cho trẻ ăn, uống quá nóng
 Không cho trẻ ăn quá nguội vào mùa đông
 Không thổi vào thức ăn của trẻ.
 Không cho trẻ ăn uống chung thìa, bát, ly. Không nhặt thìa rơi xuống đất cho trẻ ăn lại.
 Vệ sinh sau khi ăn:
 Trẻ ăn xong cô thu dọn bàn ngay, lau bàn bằng khăn ướt, giạt khăn và phơi khô khăn.
 Lau nhà bằng nước thơm sau mỗi bữa ăn.
 Rửa bát bằng ( nước xà phòng rửa chén). Tráng lại ít nhất 2 lần bằng nước sạch, phơi nắng.
 Trường chúng tôi có kế hoạch dự giờ chăm sóc về dinh dưỡng chặt chẽ, nhằm nâng cao kết quả nuôi dưỡng trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường.
2.5/ Thông qua góc chơi:
 Trong quá trình thực hiện các chủ điểm đặc biệt là chủ điểm “Gia đình”, chủ điểm “Thế giới động vật, thực vật” ở góc phân vai, giáo viên thường tập cho các cháu giao tiếp trao đổi với nhau để chọn món, chọn thực phẩm và biết trong thực phẩm đó giàu chất gì?. Dần dần các cháu đã thành thạo trong việc chọn món ăn, chọn thực phẩm và cũng nói lên được các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm đã chọn.
2.6/ Một vài hình thức khác:
 Hiện nay toàn trường chúng tôi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Chúng tôi chủ động đưa ra những nội dung gần gũi, giúp trẻ thích ứng và xử lý các tình huống trong cuộc sống. Biết lao động tự phục vụ bản thân: Tự mặc quần áo, tự chải đầu, tự mang dép,
 Thông qua các hoạt động vui chơi như “Bé tập làm nội trợ” trẻ đã biết chế biến và bày các món ăn đơn giản như biết pha nước chanh, phết bơ vào bánh mì, gắp trà bông, xịt nước chấm, giắt những cọng ngò,  hoạt động này nội dung giáo dục dinh dưỡng được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả. Giáo viên dạy trẻ biết sử dụng các dụng cụ như dao, kéo, thớt, cốc, chén,
 Ngoài ra, còn có tranh liên hoàn, tranh treo tường qua các hình ảnh thực phẩm được trẻ cắt dán phân loại các nhóm thực phẩm. Cháu được hoạt động bên cô từ đó cô vừa giáo dục dinh dưỡng vừa cung cấp kiến thức về số lượng, làm quen chữ viết cho trẻ. Song song đó trẻ ý thức được vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm.
2.7/ Phối hợp với phụ huynh:
 Trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên nên hàng ngày sau khi dạy các kiến thức về dinh dưỡng, các giáo viên thường trao đổi với phụ huynh các cháu về bài học ấy, nhờ phụ huynh nhắc nhở trẻ nhớ lâu, nhớ kĩ hơn.
 Tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ cũng như tham quan bé làm nội trợ.
 Ngoài ra các giờ đón trẻ và trả trẻ phụ huynh còn được tuyên truyền bằng loa phát thanh nhà trường các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ em, các hình thức tuyên truyền còn được thể hiện trên bảng tin ở các lớp.
 Qua việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh, kết quả về giáo dục dinh dưỡng được nâng cao cụ thể:
 Phụ huynh đã biết quan tâm sức khỏe của trẻ, hướng dẫn trẻ biết các thức ăn cần thiết cho cơ thể.
 Phổ biến công tác giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong các buổi họp phụ huynh, qua các bảng tuyên truyền phụ huynh ở các lớp.
 Phụ huynh rất quan tâm đến các hoạt động của nhà trường, hăng hái tham gia cổ vũ cho các hội thi thêm vui, náo nhiệt. Đồng thời phụ huynh trở thành những tuyên truyền viên tích cực và tự giác, phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ.
C/ Kết quả đạt được:
 Sau 4 năm tổ chức bán trú và áp dụng những kinh nghiệm đã thực hiện về chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” ở Trường Mầm non Yên Lập đã được những kết quả sau:
 Các cháu rất hứng thú tham gia cùng cô để nắm kiến thức về dinh dưỡng đồng thời vốn từ của trẻ phong phú hơn.
 Nâng cao nuôi dưỡng trẻ và chất lượng tay nghề của giáo viên. Các cháu khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn( đạt kết quả cao trong hội thi “ Bé khỏe, bé ngoan” cấp huyện)
 Nhà trường thành thạo trong việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, biết xây dựng thực đơn theo mùa, theo lứa tuổi, cho trẻ ăn đủ chất, cân đối giữa các chất, chế biến các món ăn hợp khẩu vị cho trẻ, cho trẻ ăn đúng giờ.
 50,44% trẻ được ăn ở trường.
 100% trẻ được an toàn.
 95% trẻ nhận biết tốt 4 nhóm thức ăn và món ăn thông thường.
 100% trẻ có nề nếp, thói quen hành vi thông minh trong ăn uống như: chào mời, tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống gọn gàng, sạch sẽ.
 100% trẻ ăn hết suất, khi ăn không làm rơi vãi.
 Các cháu trường tôi tăng cân đều, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 10%.
 Các tiết dạy có lồng ghép dinh dưỡng, tổ chức các hoạt động, các trò chơi đều được đánh gái tốt.
D/ Bài học kinh nghiệm:
 Với những năm thực hiện công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường đã đạt được những thành tựu đáng kể về công tác giáo dục nói chung, và giáo dục mầm non nói riêng, trong khi đó phải kể đến thành tích trong công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ đạt kết quả tốt là những người quản lý chúng ta cần:
 Biết xác định đuợc muc tiêu chủ yếu, đề ra kế hoạch theo chỉ tiêu giao.
 Tìm biện pháp dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương mình, tổ chức đồng bộ một cách sáng tạo.
 Kiên trì, chủ động, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu để có hướng khắc phục, bồi dưỡng nâng cao, làm chuyển biến nhận thức năng lực của giáo viên và trẻ.
 Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu một số vốn về kiến thức nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ qua đó việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả cao.
 Để tiếp thu kiến thức dinh dưỡng nhẹ nhàng, dễ hiểu, không gò bó cô giáo cần khéo lồng nội dung giáo dục dinh dưỡng vào bài với nhiều hình thức phong phú và sinh động.
 Thường xuyên giới thiệu các món ăn, thực phẩm thông qua các bữa ăn hàng ngày nhưng không hỏi trẻ quá nhiều, và phải đảm bảo vệ sinh khi ăn.
 Giáo viên phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm những bài thơ, câu chuyện, vè, câu đố, trò chơi mới hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhằm tổ chức các hoạt động lồng ghép hiệu quả.
 Trên tiết dạy giáo viên lồng ghép nội dung dinh dưỡng vào các hoạt động phải nhẹ nhàng, phù hợp và thật khéo léo để không ảnh hưởng đến nội dung trọng tâm của tiết dạy. Nếu dạy trẻ bằng vật thật thì hiệu quả trên sẽ cao hơn.
 Thông qua các góc chơi, trò chơi cô tham gia cùng cháu, cùng nấu nướng, lựa chọn thực phẩm, trao đổi với trẻ về các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm,
 Bởi thế đòi hỏi cán bộ quản lý và giáo viên ngành mầm non phải yêu nghề, mến trẻ, tâm đắc không ngừng nâng cao nghiệp vụ, kiên trì công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ. Luôn nhớ và tâm đắc câu nói của Bác Hồ để không làm gián đoạn quá trình phát triển con người khi còn trẻ và theo độ tuổi được hoàn thiện hơn. Đó là câu nói của Bác Hồ: “ Mười năm trồng cây, một trăm năm trồng người”.
 Yên lập , ngày 18 tháng 3 năm 2013
Xác nhận của BGH Người viết 
 Lê Thị Nga

File đính kèm:

  • docSKKN_VE_SINH_AN_TOAN_THUC_PHAM.doc
Sáng Kiến Liên Quan