Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

1. Lý do chọn đề tài:

 Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.

 

docx28 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 10359 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một công việc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Đối với học sinh Tiểu học thì tác động giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: Làm cho các tác động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất; Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp; Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục. Với ý nghĩa đó, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội từ lâu đã được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Song làm thế nào để sự kết hợp này đáp ứng được những yêu cầu của công tác giáo dục vẫn đang là vấn đề chưa có lời giải đáp. Ở trường chúng tôi việc kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã được thực hiện theo cơ chế phân công - Hợp tác bằng việc làm cụ thể, thiết thực của cha mẹ học sinh, giáo viên và địa phương. Cụ thể là:
          - Xác định rõ nhiệm vụ của nhà trường, gia đình dựa trên cơ sở vai trò, chức năng và thế mạnh của mỗi bên. Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục. Vì vậy, nhà trường và giáo viên có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho cha mẹ học sinh. Chủ động thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo dục. Nhà trường phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh như trao đổi về ưu, nhược điểm ở nhà trường, ở gia đình để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng kiến thức sư phạm, kiến thức gia đình cho cha mẹ học sinh đã trở thành mối quan tâm của cả hai phía.
          - Xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục. Nội dung của bản quy định bao gồm các việc làm và các quan hệ hằng ngày của học sinh ở nhà, ở trường, ở địa phương; Nội dung của từng việc làm, yêu cầu cần đạt được khi thực hiện. Các việc làm đó được sắp xếp theo một trật tự nhất định tùy điều kiện cụ thể của gia đình, nhà trường, địa phương và trình độ phát triển của học sinh từng lớp. Quy định này là do giáo viên cùng cha mẹ học sinh xây dựng từ đầu năm học trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm. Những điều chỉnh cần thiết sẽ được hai bên thông báo kịp thời cho nhau trong suốt năm học.
          - Xác định những hình thức phối hợp nhằm đảm bảo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Hình thức trao đổi trực tiếp được thực hiện qua việc giáo viên đến thăm gia đình học sinh, qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại. Những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp nêu trên cho phép được đề cập nhiều vấn đề và đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, tạo được mối quan hệ thân mật hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh, nhờ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp cho gia đình. Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ lien lạc, qua đại diện hội cha mẹ học sinh hoặc đại diện cộng đồng dân cư nơi gia đình học sinh cư trú. Trong các hình thức này, việc trao đổi qua sổ liên lạc có tính khả thi hơn cả. Song, sổ liên lạc phải được sử dụng một cách thường xuyên khi cần chứ không phải theo định kỳ hàng tháng. Đồng thời, cần cải tiến hoạt động của cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh phải thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Vì vậy, về mặt tổ chức, bên cạnh ban chấp hành Hội cần có tổ phụ huynh (của lớp) theo địa bàn học sinh cư trú. Tổ trưởng phụ huynh sẽ hoạt động theo tư cách là cầu nối trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình.
          Nếu nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả. Nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng đến từng học sinh thì sẽ vô hiệu hóa lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức của trẻ. Để có được sự thống nhất, tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhà trường cần trở thành trung tâm văn hóa giáo dục, trở thành nơi chỉ đạo thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục.
          2. Kết quả:
          Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau:
          - Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả tốt. luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ; mạnh dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập.
          - Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động tập thể. Có ý thức thực hành tiết kiệm, quý trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của lớp học, sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dựng địa phương do nhà trường tổ chức.
          - Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và ngoại khóa; luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
          - Thực hiện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, có kỷ luật. Sống trung thực, đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh.
          - Có ý thức thực hiện tốt pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt; không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và ngoài nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
          Dưới đây là bảng tổng hợp chất lượng rèn luyện đạo đức và chất lượng học tập môn đạo đức của học sinh năm học 2014 - 2015:
 XẾP LOẠI
KHỐI LỚP
TỔNG SỐ HỌC SINH
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Năng lực/ phẩm chất
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
HỌC
KỲ
 I
1
2
3
4
5
Cộng
110
114
100
123
113
560
106
112
100
121
113
552
96,3%
98%
100%
98,3%
100%
98,5%
4
2
0
2
0
8
3,7%
 2%
 0%
 1,7%
 0%
 1,5%
110
112
100
121
111
554
100%
98%
100%
98,3%
98,2%
99 %
0
2
0
2
2
6
0%
 2%
0%
1,7%
1,8%
1%
HỌC
KỲ
 II
1
2
3
4
5
Cộng
110
114
100
123
113
560
109
114
100
123
113
559
99%
100%
100%
100%
100%
99,8%
1
0
0
0
0
1
1%
0.0
0.0
0.0
0.0
0,2%
110
114
100
123
113
560
100%
100%
100%
100%
100%
100%
0
0
0
0
0
0
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
 3. Bài học kinh nghiệm:
          Từ thực tiễn cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời là trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Từ việc đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, qua tìm hiểu thực tế giáo dục đạo đức ở một số lớp, ở một số giáo viên có kinh nghiệm, tôi khái quát dưới đây một số bài học kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học như sau:
          - Phải lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn, là cố vấn tối cao của một lớp, là lực lượng giáo dục nòng cốt của nhà trường. Họ là người trực tiếp tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục của một lớp. Cho nên giáo viên chủ nhiệm có tâm huyết với học sinh, theo tôi đó là yếu tố trước hết để có thể cảm hóa, giáo dục học sinh trở thành người tốt.
          - Nắm vững nguyên nhân dẫn đến dẫn đến hành vi không tốt để xuất hiện biện pháp giáo dục thích hợp với từng loại đối tượng học sinh. Công việc này chẳng khác nào một người thầy thuốc chữa bênh, chuẩn đoán đúng sẽ điều trị có hiệu quả; mà muốn chuẩn đoán đúng, giáo viên chủ nhiệm phải là người hết sức sâu sát, nắm vững đặc diểm, tâm lí học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của các em.
          - Kết hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục các em. Hầu như những học sinh hư, dù ở mức độ nào cũng đều có nguyên nhân từ phía gia đình. Gia đình là một môi trường, lực lượng giáo dục đầu tiên, trực tiếp, gần gũi, thường xuyên và lâu dài nhất đối với mọi trẻ em. Vì vậy, nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với gia đình để tạo môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ đối với học sinh hư.
          - Xây dựng đôi bạn, nhóm bạn tốt để thường xuyên kèm cặp, uốn nắn kịp thời những hành vi tái phạm của những học sinh hư. Trong biện pháp này, giáo viên chủ nhiệm phải xử lí khéo léo các thông tin mà học sinh trong nhóm phản ánh cho mình, đồng thời giáo dục các em đó có lòng thương yêu, đặt niềm tin vào sự tiến bộ của bạn. Khéo léo sử dụng dư luận tích cực của tập thể để điều chỉnh hành vi sai trái của những học sinh hư. Dư luận tập thể có tác dụng điều chỉnh hành vi của từng thành viên theo yêu cầu của tập thể. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phát hiện dư luận và có biện pháp xử lí thích hợp, giúp học sinh có biểu hiện sai trái tiếp nhận ý kiến của tập thể, tránh sự áp đặt gây nên mặc cảm, tự ti hoặc chống đối ở các em.
          - Thuyết phục là phương pháp giáo dục nhằm tác động vào ý thức, tình cảm, niềm tin, ý chí của học sinh. Đây là phương pháp có vai trò mở đường cho mọi quá trình giáo dục bất kỳ một phẩm chất, năng lực nào. Đối với việc giáo dục học sinh hư, khi thực hiện phương pháp này cần hết sức tránh nóng vội và cần nắm bắt cụ thể đặc điểm tâm lí, tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè của đối tượng này để có biện pháp giáo dục.
          - Phát hiện, động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin ở học sinh. Theo số liệu điều tra, số học sinh có biểu hiện sai trái về đạo đức đã mất hết niềm tin vào bản thân. Vì vậy, việc khích lệ những cố gắng, tiến bộ của các em sẽ có tác dụng như một động lực, một sinh khí mới cho các em phấn đấu. Giáo dục lại đạo đức cần gắn liền với giáo dục lòng say mê học tập. Phần đông học sinh hư đều lười biếng học tập, việc thu hút các em vào hoạt động học tập sẽ dần dần tách các em khỏi những quan hệ xấu và bản thân nội dung các môn học cũng góp phần nâng cao nhận thức giúp các em tự điều chỉnh mình.
          Tóm lại, kinh nghiệm thành công của thầy cô giáo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết là phải nghiên cứu, nắm chắc nguyên nhân và đặc điểm tâm sinh lí, khả năng của từng học sinh. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phù hợp và tổ chức được các lực lượng giáo dục thống nhất tác động. Trong các lực lượng giáo dục đó phải chú ý đúng mức đến sức mạnh đồng bộ của tập thể thầy cô giáo, tập thể học sinh và gia đình học sinh. Phương pháp giáo dục đúng và thích hợp từng học sinh cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công đối với học sinh yếu đạo đức còn đòi hỏi cao ở nhiều người thầy, cô giáo về mặt uy tín,về thái độ nhiệt tình, về tính kiên trì, lòng độ lượng, bao dung. Đó cũng là những phẩm chất làm nên sức mạnh giáo dục đạo đức đối với học sinh hư. Nguyện vọng thiết tha của đông đảo thầy cô giáo là được hướng dẫn, cung cấp những kinh nghiệm hiện đại để giáo dục tốt phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đó cũng chính là yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu, tìm ra những giải pháp giáo dục mới, cụ thể, có hiệu quả cao đối với học sinh yếu kém về đạo đức.                                                                                                                                                                    
PHẦN III: KẾT LUẬN
          Từ chiều sâu lịch sử, dân tộc Việt Nam sớm hình thành một nền đạo đức và luôn có ý thức tu dưỡng, giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc; luôn xem đạo đức cách mạng là phẩm chất đầu tiên, là cái gốc của mỗi con người. Bác Hồ đã dạy: “Ngươi cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” và Bác hồ cũng chỉ rằng: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Từ thực tiễn, xây dựng, bảo vệ đất nước, từ những ý kiến chỉ dạy của Bác Hồ cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh bậc Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc Tiểu học thông qua các hoạt động tập thể, thông qua sự phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả người giáo viên Tiểu học có thể kết hợp nhiều phương pháp, nhiều biện pháp giáo dục. Vì có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các em, người giáo viên tiểu học có cơ hội hiểu biết đầy đủ đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh, theo dõi được sự phát triển của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
          Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, người giáo viên cần:
          - Góp phần vào việc xây dựng một bầu không khí lành mạnh (đầy lòng thương yêu, tin cậy, an toàn) trong trường và lớp.
          - Hiểu về đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn biện pháp giáo dục với cả lớp và từng học sinh.
          - Tiến hành giáo dục đạo đức thông qua những tình huống cụ thể. Hết sức tránh lý thuyết và hô hào, trừ những trường hợp đặc biệt.
          - Tổ chức việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài lớp và ngoài giờ, kết hợp chặt chẽ với giáo dục ở lớp.
          - Sử dụng một cách thận trọng các biện pháp giáo dục đạo đức trực tiếp, vì mỗi phương pháp giáo dục đều có hạn chế riêng của nó.
          - Chớ quên rằng khi dạy bất kỳ môn học nào, người giáo viên đều làm nhiệm vụ giáo dục giá trị đạo đức. Cần làm cho học sinh hiểu môn học trong tổng thể; nội dung thông tin, phương pháp, những giá trị có trong đó.
          - Người giáo viên có tác dụng giáo dục bằng toàn bộ nhân cách của mình. Trẻ em nhìn người giáo viên một cách tổng quát, vì vậy người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức. “Tấm gương bao giờ cũng cói giá trị hơn lời giáo huấn” điều này nhắc nhở rằng người giáo viên cần phải trung thực, thẳng thắn trong cách đối xử với học sinh. Nếu người giáo viên yêu môn học nào, học sinh cũng yêu môn học đó; Nếu người giáo viên quan tâm bảo vệ môi trường, học sinh cũng sẽ quan tâm đến điều đó; Nếu người giáo viên làm việc và sinh hoạt đúng giờ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, học sinh sẽ cố gắng được như vậy. Chúng ta luôn luôn lưu ý rằng giáo dục đạo đức không chỉ dừng ở việc hình thành thói quen, mà điều chủ yếu là phải từ việc luyện thói quen hành vi đạo đức mà xây dựng được niềm tin đạo đức, làm cơ sở cho ứng xử thường xuyên của các em.
          Trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, khi giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, bậc tiểu học trở thành bậc nền tảng, cần nhanh chóng được phổ cập và nâng cao chất lượng, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược giáo dục đào tạo là phát triển nhân cách nguồn nhân lực. Nhân cách đó phải định hướng đúng đắn ngay từ bậc giáo dục tiểu học. Các nhà quản lý giáo dục nắm chắc mục tiêu này để có kế hoạch, biện pháp trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục để hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Trong công cuộc đổi mới vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học được đặt ra với yêu cầu bức thiết:
          - Cần đảm bảo cư xử với học sinh như một chỉnh thể, một nhân cách đang hình thành. Nhà trường cần giáo dục toàn diện, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc gia đối với một trường Tiểu học. Cần đảm bảo sự bình đẳng cho học sinh để hình thành và phát triển hành vi đạo đức, quan tâm đặc biệt đến những học sinh đang gặp những khó khăn bất lợi. Cần có những định hướng đúng đắn cho sự hình thành và phát triển hành vi đạo đức tiếp theo của học sinh sau bậc tiểu học.
          - Tổ chức ngày hội truyền thống với nhiều hoạt động phong phú thu hút 100% học sinh tham gia. Tổ chức tốt việc thực hiện các chủ điểm giáo dục học sinh theo từng khối lớp nhằm rèn luyện nếp sống đạo đức cho các em.
          - Tạo điều kiện cho Đội Thiếu niên tiền phong tổ chức các hoạt động tập thể (chào cờ đầu tuần, múa hát tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp). Làm tốt công tác giáo dục ý thức tiết kiệm, lòng từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.
          - Giáo viên tự rèn luyện phong cách đạo đức, gương mẫu trước học sinh, phải là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo. Giảng dạy tốt các tiết Đạo đức theo hướng tích cực. Tăng cường giáo dục tình cảm, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nền tảng cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
          Với những yêu cầu trên, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cùng với các nhà quản lý giáo dục tiến hành các hoạt động giáo dục thiết thực nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
 Tôi xin hứa: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ” này là do tôi viết, tôi không sao chép của ai. 	
 Hiệp Cường ngày 10 tháng 3 năm 2016
 Nguyễn Thị Loan
TµI  LIÖU  THAM  KH¶O
  1. Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức ở trường Tiểu học - Nguyễn Sinh Huy.
2. Tâm lý học Tiểu học - Bùi Văn Huệ - Đại học Sư phạm I Hà Nội.
3. Một số vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh - Đặng Vũ Hoạt - Viện nghiên cứu khoa học giáo dục.
4. Vấn đề giáo dục - Hồ Chí Minh - Giáo dục học 1990.
5. Nghiên cứu giáo dục - Tạp chí giáo dục.
6. Tâm lý giáo dục học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội 1998.
7. Phát triển nhân cách học sinh Tiểu học - Ma Văn Hiệp - Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên 1998.
8. Một số phương pháp tiếp cận giáo dục đạo đức. NXB giáo dục H, 1999.
          9. Chương trình tiểu học năm 2000. Bộ giáo dục và đào tạo.
          10. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 giáo dục Tiểu học.
          11. Tạp chí giáo dục số 85 năm 2004. Bộ giáo dục và đào tạo.
          12. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo.
 MỤC LỤC
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU TRANG
A. §Æt vÊn ®Ò:
1. Lý do chọn đề tài: 
	 1
	 1	2
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phạm vi nghiên cứu: 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
	 3	4
 3
 3 
B. ph­¬ng ph¸p tiÕn hµnh:	 
1. Các phương pháp tiến hành:
2. Đóng góp của đề tài:
3. Kế hoạch nghiên cứu:
 PHẦN II: NỘI DUNG
	4	6
 4
 4
 5
A. C¬ së lý luËn cña viÖc gi¸o dôc ®¹o ®øc:
	 5	6
1. Lịch sử của vấn đề đạo đức:
	5	6
2. Một số khái niệm về đạo đức:
	6	6
3. Vai trò của nhà trường Tiểu học trong việc giáo dục đạo đức: 
 6	
B. thùc tr¹ng vÊn ®Ò gi¸o dôc ®¹o ®øc ë tr­êng tiÓu häc:
	9	7
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
	9	8
2. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh hiện nay ở trường tiểu học Hiệp Cường:
	10	9
C. c¸c gi¶I ph¸p vµ kÕt qu¶ ®¹t ®­îc:
1.Các giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh:
 11
2. Kết quả: 
 18
3. Bài học kinh nghiệm:
	20	17
 PHẦN III: KẾT LUẬN
	Tµi liÖu tham kh¶o
	25	26
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
	..............................................................................
	.............................................................................
	.............................................................................
	.............................................................................
	.............................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kienkinh_nghiem.docx
Sáng Kiến Liên Quan