Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

 Có nhà xã hội học đã nói: “ Trẻ em là một phần quan trọng quyết định vận mệnh tương lai của đất nước ”. Bằng sự chiêm nghiệm thực tế theo thời gian trong xã hội quả đúng như vậy. Chính vì vậy mà hiện nay Đảng và nhà nước ta xem giáo dục mầm non là quan trọng hàng đầu. Muốn cho đất nước giàu mạnh, văn minh theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới ngay từ bây giờ chúng ta phải đào tạo một lớp trẻ có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, đạo đức, thể lực để góp phần xây dựng phát triển tương lai cho đất nước .

 Vì thế các nhà giáo dục ( Các bậc cha mẹ, các cô nuôi dạy trẻ ) cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không thể phạm những sai lầm trong giáo dục vì đối với trẻ thơ: “ Sai một li sẽ đi một dặm ”.

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4604 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quả cao thì giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau kích thích trẻ ham gia hoạt động và ghi nhớ nội dung lâu hơn, cô có thể dùng lời nói trò chuyện với trẻ.
	Ví dụ: Chủ đề : Trường Mầm non: 
- Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. 
Xem tranh ảnh đoạn băng tình huống về việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống của trẻ.  Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác. 
	Chủ đề gia đình - Đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé
 Tôi đã tích hợp lồng ghép chuyên đề tiết kiệm năng lượng: Giáo dục trẻ biết tắt điện khi ra khỏi phòng và khóa vòi nước khi rửa tay xong. Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với người thân trong gia đình,
	Chủ đề Thế giời thực vật.
- Tôi cho trẻ quan sát một số hình ảnh về lợi ích của cây xanh đối với môi trường. Qua đó trẻ được nghe, được nhìn để so sánh, nhận xét sự việc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch và môi trường bẩn, bẩn là như thế nào? Bẩn là đẹp hay là xấu? Chúng ta phải làm gì để nó sạch và gọn gàng từ đó trẻ cảm nhận được bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn.
	Chủ đề : Tết và mùa xuân.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những hoạt động của trẻ trong những ngày tết và cô giáo dục trẻ khi đi chơi tết, đến những nơi công cộng không vứt rác bừa bãi, 
không bẻ cành lộc, ngắt hoa ngày tết.
	Chủ đề: Bé với phương tiện và luật lệ giao thông.
- Trò chuyện với trẻ về tiếng còi, khói thải của các phương tiện giao thông và ảnh hưởng của sự gia tăng các phương tiện giao thông đối với môi trường. Cô giáo dục cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông nơi công cộng phải đi về phía bên phải và phải có người lớn đi cùng mới được đi.
 	Chủ đề : Nước và các hiện tượng thiên nhiên: 
- Tìm hiểu về tác hại của bão lũ và trò chuyện về các cách phòng tránh hiện tượng đó. Tìm hiểu vể nước và tác dụng của nước đối với con người: nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người, từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ nguồn nước, biết sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích.
	Chủ đề: Quê hương đất nước.
- Giới thiệu về lễ hội ở địa phương và các trò chơi dân gian. Cô giáo dục trẻ khi đến lễ hội không được vứt rác bừa bãi, bẻ  cây, hoa và những đồ trang trí trong 
lễ hội.
Tìm hiểu về quê hương, đất nước và các danh lam thắng cảnh của quê hương: Thủ đô Hà Nội. Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng giữ gìn những cảnh quan đó. 
	* Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu MTXQ: 
- Ở lứa tuổi này trẻ rất thích được trải nghiệm được tự mình hoạt động để tìm ra kết quả mà mình thắc mắc hay ngạc nhiên, thích thú khi bản thân mình làm thay đổi sự vật hiện tượng. Muốn làm cho trẻ thắc mắc, biết ngạc nhiên giáo viên phải tăng cường sự hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ đến hoạt động, giúp trẻ suy nghĩ, tư duy một cách tích cực.
	Ví dụ: Đề tài: Cây cần gì để sống - Chủ đề: Cây xanh
- Cô chuẩn bị 2 cây, 1 cây chụp kín, 1 cây để tự nhiên và cho trẻ quan sát, so sánh, cho trẻ quan sát cây chụp kín bị héo khô và trò chuyện xem vì sao cây bị héo, cây cần gì để sống.
	* Biện pháp 5: Hình thức tổ chức và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức hoạt động khám phá.
- Việc sử dụng phần mềm power point để xây dựng thiết kế bài dạy trong tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh vô cùng quan trọng.
- Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra muôn vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào...Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sặc sở hình ảnh rõ nét, âm thanh thật thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội khiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thõa mãn được những thắc mắc của mình. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả giờ học sẽ bị hạn chế. nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh thật thì trẻ sẽ rất thích thú, tạp trung chú ý..., giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
	Ví dụ 1: Chủ đề: Động vật sống trong rừng
Đề tài: Con Voi, Con Gấu, Con Khỉ. Cô vào mạng mở đĩa cho hát bài "Chú voi con" Trẻ hát theo.
Cho trẻ kể những con vật có trong bài hát, hỏi tên con vật, đặc điểm của các con vật: - Con Voi đang ăn gì? Nó dùng gì để lấy thức ăn
 - Con Khỉ đang làm gì? Vì sao Khỉ có thể leo cây giỏi như vậy?...
- Giáo dục trẻ: Tránh xa những con vật nay không được lại gần những con vật hung dữ... và giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật quý hiếm...
	Ví dụ 2: Đề tài: "Quá trình lớn lên của gà con"
- Tôi lên mạng lấy các hình ảnh động về các quá trình phát triển của gà con và chèn vào slide show để trẻ được xem trực tiếp, giúp trẻ hiểu được quá trình phát triển của gà. Để trẻ khắc sâu kiến thức về quá trình phát triển của gà con tôi cho trẻ chơi trò chơi "Tôi lớn lên như thế nào"
- Gà mẹ đẻ trứng -> Ấp -> Phôi -> Nở thành gà con -> Gà trưởng thành -> làm mẹ -> Đẻ trứng...
	* Biện pháp 6: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động lao động nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, nơi công cộng . 
- Tôi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối bện con vật, bện kèn, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng mẹ....Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi.. để xếp hoa, quả. Thông qua đó tôi giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo.
- Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khóa vòi lại 
	Ví dụ: Vào các buổi thứ 6 cuối tuần tôi cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như :
	+ Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường ( nhặt giấy vun, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác)
	+ Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp. Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định
	+ Tổ 3: Nhổ cỏ, nhặt lá cây, rác quanh sân, vườn trường bỏ vào thùng rác, tưới nước, bắt sâu cho cây cối quanh vườn trường.
	Kết quả : Hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường. 
	* Biện pháp 7: Giáo dục trẻ cá biệt.
- Cô là người phải gần gủi trẻ không xa lánh hay thờ ơ, luôn quan tâm đến trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Quan tâm những đặc điểm thể chất, sinh lý từng học sinh. Thể trạng bình thường hay không.
- Những đặc điểm về tâm lý: khả năng nhận thức, nhu cầu giao tiếp, tình cảm như: cởi mở hay lầm lì, ưu tư, nóng nảy, luôn nghĩ mình bị mọi người “cô lập”, “bỏ rơi”,
- Nắm được sở trường và sở thích của học sinh: khả năng ca hát, yêu thích thơ văn,
- Đặc biệt cần chú trọng đến mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh
- Thường xuyên gặp gỡ và trao đổi cùng phụ huynh về tình hình trẻ.
- Tham mưu thường xuyên, nhờ sự “trợ giúp” kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường khi cần thiết nhằm có những giải pháp thiết thực
	* Biện pháp 8: Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh cùng phối kết hợp với cô giáo để tạo môi trường giáo dục trẻ BVMT trong, ngoài trường, lớp .
- Tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi, chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo viên mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Quý bậc Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên có thể tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng thời, cũng thông qua công tác này, Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở cả gia đình nữa . 
- Song song với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh, tôi còn thường xuyên tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng sự về nêu cao tinh thần, ý thức bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
 Ví dụ: Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước...
- Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh nhờ phụ huynh phối hợp với nhà trường giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Giáo án cụ thể
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Một số con vật sống trong rừng
 *Nội dung kết hợp: âm nhạc, toán, thể dục, giáo dục BVMT
a/ Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức: Dạy trẻ nhận biết và gọi đúng tên các con vật, nhận xét được những đặc điểm rõ nét của chúng ( Mầu sắc, hình dạng, cấu tạo, vận động, ăn uống) của một số con vật sống trong rừng.
Trẻ so sánh, nhận xét được những đặc điểm khác nhau và giống nhau rõ nét của 2 con vật.
+ Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và mô tả bằng ngôn ngữ, phát triển vốn hiểu biết cho trẻ: 100% trẻ đạt yêu cầu.
+ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống trong rừng, biết bảo vệ nguồn tài nguyên , thiên nhiên quý hiếm của quốc gia, bảo vệ môi trường.
b/ Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: Mô hình khu rừng có các con vật : Voi, khỉ, hổ, hưu 
+Tranh về các con vật trên
+Tranh về các con vật trên treo xung quanh lớp.
Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về các con vật trên 
c/ Cách tiến hành:
Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Hoạt động 2: Nội dung
Hoạt động 3: Kết thúc
Ngày xửa ngày xưa đất nước Việt Nam ta vô cùng giàu đẹp. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, biển cả bao la với nhiều tôm cá, sông suối, kênh rạch chằng chịt với nguồn nước trong suốt mát lạnh. Rừng núi trùng điệp, những khu rừng có rất nhiều cây gỗ quý, rừng bảo vệ môi trường sinh thái cho con người sống cuộc sống yên bình. Rừng còn là nơi sinh sống của muôn loài muông thú quý hiếm. Trong những khu rừng sâu thẳm có vô số các con vật sống thành bày đàn nhiều không kể xiết. Tưởng chừng như đó là nguồn tài nguyên vô tận của nước ta không bao giờ bị cạn kiệt. Vậy mà do nạn đánh bắt cá tự do, các nguồn rác thải độc hại ra sông biển, nạn chặt phá rừng, săn bắt thú tàn bạo đã làm cho nguồn nước biển, sông rạch, đất đai bị ô nhiễm, ở các khu rừng cây cối thưa thớt dần, muông thú không còn chỗ trú ngụ. Các con vật chết dần vì môi trường sống của chúng bị xâm hại và bị săn bắn. 
Tại khu rừng quốc gia một hôm chúa sơn lâm gọi: Các con của ta đâu! hãy tập trung lại đây xem khu rừng này còn bao nhiêu con vật . Chúng mình hãy cùng nhau đi xem khu rừng đấy xem còn có những con vật gì?
- Đi tham quan rừng quốc gia
 Đây là đâu?
- Rừng có gì?
Cô đưa mô hình con Hổ từ trong rừng đi ra. Ta chào các cháu!
- Các con hãy quan sát xem Hổ có đặc điểm gì mà được mạnh danh là Chúa Sơn Lâm. (cô gợi hỏi để trẻ trả lời về hình dạng, mầu sắc, các bộ phận của hổ)
- Con hổ trông giống con gì?
- Hổ là con vật như thế nào?
- Hổ sống ở đâu? ăn thức ăn gì?
Cô nói: Hổ là con vật hung dữ sống ở trong rừng thích ăn thịt các con vật khác. Chính vì vậy mà nó được phong làm chúa tể sơn lâm .
Cất mô hình con hổ
+ Trong rừng còn có một con thú nữa đó là: 
 Bốn chân như bốn cột đình
Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau
Vòi dài vắt vẻo trên đầu
Trong rừng thích sống với nhau từng đàn .
Đó là con gì?
- Con voi có những bộ phận gì ?
- Con biết gì về đặc điểm của con Voi? ( Gợi hỏi để trẻ trả lời )
Cho trẻ phát âm các bộ phận: Vòi voi, ngà voi ( Đếm số ngà, vòi, chân voi )
- Giải thích cho trẻ ngà voi là hai răng nanh mọc ra tạo thành ngà, ngà voi dùng làm đồ trang sức rất đẹp. 
- Voi dùng vòi để làm gì?
- Voi sống ở đâu? ăn thức ăn gì?
- Voi là con vật như thế nào?
- Voi giúp ích gì cho con người?
Cô nói tóm tắt lại đặc điểm hình dáng, đặc tính của con Voi .
+ Cô giả làm giọng nói của hổ : Sao chỉ có mình ta và voi thế còn các con vật khác ở đâu.
- Đưa mô hình con Hươu ra nói: Con đây ạ!
- Con gì vừa xuất hiện?
- Ai biết gì về cấu tạo, hình dáng của con Hươu?
- Sừng Hươu giống cái gì?
Cho trẻ biết sừng Hươu còn gọi là nhung Hươu dùng làm vị thuốc quý. 
- Hươu là con vật như thế nào? Sống ở đâu?
- Hươu hay ăn thức ăn gì?
Hươu thường đưa cái cổ dài lấy lá cây để ăn. Hươu sống thành đàn ở trong rừng.
- Hươu có ích lợi gì?
Cô nêu tóm tắt lại đặc tính của con Hươu
Trong sâu thẳm của khu rừng còn có một con vật khác nữa. Muốn biết đó là con vật gì các con hãy nghe bác Hổ nêu câu đố:
"Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá mặt mày nhăn nheo"
Là con gì?
Cho trẻ phát âm từ con Khỉ
- Con Khỉ đang làm gì?
- Con biết gì về đặc điểm của con Khỉ?
- Khỉ thường sống ở đâu và hay ăn thức ăn gì?
- Khỉ là con vật như thế nào?
Đúng vậy khỉ là con vật sống trong rừng nhanh nhẹn, hay leo trèo, thích ăn các loại hoa quả.
- Khỉ có ích lợi gì? ( Cho trẻ biết xương khỉ dùng nấu cao rất tốt cho sức khoẻ của con người . Khỉ còn được huấn luyện để làm xiếc )
- Ai giúp bác Hổ đoán xem trong rừng còn có những con vật gì?
Đúng rồi trong rừng còn có rất nhiều con vật sinh sống như: Gấu, Chó sói, Báo, NhímCác con vật đều có giá trị lớn đối với con người như: Xương khỉ, xương Hổ dùng nấu cao, Nhung Hươu làm thuốc, Gấu cho ta mật
Nhưng hiện nay do nạn chặt phá rừng, săn bắt thú bừa bãi nên các con vật chỉ còn lại rất ít như với khu rừng quốc gia này bác hổ chỉ tìm thấy có: Khỉ, Voi, Hươu và một số ít con vật khác. Chúng mình hãy tạm biệt khu rừng cùng các con vật để trở về chỗ của mình.
* Xem tranh thú
Cô treo tranh các con vật: Voi, Hổ, Hươu, Khỉ. Cho trẻ chơi con gì biến mất và cất dần tranh đi. Để lại tranh Voi và Khỉ sau đó hỏi trẻ.
- Đây là tranh gì?
- Voi và Khỉ có những điểm gì khác nhau?
- Khỉ khác Voi những điểm gì?
- Voi và Khỉ giống nhau những điểm gì?
* Luyện tập
Chơi: Về đúng bầy của mình 
Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh chạy về chỗ có treo tranh con vật giống với lô tô của mình. Các lần sau cho trẻ đổi lô tô của nhau.
Hôm nay các con thú rất giỏi đã về đúng bầy đàn của mình.
* Qua bài học hôm nay các con thấy mình còn có thái độ gì đối với các con vật sống trong rừng?
- Yêu quí, bảo vệ các con vật ta cần làm gì?
Để bảo vệ MT sống tươi đẹp chúng ta không chỉ bảo vệ rừng, bảo vệ các con vật mà ta còn phải làm gì để nguồn nước không bị ô nhiễm, môi trường sống sạch đẹp ?
Hiện nay nguồn nước sạch, rừng, các con vật sống trong rừng, đất đều là nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia. Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các nguồn tài nguyên quý hiếm và giữ cho MT tươi đẹp.
Cho trẻ hát bài “ Chú voi con ” và ra chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Vừa đi vừa hát bài : “ Đố bạn ”
- Rừng quốc gia
- Rừng có nhiều cây cối
- Chúng cháu chào bác Hổ
-1,2 trẻ nhận xét. Hổ có đầu, mình, đuôi, có 4 chân.
- Mồm, hai mắt, râu, tai
- Bộ lông vằn
- có móng sắc, nhọn
- Giống con mèo
- Hung dữ
- Hổ sống trong rừng hay bắt các con vật khác làm thức ăn
- Con voi(Phát âm từ con voi)
- Voi có đầu, mình, đuôi. Đầu có 2 mắt, 2 tai to, có vòi dài, có 2 ngà trắng tinh, 4 chân vững chắc như cột đình, thân hình to lớn dáng đi chậm chạp.
- Cuốn thức ăn, hút nước.
- Các loại cây cỏ
- Voi sống trong rừng thành bày đàn là con vật hiền lành
- Voi kéo gỗ, chở hàng.
- Con Hươu.
- có cái cổ cao, đầu có sừng rất đẹp, mình có những đốm sao, đuôi ngắn, lông mầu vàng cam, có 4 chân 
- Giống 2 cành cây
- Hươu hiền lành, hay sống trong rừng
- Ăn lá cây
- Cho Nhung để làm thuốc
- Con Khỉ (Phát âm từ con khỉ)
- Trèo cây
- Khỉ ăn hoa quả, sống trong rừng, hay leo trèo
- Nhanh nhẹn, hiền lành
- 1,2 trẻ trả lời: Sư tử, Nhím, Sóc, Báo
- Hát đi về chỗ ngồi
-Tranh voi và khỉ
- Trẻ so sánh
- Khỉ hay leo trèo, nhanh nhẹn, thân hình nhỏ, lông mầu vàng, hay ăn hoa quả
- Là con vật hiền lành, có 4 chân sống trong rừng
- Mỗi trẻ cầm 1 tranh lô tô về các con vật: Khỉ, voi, hổ vừa đi vừa hát bài “ Đố bạn biết con gì ”
- Chạy về chỗ có treo tranh con vật giống lô tô của mình 
- Yêu quý, bảo vệ chúng
- Trồng cây xanh, giữ vệ sinh nguồn nước sạch, không vứt rác bừa bãi .
- Ra chơi
* Sau khi tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trên thì kết quả đạt được như sau:
* Bảng 2: Kết quả áp dụng các biện pháp
TT
Tiêu chí khảo sát
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung Bình
Yếu
kém
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
- TrÎ cã ý thøc BVMT
30
6
20
15
50
9
30
0
0
0
0
2
- TrÎ cã thãi quen gän gµng ng¨n n¾p vÒ vÖ sinh s¹ch sÏ.
30
7
23,3
11
37
12
40
0
0
0
0
3
- BiÕt tËp c¶nh quan m«i tr­êng líp häc.
30
8
27
12
40
10
33
0
0
0
0
Qua thùc hiÖn mét sè biÖn ph¸p trªn kÕt qu¶ ®¹t ®­îc nh­ sau:
B¶n th©n lu«n cã ý thøc trong viÖc gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr­êng, c« gi¸o lu«n lµ mét tÊm g­¬ng s¸ng ®Ó trÎ häc tËp vµ noi theo.
Phô huynh tÝn nhiÖm, th­¬ng yªu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 * Bảng 3: So sánh kết quả thực trạng và kết quả áp dụng các biện pháp 
TT
Tiêu chí khảo sát
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
kém
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Bảng 1
Bảng 2
- TrÎ cã ý thøc BVMT
30
3
10
15
50
18
27
4
13,3
0
0
- TrÎ cã thãi quen gän gµng ng¨n n¾p vÒ vÖ sinh s¹ch sÏ.
30
4
13,3
10
33,3
13
53,3
3
10
0
0
- BiÕt tËp c¶nh quan m«i tr­êng líp häc.
30
4
13,3
12
40
10
33,3
4
13,3
0
0
- TrÎ cã ý thøc BVMT
30
7
23,3
11
37
12
40
0
0
0
0
- TrÎ cã thãi quen gän gµng ng¨n n¾p vÒ vÖ sinh s¹ch sÏ.
30
8
27
12
40
10
33
0
0
0
0
- BiÕt tËp c¶nh quan m«i tr­êng líp häc.
30
7
23
15
50
8
27
0
0
0
0
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
- Kết luận:
 Từ kết quả trên mà tôi khẳng định rằng: Cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh là điều cần thiết và rất quan trọng. Song điều quan trọng hơn cả là giáo dục trẻ cho trẻ có tấm lòng thân thiện với môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường. Điều đó cũng chính là góp phần quan trọng và hình thành nhân cách trẻ toàn diện.
 Chính vì vậy cô giáo Mầm non là người trực tiếp giáo dục trẻ, cần phải có kiến thức nhất định về môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó vận dụng vào giáo dục trẻ phù hợp, nhẹ nhàng. Không chỉ như vậy cô cần tuyên truyền, vận động tích cực các bậc phụ huynh, đoàn thể, mọi người về giữ gìn BVMT.
 Tôi tha thiết đề nghị các bậc phụ huynh, các cấp, các ngành có liên quan đầu tư để cải tạo cho trường Mầm non có một môi trường sạch đẹp hơn, đảm bảo cho các cháu vui chơi, học tập.
 Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân tôi về chuyên môn và sự cần thiết phải BVMT có thể áp dụng vào giáo dục trẻ Mầm non.
Kính mong phòng giáo dục, BGH, đồng nghiệp, những người đọc bản sáng kiến kinh nghiệm này góp ý, bổ sung để bài sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
- Đề xuất:
- Trong phạm vi nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ đồng nghiệp, trường bạn để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Về cơ sở vật chất: Tạo điều kiện cho các cháu học tốt như : có sân chơi, bóng mát, có đồ chơi ngoài trời ... một số giờ hoạt động cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Phòng học phải đảm bảo diện tích, ánh sáng, phải thoáng mát cho các cháu hoạt động.
- Trên đây là một số suy nghĩ mà bản thân tôi coi là kinh nghiệm áp dụng vào giáo dục BVMT cho trẻ Mầm non thông qua môn hoạt động cho trẻ tìm hiểu MTXQ nhằm góp phần vào việc BVMT Mầm non nói riêng và môi trường xung quanh nói chung. 
Rất mong ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo đọc và đóng góp ý kiến để bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị 
Hòa Lộc, ngày 03 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình không sao chép nội dung của người khác 
 Người viết sáng kiến
 Trịnh Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non.
2. Sưu tầm tạp trí Mầm non.
4. Bộ sách hoạt động các chủ đề dành cho bé 4-5 tuổi.
5. Xem tham khảo trên mạng, ti vi, sách báo về hoạt động góc cho trẻ Mầm non. 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan