Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Như chúng ta đã biết, trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai, sức khoẻ của trẻ ảnh hường đến thể lực và trí tuệ, là yếu tồ quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi trẻ là yêu cầu rất lớn.

 Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt đồng thời hạn chế được một số bệnh thường gặp ở trẻ. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ sự cần thiết phải giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quý để góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG 
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
	Nguyễn Thị Cúc 
	Giáo viên trường MG Hướng Dương
 	A. ĐẶT VẦN ĐỀ
 	Như chúng ta đã biết, trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai, sức khoẻ của trẻ ảnh hường đến thể lực và trí tuệ, là yếu tồ quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi trẻ là yêu cầu rất lớn.
 	Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt đồng thời hạn chế được một số bệnh thường gặp ở trẻ. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ sự cần thiết phải giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quý để góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ.
	Qua tìm tòi và nghiên cứu cùng với thực tế trong việc chăm sóc trẻ hằng ngày tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong năm học 2014- 2015.
 	B. NỘI DUNG
	1. Thực trạng
	Năm học 2014 - 2015 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp Mầm 1, khi tiếp nhận trẻ, tôi tiến hành cân đo cho trẻ có tỉ lệ trẻ như sau:
	- Tổng số trẻ được cân: 34/34 .
	- Thấp còi độ 1: 3/34 trẻ chiếm 8,82 %
 	- Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 4/34 trẻ chiếm 11,76 %.
	* Thuận lợi:
	- Đa số trẻ đang học bán trú tại trường, khẩu phần ăn của trẻ được tính hợp lý theo đặc điểm, nhu cầu lứa tuổi.
	 - Trẻ được ăn ba bữa trong ngày, được tăng cường uống sữa Abbott, ăn trái cây và yaourt.
	- Nhà trường có chế độ khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.
	- Có góc tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. 
	- Có sổ sức khỏe theo dõi trẻ hàng tháng, hàng quý, có khám sức khỏe cho trẻ theo định kì.
	- Thường xuyên cho trẻ tập luyện thể chất thông qua giờ học, giờ thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi.
 	* Khó khăn:
	- Một số trẻ do thói quen ăn uống ở nhà như: ăn cơm trắng, không ăn thịt cá, canh rau
	- Có một số trẻ cứ tới giờ cơm trẻ sợ ăn cơm, ăn chậm
 	2. Biện pháp thực hiện
 	* Cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng
 	Ngay sau khi khai giảng, theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu tôi đã tiến hành làm hồ sơ theo dõi sức khỏe cho trẻ như: ghi đầy đủ thông tin về trẻ (ngày, tháng, năm sinh, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe trẻ khi sinh ra ) cân đo, chấm biểu đồ đúng thời gian hàng tháng. Đặc biệt lưu ý những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi  để từ đó đề ra những biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp.
 	* Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
 	Sau khi nắm cụ thể số liệu trẻ bị suy dinh dưỡng, tôi đã tổ chức họp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng. Quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kết quả cân đo trẻ ở kênh B, C. Những trẻ khám chữa bệnh mắc các bệnh sâu răng, nhiễm khuẩn tôi gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ về chế độ sinh hoạt của trẻ ở gia đình cũng như những vấn đề sức khoẻ của trẻ lúc sơ sinh đến khi đi học.
 	Sau khi sàng lọc, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân từng trẻ suy dinh dưỡng xem vì sao mà trẻ lại bị suy dinh dưỡng và nhận thấy rằng trẻ suy dinh dưỡng là do các nguyên nhân sau: 
 	- Suy dinh dưỡng do trẻ sinh thiếu tháng.
	- Suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phần ăn.
	- Suy dinh dưỡng do trẻ biếng ăn.
	Khi đã thu thập thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng tôi tập hợp các nguyên nhân và đề ra biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân.
 	Ví dụ: Với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phần ăn. Tôi trực tiếp cung cấp cho phụ huynh kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng này. Cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó tỉ lệ Protein chiếm 12% đến 14%, tỉ lệ Lipit chiếm 18% đến 22%, tị lệ Gluxit chiếm 61% đến 70%. Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ từ nguồn gốc thực phẩm.
	Chẳng hạn, với trẻ suy dinh dưỡng do trẻ sinh thiếu tháng, cần chăm sóc nuôi dưỡng tỉ mỉ hơn ở lớp cung như ở nhà, giáo viên và phụ huynh bàn và đưa ra thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định. Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế biến ăn phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ cần chú ý bổ sung trái cây và sữa cho trẻ hàng ngày.
 	Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa mưa, thoáng mát về mùa hè.
 	* Giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn, tạo tâm lý thoải mái khi ăn 
	Trong các giờ cho trẻ ăn tôi luôn giữ đầu tóc gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn cho trẻ, có dĩa đựng cơm rơi, khăn ướt cho trẻ lau tay, bình hoa và có đủ bàn ghế để trẻ ngồi ăn.
	- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn. Khu vực ăn luôn sạch sẽ, thoáng mát 
 	- Không cho trẻ vào bàn ngồi chờ lâu. Hàng ngày, cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết tên món ăn, ngoài ra cô giáo dục trẻ ăn nhiều rau, thịt, cá,
 	- Tập cho trẻ tự xúc ăn để trẻ cảm giác ăn ngon miệng hơn.
 	* Làm tốt góc tuyên truyền với phụ huynh
	- Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại nhóm lớp : những điều phụ huynh cần biết, tôi quan sát tìm hiểu xem trẻ thích ăn món gì  để từ đó phối hợp cùng gia đình cho cháu ăn và nhắc phụ huynh nên cho cháu ăn, ngủ đúng giờ không cho cháu mang bánh, kẹo vào lớp.
	- Lên kế hoạch tuyên truyền vơí phụ huynh về nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp khi họp đầu năm.
 - Quan tâm đầu tư đến bảng phụ huynh cần biết nhằm thu hút sự chú ý của phụ huynh để nắm được về cân nặng, chiều cao và lưu ý về một số bệnh của trẻ thường gặp.
	- Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khẻo cuả trẻ qua các cuộc họp , qua các buổi đưa đó trẻ, cô trao đổi trực tiếp với phụ huynh về cháu suy dinh dưỡng và thấp còi để có biện pháp chăm sóc trẻ phát triển về cân nặng và chiều cao.
	- Cháu được khám sức khỏe 2 lần /năm.
 	- Cân đo hàng tháng và chấm biểu đồ đối với trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi.
 	3. Kết quả đạt được:
 	Khi áp dụng những biện pháp trên, kết quả cho thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đã nâng lên rõ rệt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi ở lớp đã giảm so với đầu năm. Cụ thể: 
 	+ Thấp còi độ 1: Đầu năm có 3/34 trẻ, chiếm 8,82 %. Đến thời điểm này giảm còn 1/34 trẻ, chiếm 2,94 %.
 	+ Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: có 4/34 trẻ, chiếm 11,76 %. Đến thời điểm này giảm còn 1/34 trẻ, chiếm 2,94 %.
 	- Đối với phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh đã được thay đổi thể hiện qua hành vi và chăm sóc cho trẻ ở gia đình cụ thể: khi đưa trẻ đến trường, quần áo, đầu tóc, tay chân sạch sẽ, gọn gàng, 100% phụ huynh biết cho trẽ ăn kết hợp 4 nhóm thực phẩm và nhận thức được tác hại của trẻ bị suy dinh dưỡng, quan tâm chăm sóc trẻ ăn chậm, trẻ suy dinh dưỡng, tạo không khí vui vẻ, tuyên dương trẻ ăn tốt sau bữa ăn. Mỗi tháng cân đo một lần đối với trẻ suy dinh dưỡng để kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ. Liên hệ chặt chẽ với tối để trao đổi những thói quen, cá tính, ý thích của trẻ trong các món ăn.
 	- Đối với trẻ:
	Nhờ thực hiện tốt những biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã dần thích ứng với món ăn ở trường, trẻ ăn nhanh hết phần ăn và biết tự xúc thức ăn. Trẻ ăn hết suất ăn của mình và ăn đầy đủ các chất. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, có ý thức vệ sinh văn minh trong ăn uống và ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Trẻ ăn được tất cả các món ăn và các loại thực phẩm nhà trường nấu, kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm đáng kể.
 	4. Bài học kinh nghiệm:
 	Từ những việc trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau:
	+ Lựa chọn và cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ.
 	+ Thực hiện cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ trên biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác.
 	+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có những biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng sao cho phù hợp nhằm ngăn chặn đúng lúc và kịp thời nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ.
	+ Cần làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để kết hợp với giáo viên trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở lớp.
 	C. KẾT LUẬN 
 	Trong công tác chăm sóc trẻ, muốn giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, bản thân người giáo viên phải luôn tìm tòi sách vở, thông tin trên mạng internet, tìm cho mình những biện pháp hợp lý để đưa vào áp dụng. 	
	Bên cạnh đó giáo viên dạy lớp còn phải chủ động làm tốt công tác tham mưu Ban giám hiệu để trao đổi và tìm ra những biện pháp tốt nhất để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc nuôi dưỡng khi trẻ ở nhà.
 	Ngoài ra Ban giám hiệu cần tổ chức thường xuyên các chuyên đề dinh dưỡng để giáo viên được tham khảo học hỏi, từ đó mỗi bản thân giáo viên có được những kinh nghiệm để làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ do lớp mình phụ trách.

File đính kèm:

  • docnguyễn thị cúc.doc
Sáng Kiến Liên Quan