Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để giáo dục giới tính - Sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp chủ nhiệm

Cơ sở lí luận

1.1. Giáo dục giới tính – SKSS vị thành niên

1.1.1. Khái niệm giáo dục giới tính.

Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả

việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản,

các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía

cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông

thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các

chiến dịch sức khỏe cộng đồng.

Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục,

đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và

hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Các

chương trình giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

hội.

Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông

tin và giúp chúng phòng ngừa việc có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình

dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Tuy nhiên, thực

tế thực hiện giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại. Tổ chức

Y tế thế giới (WHO) đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở

nhiều nước, tất cả đều cho thấy trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ hơn,

giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu

quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn.

Giáo dục giới tính hiệu quả nhất khi thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt

động tình dục. Các bước tích cực này sẽ giúp khuyến khích trẻ không hoạt động

tình dục sớm và biết cách sinh hoạt tình dục một cách an toàn, giảm thiểu thai

ngoài ý muốn ở các em.

Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất là trong

hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị

đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng hiện nay đã và

đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi trẻ vị thành niên những quyết định

đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, chúng ta

phải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và phương

tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện. Chúng ta cần

nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tương lai và chúng ta hoàn toàn có

thể thực hiện được điều đó.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để giáo dục giới tính - Sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ 
 Tôi xin được trình bày một hoạt động của câu lạc bộ: "Sức khỏe cho bạn" về 
chủ đề "Quan niệm về tình yêu tuổi học trò" trong tiết chào cờ đầu tuần tháng 
3/2019 (Phụ lục 7) 
*Mục tiêu 
 Giúp HS trong toàn trường, sau khi tham gia tiết chào cờ sẽ: 
 - Tôn trọng tình bạn, tình yêu qua những hình ảnh đẹp trong các câu ca dao, tục 
ngữ. 
 - Bày tỏ những suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò. 
 - HS lớp chủ nhiệm rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng 
thuyết trình... 
* Chuẩn bị 
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu, hôn nhân 
và gia đình. (Phụ lục 8) 
- Lớp chủ nhiệm chia thành 2 đội chơi 
- Loa đài và các tư liệu phục vụ cho buổi sinh hoạt dưới cờ. 
- Quà cho HS trả lời đúng. 
- Có 2 HS dẫn chương trình, 3 GV là ban giám khảo (GVCN, GV giáo dục công 
32 
dân và GV ngữ văn) 
* Cách tiến hành 
 HS dẫn chương trình sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của việc cần 
thiết phải hiểu về giới tính và SKSS vị thành niên. 
Phần 1. Khởi động (10 phút) 
 Tổ chức hai đội HS thảo luận và tham gia trò chơi: "Am hiểu ca dao, tục 
ngữ". 
 Trong thời gian 5 phút, hai đội tiến hành ghi nhanh lại (có thể ghi vắn tắt) 
những câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đôi lứa, hôn nhân và gia đình. Sau đó, 
hai đội cử đại diện đọc những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được trong vòng 5 phút. 
Đội nào tìm được đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng và được một phần thưởng. 
 Ban giám khảo là 03 GV bộ môn 
 Phần 2. Quan niệm về tình yêu tuổi học trò (15 phút) 
 - HS thể hiện vai diễn trong các tình huống sau: 
 + Tình huống 1: Hai bạn chơi thân với nhau, một hôm một bạn nam nghỉ học, 
bạn nữ cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Các bạn trong lớp bàn tán và bạn nữ cũng tự 
hỏi: không biết đây có phải là tình yêu không? 
 + Tình huống 2: Hai bạn trong lớp yêu nhau, nhưng GVCN và thầy cô không 
ủng hộ. 
 - Bạn dẫn chương trình đưa ra tình huống liên quan đến tình yêu tuổi học trò 
và đặt câu hỏi cho 2 đội chơi, mỗi câu hỏi tính 10 điểm, nội dung câu hỏi: 
 Câu 1: Làm thể nào để phân biệt tình bạn khác giới với tình yêu ở tuổi học trò. 
 Câu 2: Nên hay không nên yêu ở lứa tuổi THPT? Tại sao bố mẹ và thầy cô 
thường nghiêm khắc với học sinh biết yêu ở lứa tuổi này? 
 Câu 3: Làm thế nào để xây dựng một tình yêu tuổi học trò đẹp và bền lâu? 
 Hai đội đưa ra câu trả lời  Ban giám khảo tư vấn thêm cho các em hiểu rõ 
hơn về tình yêu tuổi học trò và chấm điểm các đội. 
 Thư kí công bố điểm và trao phần quà cho 2 đội. 
III. Hiệu quả của giải pháp 
1. Phạm vi ứng dụng 
Đề tài “Một số biện pháp giáo dục giới tính - SKSS vị thành niên cho HS 
lớp chủ nhiệm” được tôi thực hiện kể từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đến 
nay. Nhìn chung, khi áp dụng biện pháp này, GV tiến hành một cách thuận lợi, 
đúng nguyên tắc và phương pháp, HS hứng thú và có khả năng thích ứng tốt, thể 
33 
hiện hiểu biết và tiềm năng vốn có của mình vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng 
tạo, có ý nghĩa. 
2. Mức độ vận dụng 
Đề tài được triển khai cho tất cả các đối tượng HS từ lớp 10, lớp 11, lớp 12. 
Đề tài được thể hiện có tính chất phân cấp từ dễ đến khó, từ lí thuyết đến thực hành 
và vận dụng sáng tạo. 
 Giải pháp có tính gợi mở hướng tiếp cận cho nhiểu biện pháp chủ nhiệm khác 
trong nhà trường. 
3. Hiệu quả 
3.1. Khảo sát 
a) Sau khi áp dụng giải pháp vào thực nghiệm dạy học, tiến hành khảo sát HS, 
tôi thu được kết quả như sau: 
 Phiếu khảo sát thái độ học tập của HS 
 Họ và tên HS: ............................................................................................ 
 Lớp ..................................................................................................................... 
 Trường................................................................................................................. 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có 
câu trả lời phù hợp với em 
Nội dung đánh giá Thích 
Không 
thích 
Không 
thay đổi 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Thay 
đổi tích 
cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
Cảm nhận của em khi được giáo dục giới 
tính - SKSS 
34 
Bảng 6. Khảo sát thái độ học tập của HS 
Năm 
học 
Lớp 
Không sử dụng biện pháp của đề tài 
Lớp 
Sử dụng biện pháp của đề tài 
Thích 
Không 
thích 
Không 
thay 
đổi 
trong 
nhận 
thức 
và 
hành 
vi 
Thay 
đổi 
tích 
cực 
trong 
nhận 
thức 
và 
hành 
vi 
Thích 
Không 
thích 
Khô
ng 
thay 
đổi 
trong 
nhận 
thức 
và 
hành 
vi 
Thay 
đổi tích 
cực 
trong 
nhận 
thức và 
hành vi 
2018-
2019 
12A9 
10/43 33/43 33/43 10/43 
12A10 
38/38 0/38 1/38 37/38 
23,3% 76,7% 76,7% 23,3% 100% 0% 2,6% 97,4% 
2020- 
2021 
11A9 
9/39 30/39 30/39 9/39 
11A10 
43/43 0/43 1/43 42//43 
23,1% 76,9% 76,9% 23,1% 100% 0% 2,3% 97,7% 
 b) Sau khi ứng dụng giải pháp vào thực nghiệm dạy học, tiến hành khảo sát 
GV, tôi thu được kết quả như sau: 
 Phiếu khảo sát ý kiến của GV 
Họ và tên GV: ................................................................................................ 
Giảng dạy môn:........................................................................................................ 
Chủ nhiệm lớp .......................................................................................................... 
Trường....................................................................................................................... 
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu 
trả lời phù hợp với thầy/cô 
Nội dung đánh giá 
Dễ thực 
hiện và 
có hiệu 
quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không cao 
Tiếp tục 
thực hiện 
và nhân 
rộng 
Không 
tiếp tục 
sử dụng 
Tiếp 
tục sử 
dụng 
và có 
cải 
tiến 
Ý kiến của thầy cô khi thực 
nghiệm biện pháp giáo dục 
giới tính - SKSS cho học 
sinh lớp chủ nhiệm? 
35 
Bảng 7. Kết quả khảo sát ý kiến của GV 
 Năm học 
Kết quả 
Dễ thực 
hiện và có 
hiệu quả 
Khó thực 
hiện và 
hiệu quả 
không 
cao 
Tiếp tục 
thực hiện 
và nhân 
rộng 
Không 
tiếp tục 
sử dụng 
Sử dụng 
có cải 
tiến 
2020-2021 Số lượng 38/43 4/43 38/43 3/43 4/43 
Tỉ lệ 88,4% 9, 3% 88,45 7% 9,3% 
3.2. Phân tích kết quả khảo sát 
- Về phía HS 
Qua số liệu thống kê, với việc áp dụng Một số biện pháp để giáo dục giới tính 
- SKSS vị thành niên cho HS lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em vô cùng hứng 
thú với nội dung này và hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, tạo 
môi trường cho HS được hoàn thiện, phát triển nhân cách và năng lực bản thân. 
Với những lớp không áp dụng giải pháp, hiệu quả giáo dục thấp. 
- Về phía GV 
Phần lớn các GVCN áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng 
thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. Bản thân GV cũng được sáng tạo 
và làm mới mình trong nghề, mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp 
trồng người. 
4. Những kết quả đạt được 
Áp dụng biện pháp giáo dục giới tính – SKSS vị thành niên cho HS lớp chủ 
nhiệm đã góp phần tạo nên những kết quả sau đây: 
 Thứ nhất, trong các tiết sinh hoạt lớp, trước khi học sinh chưa tham gia các tiết 
giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản, đa số các em còn rất mơ hồ và thiểu hiểu 
biết về giới tính. Có em học sinh thừa nhận rằng, em không có một kiến thức chắc 
chắn nào về giới tính, các kiến thức em biết được đều từ bạn bè hoặc do em suy 
đoán, ....Vì thể, trong quá trình tổ chức, ban đầu các em học sinh còn rụt rè, e ngại 
khi bày tỏ ý khiến của bản thân. Nhưng chỉ sau tiết sinh hoạt đầu tiên, đa số học 
sinh đã mạnh dạn hơn và sôi nổi, dần dần tiết sinh hoạt lớp đã trở thành tiết giáo 
dục giới tính - sức khỏe sinh sản mà bao học sinh mong đợi. 
 Do học sinh ban đầu hơi ngại ngùng nên bản thân tôi vừa là biên kịch, vừa dẫn 
chương trình, vừa là người tư vấn. Đến chủ đề thứ hai, học sinh đã chủ động nhận 
nhiệm vụ dẫn chương trình và chủ động đưa ra các tình huống có liên quan để các 
36 
bạn giải quyết, tôi chỉ là những người tư vấn và giải đáp những thắc mắc mà các 
em đã chưa thể giải quyết được. 
 Ngoài ra, trong quá trình công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy ở các em có 
những chuyển biến rõ rệt: 
 - Các em cởi mở hơn khi nói chuyện về giới tính, tình yêu, tình dục. 
 - Các em đã có kiến thức cơ bản, chính xác và hữu ích hơn về giới tính - SKSS. 
 - Các em được hình thành những kỹ năng phòng tránh xâm hại cho bản thân. 
 - Các em biết cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục 
 - Một số em đã là trở thành người tư vấn giới tính - sức khỏe sinh sản cho bạn 
bè và người những người trong gia đình 
 Đối với GV làm công tác chủ nhiệm thì đó là những tín hiệu đáng mừng vì 
mình đã góp phần trang bị cho các em một số kỹ năng để tự tin bước vào cuộc 
sống. 
 Thứ hai, qua kết quả khảo sát phiếu thăm dò khảo sát về mức độ nhận thức về 
giới tính - SKSS vị thành niên sau khi thực hiện đề tài đã thu nhận được kết quả 
rất khả quan: 
 Bảng 8. Kết quả về mức độ nhận thức giới tính - sức khỏe sinh sản 
của lớp chủ nhiệm sau khi áp dụng đề tài 
TT Thời gian Lớp 
Nội dung khảo sát 
Nhận thức mức: 
Tốt - Khá 
Nhận thức 
mức: 
Trung bình 
Nhận thức 
mức: 
Yếu 
1 
Tháng 4 
2018 - 2019 
12A10 
30 /38 
78,9% 
8/38 
21,1% 
0/38 
0% 
2 
Tháng 3 
 2020 - 2021 
11A10 
35/43 
81,4% 
8/45 
18,6% 
0/45 
48,9 
 Thứ ba, về phong trào thi đua của lớp: (Phụ lục 9) 
 - Lớp chủ nhiệm A10 khóa 96 và A10 khóa 99 luôn là tập thể xuất sắc và luôn 
đi đầu trong các phong trào hoạt động của nhà trường. 
 - Lớp không có học sinh vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, không xảy ra 
tình trạng bạo lực học đường. 
 - Hoạt động của câu lạc bộ:" Sức khỏe cho bạn" đã được ban giám hiệu, GV và 
học sinh đánh giá cao qua tổ chức hai chủ đề giáo dục giới tính - SKSS trong tiết 
37 
chào cờ và buổi sinh hoạt ngoại khóa. Số học sinh tham gia vào câu lạc bộ ngày 
càng đông. 
  Như vậy, biện pháp giáo dục giới tính - SKSS cho HS lớp chủ nhiệm đã góp 
phần nâng cao được chất lượng trong công tác giáo dục chủ nhiệm lớp và giáo dục 
toàn diện học sinh. 
38 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Những đóng góp của giải pháp 
1. Tính mới 
 Đề tài đã đưa ra được những biện pháp có tính mới và sáng tạo về giáo dục giới 
tính - SKSS vị thành niên cho HS lớp chủ nhiệm: 
 Các biện pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong nhiều năm học vừa 
qua đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho GVCN và HS. 
 Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới dạy học và kiểm tra 
đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất cho HS theo mục tiêu giáo 
dục của nhà trường và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 Vận dụng đề tài đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề, tăng cường các hoạt động 
ngoại khóa, thành lập các câu lạc bộ đó chính là các hoạt động trải nghiệm mà 
chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng tới. 
2. Tính khoa học 
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù 
hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề 
tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở 
vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. 
Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công 
trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. 
3. Tính hiệu quả 
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Nhiều năm qua tôi và các đồng 
nghiệp đã thể nghiệm phương thức giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. 
Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học 
và người dạy và nhà trường. 
 Về phía người học: góp phần phát triển phẩm chất, năng lực thông qua giáo 
dục giới tính – SKSS vị thành niên 
Tăng sự hứng thú, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ sống, tạo cơ hội cho HS 
thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những phẩm chất, kĩ năng tư 
duy bậc cao quan trọng và cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của HS. 
 Về phía người dạy: Việc giáo dục giới tính – SKSS qua giờ sinh hoạt lớp, lồng 
ghép trong các giờ học bộ môn, hoạt động chuyên đề hay trong các câu lạc bộ là 
những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện hiện tại của nhà trường và phù hợp với 
đối tượng HS. 
Động lực bản thân người GV ngày càng hoàn thiện hơn về phẩm chất, lối 
sống, năng lực chuyên môn của mình, nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa 
các đồng nghiệp, nhà trường, các tổ chức xã hội cũng như cơ hội để xây dựng mối 
quan hệ tốt với HS. GV cảm thấy yêu nghề, yêu trò hơn khi xây dựng những hoạt 
39 
động quản lý và giáo dục cho HS lớp chủ nhiệm mang tính hiệu quả cao và làm 
cho HS của mình thích thú, đam mê hơn với các nội dung giáo dục trong nhà 
trường. Đề tài thúc đẩy phong trào mỗi GV là tấm gương tự học, tự sáng tạo trong 
hội đồng sư phạm nhà trường. 
II. Một số kiến nghị, đề xuất 
Tuy nhiên, nội dung giáo dục SKSS vẫn còn là chủ đề phức tạp và tế nhị. Do 
vậy, trong các tiết sinh hoạt lớp, trong các môn học có tích hợp kiến thức về giới 
tính - SKSS, GVCN và GV bộ môn nên tìm cách trình bày và tổ chức thảo luận các 
chủ đề về giáo dục - SKSS vị thành niên một cách thú vị, chủ động với HS nhằm 
phát huy hứng thú, tính tích cực của HS. Song cần đảm bảo các nguyên tắc chung: 
Tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn, 
1. Với các cấp quản lí giáo dục 
Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục giới tính - SKSS vị thành niên cho HS 
lớp chủ nhiệm là hướng đi cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này 
chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội 
và đặc biệt là các cấp quản lí ngành giáo dục: từ việc ban hành văn bản chỉ đạo, 
biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động giáo 
dục đến việc đầu tư đúng mức các điều kiện dành cho hoạt động giáo dục này như: 
kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực.... 
Giáo dục giới tính – SKSS vị thành niên có thể được áp dụng dưới nhiều hình 
thức khác nhau. Song điều quan trọng nhất là người GV có thu hút được sự quan 
tâm của các em hay không, có gây được những hứng thú, tích cực tham gia của các 
em hay không? Và để làm tốt được điều này, các trường cần có sự điều chỉnh về 
phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức và thực hiện đồng bộ. Theo kinh 
nghiệm của tôi, phương pháp đóng vai mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ, qua hoạt 
động sắm, nhập vai, các em HS hiểu biết sâu sắc hơn kiến thức về giới tính – 
SKSS; còn GV có cơ hội quan sát, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, phản ứng của 
HS với vấn đề giới tính. Qua đó GV sẽ có những sự điều chỉnh, uốn nắn cho phù 
hợp. 
Bên cạnh đó, chương trình sinh học THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành đã kín lịch; Ở những trường học chưa có, thiếu địa điểm cũng rất khó tổ chức 
các buổi giảng ngoại khóa. Mặt khác, nhiều phụ huynh không đồng tình để con em 
họ đi học ngoại khóa môn học (không đem lại điểm số cụ thể) thì việc giáo dục 
giới tính – SKSS qua tổ chức dưới cờ, lồng ghép trong các giờ học bộ môn hay 
trong các giờ sinh hoạt là những giải pháp hữu hiệu. Với những khó khăn do xuất 
hiện những quan điểm khác nhau, trái ngược nhau về giáo dục giới tính. Cùng với 
tình trạng xâm phạm tình dục ngày một gia tăng và tỷ lệ nạo phá thai ở giới trẻ 
đang rơi vào tình trạng báo động. Hơn nữa, sự phát triển như vũ bão của nền kinh 
tế thị trường, kèm theo những mặt trái của nó đã đặt giới trẻ, đặc biệt là độ tuổi vị 
thành niên đang đứng trước những thử thách vô cùng lớn. Để trang bị cho học sinh 
40 
những thông tin, kiến thức, kỹ năng và phương tiện để đưa ra được những quyết 
định, quan điểm đúng đắn về giới tính, góp phần hạn chế tối đa những hậu quả 
đáng tiếc do thiếu hiểu biết về giới tính gây nên. Giáo dục giới tính – SKSS ở tuổi 
vị thành niên đang là vấn đề cấp bách. Nên chăng, đã đến lúc đưa vấn đề giáo dục 
giới tính trở thành một bộ môn chính khóa trong nhà trường? 
2. Với giáo viên 
Để thực hiện biện pháp giáo dục giới tính - SKSS vị thành niên cho HS lớp 
chủ nhiệm thành công, GV cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng đắn cho bản thân 
và HS, tầm quan trọng của mục tiêu này khi nhận công tác chủ nhiệm mà nhà 
trường phân công. GV cần lựa chọn biện pháp phù hợp với đối tượng HS lớp mình 
chủ nhiệm và điều kiện dạy học của lớp cũng như của nhà trường. GV cần thiết kế 
các hoạt động giáo dục chu đáo trong tất cả các khâu; linh hoạt và sáng tạo khi 
phối hợp với phụ huynh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ việc thực 
hiện giải pháp giáo dục này. Đặc biệt, GV cần không ngừng học tập, nâng cao 
năng lực chuyên môn và năng lực chủ nhiệm lớp để luôn là tấm gương sáng về 
nhân cách và trí tuệ cho HS noi theo cũng như sự năng động và sáng tạo trong việc 
tổ chức giáo dục giới tính - SKSS cho HS. 
Giáo dục giới tính - SKSS vị thành niên là trách nhiệm của cả cộng đồng từ 
gia đình, nhà trường và xã hội. Đa số HS cũng nhận thức được tầm quan trọng và 
sự cần thiết phải học các nội dung về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, nội dung giáo 
dục sức khỏe sinh sản vẫn còn là chủ đề phức tạp và tế nhị. Do vậy, trong các giờ 
học, người GV nên tìm cách trình bày và tổ chức thảo luận các chủ đề về giáo dục 
- SKSS vị thành niên một cách thú vị, chủ động với học sinh nhằm phát huy hứng 
thú, tính tích cực của HS. Song cần đảm bảo các nguyên tắc chung: Tính khoa học, 
tính giáo dục, tính thực tiễn, hình thành nếp sống lành mạnh, lối sống văn hóa - 
văn minh. Mong rằng: các thầy cô giáo bộ môn sinh học, giáo dục công dân .... đẩy 
mạnh hơn nữa việc lồng ghép giáo dục giới tính – SKSS trong các giờ học; các 
thầy cô giáo chủ nhiệm, thầy cô phụ trách công tác Đoàn tích cực bồi dưỡng kiến 
thức về giới tính để nắm bất đúng tâm lí HS, tham gia tư vấn đúng đắn. Rất mong, 
các trường THPT nhanh chóng thành lập "tổ tư vấn SKSS" và hoạt động có hiệu 
quả. Chúng ta hãy hành động vì HS chúng ta đang “đang đứng trước ngưỡng cửa 
cuộc đời”. 
Trên đây là nội dung đề tài được tôi đúc rút trong quá trình dạy học. Những gì 
tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong 
một thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần 
vào việc đổi mới công tác chủ nhiệm ở trường THPT. Tuy nhiên, đề tài sẽ còn 
những chỗ chưa thật sự thỏa đáng, rất mong nhận được những góp ý từ Hội đồng 
khoa học và các đồng nghiệp để tôi bổ sung hoàn thiện hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
Vinh, Tháng 3 năm 2021 
41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Lệ Thu (2017), Cẩm nang tuổi dậy thì cho bạn trai, NXB Phụ Nữ. 
2. Sa Thị Hồng Hạnh (2007), Cẩm năng chăm sóc sức khỏe giới tính, NXB Phụ 
Nữ 
3. Lê Thị Bé Nhung (2017), Tôi đã thành người lớn, NXB Trẻ 
4. Đào Xuân Dũng (2012), Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục dành cho tuổi vị 
thành niên, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Lê văn Cầu (2017), Giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên, 
NXB Thanh Niên. 
6. Quang Lân (2019), Giáo dục giới tính, phòng tránh ma túy - HIV và các bệnh 
truyền nhiễm trong nhà trường, NXB Dân Trí. 
7. Tài liệu tập huấn hoạt động trải nghiệm 
g%20trai%20nghiem.pdf 
8. Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học 
9. An Biên Thùy (2013), Bài giảng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực môn 
Sinh học, Khoa Sinh– KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Vĩnh Phúc 
10.
trong-chuong-trinh-gd-pho-thong-moi. 
11.
w.hpu2.edu.vn/uploads/doi-moi-giao-duc/2014_02/pl_hd-trai-nghiem_27-
01.doc+&cd=4&hl=vi&ct=clnk. 
12. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/giao-duc-suc-khoe-sinh-san-vi-thanh-nien-
cho-hoc-sinh-thpt-237858.html. 
13.
20tai%20lieu%20huong%20dan%20chuong%20trinh%20giao%20duc%20ve%20s
uc%20khoe%20sinh%20san%20trong%20vi%20thanh%20nien%20truong%20hoc
_adra%20vietnam.pdf 
14. Bộ tài liệu hướng dẫn giáo dục và truyền thông trong trường học về sức khỏe 
sinh sản và tình dục vị thành niên, Ủy ban nhân dân Tỉnh Cao Bằng, Sở giáo dục 
đào tạo Cao Bằng. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_giao_duc_gioi_tinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan