Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc

Một nhà soạn nhạc người Đức – Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng “ Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi con người”Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tâm trạng của con người, âm nhạc có sức biểu cảm rất lớn, nó mang đến những giá trị sâu sắc về tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ và văn hóa của con người, hướng con người đến một thế giới chân thiện mỹ. Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc: Giai điệu, cường độ, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, hình thức. Bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc được sinh ra từ quá trình lao động của con người và trở lại phục vụ con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi từ giả cuộc sống. Những khúc hát ru, những bài hát đồng giao, những điệu hò trong lao động, những bài hát giao duyên, những điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là nguồn cội của nghệ thuật âm nhạc, là cơ sở cho sáng tạo âm nhạc, là đề tài cho bao nhạc sỹ viết lên những ý nhạc rất đẹp làm rung động lòng người.

Có thể nói, âm nhạc là một nhu cầu về thưởng thức, hoạt động và giải trí của mọi lứa tuổi. Âm nhạc trong trường Mầm non có nét đặc thù riêng, nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà nhằm giúp các em phát triển toàn diện, tác động vào thế giới tinh thần của các em những cái hay, cái đẹp, cái tích cực và có ý nghĩa to lớn của nghệ thuật âm nhạc. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai”

 Trẻ mầm non lứa tuổi được coi là “nhạy cảm thông minh lạ lùng” đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đến với các con thật mạnh mẽ. Ngay từ khi lọt lòng, âm nhạc đến với trẻ thật nhẹ nhàng qua tiếng “à ơi” của bà, “cái cò” của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ dương như là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Những âm điệu mượt mà êm dịu ấy tác động vào đôi tai bé bỏng non nớt, giúp trẻ có được đôi tai biết nghe nhạc tinh tế để sau này vào trường mầm non, những giai điệu, tiết tấu nhịp nhàng, trò chơi âm nhạc, những hoạt động văn nghệ sôi nổi sẽ đưa trẻ vào thế giới của những giai điệu trầm, bổng đầy màu sắc. Âm nhạc đem lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng tưởng sáng tạo nghệ thuật, sự linh hoạt mạnh dạn Bộ môn âm nhạc mang tính thích hợp, trẻ không những đươc tiếp cận, trải nghiệm một cách thoải mái mà còn học được mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác chia sẻ góp phần phát triển ngôn ngữ tai nghe và làm giàu vốn từ cho trẻ.

 

doc29 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển ý tưởng.
	Sự hiểu biết sâu rộng kết hợp với các điều kiện đã nêu trên tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn tâm lý cho trẻ, trẻ sẽ thích thú sáng tạo, cởi mở hơn và thể hiện tình cảm của mình chính từ những điều mà trẻ cảm nhận.
	VD: Trẻ có thể tạo ra một bài hát đơn giản đồng thời nghĩ ra các động tác thân thể và giọng nói để diễn tả cảm giác của mình làm tăng sự hứng thú.
	- Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ tự do nghĩ ra, cảm nhận và thể hiện ý tưởng của mình.	
	 - Ngoài giờ hoạt động âm nhạc chính thức thì các hoạt động văn nghệ được xây dựng độc đáo, phong phú cả về ý tưởng, hình thành môi trường bổ ích lôi cuốn các bé bộc lộ những năng khiếu tiềm ẩn một cách hào hứng. Có nhiều hoạt động âm nhạc của trường Mầm non sẽ giúp không gian âm nhạc của trẻ được nới rộng. Vì vậy, giáo viên nên tổ chức các buổi văn nghệ vào dịp lễ tết cổ truyền, tết thiếu nhi 1/6, tết trung thu, ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11, ngày sinh nhật Bác, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày lễ Noel
Hình ảnh: Trẻ được vui múa hát tại lớp của mình chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán
	Và trong năm học vừa qua, qua các lễ như ngày khai giảng, Tết Trung Thu, Noel, giao lưu chào mừng ngày thành lập quân đội 22/12  Cô và trẻ lớp tôi đã tích cực tập luyện một số tiết mục văn nghệ đặc sắc để biểu diễn tại trường và giao lưu với các lớp khác như:
 Hinh ảnh:Tiết mục liên khúc Chiếc đèn ông sao - Rước đèn tháng tám 
Hinh ảnh: Tiết mục múa với bài “ Jnger bell”
Hinh ảnh: Trẻ hát “Cháu yêu chú bộ đội”
 Kết quả:
	Như vậy với việc thực hiện thiết kế âm nhạc trong và ngoài tiết học phù hợp đạt hiệu quả cao bản thân giáo viên cần có tinh thần yêu thích, hăng hái trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, thường xuyên rèn luyện kĩ năng âm nhạc ( Hát, múa, đàn..) một cách thành thạo để khi tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ có thể làm chủ mọi tình huống, đồng thời xử lý các yêu cầu của hoạt động âm nhạc một cách chính xác đem lại hiệu quả cao trong công việc giáo dục thẩm mĩ âm nhạc cho trẻ đó sẽ là cơ sở để vun đắp tình yêu nghệ thuật trong tâm hồn các bé và để góp phần vun xới cho khu vườn âm nhạc của trẻ ở trường mầm non ngày càng ngập đầy hương sắc.
3.5. Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
	Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong niều lĩnh vực trong đó có ngành giáo dục. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, hiện đại cho việc dạy học của giáo viên ở bậc mầm non, góp phần làm cho tiết học hấp dẫn hơn, phát huy được óc tư duy, sáng tạo trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ. Với nhận thức như trên, là một giáo viên mầm non tôi đã có gắng học hỏi và mạnh dạn sử dụng công nghệ thông tin lồng ghép vào các môn học trong đó có bộ môn giáo dục âm nhạc phù hợp cùng chủ điểm bằng cách.
	-Sử dụng phần mềm Power point.
VD:
 I. TẠO TRANG BÌA.
Đầu tiên ta khởi động M.S power point (PPT). có thể nhấn
đúp chuột vào biểu tượng của PPT, một trang giao diện
của PPT sẽ được mở ra một trang mới.
II. TẠO HÌNH NỀN CHO BÀI GIẢNG.
Vào trình đơn format chọn background, khi đó một tiện ích mới hiện ra và ta sẽ làm việc với nó. Chọn các ứng dụng cho sẵn 
hoặc tuỳ ý, ta nhấn vào dấu nháy sau đó chọn Fill effects...
- Chọn các thẻ Gradien, Texture, patern, 
	- Ta có thể chọn hình nền có sẵn hoặc tạo hình nền theo phong cách của riêng mình bằng cách chọn thẻ picture. tiếp theo là chọn select picture sau đó chọn đường dẫn đến nơi lưu file ảnh của mình sau đó bấn ok.
	III. TẠO TRANG CHÀO CHO BÀI GIẢNG.
	Trang chào cho bài giảng điện tử là một trang rất quan trọng vì nó chuyển tải thông tin tiết học và có thể coi đó là trang tạo không khi ban đầu cho lớp học. Chính vì thế mà trang chào ban đầu phải thiết kế đẹp thì mới tạo được sức lôi cuốn học sinh.
	- Ta có thể chèn hình nền cho đẹp, dùng logo của nhà trường để trên góc trái, dùng các ảnh hoa lá, mây bay, các loại ảnh đẹp, ảnh động để trang trí sao cho đẹp mà hợp lý mà không quá cầu kì. Chính diện trang chào ta có thể để dòng chữ : “Nhiệt liệt chào mừng....”
Ta có thể nhấn chuột vào các ô có sẵn trong giao diện chính để gõ chữ hoặc có thể nhấn vào các ô trên thanh Drawing bên dưới màn hình để thêm các ô soạn thảo.
	- Có thể tạo trang chào như sau:
IV. TẠO HIỆU ỨNG TRANG
Để tạo hiệu ứng cho trang hiện hành, ta có thể chọn như sau:
Powerpoint 2003:
-Đầu tiên vào trình đơn Slide Show và chọn Slide Transtion... sau đó nhìn về phía bên phải của màn hình sẽ có các hiệu ứng cho trang hiện hành mà mình muốn chọn tuỳ ý.
* Powerpoint 2007:
-Đầu tiên vào Animation trên thanh công cụ phía trên sẽ xuất hiện các hiệu ứng trang, chọn hiệu ứng mình muốn.
	V. CHÈN ÂM THANH, HÌNH ẢNH, MEDIA PLAYER, CLIP- PHÓNG SỰ VÀO BÀI GIẢNG .
Để dạy một tiết âm nhạc theo kiểu công nghệ thông tin ta cần phải chuẩn bị nhiều khâu trong đó có khâu đưa hình ảnh, âm thanh vào bài giảng, một khâu vô cùng quan trọng vì nó chuyển tải được nội dung tiết học, gây hứng thú cho người học, người dạy, có thể cho học sinh quan sát, nghe nhìn...
a.Chèn hình ảnh.
Để chèn một hình ảnh cho bài giảng ta cần phải có hình ảnh nguồn để chèn vào. Những hình ảnh này có thể là ảnh chụp từ máy ảnh, ảnh chụp cắt từ một clip, ảnh từ máy vi tính hoặc ta có thể lấy trên mạng internet. 
- Đầu tiên ta vào trình đơn Insert sau đó chọn Picture, một cửa sổ nhỏ được mở ra sau đó ta chọn vào From File... Một cửa sổ Insert Picture hiện ra, ta chọn đường dẫn đến nơi lưu file ảnh sau đó bấm Insert. Sau khi ảnh xuất hiện ra giao diện PPT hiện hành thì ta phải căn chỉnh cho hợp lý với bài giảng cho nó thật khoa học. Nếu trang hiện hành hơi đơn điệu ta có thể chèn một số bông hoa động, hoa tỉnh, hoặc trang trí góc màn hình để tăng thêm tính thị hiếu của học sinh.
b.Chèn âm thanh.
Thông thường khi dạy môn âm nhạc, hầu như tiết giảng nào củng phải có nhạc kèm theo, có thể là bài tập hát, ôn hát, cũng có thể là bài tập đọc nhạc, cũng có thể là nghe nhạc, nghe hát hoặc giới thiệu nhạc cụ thì củng có file âm thanh để học sinh được nghe tiếng của nhạc cụ cần được giới thiệu. Để chèn được nhạc vào PPT ta phải có file nhạc làm nguồn, file nhạc này có thể là nhiều định dạng khác nhau nhưng đơn nhất ta nên dùng định dạng file mp3 hoặc định dạng WAV thì tốt hơn.
	Lưu ý: khi chèn file âm thanh vào bài giảng ta phải lưu file âm thanh vào một folder và khi mang bài giảng đi trình chiếu phải mang folder này đi cùng. Tốt nhất là tạo một forder chứa cả bài giảng và các file nhạc, hình ảnh để khi mang đi trình chiếu không bị xảy ra các lỗi do sự cố về liên kết âm thanh.
	Ta có thể làm như sau: Nhấn vào trình đơn Insert và chọn Movies and Sounds khi cửa sổ nhỏ mở ra ta chọn Sound from file... có nghĩa là “chọn tập tin âm thanh từ”
Khi nhấn vào sound from file... thì một cưa sổ được mở ra , ta chọn đường dẫn đến nơi chứa âm thanh (lúc này đã ở trong folder chung với forder chứa bài giảng ) sau đó chọn Ok để đồng ý chọn, nhấn Cancel để thôi chọn.
Lúc này máy sẽ hiện lên một hộp thoại có nội dung là “Bạn muốn bắt đầu với file âm thanh này như thế nào trong trang trình chiếu?” ta có thể chọn một trong hai cách như sau:
- Automatically	 : Chạy file tự động .
- When clicked	 : Chạy khi nhấn chuột
Ở các chèn file âm thanh trên, sau khi chèn xong ta chạy thử trình chiếu bằng cách bấm phím F5 hoặc bấm vào chữ Slide Show bên phải giao diện PPT hiện hành. Khi chạy Slide show thì file âm thanh có biểu tượng là một cái loa nhỏ màu vàng. Tiện ích của nó là nó không chiếm nhiều diện tích giao diện, ta có thể chuyển nó đi bất kì vị trí nào của trang slide, thậm chí ta có thể giấu ẩn đi để không làm che mất nội dung trong slide show. Nhược điểm của nó là khi nhấn vào biểu tượng hình cái loa thì nó kêu mà không thể thay đổi hoặc điều khiển được các ý đồ của người đứng giảng như tạm dừng, tiếp tục, tua tới, tua lùi, kết thúc... Chính vì thế mà tôi đã cố gắng nghiên cứu học tập thêm để biết hơn nữa về các tiện ích của nó, và kết quả đạt được là một giải pháp vô cùng hữu hiệu đó là chèn Windows Media Player.
c. Chèn Windows Media Player.
Tiện ích của nó là khi chèn Windows Media Player ta có thể vừa trình chiếu vừa điều khiển file âm thanh, phim ảnh theo ý muốn như: tạm dừng, tiếp tục, tua tới, lùi, kết thúc, chơi lại...
	Để bắt đầu chèn Windows Media Player ta củng cần phải có file nguồn tương tựa như cách chèn các file hình anh, âm thanh khác.
	Ta có thể tiến hành như sau:
-Vào thanh trính đơn Insert, sau khi trình đơn xổ xuống, ta chọn vào Object.... Một cửa sổ lớn hiện ra. Ta kéo thanh trượt xuống và chọn Windows Media Payer sau đó bấm OK. 
Sau khi chèn được Windows Media Player ta căn chỉnh nó to nhỏ tuỳ ý và kéo nó đến một vị trí ưng ý nhất sau đó nhấn chuọt phải vào Windows Media Player ta chọn Properties. Một cửa sổ thuộc tính hiện ra, ta chú ý đến ô có chữ URL ta nhập đường dẫn đến file âm thanh vào đó rồi thoát cửa sổ đó đi. Khi trình chiếu ta có thể điều khiển nó như điều khiển Windows Media Player bình thường.
d.Chèn Clip giới thiệu, đoạn phim vào bài giảng.
Tương tựa như các thao tác chèn nhạc, âm thanh vào bài giảng. 
Ta nhấn vào trình đơn Insert và chọn Movies and Sounds khi cửa sổ nhỏ mở ra ta chọn Movie from file... có nghĩa là “chọn đoạn phim từ...”
Khi nhấn vào Movie from file... thì một cưa sổ được mở ra , ta chọn đường dẫn đến nơi chứa đoạn phim (lúc này đã ở trong folder chung với forder chứa bài giảng ) sau đó chọn Ok để đồng ý chọn, nhấn Cancel để thôi chọn.
-Quay phim lấy tài liệu trên mạng chụp ảnh làm video với các hình ảnh ngộ nghĩnh sinh động cho trẻ xem để giới thiệu vào bài hát có nội dung phù hợp.
	VD: Với tiết dạy âm nhạc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp thành phố vừa qua, tôi đã khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách quay phim, làm clip video cho trẻ xem. Như bài hát “ Bài hát bài học giao thông” tôi đã sáng tác và quay hình ảnh các phương tiện giao thông ngoài đường phố với các âm thanh và chuyển động khác nhau. Hoặc tôi quay hình ảnh cô và trẻ lớp tôi đang chơi ở vườn hoa xuân để minh họa cho bài hát “ Mùa xuân đến”. Kết quả là trẻ rất chú ý quan sát và hứng thù với hoạt động cùng cô.
	- Ngoài ra tôi còn sưu tầm băng đĩa nhạc không lời cắt những đoạn phim hay video cần minh họa và lồng nhạc có nội dung bài hát cần dạy.
	- Bên cạnh đó tôi khai thác sử dụng phần mềm Encore để chép các bài hát nhạc mở cho trẻ nghe và dạy trẻ tập hát.
	- Tạo hình ảnh Scan có nội dung bài hát hoặc âm thanh các nhạc cụ cho trẻ chọn để tổ chức các trò chơi âm nhạc trên máy chiếu.
	+ Trò chơi “ Tai ai thính”.
	+ Trò chơi “ ô cửa bí mật”.
	+ Trò chơi “ Nốt nhạc may mắn”.
	+ Trò chơi “ Ô số kì diệu”.
Hình ảnh
* Kết quả:
	Với việc kết hợp với giáo án điện tử tiết học sẽ được sinh động hơn. Trẻ hứng thú, chăm chú tới tiết học. Kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng phong phú của trẻ.
3.6.Biện pháp 6: Tuyên truyền phối kết hợp nhà trường và phụ huynh giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc.
	Để môn giáo dục âm nhạc đến với trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn tham mưu với BGH trường tạo điều kiện về đồ dùng trang thiết bị dạy học như máy vi tính, máy quay phim, máy chiếu băng đĩa, tài liệu các bài hát trong chương trình phục vụ cho cô và trẻ.
	-Việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục âm nhạc cho trẻ theo hướng thích hợp đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên. Vì vậy tôi đã thực hiện tuyên truyền phụ huynh bằng cách:
	+ Lên trang tin về chương trình dạy theo chủ đề- sự kiện và thay đổi hàng tuần, hàng ngày để phụ huynh biết cùng phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
	+ Tích cực vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu cần thiết để làm và tạo ra các dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động như: thùng giấy, các loại vỏ, hộp sữa, lon bia, chai nhựa
	Tóm lại nếu đến trường mầm non bé có cả một khu vườn thì về nhà bé cũng cần được tắm mình trong không gian âm nhạc. Điều đó cần sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, ở nhà các bậc phụ huynh hãy giành một khoảng thời gian để duy trì không gian âm nhạc cho trẻ, không chỉ đơn giản tìm kiếm băng đĩa cho trẻ nghe và xem đôi khi bố mẹ hãy để mình là ca sỹ bất đắc dĩ để cùng hát, cùng múa với con
Kết quả:
Cùng với sự phối kết hợp của nhà trường – phụ huynh các con sẽ có nhiều cơ hội hơn tiếp xúc với âm nhạc. Từ đó gieo cho trẻ hạt giống âm nhạc, tình yêu với những giai điệu trầm bổng ngân nga, tình yêu quê hương, gia đình, bạn bècũng được hình thành. Trẻ sẽ không gặp khó khăn khi bước vào lớp 1.
 4. Kết quả đạt được
	Tóm lại việc tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động giáo dục âm nhạc là vấn đề hết sức quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với các hoạt động â nhạc phong phú đa dạng sáng tạo đã góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, nhận thức quan hệ xã hội làm giàu và phát huy trí tưởng tưởng sự cảm thụ âm nhạc yêu thích và sáng tạo nghệ thuật, giáo dục trẻ yêu thiên nhiên con người.
	Như vậy với việc thực hiện một số biện pháp nêu trên cô và trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động giáo dục âm nhạc như sau:
1.Về phía trẻ:
-100 % trẻ lớp tôi hứng thú khi học bộ môn giáo dục âm nhạc, tích cực tham gia chơi các trò chơi âm nhạc thành thạo, tạo không khí vui tươi hào hứng khi học, từ đó hoạt động âm nhạc đạt chất lượng cao.
-Trẻ mạnh dạn tự tin thích được tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ tập thể ở trường như : Hát, múa, biểu diễn thời trang
-Hầu hết trẻ có ấn tượng tốt, có cảm xúc về âm nhạc, khả năng về tai nghe, cảm giác về tiết tấu hình thành giọng hát và những động tác biểu cảm, kiến thức và kỹ năng về âm nhạc của trẻ đến cuối năm có sự tiến bộ rõ rệt: Trẻ có kỹ năng sử dụng nhạc cụ tự tạo, vận động theo các tiết tấu khác nhau theo nhịp , theo tiết tấu chậm, theo tiết tấu phối hợp
-Thông qua hoạt động âm nhạc cô và trẻ gần gũi nhau hơn.
Kết quả thực hiện trên trẻ:
Bảng khảo sát đầu năm đối với hứng thú của trẻ khi HĐNT năm học 2017-2018
 (Tổng số trẻ: 36 trẻ)
Mức độ hứng thú của trẻ
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Số trẻ
Đ
Số trẻ
Đ
1. Sự hứng thú
25 
69,5%
33
91,6%
2. Khả năng cảm thụ âm nhạc
20 
55,5%
31
86,1%
3. Kỹ năng âm nhạc
16 
44,4%
30
83,3%
2.Về phía cô:
- Vững tâm hơn về kỹ năng chuyên môn, tự tin thực hiện các hoạt động giáo dục đặc biệt là bộ môn giáo dục âm nhạc có sự logic, phù hợp nhuần nhuyễn giúp trẻ nắm vững kiến thức có kỹ năng vận động và sự sáng tạo trong nghệ thuật.
- Sử dụng thành thạo máy vi tính, biết lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp vào bộ môn âm nhạc đạt hiệu quả cao.
3. Đồ dùng học liệu:
-Qua gần một năm thực hiện cô và cháu lớp tôi đã sưu tầm và làm được khá nhiều đồ dùng phục vụ cho môn học âm nhạc.
-Dụng cụ âm nhạc cho trẻ biểu diễn:
	+ 50 hộp xúc sắc các loại tự tạo.
	+40 đôi phách tre tự tạo.
	+40 đôi gáo dừa tự tạo.
	+50 các loại mũ đội đầu theo các chủ điểm ( mũ hoa quả, các con vật cho trẻ biểu diễn)
	+ 30 chiếc trống và đàn tự tạo.
	+ 50 đôi nơ, hoa đeo tay và mặt lạ hóa trang.
Sưu tầm một số nhạc cụ dân tộc:
	+ Đàn bầu.
	+ Sáo trúc.
	+ Đàn tơ rưng, song loan.
	+ Trống, bộ gõ phèng
	- Một số trang phục tự tạo bằng các loại giấy bóng, xốp màu, giấy bọc quà
	- Một số trò chơi âm nhạc được thiết kế trên máy tính.
	+ Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
	+ Trò chơi “ Nốt nhạc may mắn”
	+ Trò chơi “ Giai điệu thận quen”
	+ Trò chơi “ Giai điêu thân quen”
	- Sân khấu âm nhạc đa năng.
* Nguyên nhân thành công
	Để giúp trẻ có thể cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất tôi đã:
	- Tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ bằng cách khảo sát trẻ đầu năm, theo dõi trẻ ở các hoạt động trong ngày để tìm ra nguyên nhân, để có biện pháp giúp đỡ trẻ trong các hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm cô giáo chỉ là người tổ chức.
	- Kết hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu.
	 - Giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nghệ thuật lên lớp và sáng tạo về đồ dùng, trò chơi để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động.
Bài học kinh nghiệm:
Việc giúp trẻ học tốt và có những trò chơi âm nhạc sáng tạo là điều mà giáo viên nào cũng đạt được. Bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như sau:
	-Tích cực học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu bộ môn âm nhạc và không ngừng rèn luyện kỹ năng hát múa, vận động sáng tạo trong giảng dạy.
	- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc phong phú, tạo không gian thời gian và cung cấp nguyện vật liệu cần thiết.
	-Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tập tốt cho trẻ vì khi có môi trường âm nhạc phong phú và có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, trẻ có thể học và sáng tạo ra những giai điệu bất ngờ.
	-Thực hiện công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh nhằm đưa các tác phẩm đến với trẻ một cách hiệu quả cao.
	-Tổ chức tốt ngày hội lễ để tạo sự mạnh dạn và trẻ thể hiện cảm xúc cái hay cái đẹp của âm nhạc trước đám đông và giao lưu tập thể.
	-Giáo viên tích cực sưu tầm sáng tác một số bài hát trò chơi âm nhạc mới phù hợp hấp dẫn để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
	Tóm lại âm nhạc là một hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui hào hứng phấn khởi. Bài hát êm dịu đưa trẻ đến với tình cảm nhẹ nhàng Với tôi, âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ đến trường.
	Trên đây là một số biện pháp tôi thực hiện tại lớp MGL trường MN Hoa Hồng trong năm học vừa qua với mục đích giúp trẻ học tập tốt môn âm nhạc đã đạt được thành công. Rất mong sự đóng góp của hội đồng thi đua các cấp để bản SKKN của tôi hoàn chỉnh hơn và được áp dụng rộng rãi.
b. Ý kiến đề xuất và khuyến nghị:
	Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm những biện pháp trên tôi đã thu hoạch được một số thành công nhất định. Song để hoạt động tạo hình của trẻ ở trường Mầm non được phong phú, đa dạng và tổ chức tốt hơn, tạo điều kiện cho trẻ học tốt nhất bộ môn này, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
1. Về phía nhà trường:
	- Tăng thêm số lượng nhũng buổi kiến tập bộ môn âm nhạc.
	- Đầu tư thêm đồ dùng, nguyên vật liệu kịp thời để giáo viên có thêm phương tiện tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
2. Về phía phòng giáo dục :
	- Tổ chức nhiều buổi kiến tập có sự đầu tư và chất lượng cao cho giáo viên trong huyện học hỏi lẫn nhau.
	- Bổ xung tài liệu chuyên ngành về bộ môn này, tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, học hỏi, mở rộng kiến thức để có nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho trẻ, giúp trẻ có tiền đề vững trắc vào trường tiểu học.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế đã áp dụng tại lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non tôi công tác và đã gặt hái được nhiều thành công, rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của hội đồng thi đua các cấp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người.
 Xin trân trọng cảm ơn! 
 Long Biên, ngày 1 tháng 4 năm 2018
 Người viết
 Nguyễn Thị Thúy Hằng
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành sáng kiến “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn âm nhạc”, tôi đã tham khảo:
+ Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo Dục-1998
+ Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo Dục-2007
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề
+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi
 + Trang web: ‘Trẻ thơ”, “ Giáo dục mầm non”, “ Violet”.
+ Tạp chí Giáo dục mầm non

File đính kèm:

  • docgdmg_ng-thuy-hang_l-ha_mnhtt_11082020.doc
Sáng Kiến Liên Quan