Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa

Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường mất vệ sinh, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái không chỉ bởi nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi thiếu hiểu biết và ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề nóng, cấp bách hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng;

Bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường vì một thế giới ngày mai luôn xanh, sạch, đẹp giống như câu nói “Tất cả vì một thế giới ngày mai – Hãy chung tay bảo vệ môi trường”;

Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Việc mở rộng hiểu biết cho trẻ mầm non về môi trường và vệ sinh môi trường là rất cần thiết;

Giáo dục môi trường ở trường mầm non sẽ hình thành những phản xạ, những thói quen đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ có thái độ, ứng xử đúng đắn với môi trường, tôn trọng và giữ gìn môi trường, biết cách sống tích cực và thân thiện với môi trường. Cụ thể và gần gũi nhất là hình thành cho trẻ có thói quen tốt (biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết nhặt rác bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bậy lên tường, dẫm đạp lên cây xanh ); có ý thức trong việc bảo vệ môi trường;

Trên thực tế ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường, lớp còn vứt túi nhựa, vỏ bánh trước mặt trẻ. Một số trẻ vỏ sữa uống xong không bỏ vào thùng rác mà ném ở trước lớp, thấy vỏ bánh kẹo ở ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác, Trước thực tế đó, là một giáo viên mầm non, tôi rất băn khoăn làm thế nào để mỗi phụ huynh, mỗi trẻ đều ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hói quen sau khi chơi xong phải biết thu dọn, sắp xếp mà không cần đợi cô nhắc nhở.
e) Trong giờ ăn cho trẻ
Thông qua giờ ăn cũng là cơ hội tốt để trẻ được trải nghiệm. Trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là một cách bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Vì vậy, việc để cho trẻ tự trải nghiệm những hoạt động vệ sinh cá nhân cũng có vai trò lớn đối với việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ;
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, trẻ được vui vẻ và thoải mái như: Tôi luôn tạo ra môi trường lớp học sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát. Thường xuyên nhắc trẻ kê bàn ngay ngắn, trải khăn bàn, biết lấy đĩa (đĩa đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và một đĩa để khăn ướt);
Trước mỗi bữa ăn, tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, đúng cách. Trong quá trình rửa tay, tôi quan sát nhắc nhở trẻ không nghịch phá và tiết kiệm nước. Từ đó, trẻ biết bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cá nhân và hình thành trẻ thói quen tiết kiệm nước (hình6);
Khi ăn tôi nhắc trẻ nhai kỹ, ăn hết suất, ho phải lấy tay che miệng, biết cất chén vào nơi quy định một cách gọn gàng nhằm tạo những thói quen văn minh lịch sự;
Sau khi ăn xong, nhắc nhở trẻ đánh răng, rửa mặt và nhắc trẻ sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình (ca, khăn, bàn chải). Khi sử dụng xong các đồ dùng cá nhân cần được cất đúng nơi, đúng chỗ, vệ sinh thường xuyên nhằm tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân tốt.     
f) Thông qua chơi, hoạt động theo ý thích
Hàng ngày qua giờ chơi, hoạt động theo ý thích, tôi tổ chức một số hoạt động lau dọn đồ dùng đồ chơi, tổ chức các trò chơi nhằm giúp trẻ hình thành ý thức ban đầu bảo vệ môi trường;
Ví dụ:
Vào ngày thứ 6 hàng tuần, trẻ cùng tôi làm vệ sinh trong lớp sạch sẽ như: Lau bàn ghế, lau kệ và các đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp (tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một việc theo hình thức thi đua);
Tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi như: Ai chọn đúng, Gạch bỏ hành vi sai, Ai nhanh nhất,... Qua trò chơi trẻ phân biệt được hành vi đúng, hành vi không đúng. Từ đó, trẻ có những thái độ không đồng tình với những người có hành vi không đúng đối với môi trường.
4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua tham quan, giao lưu và mọi lúc mọi nơi
Tham quan, giao lưu là một trong những hoạt động, hình thức để giáo dục trẻ biết về các di tích lịch sử, văn hóa, truyền thống của địa phương. Thông qua hoạt động này, trẻ thể hiện thái độ trực tiếp của mình đối với môi trường sống;
Trong năm học 2018-2019, nhà trường cho trẻ 5-6 tuổi đi giao lưu với các chú bộ đội biên phòng ở phường Ninh Hải với các trường bạn, tham quan Lăng Bà Vú, đình Mỹ Hiệp và nhà tưởng niệm Bác Hồ. Trước khi đi tham quan và giao lưu, tôi nhắc nhở trẻ không được ngắt hoa, bẻ cành, ăn bánh uống sữa bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, Qua việc tổ chức tham quan, giao lưu hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về môi trường, biết bảo vệ giữ gìn môi trường.
- Giáo dục bảo vệ môi trường còn thông qua ở mọi lúc mọi nơi:
Giáo dục bảo vệ môi trường là hoạt động thường xuyên, liên tục diễn ra trong hàng ngày. Vì vậy, tôi giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi;
Ví dụ:
+ Khi nhìn thấy rác trên sân trường, tôi cho trẻ nhận xét, qua đó giáo dục trẻ không nên vứt rác bừa bãi, phải bỏ vào thùng rác, đồng thời nhắc ba mẹ và các em cùng thực hiện;
+ Hoặc giờ vệ sinh: Tôi nhắc trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong xếp dép ngay ngắn, gọn gàng;
+ Hàng ngày vào mỗi buổi sáng, tôi nhắc trẻ giúp cô phơi khăn, rửa ca. Nhờ đó mà trẻ đã có thức giữ gìn đồ dùng cá nhân sạch sẽ.
5. Biện pháp 5: Sử dụng tranh trong giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Sử dụng tranh, ảnh là một trong những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh một cách dễ dàng, hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh, giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Ngoài ra, qua việc xem tranh, hoạt động với tranh còn khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, đồng thời phát huy tính tích cực tìm tòi, khám phá của trẻ;
Tranh ảnh cũng là phương tiện hữu hiệu giúp tôi linh hoạt, sáng tạo khi lồng ghép và tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Tôi sử dụng tranh để tổ chức cho trẻ hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như: 
- Cho trẻ quan sát, trò chuyện, thảo luận về nội dung tranh. Từ đó giúp trẻ hiểu vì sao cần bảo vệ môi trường;
- Hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo,;
- Tổ chức hoạt động tạo hình: Vẽ, xé dán, theo tranh mẫu, vẽ theo ý thích về đề tài bảo vệ môi trường;
- Tôi sử dụng các tranh để mở chủ đề, kích thích trẻ tìm hiểu, khám phá về chủ đề sắp học;
Ví dụ: Đối với chủ đề “Thế giới thực vật”, tôi cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh về việc trồng và bảo vệ cây;
- Mục đích:
+ Trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo; biết những hành động nên và không nên trong bảo vệ môi trường, bảo vệ cây;
+ Trẻ kể rõ ràng, mạch lạc;
+ Trẻ chăm sóc, bảo vệ và yêu quý cây.
- Chuẩn bị: Tranh bé gieo hạt và tranh chăm sóc cây xanh.
- Tiến hành:
+ Cho trẻ quan sát tranh, thảo luận về nội dung các bức tranh;
+ Cho trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh;
+ Đặt tên cho câu chuyện trẻ vừa kể;
+ Trao đổi, thảo luận về câu chuyện của trẻ;
+ Cho trẻ xem tranh và thảo luận về ích lợi của cây xanh với môi trường và về nội dung trồng cây, chăm sóc cây con;
+ Trò chuyện, thảo luận về các hành động nên và không nên trong bảo vệ cây. Tại sao phải yêu quý và bảo vệ cây? Kết hợp giáo dục trẻ;
+ Chơi trò chơi “Gieo hạt”.
6. Biện pháp 6: Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
Trong cuộc sống hàng ngày, một lượng rất lớn phế phẩm được thải ra môi trường bên ngoài như: Chai hộp các loại, giấy vụn, lịch cứng, bìa cattong, hũ sữa chua, lá cây, vỏ sò, vỏ ốc, nắp chai, để biến chúng làm thành đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cho trẻ một cách đơn giản góp phần bảo vệ môi trường. Tôi và trẻ cùng tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ để cùng thực hiện và làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi tại lớp phục vụ trong quá trình tổ chức các hoạt động cho tất cả chủ đề;
Khi cùng làm đồ dùng đồ chơi với cô như: Sơn màu đá cuội, vỏ ốc, vỏ sò làm thành những con vật sống dưới nước; làm xe từ vỏ hộp sữa, tàu lửa từ các lon yến, hũ sữa chua tạo thành các chú gà dễ thương; từ các nắp chai và lịch cứng làm thành bảng bé học toán; con mèo từ chai nước rửa chén; ống cắm viết làm từ chai nước coca; chai xả vải cũng làm thành cái bàn ủi; các chậu hoa ngộ nghĩnh làm từ các chai nhựa; chong chóng, đồng hồ, con trâu làm từ lá mít, lá dừa, Tôi thấy trẻ rất vui và thích thú trong việc tạo ra đồ dùng đồ chơi. Từ đó, trẻ biết được các đồ dùng phế phẩm có thể sử dụng lại và tạo thói quen sưu tầm, giữ lại các đồ dùng phế thải làm sạch môi trường (hình 7 và hình 8);
Bản thân tôi đã tham gia hội thi làm đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo cấp trường từ các nguyên vật liệu phế thải và đạt giải A (hình 9);
Như vậy, tôi và trẻ đã tiết kiệm được nguyên vật liệu và góp phần giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường. Qua đó, trẻ hiểu được làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải là một việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
7. Biện pháp 7: Sưu tầm, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi và làm quen với một số bài thơ, câu chuyện có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Khi thực hiện biện pháp này, tôi đã tìm tòi trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, internet một số trò chơi, bài thơ, câu chuyện có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường một số chủ đề;
a) Một số trò chơi 
Trò chơi 1: Du lịch biển Việt Nam. 
Với trò chơi này, tôi tổ chức cho trẻ chơi ở chủ đề “Quê hương – đất nước”;
* Mục đích:
- Trẻ biết tên, vị trí địa lý, đặc điểm nổi bật của một số vùng biển (khu du lịch biển) ở Việt Nam, ở địa phương;
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường biển.
* Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, video về khu du lịch bãi biển (gần gũi với trẻ). Ví dụ: Bãi biển Nha Trang, Dốc Lếch (Ninh Hòa), Đại lãnh (Vạn Ninh), Bãi Dài (Cam Ranh), Hòn Tằm (Nha Trang);
- Trưng bày góc tranh, ảnh về một số địa danh nổi tiếng của Việt Nam.
* Tiến hành:
- Cho trẻ đến tham quan góc triển lãm, xem video giới thiệu về một số địa danh du lịch biển;
- Cho trẻ chơi thi nói tên các địa danh du lịch biển qua tranh, ảnh, video trẻ đã xem;
- Trò chuyện cùng cô về một số đặc điểm nổi bật của biển: Bãi cát, nước, sóng biển và một số hoạt động của con người nơi đó (giao thông trên biển, người đang tắm biển, chơi trên bãi cát);
- Cô đặt câu hỏi: Để giữ gìn môi trường biển sạch sẽ chúng ta sẽ làm gì? Kết hợp giáo dục trẻ không vứt rác xuống nước.
Trò chơi 2: Chọn hành vi đúng - sai
* Mục đích:
- Củng cố khả năng nhận biết và phân biệt hành động đúng, sai về bảo vệ môi trường biển;
- Có ý thức không vứt rác bừa bãi xuống biển, không phá bẻ cây xanh khi du lịch biển, khi đi tham quan.
* Chuẩn bị:
- Lô tô những hành vi đúng, sai trong hoạt động bảo vệ môi trường do tôi tự làm: Trồng cây, tưới cây, bắt sâu cho cây, lau lá cây, bỏ rác vào thùng, vứt rác ra biển, bẻ cây, đổ nước bẩn ra biển, tàu chạy tràn dầu ra biển,;
- 2 bảng dính, 2 bàn nhỏ, 10 vòng thể dục.
* Tiến hành:
- Chia lớp thành 2 đội. Khi có hiệu lệnh, trẻ bật qua 5 vòng rồi chọn tranh có hành vi đúng bảo vệ môi trường và dán vào bảng;
- Cô mở nhạc cho trẻ chơi, khi hết bản nhạc, hai đội dừng cuộc chơi. Đội thắng cuộc là đội chọn được nhiều tranh đúng theo yêu cầu của cô.
b) Một số bài thơ, câu chuyện về bảo vệ môi trường tôi đã sưu tầm
Những câu chuyện kể, bài thơ giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ, sẽ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cách ứng xử của con người trong thiên nhiên, giữa các đối tượng của thiên nhiên với nhau. Vì vậy, tôi đã sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện mang đậm tính giáo dục môi trường cho trẻ nghe để hình thành thêm thái độ đúng đắn cho trẻ đối với môi trường xung quanh;
Bài thơ: TIẾT KIỆM NƯỚC 
Kìa! Tí tách! Tí tách!
Vòi nước bị chảy rồi
 Bé chạy lại ngay thôi
	 Đưa tay khóa vòi lại
	 Bởi vì nước rất quý
 Bé ngoan nhớ giữ gìn. (Thu Thủy)
Bài thơ: ĐỪNG NHÉ BÉ ƠI!
Bé không làm những gì nào?
Ngắt hoa, bẻ cành, giẫm vào cỏ xanh.
Khi vui học, lúc dạo quanh
Không chơi đất cát, đu cành cây cao.
Không nên đứng sát bờ rào
Không chơi nhảy nhót cạnh ao, cạnh hồ
Bé nhớ lời cô dặn dò
Điều nào xấu, tốt gắng cho nên người.
 (Sưu tầm)
 Bài thơ: SÂN TRƯỜNG EM
Sân trường mát sạch
Nhờ bác lao công
Ngày ngày quét dọn
Em cũng góp phần
Giữ sân trường sạch
Này các bạn ơi!
Cùng ra sân chơi
Ta cùng lượm lá
 (Sưu tầm) 
 Bài thơ: VÌ MÔI TRƯỜNG
Môi trường không của riêng ai
Mà vì tất cả tương lai loài người
Môi trường hai chữ môi trường
Cùng nhau chung sức chung đường ta đi
Ni lông dùng để làm gì?
Rác đổ thải ta đổ ắt thì tập chung
Ai ơi đừng vứt lung tung
Thế là ý thức cùng chung môi trường
Hàng ngày đi một đoạn đường
Nên đi xe đạp
Ích mình lợi ta
Xe máy nó thải khói ra
Người người hít phải thật là hại to
Môi trường hai chữ nhớ cho
Toàn dân ý thức lo cho môi trường. 
 (Hồ Tâm)
Truyện “BÉ VÀ CÁI VỎ BAO NI - LÔNG”
Diệu An
Hôm nay chủ nhật, bé được bố cho ra biển tắm. Sớm mai biển đẹp lạ kỳ. Các con sóng dào dạt chạy vào bờ rồi tung bọt trắng xóa. Bé chạy ra mép nước. Bố nắm tay bé, giúp bé nhảy đón các con sóng. Những lúc biển lặng, sóng chỉ lăn tăn, bố dạy bé ngụp thở. Được một lúc, hai bố con lên bờ cát ngồi nghỉ. Bố đưa cho bé một chiếc bánh. Bé cầm chiếc bánh, xé vỏ bao ni – lông bọc ngoài, vứt tọt xuống đất. Gió cuốn vỏ bao ni – lông tung ra xa. Bố chạy theo, nhặt chiếc vỏ bao lên. Bố đi lại bên bé. Bé nhạc nhiên, hỏi bố:
- Bố ơi! Bố lấy vỏ túi ni – lông làm gì hả bố?
- Con thử đón xem. – Bố gấp chiếc vỏ bao lại, bỏ vào túi và thủng thẳng nói tiếp. – Bây giờ bố sẽ kể cho con nghe một câu chuyện. Cách đây mười lăm năm, trên bờ biển nước Mỹ, người ta phát hiện ra xác một chú cá voi lớn dạt lên bờ. Các nhà khoa học đã tiến hành giải phẩu chú cá voi và thật ngạc nhiên phát hiện ra rằng trong dạ dày chú cá ấy chứa đầy các túi ni – lông! Thì ra chú cá voi đã chết vì bị ngộ độc chất dẻo. Chú cá voi đã nhằm tưởng các túi chất dẻo trôi nổi trên mặt nước là cá, tôm, sứa và nuốt chúng. Con có thương chú cá voi không?
- Có ạ! Bố ơi! Con biết bố định làm gì với chiếc vỏ bao rồi. Bố đưa cho con cái vỏ bao, con sẽ bỏ vào thùng rác.
- Bố vui vẻ lấy trong túi ra cái vỏ bao, đưa cho bé.
Bé chạy lại chỗ thùng đựng rác cạnh gốc cây phi lao, bỏ cái vỏ bao vào. Bé chợt nghĩ: Suýt nữa mình cũng trở thành sát thủ tàn sát các động vật biển”.
Truyện “TÂM SỰ CỦA VỎ HỘP”
Lê Thị Kim Oanh
Bố Tùng đi công tác về mua cho Tùng một hộp bánh thật ngon. Tùng thích lắm, ăn vội vàng. Chỉ một loáng, chiếc bánh cuối cùng đã hết. Thuận tay, Tùng ném ngay chiếc vỏ hộp ra đường. Thế là chiếc vỏ hộp lăn lóc trên hè phố, thỉnh thoảng nó lại rùng mình rên rỉ sau những cơn gió lạnh.
- Ôi rét quá!
“Phốc” – Cu Tèo đi qua đá cái vỏ hộp bay vù vào gốc cây. Vỏ hộp vừa đau vừa tức, ngồi khóc và than thở:
- Ai? Ai đã vứt tôi ra đường? Tại sao lại đá tôi đau thế này?
Ở trong nhà nhìn ra, bé Hoa thấy thương chiếc vỏ hộp lắm. Chợt bé nhớ lời cô giáo dặn: “Nhà bạn nào có vỏ hộp, sách báo cũ đem đến lớp cô cháu mình cùng làm đồ chơi”. Bé Hoa lặng lẽ đi ra đem chiếc vỏ hộp vào nhà, miệng kêu khẽ: “Ô, đằng ấy bẩn hết rồi, nhưng mình đã có cách”. Bé Hoa lấy khăn ra lau lau, chùi chùi. Chỉ một loáng, chiếc vỏ hộp vào túi cùng những mảnh vụn mẹ vừa cho. Được ở cùng vải vụn, Vỏ Hộp thấy ấm áp hẳn lên nhưng nó cứ thắc mắc: “Không hiểu sao cô bạn nhỏ kia lại đem nhốt mình vào đây”.
Nó nghĩ mãi, nghĩ mãi mà không ra. Rồi nó ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc ngủ chập chờn nửa mơ nửa tỉnh, cảnh tượng nó bị ném ra đường hiện lên mồn một: Người qua lại dẫm lên nó, lũ trẻ tinh nghịch thì tung nó lên, đá nó xuống, chuyền cho nhau coi nó như một trái bóng đã xì hơi, cho đến khi người nó dúm lại đau đớn, nằm co quắp ở một xó đường Khi đêm xuống, những giọt sương ngấm vào nó làm nó nát vụn ra. Nó hoảng sợ hét lên: “Đừng, xin đừng ném tôi ra đường!” Thế là Vỏ Hộp choàng tỉnh dậy, miệng lẩm bẩm: “Hóa ra đây chỉ là một giấc mơ, thế mà làm mình sợ toát cả mồ hôi”. Khi trấn tĩnh lại, Vỏ Hộp thấy mình đã ở giữa một đám đông toàn trẻ con cười nói râm ran:
- Cho tớ mượn cái kéo nào!
- Đưa mình xin lọ hồ!
- Ôi, bạn cắt áo mới đẹp làm sao! Mình mặc thử tí nào!
Người xé, người dán vui ơi là vui. Bất chợt, Vỏ Hộp soi mình vào chiếc gương bên cạnh thì lạ chưa, mình đã trở thành một chiếc đài xinh xắn. Vỏ Hộp sung sướng cười te toét, nó nghĩ bụng: “Chắc nhờ bàn tay khéo léo của các bạn nhỏ đây. Xin cảm ơn các bạn đã giúp tôi trở thành vật có ích!”.
Qua trò chơi, bài thơ, câu chuyện được làm quen, trẻ sẽ nhận thức rõ hơn về hành vi bảo vệ môi trường.
8. Biện pháp 8: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
Phụ huynh là nguồn động viên lớn, khích lệ và luôn sát cánh bên tôi trong việc giáo dục bảo vệ môi trường;
Để giáo dục trẻ thường xuyên đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, trong buổi họp hội cha mẹ học sinh của lớp, tôi đã trao đổi với phụ huynh về đề tài đang nghiên cứu và tích hợp dạy trẻ; 
Qua công tác tuyên truyền, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Tôi tuyên truyền dưới nhiều hình thức:
- Sưu tầm các tài liệu về việc bảo vệ môi trường và tranh ảnh về các khí ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý dán ở góc cha mẹ cần biết để tuyên truyền với phụ huynh;
- Trưng bày các sản phẩm về giáo dục bảo vệ môi trường của trẻ để giới thiệu với phụ huynh (hình 10);
- Qua buổi đón trả trẻ, nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng nơi quy định tạo cảnh quan đẹp mắt cho nhà trường;
- Trao đổi, nhắc nhở phụ huynh nên cho trẻ tự làm mọi việc, không làm thay trẻ để trẻ biết cách thu dọn, sắp xếp ngăn nắp sau khi chơi hay làm một việc gì khác;
- Đồng thời phụ huynh là tấm gương tốt về việc bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo, vận động phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải từ gia đình như: Vỏ chai, vỏ hộp, báo, tạp chí, lịch cũ để tôi tận dụng, hướng dẫn cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản, trẻ học và chơi với các đồ dùng tự mình làm qua các hoạt động trong ngày, nhằm giúp cho phụ huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường. Đồ dùng đồ chơi tự làm vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường lại không kém phần hấp dẫn, lạ mắt với trẻ.
III. HIỆU QUẢ
Từ những biện pháp nêu trên, nay tôi nhận thấy kết quả ở trẻ rất khả quan, điều đó chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp của đề tài đã có một hiệu quả nhất định.
1. Đối với trẻ
Qua một thời gian tiến hành, thay đổi và bổ sung theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho trẻ khi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động. So với đầu năm, kết quả đạt được rất khả quan;
Bảng so sánh kết quả khảo sát trẻ đạt được sau khi thực hiện các biện pháp:	
Stt
Nội dung khảo sát
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
So sánh
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
1
Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi
18/33
54.5
30/33
90.9
Tăng 36.4%
2
Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
19/33
57.6
33/33
100
Tăng 42,4%
3
Không vẽ bậy lên tường
21/33
63.6
33/33
100
Tăng 36.4%
4
Biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp
21/33
63.6
32/33
97
Tăng 33.4%
Stt
Nội dung khảo sát
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
So sánh
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
5
Bỏ rác đúng nơi quy định
20/33
60.6
33/33
100
Tăng 39.4%
6
Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường
21/33
63.6
31/33
93.9
Tăng 30.3%
7
Biết tiết kiệm điện nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng
20/33
60.6
33/33
100
Tăng 39.4%
8
Nhắc nhở mọi người không được xả rác bừa bãi
17/33
51,5
29/33
87.9
Tăng 36.4%
2. Đối với bản thân
- Linh hoạt trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động trong ngày;
- Nâng cao kiến thức về việc bảo vệ môi trường và luôn là tấm gương trong việc bảo vệ môi trường cho trẻ noi theo;
- Ngoài ra, bản thân có nhiều kỹ năng làm đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải.
3. Đối với phụ huynh
- Phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con em mình có ý thức bảo vệ môi trường không những ở trường mà còn ở gia đình. Từ đó, góp phần thay đổi sự nhận thức về bảo vệ môi trường của một số phụ huynh;
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ tranh ảnh có nội dung bảo vệ môi trường, cây xanh, chậu hoa, hạt giống của một số loại hoa, rau cho trường, lớp;
- Sưu tầm những nguyên vật liệu cũ, hỏng, phế thải cùng cô và trẻ làm nhiều đồ dùng đồ chơi.
C. KẾT LUẬN
I. PHẠM VI ỨNG DỤNG
Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân đã đạt được kết quả nhất định tại lớp, có thể áp dụng với trẻ trong toàn trường.
II. Ý NGHĨA
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bao gồm từng cá nhân chúng ta. Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong chúng ta hiện nay chính là cùng nhau bảo vệ môi trường. Cũng giống như chúng ta đang bảo vệ sức khỏe tính mạng của chính mình. Môi trường có sạch thì sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chúng ta mới được cải thiện nâng cao;
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ;
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả dân tộc. Giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non. Vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Nhằm làm cho trẻ hiểu, hình thành và phát triển thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Đặc biệt qua giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, còn nhắc nhở người lớn và đánh thức ở họ biết bảo vệ môi trường sống cho trẻ em, cũng như bảo vệ cho một môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết./.
 HIỆU TRƯỞNG
 Phan Thị Mộng Thùy
 Ninh Hiệp, ngày 14 tháng 5 năm 2019
Người viết
 Nguyễn Thị Thanh Thúy

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan