Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập làm văn Lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh kiểu bài tả cảnh

 Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Giáo dục Tiểu học là nền móng cho nền tảng giáo dục của các cấp học trên nữa.

 Trong dạy học ở lớp 5. Tập làm văn là một phân môn nhỏ trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học, đây là một phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân môn tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình . đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người.

 Tuy nhiên phải thừa nhận một điều rằng, thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao.Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Trong một tiết học thời gian từ 35 đến 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi để tiết dạy thành công . Ngoài ra do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao.

 

doc36 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6580 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập làm văn Lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh kiểu bài tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý, chi tiết vào từng phần. 
+ Dựa vào dàn ý đã lập em viết bài. 
Phần mở bài : Em nên giới thiệu cảnh tự nhiên. 
Phần thân bài: chú ý diễn đạt cho phù hợp, tìm những từ ngữ tả âm thanh, màu sắc, hình ảnh- sử dụng phương pháp so sánh, nhân hóa cho phù hợp. 
Phần kết bài: Viết ngắn hơn thân bài , nêu tình cảm của mình đối với cảnh được tả.
+ Đọc và hoàn chỉnh bài :
	- Đọc lại bài văn rà soát, sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ. 
	- Kiểm tra lại xem bố cục đã hợp lý chưa, diễn đạt hay chưa , điều chỉnh bổ sung cho bài.
Bài thứ sáu: Luyện tập tả cảnh
Đề bài:Dựa theo dàn ý đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước.3.
C1: Xác định mục đích của bài tập:
- Viết dược một đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý.
Bài tả ngôi nhà của em 
	Mỗi lần hết buổi học trở về nhà, nhìn thấy ngôi nhà quen thuộc, em lại reo lên " Nhà của mình đây rồi".
	Ngôi nhà của em là một hình hộp chữ nhật nằm gọn giữa khu vườn rộng, bốn phía được vây bọc bởi hàng râm bụt bốn mùa xanh tốt . Chỉ cần bước qua cánh cửa sắt là đi vào màu xanh mát rượi của nhà. Dẫn vào lối đi là một lối đi tráng xi măng nhẵn bóng.
	Từ xa nhìn lại trông ngôi nhà thật đẹp mắt, chiều dài khoảng 10 m, chiều rộng 4,5 m, chiều cao 9 m, quét vôi vàng nhạt. Bước vào nhà, gian phòng thứ nhất đặt một chiếc tủ tường, ở giữa là một bộ bàn ghế gỗ lim nhẵn bóng, phía trước bàn được đặt một chiếc ti vi màu hiệu So ny. Đây cũng chính là phòng khách và là chỗ hội tụ của giai đình sau mỗi ngày làm việc.
	Tiếp theo phòng khách là phòng ăn và bếp, nơi đây mẹ em hàng ngày nấu những bữa cơm nóng sốt ngon lành cho cả nhà. Trên tầng hai gồm hai phòng, phòng thứ nhất của của bố mẹ, phòng thứ hai là của hai chị em em. Trên đây chúng em thường học bài và nghỉ ngơi. Trước sân nhà em, những cây hoa cảnh rất đẹp. Căn nhà tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng được xếp đặt gọn gàng. 
	Em rất yêu quý ngôi nhà của em.Nơi đây em đã được lớn lên và sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Đó cũng chính là tổ ấm hạnh phúc của gia đình em.
	C3: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài, những lỗi các em có thể mắc.
	-Học sinh viết bài văn không có bố cục rõ ràng, viết liền một mạch.
	-Mở bài chưa nêu được cái cần miêu tả.
	-Câu văn viết lủng củng, dài dòng, chưa có hình ảnh.
	-Câu viết què, cụt, mất lỗi chính tả.
	-Nội dung bài viết còn lan man.
	-Trong đoạn văn em chọn đặc điểm nào để tả?
	-Em tả theo trình tự như thế nào?
	-Khi miêu tả cảnh vật em có những liên tưởng gì?
	( Cho học sinh nối tiếp trả lời ).
	-Khi đứng ngắm dòng sông, em có suy nghĩ gì?
	+ Hướng dẫn học sinh đọc lại và hoàn chỉnh bài làm.
	-Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn đã viết, đối chiếu với dàn ý đã lập ở tiết trước.
	-Đọc và phát hiện ra lỗi diễn đạt, chính tả...để điều chỉnh lại bài tập.
	Bài thứ bẩy: Bài 2 trang 84.
	Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn. Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa kết bài không mở rộng ( a ) và kết bài mở rộng ( b ) .
	a. Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
	b. Em rất quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch sẽ.
	C.1: Mục đích của bài tập:
	Học sinh phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng.
	C.2: Giải mã bài tập:
	-Điểm giống nhau giữa kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng là: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.
	-Điểm khác nhau:
	Kết bài không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết đối với tuổi học trò 
	Những buổi sáng đẹp trời, con sông quê em mới đẹp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giăng buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Buổi sáng hai bên bờ sông đọng lại những giọt sương đêm nhỏ xíu long lanh trên ngọn cỏ. Bình minh chan hòa trên mặt sông. Buổi trưa chúng em thường ra sông tắm mát, những tiếng cười đùa như nắc nẻ làm rợn cả mặt sông, nước sông đỏ ngầu ôm ấp lấy chúng em. Chiều tả mặt sông vàng lấp lóa như dát bạc, sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe. Buổi tối dưới ánh trăng vàng chúng em thường ra sông ngồi hóng mát. Con sông quê hương là kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ chúng em.
	C3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để đáp án đúng.
	Xác định yêu cầu của bài tập.
	Đọc dàn ý đã lập tiết trước.
	- Chọn một phần dàn ý mà mình thích để viết thành đoạn văn.
	- Đọc lại, soát và chữa lỗi viết câu diễn đạt nội dung chính của đoạn.
	C.4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc.
	- Học sinh không biết chọn đoạn văn mang tính chất bao quát.
	- Đoạn văn viết chưa hay, chưa miêu tả được những đặc điểm nổi bật.
	- Chưa miêu tả được cảnh đẹp của dòng sông, màu sắc, âm thanh chưa rõ nét.
	- Viết còn mất lỗi chính tả.
C.5: Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm bài tập nhanh và đúng.
	- Cảnh sông nước em định tả là cảnh gì?
- Ví dụ:(tả cái ao đầu làng em, tả cảnh Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn,con sông quê em ).
	- So sánh sự khác biệt về nội dung của hai đoạn văn từ đó em sẽ thấy sự khác biệt giữa kiểu bài mở rộng và không mở rộng.
	- Nội dung đoạn ( a ): nói về tình cảm của bạn học sinh đối với con đường được tả.
	- Nội dung đoạn b: nói về tình cảm của bạn học sinh đối với con đường và nói lên lòng biết ơn với những người làm cho con đường thêm sạch đẹp (liên hệ thực tế ).
	- Sau đó cho học sinh nêu ý khái quát.
	Bài thứ tám: Bài Luyện tập trang 100.
	Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
	C.1: Mục đích của bài tập:
	- Học sinh viết được bài văn hoàn chỉnh, tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
	- Rèn kỹ năng viết bài, có bố cục rõ ràng làm nổi bật nội dung chính, câu văn viết ngắn gọn, từ ngữ giàu hình ảnh.
C2: Giải mẫu bài tập:
Năm nay em đã học lên lớp 5, nơi đây mái trường tiểu học đã gắn bó với em từ ngày lớp 1 với những kỉ niệm êm đêm sâu sắc mà em không sao quên được. Trường em đẹp lắm. Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy ông mặt trời đang nhô lên chiếu những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất đó cũng là thời điểm chúng em cắp sách tới trường. Sân trường mới nhộn nhịp làm sao. Giữa sân trường những cây bàng xòe tán rộng như những chiếc ô lớn, ché kín cả mặt đất. Góc trường trên cành lá phượng còn đọng lại những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc lẫn giữa mầu xanh lục của tán lá vui như chào đón những bạn nhỏ thân quen.
Sân trường sôi động hẳn lên bởi những tiếng cười, tiếng nói râm ran. Chỗ này nhẩy dây, chỗ kia đá bóng. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, trên cành cây chim hót líu lo, dưới gốc phượng mấy bạn đang túm năm, tụm bảy trò chuyện ram ran 
Kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường vừa liên hệ thực tế, ca ngợi công ơn của các cô các bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.
C3: Trình tự thao tác vừa thực hiện để có đáp án đúng.
Xác định yêu cầu của bài tập: Nhận biết được sự khác nhau giữa kiểu kết bài mở rộng và kiểu kết bài không mở rộng trong các đoạn văn cho trước.
Xem lại hai kiểu bài đã học (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) ở lớp 4.
- Tìm xem chúng có những câu văn nào giống nhau và giống nhau ở điểm gì? Câu văn nào khác nhau và những câu đó nói lên điều gì?
C.4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc.
- Học sinh yếu lười suy nghĩ, không nêu được những điểm giống nhau và những điểm khác nhau.
- Học sinh trung bình nêu được hai đoạn kết bài đều có chung câu văn này, khác nhau câu văn này nhưng không nêu được một cách khái quát về sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại kết bài.
C.5: Cách gợi ý hướng dẫn dẫn dắt học sinh tự làm bài tập nhanh và đúng.
- Cho học sinh đọc kĩ những yêu cầu của bạn.
- Có mấy kiểu kết bài? là những kiểu nào?
- Theo em đâu là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. Vì sao?
- Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu kết bài?
+ Đối với học sinh trung bình.
- Cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài ( mở rộng, không mở rộng ).
- Ở phần kết bài ( a ) nêu lên nội dung gì?
- Đoạn văn ( b ) và nêu nội dung của đoạn văn.
Đối tượng được tả là gì? 
- Em hãy nêu nội dung trọng tâm miêu tả?
- Em có tình cảm và thái độ gì đối với ngôi trường?
b. Tìm ý. Lập dàn ý.
- Em nhớ lại cảnh trường chọn các chi tiết, đặc điểm nổi bật để lập dàn ý.
2. Viết bài văn: 
Mở bài có thể làm theo mấy cách là những cách nào?
- Kết bài em có thể viết theo kiểu nào? kiểu kết bài nào hay hơn?
- Khi viết thân bài em cần chú ý sao cho các câu cùng tập trung tả một phần của cảnh trường hoặc cùng tả đặc điểm của cảnh trường ở một thời điểm.
Nên dùng những từ ngữ có hình ảnh để thể hiện được cảm xúc, tình cảm gắn bó với ngôi trường.
3.Đọc và hoàn chỉnh bài làm.
- Bài văn đã giúp em hình dung được cảnh trường em tả chưa?
- Bài văn đã có bố cục 3 phầnmở bài, kết bài, thân bài rõ ràng chưa, tả có đuíng trình tự không?
	- Nếu không em hãy sửa lại cho đúng và viết câu có hình ảnh.
	- Sửa lại các lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
Bài thứ 9: Bài 2 trang 132
Đọc bài văn buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi
a. Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
b. Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
c. Hai câu cuối bài" Thành phố mình đẹp quá!đẹp quá đi!"thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
Gái đang chụm đầu vào nhau - đọc truyện, trước cửa các lớp học là những hàng hoa hồng cúc nở ra thơm ngát. Hết giờ học khi ra về các em lại ngoái nhìn ngôi trường, trường em được xây trên một khuôn viên hình chữ nhật bao quanh trường là những vườn cây quanh năm xanh tốt. Các khu trong trường được xắp xếp thật là đẹp mắt.Ba tòa nhà cao tầng được xếp thành hình chữ U bao quanh sân trường là vườn cây. Khu văn phòng của trường là tầng của tòa nhà chính giữ, tầng hai là phòng học và thư viện. Ngày nay sân trường luôn luôn là người bạn thân thiết của em 
	Dẫu mai sau có phải tạm biệt mái trường thì dư âm của nó còn đọng mãi trong ký ức tuôiỉ thơ của chúng em.Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
C 3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để có đáp án mẫu.
	- Xác định yêu cầu của bài tập. Bài yêu cầu gì? Thuộc loại văn gì ?
	- Chọn cảnh để tả, thời gian để tả.
	- Xem và lập dàn ý bài văn.Tìm những ý cơ bản để lập dàn ý.
	- Chuyển từ dàn ý sang sang bài làm mẫu 
C4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập những lỗi các em có thể mắc .
Bài viết chưa có bố cục rõ ràng 
Chưa biết cách mở bài gián tiếp, mởp bài chưa chưa nêu được ý cần tả
- Phần thân bài tả còn lủng củng, câu văn chưa hình ảnh, chữ viết còn mất lỗi chính tả 
- Chưa có kết bài mở rộng
C5: Cách gợi ý dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng
 - Xác định yêu cầu của đề, tìm ý lập dàn bài ?(4-5 phút)
a. Bài thuộc loại văn gì?
C4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập những lỗi các em có thể mắc
- Học sinh chủ yếu không chịu suy nghĩ nêu chưa hiểu được trình tự của bài văn. 
- Chưa tìm được những chi tiết nổi bật để thấy được sự quan sát tinh tế của tác giả.
Chưa nêu được tình cảm của tác giả đối với cảnh miêu tả 
- Học sinh khá có thể chưa nêu được hết các chi tiết nổi bật, nêu còn nhầm lẫn chi tiết này với chi tiết khác trả lời chưa rõ ràng mạch lạc.
C5:C ách gợi ý dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng nhất.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
	- Xác định yêu cầu: Đọc bài văn, trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức kỹ năng về trình tự miêu tả, quan sát chọn lọc chi tiết, thể hiện thái độ khi tả cảnh
	- Xem lại trình tự quan sát, trình tự tả ở phần thân bài của bài văn tả cảnh
	+ Hướng dẫn học sinh trả lời
	- Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố å ChÝ MInh Hồ Chí Minh theo thứ tự nào?
	- Yêu cầu học sinh đọc từ " Mảng thành phố - quả bóng bay, mềm mại"-cả lớp đọc thầm 
Đoạn này nói lên điều gì?
Như vậy, tác giả tả cảnh theo trình tự thời gian hay theo cách tả từng phần của cảnh
b. Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
Đọc - đoạn 1 của phần thân bài và tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự thay đổi rất nhanh của cảnh vật từ mờ sáng cho đến khi mặt trời lên.
	- Giáo viên treo bảng phụ lên - Học sinh lần lượt trả lời 
	- Giáo viên gạch chân ý đúng
Mục tiêu của bài tập 
	- Học sinh đọc bài " Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh và trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	- Rèn kỹ nămng thực hiện trình tự miêu tả, quan sát chọn lọc chi tiết khi tả cảnh, thể hiện tốt cảm xúc của mình khi miêu tả.
C2: Giải mẫu bài tập 
a. Nội dung: bài văn miêu tả sự biến đổi của cảnh từ lúc trời mờ sáng đến khi sáng rõ. Bài văn miêu tả thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian.
b. Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế là:
	Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét . Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồichìm vào đất. Thành phố đang bồng bềnh nổi giưa một biển hơi sương . Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng đài truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dang chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại 
c. Hai câu cuối bài " Thành phố mình đẹp quá" đẹp quá đi là câu cảm thán, ác giả dùng hình thức cảm thán để thể hiện thái độ trầm trồ, tình cảm yêu quí, ngưỡng mộ, tự hào về vẻ đẹp của thành phố.
C3: Trình tự các thao tác vừa thẻ hiện để có đáp án mẫu.
	- Đọc kỹ bài văn , hiểu rõ yêu cầu của đề bài
	- Nêu được nội dung chính của bài văn 
	- Trả lời nội dung của từng câu hỏi.
	- ở câu hai ( b) gạch chân dưới những chi tiết nổi bật và đọc lại xem lại xem mình cho đó là nổi bật để thấy được sự quan sát tinh tế của tác giả.
b. Ví dụ: dàn ý bài Vịnh Hạ Long 
	+ Mở bài ( câu văn đầu) 
	- Giới thiệu Vịnh Hạ Long ( mở bài trực tiếp)
	+ Thân bài: ( Gồm 3 đoạn văn)
Tả các đặc điểm của Vịnh Hạ Long 
Đoạn1: Từ cái đẹp của Hạ Long... như dải lụa xanh tác giả tả vẻ đẹp kỳ vĩ của núi, biển , trời Hạ Long. 
Đoạn2: Từ thiên nhiên Hạ Long ... lòng cũng phơi phới tác giả tả vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long. 
Đoạn 3: Từ bốn mùa là vậy.... hấp dẫn tác giả vtả vẻ đẹp riêng biệt của Hạ Long 
+ Kết bài: Câu cuối.
	Khẳng định ý thức giữ gìn Hạ Long và giữ gìn non sông Việt Nam.
C3: Trình tự các thao tác vừa thực hiện để có đáp án đúng 
	- Đọc kỹ yêu cầu của đề bài.
	- Nhớ lại lý thuyết. Thế nào là văn tả cảnh 
	- ra sách giáo khoa - đọc kỹ các bài tập và ghi vào giấy
	- Lập dàn ý một bài mà mình yêu thích. 
	- Đọc lại đà ý xem lại mình đọc đã đúng và chi tiết chưa? 
	- Sửa lại cho đủ ý. 
C4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập những lỗi các em có thể mắc. 
	- Học sinh tự tìm được hết các bài văn tả cảnh trong học kỳ I - có thể còn liệt kê nhầm 1 số bài tập khác.
	- Liệt kê chưa có thứ tự, không ghi rõ từng tuần từng trang. 
	- Lập dàn ý chưa chi tiết, phân đoạn còn sai, chưa nêu được nội dung chính của từng đoạn. 
C5: Cách hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng. 
	- Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của đè .
	- Nhớ lại xem trình tự quan sát, trình tự tả ở phần.
	để phát hiện những sự biến đổi diễn ra rất nhanh trong thời gian ngắn ngủi ấy, tác giả phải quan sát như thế nào và quan sát bằng những giác quan nào?
c. Hai câu cuối bài" Thành phố mình đẹp quá !Đẹp quá đi thể hiện tình cảm gì của tác giả với cảnh được miêu tả.
	- Hai câu cuối thuộc kiểu câu gì? 
	- Tác giả dùng kiểu câu đó để nói lên tình cảm gì với vẻ đẹp của thành phố 
Bài thứ mười 
Bài 1 (trang 131)
Liệt kê các bài văn tả cảnh mà em đã học trong kỳ I 
Trình bày dàn ý của một trong các bài văn đó 
C1: Mục đích của bài tập
	- Học sinh liệt kê được tất cả các bài văn tả cảnh trong kì I .
	- Trình bày đúng được một dàn ý trong số các bài văn tả cảnh ở các tiết tập đọc. 
C2: Giải mẫu bài tập:
TUẦN
CÁC BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐÃ HỌC
TRANG
1
Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
10
 Hoàng hôn trên sông hương.
	11
Nắng trưa.
12
Buổi sáng trên cánh đồng.
14
2
Rừng trưa.
21
Chiều tối.
22
3
Mưa rào.
31
7
Vịnh Hạ Long. 
70
8
Kì diệu rừng xanh. 
75
9
Bầu trời mùa thu.
87-89
II. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI TRONG DẠY MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5 KIỂU BÀI TẢ CẢNH: 
Tự đánh giá kết quả thực hiện:
Qua việc giảng dạy theo các quy trình trên, tôi thấy giờ tập làm văn dạng bài tả cảnh của lớp tôi đã đạt kết quả khá tốt:
 Kết quả khảo sát thực tế cuối HKI năm học 2013- 2014 của lớp 5/4 tôi trực tiếp giảng dạy như sau:
SS 29
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TLV
3
7
7
3
4
5
Tiếng Việt
2
5
5
6
5
6
SS 
29
Môn
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TLV
9
31
12
41,4
8
27,6
/
/
Tiếng Việt
11
38,2
13
44,8
5
17
/
/
Qua khảo sát thực tế, cuối HKI năm học 2013- 2014, tôi nhận thấy tất cả các em đều hứng thú khi được học các tiết TLV dạng tả cảnh. Các em vận dụng tốt cách hướng dạy do tôi hướng dẫn vào các bài tập tiết thực hành, tích hợp tốt vào môn Tiếng Việt, nâng cao tỉ lệ điểm khá giỏi, hạn chế điểm trung bình.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại số ít học sinh vận dụng vào bài tập thực hành đạt kết quả chưa cao. Tuy nhiên, so với kết quả của năm học trước thì hiệu quả cuối HKI năm học 2013- 2014 đạt kết quả cao hơn.
KẾT LUẬN
	- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp với quá trình thực nghiệm để nghiên cứu đề tài:
	- Một số biện pháp "Dạy tập làm văn lớp 5 cho phù hợp với trình độ học sinh - Kiểu bài tả cảnh". Tôi thấy đây là một hình thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình nhận thức. Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục có hiệu quả . Cụ thể tôi thấy khi vận dụng phương pháp dạy học mới - các tiết học tập làm văn diễn ra tự nhiên , nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. tất cả các em đều được thực hành luyện tập nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng bài học. Biết vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
	Đối với học sinh trung bình các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn bài văn tương đối hình ảnh. Với học sinh có lực học giỏi các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài.
	Vì vậy bài viết của các em đã có nhiều sáng tạo và chuyển biến rõ rệt so với đầu năm.
	Trên đây là một số kết quả mà bản thân tôi đã đạt được tôi muốn được trình bày với bạn bè đồng nghiệp. Song ý kiến của tôi còn mang tính chất chủ quan và cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong được sự góp ý của ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2014 - 2015 để sáng kiến của tôi được bổ sung đầy đủ hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
 Đề xuất:
Tôi rất mong trường TH Đinh Tiên Hoàng của chúng tôi tạo điều kiện để học sinh có những buổi dã ngoại, để tạo điều kiện thuận lợi cho thầy trò chúng tôi được thường xuyên tiếp thưởng thức những cảnh đẹp ở địa phương nơi mình đang sinh sống, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học dạng văn tả cảnh.	
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 ( tập 1)
 2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 ( tập 1)
3. Phương pháp dạy học một số môn học ở Tiểu học.
4. Báo Giáo dục và thời đại.
5. Báo dạy và học ngày nay.
6. Một số tài liệu tham khảo trên violet.vn
 7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì( 2003-2007)
 8. Tài liệu của chương trình đào tạo từ xa Đại học Huế.
 9. Tài liệu hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm trên google.
 10. Tư liệu trên trang tài liệu.vn
 Phú Túc, ngày 10 tháng 11 năm 2014
 Người viết
 Đoàn Văn Phụng

File đính kèm:

  • docSKKN 2014-2015 PHỤNG.doc
  • docBIA LOT SKKN.doc
  • docBÌA SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan