Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học chú ý đến sự phát triển năng lực của từng học sinh trong lớp
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Năm học mới 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng phát huy tính tích và phát triển năng lực của trừng học sinh.
Với mục tiêu giáo dục hiện nay của trường tiểu học là phải xây dựng môi trường sư phạm an toàn, khang trang đảm bảo cho học sinh “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Cũng như thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt phương châm, của ban lãnh đạo nhà trường đề ra: dạy chữ kết hợp dạy người, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của mỗi giáo viên trong trong nhà trường việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước chuyển mới về chất lượng giáo dục trong nhà trường,với mục đích là tạo niềm cảm hứng cho học sinh, phát triểu tối đa năng lực của từng học sinh trong lớp. Đứng trước yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra cho riêng bản thân tôi nói riêng và tất cả người giáo viên tiểu học nói chung là việc bên cạnh truyền đạt kiến thức thì việc giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện cũng vô cùng quan trọng để từng học snh trong lớp phát triển năng lực của mình một cách bền vững. Một trong những việc làm tạo nên môi trường học tập thân thiện là người giáo viên giúp học sinh biết chủ động, tự giác, say mê, khuyến khích tính tích cực và tinh thần tự học sao cho các em biết ham học tập, thích tìm hiểu, khám phá tùy theo khả năng hiểu biết của bản thân mình, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục dẫn đến sự thay đổi tất yếu về phương pháp dạy học. Vì thế “Trong dạy học tôi luôn chú ý nhiều đến sự phát triển năng lực của từng học sinh trong lớp”. Đó là lí do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học này.
không?”. Học sinh trả lời một cách rất hồ hỡi. Như vậy, bước đầu các em đã có nguồn cảm hứng trong học tập. Các em đã khoái chí và tôi bắt đầu để các em tự thảo luận nề nếp lớp cũng như ở nhà khi ý kiến của các em được tôn trọng. Đôi khi các em còn nêu được nhiều ý hay cho tôi áp dụng. Từ ngần ấy câu chuyện cũng góp mặt thêm niềm đam mê trong những ngày đầu vừa đến lớp. Qua đó, học sinh nhận thấy việc đến trường của mình có nhiều điều thú vị, cần khám phá thông qua những gì mình được học ở trường. Chăm lo đến đồ dùng học tập của các em vào đầu năm học mới: Vì địa bàn trường tôi dạy là vùng khó khăn nên ngày tựu trường tôi sẽ tìm hiểu em nào thiếu những gì, lí do chưa có. Từ đó tôi ra thư viện mượn sách giáo khao và tự mua một số vở bài tập, sách giáo khoa, chiếc cặp cái bút, bìa bao cho các em để bước đầu tạo ấn tượng đẹp cho học sinh. Tôi nhận thấy ở đôi mắt và khuôn mặt tuổi ngọc ngà hiện lên niềm vui vô bờ bến. Thú thật, trong tôi cũng dâng trào niềm sung sướng khó tả. Tôi đã chắp cánh tương lai cho các em bay giữa bầu trời quang đãng. Các em vui và tiết ôn tập đầu tiên hôm đó tôi cũng nhận thấy ở các em một nét gì đó có sự vui vẻ mặc dù chưa nhiều. Tạo không khí thoải mái giữa tiết học: Vào đầu tiết khoảng 5 phút, tôi thường chuẩn bị một câu chuyện nhỏ để kể cho các em nghe nhằm tạo động lực học tập ở các tiết tiếp theo. Cũng có thể cho các em khởi động bằng các trò chơi ở trường, như Trời ta- Ta đứng (học sinh đứng); Đất ta- Ta ngồi (học sinh ngồi), có thể làm nhiều lần. Ngày mai, chúng ta lại đổi hình thức khởi động khác. Chẳng hạn: học sinh hát một bài hát Nếu có vui xin vỗ đôi tay,.... Rèn kĩ năng sống thông qua các tiết học: Muốn rèn kĩ năng sống đạt hiệu quả thì tôi luôn có những phương pháp dạy học tích cực, tích hợp. Không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, chọn lựa các hoạt động, thực hiện tốt và vận dụng cách điều chỉnh dạy học của năm học trước sao cho phù hợp với tình hình thực tế của học sinh. Tôi vận dụng những điều tốt đẹp của phương pháp truyền thống với phương pháp hiện tại một cách linh hoạt, làm cho người học không chán vì có nhiều thứ mới mẻ hàng ngày đến bên học sinh. Không có phương pháp nào là vạn năng. Đó là điểm mạnh của giáo dục hiện nay với phương châm “Dạy chữ” kết hợp “Dạy người”. Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và các kĩ năng làm việc trong nhóm. Đối với các bài dạy, tôi luôn giáo dục theo chủ đề, chủ điểm hoặc theo nhân vật có tính cách tích cực, loại bỏ những tính cách không tốt thông qua nhân vật có trong bài học. Giáo dục theo kiểu tích hợp nhưng phải tích cực bằng các câu hỏi Ở lớp em đã làm gì để giúp đỡ bạn bè? Hoặc Ở lớp em đã làm gì để giữ gìn lớp sạch sẽ?...Tôi thường hỏi ở lớp, từ đó tôi biết đích thực là các em trả lời thật hay không. Nếu học sinh có làm thì tôi tuyên dương trước lớp. Sau khi tuyên dương, các em rất vui và hãnh diện về việc làm có ích của mình. Đó cũng làm niềm vui và hứng thú trong việc học được nhân lên bội lần. Mỗi ngày, mỗi giờ học, tôi chọn một niềm vui, đem đến học sinh, đem đến lớp học. Còn đối với các tiết học ngoại khóa, ví như tiết học về An toàn giao thông, cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn giao thông và yêu cầu học sinh nói về hậu quả của nó. Hướng dẫn học sinh biết cách gia giao thông, ra sức thực hiện tốt An toàn giao thông. Hỏi trong lớp có em nào đã thực hiện An toàn giao thông. Học sinh kể ra từ đó giáo dục các em. Khi tham gia giao thông phải có văn hóa, đi về phải đi bên phải, chạy xe hàng một, qua đường phải biết xem trước, ngó sau, biết giúp đỡ cụ già, em nhỏ khi qua đường bằng những việc làm cụ thể. Nghĩa là người thật gắn liền với việc thật. Với tình huống trên, tôi muốn đem đến cho các em biết sống đẹp, có văn hóa. Từ đó, học sinh học tập được việc làm có ý nghĩa từ người bạn của mình. Khi học sinh có cảm hứng trong học tập thì học sinh sẽ ra sức quyết tâm chứng tỏ với tôi là mình không thua kém bạn, mà mình chưa nghĩ đến mà thôi. Nhân rộng thêm ở lớp, các em sẽ sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” biết “Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, đất nước”. Tôi còn tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ví dụ như là hoạt động thể thao, để ý các em tự tổ chức chơi thể thao rất vui làm tôi vui lây và tham gia cùng các em. Khi tham gia các trò chơi bổ ích, tôi để ý và phát triển năng lực và sở trường từng em. Đây là việc làm hết sức quan trọng để tôi hiểu được mặt mạnh của từng em, từng nhóm để có biện pháp giáo dục tích cực và toàn diện, thông qua những niềm vui, niềm hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt từng em. Khuyến khích tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Muốn làm được điều này, tôi “bày trận” ở những tiết hoạt động tập thể, đa dạng về hình thức. Các em có thể đánh bóng, đá bóng chơi cầu lông, đọc truyện tranh, chơi trò chơi dân gian: ô ăn quan, cờ tướng, chọi cầu, nhảy sap. (chọn những trò chơi dân gian bổ ích, thiết thực)...Tôi còn tạo sân chơi lành mạnh, dựa vào chủ điểm tháng trong chương trình. -Tháng 9 tham gia “Đêm hội trăng rằm”, thi làm lồng đèn, thi kể chuyện về chị Hằng, chú Cuội, trình bày và chọn những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa giáo dục. -Tháng 11: Phối hợp với giáo viên mĩ thuật tổ chức vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. Vật liệu là giấy, bút, màu...Các em tự làm, trình bày- trưng bày- bình chọn. Ban giám khảo là các em, các em tự chọn sản phẩm đẹp, nhằm phát triển tính sáng tạo, óc thẫm mĩ, thể hiện tình cảm tình thầy trò và trưng bày ở góc nghệ thuật của lớp. -Tháng 12: Tổ chức vui chơi bằng những lời chúc tốt đẹp. Chọn một học sinh theo đạo Thiên chúa đóng vai, nhập vai ông già Nô- en để chúc, chủ ddiiemr về truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ. -Tháng 1và 2: Thi nói lời chúc năm mới. Qua đó, giáo dục các em đón Tết Nguyên đán lành mạnh, tiết kiệm, an toàn, tâm trạng ai cũng vui như hội. Đối với những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tổ chức lớp đến thăm để thể hiện nét tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta Thương người như thể thương thân. - Tháng 3: Bông hoa tặng me, tăng cô Tiện đó, tôi muốn giáo dục học sinh tham gia tốt những hoạt động xã hội, biết đem đến niềm vui cho người khác, các phong trào đó chính là sân chơi lành mạnh, cần thiết để các em được thể hiện mình. Nó còn là tiêu chí để tôi giúp các em học sinh phát huy tối đa năng lực vốn có thực sư của mính ở trong học tập cũng như trong mọi hoạt động. d. Tạo tâm thế bình yên cho học sinh khi vào lớp học: Trong mỗi chúng ta, ai cũng có niềm vui hay nỗi buồn thì học sinh cũng vậy. Mỗi ngày các em đến trường đều mang những tâm trạng khác nhau. Nếu bài hôm đó khó tiếp thu hay nét mặt các em thể hiện sự mệt mỏi. Lúc đó, tôi tổ chức một trò chơi tại chỗ để các em lấy lại hứng thú. Trò chơi, tôi chuẩn bị khá nhiều. Ví dụ: “Trời ta” Học sinh đáp: “ta đứng”. Ngắn- dài -cao-thấp (miệng hô-tay làm theo). Cứ như thế, ta cải thiện trò chơi sang ngày khác để tăng phần hấp dẫn và hứng thú trong học tập. Ví dụ: Miệng hô: ngắn- dài- cao- thấp, nhưng động tác từ hai tay của tôi không làm theo vậy. Nghĩa là yêu cầu học sinh làm theo động tác tôi nói chứ không làm theo lời tôi làm. Em nào làm chậm sẽ lên giải bài tập. Như vậy, học sinh làm bài một cách rất tự nhiên, thoải mái. Nếu có em làm bài chưa đạt nên buồn, chán nản thì tôi động viên bằng những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ có trong chương trình để thổi vào tâm hồn em một luồng sinh khí nhằm làm xua tan chán nản, rụt rè mà nó đánh thức niềm đam mê trong học tập... Chẳng hạn: Thua keo này bày keo khác, thất bại là mẹ của thành công, chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo,...Như vậy là vừa động viên, vừa giúp các em biết cách ứng xử bằng những kiến thức đã học vào trong thực tế để giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, tạo sự hưng phấn cho người nghe. Ví dụ: Môn Tập đọc: Kinh nghiệm cho thấy, để giúp các em thích học thì tôi luôn dùng lời động viên hết mình là chính. Trong đó, tôi luôn đề cao tính tự học, tự thi đua giữa các em với nhau thì các em rất thích. Đặc biệt khi luyện đọc đúng hoặc đọc hay, tôi hay sử dụng câu “con thi đua đọc với bạn A, B, C, xem ai đọc đúng và hay hơn nhé?” thì nét mặt các em vui và sẵn sàng chấp nhận một cách rất tự nhiên và tích cực. Thậm chí có nhiều em nhanh nhảu tự giác bắt cặp, chọn người để thi đọc. Lúc đó, tôi thấy tiết học nhẹ nhàng nhưng học sinh thì làm việc rất nhiều, bằng chính những măng lực của mình và hiệu quả tiết dạy cũng sẽ đạt rất cao. Môn Toán: Tôi ôn dạng bài cơ bản - đa số là như vậy. Học sinh có nhiệm vụ giao bài tập cho bạn làm bài rồi kiểm tra nhau. Học sinh thường xuyên tự kiểm tra những kiến thức mà các em vừa học hoặc học đã lâu để giúp nhau tiến bộ. Thời gian kiểm tra do các em tự quy định với nhau. Và đặc biệt nên cho các em phải kiểm tra qua lại với nhau, nhằm tạo tính thân thiện, công bằng, không có em nào tự cảm thấy là mình quá tệ. Mà ngược lại, em nào cũng có sự hãnh diện riêng vì được giúp bạn. Làm thế, tôi thấy các em rất chịu học, vì em nào cũng muốn thể hiện năng lực của mình. Còn đối với phân môn Tập làm văn về phần luyện tập tả cảnh, tôi cho học sinh biết vận dụng với môn Mĩ thuật mà các em đã vẽ tanh chủ đề về phong cảnh, để làm bài theo yêu cầu. Làm vậy vừa giúp các em bớt căng thẳng, ta còn chốt được là tả theo kiểu cắt nhỏ bức tranh, tả từng bộ phận trong tranh theo trình tự hợp lí. Dựa vào bức tranh, ta có thể chốt: Các em tả một bài văn cũng như vẽ một bức tranh gồm có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính, khi các em cần tả kĩ, lồng tình cảm, biết bày tỏ cảm xúc đúng lúc, hợp lí, biết sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng vào bài viết. Còn mảng phụ làm cho mảng chính đẹp hơn. e) Chú trọng đề cao kịp thời thành công của trẻ và khen ngợi đúng lúc: Bên cạnh việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy- trò, giữa trò- trò với nhau cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh tự mạnh dan hơn. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn hòa bầu không khí thân ái, hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cả thầy và trò. Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục có mục đích, tính kỉ luật ý thức trách nhiệm cho học sinh, chúng ta phải tổ chức cho học sinh có một cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, thoải mái, gần gũi, tạo được nhiều niềm vui, phấn khởi sao cho học sinh mỗi ngày đến trường có nhiều niêm vui. Học sinh tiểu học có tính tò mò nhiều, rất thích khen và được khen. Nếu hôm ấy các em học có tiến bộ, làm bài tập tốt thì tôi tặng cho các em một lời khen. Chẳng hạn: Con học có tiến bộ, thầy rất vui hoặc con giỏi quá! Con giỏi lắm!...Như vậy, các em sẽ rất thích. Các em khi mắc phải lỗi lầm hoặc học hành chưa tiến bộ, tôi thường dùng những lời nói nhẹ nhàng nhằm khuyến khích các em là chính, và cần chú trọng về mặt thành công của trẻ. Đặc biệt là những học sinh yếu, tôi quan tâm nhiều hơn bằng cách giúp đỡ, lắng nghe các em nói, động viên khen ngợi, khuyến khích các em, trân trọng những cố gắng, dù vẫn còn nhỏ, phát triển cái ưu. Đối với những em chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi không ghi nận xét mà chỉ động viên. Hình thức đó, tạo cho các em có tâm thế bình yên trong học tập. Lời khen đúng nó thật diệu kì, nhưng tôi nhớ không nên lạm dụng lời khen quá mức sẽ có tác dụng ngược lại. Chuyện là vậy, tôi thường khen ngợi em lớp trưởng và đưa em lên làm tấm gương cho các bạn noi theo. g) Hướng dẫn học sinh học theo hướng tự phát hiện kiến thức: Từ những vấn đề trên giúp tôi tạo được sự hứng thú trong học tập. Tôi nhận thấy rằng. Hứng thú chỉ là một thuộc tính tâm lý mang tính đặc thù cá nhân. Đối tưởng hứng thú chỉ là những cái cần thiết có già trị, có sức hấp dẫn với từng cá nhân, từng em học sinh. Để hướng dẫn các em học tập theo hướng tự phát hiện kiến thức. Ví dụ: Để học sinh hứng thú trong phân môn Tiếng Việt còn được có thể tạo ra bằng cách kể cho các em nghe về cuộc đời riêng của tác giả. Ngoài việc, khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học. Giờ tập đọc ở bước luyện đọc, tôi không hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp nhau mà đọc theo kiểu “Gọi nhau” để tất cả học sinh có sự tập trung, dạy theo kiểu cá thể hóa: lắng nghe, phát hiện cái sai của nhau để giúp nhau sửa,...Theo tôi, để học sinh có hứng thú trong học tập không chỉ có làm tốt ở phần nội dung của bài mà còn phải làm tốt các khâu như giới thiệu bài. Ở phần này để tạo hứng thú cho các em ta cần có nhiều cách giới thiệu bài khác nhau theo từng ngày, từng tiết để tránh sự nhàm chán. + Lấy mục đích, yêu cầu để giới thiệu. + Tạo một cuộc hội thoại nhỏ giữa tôi và học sinh về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở và tích cực. + Nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung bài để học sinh trải nghiệm, để huy động vốn hiểu biết của các em vào việc tiếp nhận kiến thức mới. + Kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến bài mới. Thế là ta khêu gợi tính tò mò, kích thích sự hứng thú của học sinh đối với việc tìm hiểu bài. + Cũng có thể là một trò chơi nhỏ khi dạy bài mới về Quan hệ từ, kiểm tra bài cũ, tôi chơi trò chơi làm theo động tác Vì-nên; Nếu-thì... Sao mỗi lần, động tác cứ nhanh dần lên để các em nối tiếp nêu các tình huống thật là vui và tôi nói: “Những cặp từ “vì-nên, nếu-thì trong những tình huống trên có tác dụng gì gì? Hôm nay các em học bài Quan hệ từ sẽ biết.” Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học. Trong trò chơi, khi mọi thứ đều thật, chẳng hạn trong môn Tiếng Việt, từ vẫn là từ, câu vẫn là câu, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy. + Đưa ra “câu đố” đòi hỏi học sinh làm xong bài sẽ trả lời. + Để huy động tối đa sự tham gia tích cực và phát huy tố đa năng lực của mình, của tất cả học sinh trong quá trình học tập, tôi thường tách nhỏ câu hỏi. Đây là cách dẫn dắt học sinh nhận thức từng bước, từng chi tiết đến tổng thể. Cách làm này giúp ta thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong lớp và huy động nhiều học sinh tham gia tìm hiểu bài. Qua đó cũng giúp học sinh tự nhận thức, chiếm lĩnh kiến thức theo từng bậc, từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp và luôn có bổ sung thêm câu hỏi phụ. Điều quan trọng không thể thiếu trong một tiết dạy đẻ giúp tất cả các em học sinh trong lớp phát huy tối đa năng lực của mình là bước củng cố bài. Thực tế cho thấy, nếu thực hiện tốt bước củng cố bài, ta sẽ từng bước rèn luyện cho học sinh phương pháp tích lũy vốn kiến thức. Củng cố kiến phải đảm bảo hai yếu tố sau: tái hiện và sáng tạo (vừa củng cố kiến thức đã học vừa có sự liên quan đến kiến thức ngày mai để khêu gợi tính tò mò, đánh động sự khám phá hứng thú học tập ở học sinh khá, giỏi). Trong một tiết học, học sinh có thể thực hiện nhiều hoạt động, có thể làm nhiều bài tập, các em khó lòng ghi hết những gì đã học. Do vậy, ta cần giúp các em tự rút ra và tự ghi nhớ một số nội dung cốt lỏi của bài học cũng như ý nghĩa thực tiễn. Tôi thực hiện nhiều cách làm để tránh sự nhàm chán. Cụ thể: + Chốt theo nội dung, yêu cầu của bài học, khắc sâu kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu cầu. + Đưa ra một số câu hỏi về ý nghĩa của bài học, học sinh suy nghĩ và liên hệ thực tế. + Tổ chức một số trò chơi học tập để bước đầu học sinh biết vận dụng, thực hành kiến thức kĩ năng vừa học. + Với phương châm vừa học vừa chơi, trong nội dung trang trí lớp học, tôi cho các em thoại mái trao đổi với nhau qua góc “hộp thư vui”, tôi thấy đây là một tác dụng rất tốt để các em được chia sẻ, tâm sử, và nêu lên những ý kiến, mong muốn của bản thân mình và tôi còn tạo một hộp thư của giáo viên để các em được mạnh dạn trao đổi với tôi, cho các em được phát huy năng lực và tính chủ động của bản thân mình. Với cách dạy học như vậy thì các em yếu mới có cơ hội hòa nhập và được thể hiện năng lực của mình. Một khi các em đã thuộc bài, hiểu bài và làm bài được thì mới tạo được sự hứng thú trong học tập của các em, để các em được tự mình chủ động khám phá tìm tòi kiến thức một cac chủ động không phụ thuộc vào giáo viên truyền đạt kiến thức là chủ yếu. Kinh nghiệm trong quá trình thực hiên, để áp dụng cho từng năm học và trong năm học này, bước đầu tôi nhận thấy, các em học sinh lớp 5B có một số chuyển biến tích cực sau: 4. Những kết quả đạt được: Về chuyên cần được theo dõi theo tháng: Sĩ số: 30 em Chuyên cần đi học Tháng 8 và 9 27em đi học đều (3 em có xin phép nghỉ học một buổi) Tháng 10 29em đi học đều (1 em có xin phép nghỉ học một buổi) Tháng 11 29 em đi học đều (1 em có phép một buổi học) Tháng 12/2014 đến 1,2 2015 30 em đi học đều, (Một số ít học sinh nghỉ là lí do ốm) Dựa vào số liệu thống kê chuyên cần đi học của các tháng (từ tháng 8/2014 đến tháng 2/2015), nhận thấy các em đi học có đều hơn. Học sinh nghỉ học không phải vì chán học mà do bị bệnh. Có em nhà không có điện thoại nên không thể liên lạc với tôi được và cũng không thể ra trường xin phép, vì lí do nhà không có ai giữ em nhỏ. Một số chuyển biến khác. Về phát huy tính tích cực và năng lực của các em; Sĩ số : 30 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1,2 Mạnh dạn- tự tin 3 8 12 20 22 Nêu ý kiến 7 10 14 7 6 Chưa mạnh dạn 20 (1KT) 12 (1KT) 4 (1KT) 3 (1KT) 2 (1KT) Hứng thú trong học tập và các hoạt động khác: Sĩ số Hứng thú Ít hứng thú Chưa hứng thú 30 30em 01 (KT) 0 Số liệu Một số chuyển biến khác trong học tập là dựa trên tình hình học tập từng ngày của học sinh mà tôi cập nhật được thông qua quá trình tích cực học tập của các em. Với số liệu thông kê như vậy, tôi thấy hài lòng về khả năng học tập của các em vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn như vậy là rất đáng khích lệ. PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trải qua những năm thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi thấy phần nào mình đã có sự thành công nhất định với các biện pháp đã đề ra, trong năm học này học sinh thích đi học, tự tin, có mạnh dạn, chuyên cần hơn, làm bài tốt hơn và lễ phép trật tự hơn. Các em biết sống có trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô và biết chia sẻ nhiều hơn và qua đây tôi muốn chia sẻ những hiệu quả đạt được, tuy chưa nhiều so với những khu vực trung tâm, có điều kiện kinh tế khá hơn. Nhưng nếu so với khu vực vùng sâu, vùng xa, các em là học sinh dân tộc, đa phần thuộc gia đình khó khăn, thành quả như thế là đáng ghi nhận. Bản thân tôi không ngừng học hỏi để tiếp tục tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để kế hoạch mà mình đề ra luôn đạt hiệu quả tốt nhất, giúp các em học sinh phát huy tối đa năng lực vốn có trong các em. Nghề dạy học là nghề sáng tạo trong những nghề sáng tạo. Ngoài sáng tạo, tôi cũng phải rèn luyện tính kiên nhẫn, luôn tìm ra những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tại sao ta không biến những điều không thể thành có thể bằng những phương pháp dạy học tích cực? Tất cả những điều này nếu được đáp ứng, nó sẽ khơi dậy lòng ham học ở các em, tạo cho các em một sự hứng thú thi đua trong học tập. Chúng ta luôn tạo một môi trường thuận lợi và tốt nhất cho các em để các em được phát tiển năng lực của mình và thấy rằng “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Càng gần gũi các em thì mình sẽ thấy được ở thế giới quanh các em có nhiều điều thú vị mà mình phải nên làm nên bằng chính năng lực của bản thân mình. Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh phát triển năng lực và phát huy tính tích cực, tự tin trong học tập tuy nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. Kính mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và các đồng nghiệp cùng tìm thêm những biển pháp và kinh nghiệm mới và hữu ích hơn hơn trong dạy học. Ngày 10 tháng 03 năm 2015 VI) TÀI LIỆU THAM KHẢO: Hoạt động vui chơi giữa tiết học ở trường tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục – Tác giả: Hoàng Long- Trần Đồng Lâm- Đỗ Thuật. Giáo trình Tâm lí học đại cương- Tác giả: PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) của Trung tâm đào tạo từ xa Huế 2003. Giáo trình Tâm lí học Tiểu học – Tác giả: Bùi Văn Huệ của Nhà sản xuất Đà Nẵng- 2004. Giới thiệu Cuộc đời và Sự nghiệp các nhà Toán học- Nhà xuất bản Trẻ- Tác giả: GS. Nguyễn Cang-Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh và PGS Nguyễn Đăng Phất- Tiến sĩ chuyên ngành Toán học Đại học Sư phạm Hà Nội.
File đính kèm:
- skkn_hay_phat_huy_tinh_tich_cuc_cho_hs.docx