Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học ở lớp có nhiều học sinh yếu Toán

I. HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

Toán là môn học nền tảng đặc biệt quan trọng đối với học sinh mà đặc biệt hơn là học sinh tiểu học. Các em cần có vốn kiến thức cơ bản vững chắc để học lên lớp trên. Thế nhưng trong thực tế dạy học nhiều năm qua tôi nhận thấy học sinh học yếu Toán phần lớn các em hay tính sai kết quả, bài toán có lời văn thì lại không giải được. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của các em sau này. Trước thực trạng như vậy là một giáo viên đứng lớp tôi thật trăn trở vì điều này và câu hỏi được đặt ra “Làm thế nào để dạy tốt cho học sinh yếu toán” Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP :

Qua khảo sát đầu năm học. Ngày 09-09-2006 thực trạng lớp Ba/1 tôi đang chủ nhiệm như sau:

-Tổng số học sinh đầu năm học là 28 học sinh.

-Ở môn Toán:

 Giỏi : 07 học sinh (25%)

 Khá : 04 học sinh (14.28%)

 TB : 11 học sinh (39.28%)

 Yếu : 06 học sinh (21.43%)

Trong số 06 em yếu thì tất cả các em đều tính sai kết quả, bài toán có lời văn không giải được. Đa số cá em này có đặc điểm chung là không thuộc bảng nhân, đặt tính sai, bài toán có lời văn thì không hiểu nội dung của bài.

Học sinh yếu lại có tâm lí sợ sệt khi giáo viên gọi lên làm bài tập. Đa số các em chưa có ý thức tự giác học tập, thường lơ là hay nói chuyện riêng trong giờ học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học ở lớp có nhiều học sinh yếu Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Lai Vung	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LONG HẬU 2 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 *** 	 	 a²b
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC 
 Ở LỚP CÓ NHIỀU HỌC SINH YẾU - TOÁN
Họ và tên tác giả: 	Đặng Thuận Thu
Chức vụ: 	Giáo viên Dạy lớp
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Toán là môn học nền tảng đặc biệt quan trọng đối với học sinh mà đặc biệt hơn là học sinh tiểu học. Các em cần có vốn kiến thức cơ bản vững chắc để học lên lớp trên. Thế nhưng trong thực tế dạy học nhiều năm qua tôi nhận thấy học sinh học yếu Toán phần lớn các em hay tính sai kết quả, bài toán có lời văn thì lại không giải được. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của các em sau này. Trước thực trạng như vậy là một giáo viên đứng lớp tôi thật trăn trở vì điều này và câu hỏi được đặt ra “Làm thế nào để dạy tốt cho học sinh yếu toán” Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP :
Qua khảo sát đầu năm học. Ngày 09-09-2006 thực trạng lớp Ba/1 tôi đang chủ nhiệm như sau:
-Tổng số học sinh đầu năm học là 28 học sinh.
-Ở môn Toán:
ü Giỏi : 07 học sinh (25%)
ü Khá : 04 học sinh (14.28%)
ü TB : 11 học sinh (39.28%)
ü Yếu : 06 học sinh (21.43%)
Trong số 06 em yếu thì tất cả các em đều tính sai kết quả, bài toán có lời văn không giải được. Đa số cá em này có đặc điểm chung là không thuộc bảng nhân, đặt tính sai, bài toán có lời văn thì không hiểu nội dung của bài.
Học sinh yếu lại có tâm lí sợ sệt khi giáo viên gọi lên làm bài tập. Đa số các em chưa có ý thức tự giác học tập, thường lơ là hay nói chuyện riêng trong giờ học.
Trước thực trạng nêu trên để giúp học sinh yếu học tốt môn Toán. Tôi đã thử nghiệm theo các bước sau:
-Trước tiên tôi tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để biết nguyên nhân vì sao các em học yếu. Sau đó phân loại học sinh yếu:
Ø Yếu do đặt tính sai dẫn đến kết quả sai.
Ø Yếu do không thuộc bảng nhân dẫn đến kết quả sai
Ø Yếu do không đọc kĩ đề bài nên không hiểu nội dung bài dẫn đến giải bài toán sai
Nguyên nhân chính là lớp tôi đa số làm toán sai là không thuộc bảng nhân. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân. Tôi tiến hành thử nghiệm.
-Điều trước tiên tôi đặc biệt quan tâm đến các em này.
-Sau mỗi buổi học tôi dành thời gian để hướng dẫn các em đọc thuộc bảng nhân.
-Phân công tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em này trước khi vào học.
Qua thời gian thử nghiệm quả thật có khó khăn vất vả nhưng bù lại học sinh yếu lớp tôi đã có bước tiến bộ mặc dù chưa rõ nét. Thế nên tôi tiến hành sử dụng theo 2 phương pháp đó là phương pháp quan sát và phương pháp học cá nhân. 
ơ Đối với phương pháp quan sát sẽ giúp giáo viên quan sát, theo dõi thái độ, cử chỉ, chất lượng của câu trả lời, phản ứng của học sinh trước các tình huống có vấn đề do giáo viên đặt ra. Trên cơ sở đó có thể đánh giá sự chú ý của học sinh.
ơ Phương pháp học cá nhân: phương pháp này được sử dụng trước khi bắt đầu mỗi hoạt động. Giáo viên có thể hướng dẫn bằng lời (nói ngắn gọn, rõ ràng) hoặc bằng viết (nêu trong phần giao việc)
-Học sinh có thể tự học theo hướng dân của giáo viên với sự hổ trợ của đồ dùng học toán, sách giáo khoa để chiếm lĩnh tri thức mới, để luyện tập thực hành theo khả năng của cá nhân, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.
-Giáo viên chọn một số hoạt động, bài luyện tập yêu cầu học sinh phải làm và có hướng dẫn, kiểm tra đánh giá, không yêu cầu học sinh làm việc “đồng loạt” mà nên khuyến khích học sinh theo khả năng của cá nhân mình
Sau khi đã lựa chọn phương pháp phù hợp. Tôi tiến hành các biện pháp xử lí. Điều trước tiên tôi đặc biệt quan tâm đến các em này bằng cách trong giờ dạy hàng ngày ở trên lớp, đối với các em làm toán sai tôi thường xuyên gọi các em lên bảng để đặt tính rồi tính, động viên khuyến khích mỗi khi em đặt tính đúng và làm đúng chẳng hạn như tuyên dương trước lớp nhằm giúp các em tích cực hơn, hăng hái hơn trong giờ học. Qua đó các em sẽ tự tin hơn về khả năng học tập của mình. Ngoài ra tôi còn giao bài làm thêm ở nhà cho các em. Giờ chơi ngoài giờ học khuyến khích các em tự làm lấy các bài tập ở sách giáo khoa nhằm giúp các em học tập tốt hơn.
Đối với các em không thuộc bảng nhân dẫn đến làm toán sai. Tôi sẽ sắp xếp thời gian sau mỗi buổi học để hướng dẫn các em bằng cách cho các em tự đọc thuộc bảng nhân có sự theo dõi sửa chữa của giáo viên. Sau đó giáo viên hỏi lại bất kỳ phép tính nào trong bảng nhân đó. Ngoài ra trước mỗi buổi học tôi phân công tổ trưởng có nhiệm vụ kiểm tra việc học thuộc bảng nhân của các em này báo cáo lại với cô giáo. Trong giờ học thường xuyên gọi các em lên làm bài tập tuyên dương khuyến khích mỗi khi em làm bài tốt, có tiến bộ, nhắc nhở các em cố gắng tập trung học thuộc các bảng nhân không được lơ là, có thuộc bảng nhân thì mới làm toán tốt được.
Đối với các em không đọc kỹ đề bài nên không hiểu nội dung bài dẫn đến giải toán sai. Tôi luyện cho các em đọc kỹ bằng cách đọc lại đề bài nhiều lần gạch chân những nội dung mà đề bài đã cho và những gì cần tìm. Sau đó tự ghi tóm tắt rồi giải có sự theo dõi và nhận xét cụ thể của giáo viên. Điều này giúp các em tích cực hơn trong giờ học toán các em cảm nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, sự quan tâm tận tình của cô giáo sẽ là động lực giúp các em cố gắng làm bài tốt hơn. Ngoài ra hàng ngày ngoài giờ lên lớp tôi luôn dành thời gian để phụ đạo thường xuyên liên tục cho các em. 
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Qua một năm nổ lực và cố gắng của bản thân. Tôi nhận thấy hầu hết các em đều ra sức học tập tốt hơn đối với chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Trước đây có những em rất thụ động, ít phát biểu, còn nhút nhát, nhưng giờ đây các em đã tham gia thật nhiệt tình dần dần các em đã mạnh dạn phát biểu tham gia sôi nổi vào hoạt động chúng của lớp, càng ngày các em yếu kém đã thể hiện rõ nét tiến bộ của mình đặc biệt là ở môn Toán, các em làm bài ít sai hơn.
Kết quả ở lớp tôi đang dạy như sau:
-Tổng số học sinh cuối năm là 28
-Ở môn Toán: 	ù Giỏi: 09 HS (32,14%)
	ù Khá : 16 HS (57,14%)
ù TB : 03 HS (10,71%)
ù Yếu : không có
So với kết quả đầu năm và qua nhận xét các giờ học trên lớp đã có sự thay đổi rõ rệt ở kết quả học tập cuối năm và thái độ học tập của học sinh cũng có chuyển biến tốt hơn.
IV. KẾT LUẬN :
Để có nhiều học sinh giỏi Toán. Tôi nghĩ điều trước tiên là giáo viên cần hiểu rõ từng đối tượng học sinh của lớp mình mà chọn ra phương pháp dạy phù hợp cộng với yếu tố không thể thiếu của người giáo viên đó là sự tận tụy hết lòng vì học sinh.
Tôi tin chắc là sẽ mang lại cho chúng ta nột kết quả thật tốt.
Nhận xét của HĐKH đơn vị Năm 2007
Long Hậu, ngày 31 tháng 5 năm 2007
Người viết
Đặng Thuận Thu

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_LOP_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan