Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích

Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả công tác

Trường Mầm Non Thị Trấn là trường bán trú với số lượng trẻ mầm non là 506 trẻ từ 24 tháng đến 6 tuổi. Với số lượng trẻ đông, nhiều độ tuổi và tổ chức nuôi dạy bán trú, tất cả mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra tại trường từ 6giờ 30 phút sáng cho đến 17 giờ chiều. Trẻ mầm non còn nhỏ rất hồn nhiên, vô tư chưa biết cách tự bảo vệ bản thân, chưa biết các nguyên nhân, hay các vật dụng có thể làm cho trẻ bị tổn thương, đau đớn. Vì thế việc chủ động thực hiện các biện pháp để có được một môi trường an toàn để trẻ được phát triển một cách tốt nhất là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Đối với trẻ mầm non, ngoài việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục của từng độ tuổi thì công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các trường mầm non không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho trẻ được phát triển một cách toàn diện.

Ngay từ đầu năm học Ủy ban Nhân Dân Thị Trấn, Phòng GDĐT, Sở GDĐT đã ban hành các công văn, kế hoạch về công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non để chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc công tác này.

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường đã xây dựng kế hoạch an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non và triển khai trong tập thể, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn như:

+ Cơ sở vật chất của trường có khu A và B đã xuống cấp, nhất là nền nhà của khu B rất thấp so với mặt sân làm ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ khi thời tiết mưa, bão.

+ Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nên chưa tập trung khi được tập huấn về sơ cứu một số tai nạn thường gặp, đôi lúc chưa quản trẻ chặt chẽ.

+ Cha mẹ trẻ đa số chưa nhận thức được những nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ, chưa kết hợp với nhà trường trong việc an toàn phòng chống tai nạn thương tích.

Chính trong quá trình triển khai thực hiện công tác này đã khiến tôi phải tìm ra những giải pháp tích cực, phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, mang lại uy tín, thương hiệu cho đơn vị mình.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án đề ra.
Toàn thể CBGVNV
PHTBT-GV
GVCN
NVYTHĐ-GV
HT-NVBV
GVCN
PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
Tháng 2,3/2016
- Tiếp tục tuyên truyền về ATGT đến cha mẹ học sinh.
- Cân đo lần 3, chấm biểu đồ tăng trưởng.
- Kiểm tra các ổ điện có nắp đậy hay không có bị rớt xuống thấp ngang tầm với của trẻ hay không.
- Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề GD KNS, GD ATGT cho từng độ tuổi
- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt móng tay cho trẻ.
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, phương án đề ra.
GVCN
GVCN-NVYTHĐ
GVCN
PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
Tháng 4,5/2016
- Tuyên truyền phòng chống tai nạn ao, hồ, sông nước trong những ngày hè.
- Tổ chức tẩy giun lần 2.
- Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề GD KNS, GD ATGT cho từng độ tuổi
- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt móng tay cho trẻ.
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, phương án đề ra.
- Tổng kết công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong năm học.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo và vận động nhân dân them gia xã hội hóa giáo dục tu sửa, nâng cấp CSVC, chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.
GVCN
PHTBT-NVYTHĐ
GVCN
PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
Hiệu trưởng
Trong kế hoạch hoạt động y tế trường học và thành lập Ban chỉ đạo Y tế trường học, tôi cũng đề ra từng nhiệm vụ cho từng thành viên cụ thể và bám sát thực hiện, có nhận xét sau mỗi tháng cho giáo viên, nhân viên rút kinh nghiệm và cũng phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế địa phương trong việc tuyên truyền đến cha mẹ học sinh các chương trình tiêm chủng, uống VitaminA, khám sức khỏe, tẩy giun cho trẻ....
Đối với Phương án phòng chống tai nạn thương tích- cháy nổ- dịch bệnh- ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; Phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn trong trường mầm non thì tôi có đặt ra nhiều trường hợp giả định cho từng loại tai nạn để giáo viên, nhân viên biết được công tác phối hợp của mình khi xảy ra vụ việc: ngã do trơn trợt, bỏng, đuối nước, điện giật, ngộ độc thức ăn, hóc sặc, nuốt phải dị vật, có người lạ vào trường quấy rối....trong đó ghi rõ nhiệm vụ của giáo viên tại lớp xảy ra tai nạn, giáo viên các lớp bạn, nhân viên y tế, Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng để mọi người cùng phối hợp sơ cứu một cách đồng bộ. 
Các phương án trên đề được các cấp phối hợp ký giao ước cùng thực hiện và đã được các cơ quan quan tâm, hỗ trợ, bổ sung cho phương án ngày càng hoàn thiện hơn. Qua đó UBND Thị Trấn hiểu được các khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, mỗi dịp trường tổ chức cho trẻ tham quan Bia tưởng niệm Bà Nguyễn Thị Bảy, Doanh trại bộ đội, Nhà sách Cần Giuộc, Đài liệt sĩ, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình thì lãnh đạo UBND đều chỉ đạo lực lượng công an, dân quân hỗ trợ. Đặc biệt trong Lễ hội Trăng rằm, trường có kế hoạch cho cháu trước đèn trên đường phố thì UBND đã huy động tất cả các đoàn thể của Thị Trấn tham gia như Công an, dân quân, cán bộ 4 khu phố hỗ trợ chốt chặn các ngã đường đảm bảo an toàn khi cháu rước đèn, Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên hỗ trợ giáo viên dắt trẻ đi theo hàng theo từng lớp....và chuyến rước đèn của trẻ rất an toàn từ lúc sang Nhà Văn hóa Thiếu nhi xem biểu diễn văn nghệ đến lúc rước đèn về trường. 
Với mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đã được triển khai từ đầu năm học, trường luôn có lực lượng dân quân hỗ trợ trong già đón và trả trẻ nhằm hạn chế tuyệt đối không có tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tình trạng trẻ bị phỏng pô xe khi đi học không còn nữa, cha mẹ trẻ cũng tự giác dắt xe lên lề đường và an tâm vì xe đã có lực lượng dân quân trông coi, bảo vệ.
Trường cũng được sự hỗ trợ, góp ý xây dựng kịp thời của ban lãnh đạo Trạm y tế Thị Trấn trong công tác tuyên truyền, phổ biến đến cha mẹ học sinh những kiến thức về phòng chống dịch bệnh, các tai nạn thường gặp đối với trẻ.... từ đó thì tập thể giáo viên, nhân viên của trường cũng được cập nhật thêm những kiến thức quý báu trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Cha mẹ trẻ cũng rất an tâm vì các biện pháp để đảm bảo an toàn, sơ cứu tại chổ của nhà trường rất sát thực tế và phù hợp kiến thức y khoa.
Giải pháp 3: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra
Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên tham dự buổi tập huấn về sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non luôn được nhà trường thực hiện nghiêm túc. Ban đầu khi tổ chức một số giáo viên không quan tâm lắm đến nội dung bồi dưỡng, nhưng đến khi có sự việc xảy ra rất đơn giản, đó là trường hợp bé bị chảy máu cam nhưng giáo viên lại không giữ được bình tĩnh và thực các biện pháp sư cứu không phù hợp. Qua đó, tôi thấy rằng việc giáo viên ghi chép đầy đủ nội dung được tập huấn chưa hẳn làm tôi an tâm về công tác bồi dưỡng chuyên đề này, điều quan trọng là nội dung đó phải được nhắc lại vài lần thậm chí nhiều lần trong thời gian công tác thì bản thân giáo viên mới thấm nhuần và xử lý một cách nhanh nhẹn, khéo léo, không làm cho trẻ sợ hoặc đau thêm.
Song song với việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi luôn động viên, nhắc nhỡ chị em giáo viên cần nghiên cứu thêm sách báo để hoàn thiện nội dung về phòng, chống tai nạn, thương tích cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế của trường. Thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích trong chuyên đề dạy trẻ Kỷ năng sống. Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và chuyển trẻ đến cơ quan y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. Tham mưu kịp thời với ban giám hiệu bổ sung cơ sở vật chất, sửa chữa, thanh lý các trang thiết bị, đồ dùng hư cũ để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
Sau những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp, những góp ý, rút kinh nghiệm thì tôi nhận thấy đội ngũ đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ. Có trường hợp tai nạn xảy ra lúc ban giám hiệu đi công tác, đó là trường hợp bé va chạm nhau trong giờ vui chơi làm cho một bé trai bị rách trán, tự giáo viên và nhân viên y tế học đường đã sơ cứu, đưa bé đi bệnh viện, liên hệ báo tin cho gia đình trẻ...điều này làm cho cha mẹ của bé rất an tâm, tin tưởng vào quá trình sơ cứu của giáo viên, và tôi cũng nhận thấy được hiệu quả tích cực của giải pháp này trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp phụ huynh học sinh trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ.
Việc tuyên truyền đến phụ huynh các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ không ở trường mà con là ở nhà, khi tham gia giao thông, bởi vì tai nạn luôn tồn tại xung quanh trẻ, nếu người lớn sơ suất thì dù trong tích tắc tai nạn sẽ đến với bé.
Do vậy, ngay từ đầu năm học và trong nội quy của trường tôi cũng nhắc nhỡ cha mẹ trẻ và tập trung vào các nội dung:
+ Không nên cho trẻ đeo nữ trang, nhất là các vòng hạt vì trẻ có thể bị tổn thương do nhẫn hay dây chuyền, và khi xâu hạt bị đứt trẻ có lấy hạt nhét bào mũi, vào tai, các loại vòng bằng đá có thể bị vỡ khi va chạm và gây tổn thương cho bé; 
+ Không cho trẻ mang guốc hoặc giày cao gót, trẻ sẽ dễ bị ngã hoặc giẫm lên chân của bạn; 
+ Không hướng dẫn, cho phép trẻ sử dụng máy nước nóng- lạnh vì trẻ có thể nghịch phá gây tai nạn cho mình;
+ Tại gia đình không nên chứa nước trong các thau, thùng lớn vì đó có thể gây ngạt nước nếu không có người trông coi trẻ cần thận; 
+ Khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc
+ Thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường hợp có côn trùng bám vào sẽ cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu khi mặc; 
+ Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng; 
+ Tuyệt đối không để trẻ nhỏ đón bé khi tan trường...
+ Phụ huynh dừng xe mà không tắt máy thì trẻ có thể vặn ga gây tai nạn, không dắt xe lên lề đường làm cho trẻ phải chen chúc và gây phỏng pô; không trang bị nón bảo hiểu cho trẻ khi tham gia giao thông; hay phụ huynh dắt trẻ đi trên lề đường nhưng là để cho bé đi ở phía bên ngoài rất nguy hiểm nếu có xe chạy sát lề va quẹt trẻ gây tai nạn.....
Ngoài việc tuyên truyền đến cha mẹ trẻ trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, thì ở lớp giáo viên có cơ hội trao đổi với phụ huynh thường xuyên và sát hơn phù hợp với điều kiện sống của từng gia đình trẻ. Các biểu bảng của lớp của trường luôn được trang trí bắt mắt và có nội dung thay đổi hàng tháng nên rất thu hút phụ huynh quan tâm theo dõi. Nhờ vậy mà giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Về tâm lý thì đa số phụ huynh yên tâm hơn về công tác phòng tránh tai nạn tại nhà của mình và an tâm khi đưa trẻ đến trường mầm non. 
	Giải pháp 5: Rà soát tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất, loại bỏ tất cả các yếu tố gây nguy hiểm đến trẻ, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở lớp, ở trường.
Trong các hoạt động ở trường của trẻ thì hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo ‘Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” vì vậy đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. 
Công tác vệ sinh trường lớp luôn được nhắc nhỡ và thực hiện theo lịch đã trở thành nền nếp của trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như trầy tay, xước da, nghiêm trọng hơn có thể làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ. Ở các góc chơi có những đồ chơi nhỏ như xâu hột, hạt thì khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng. Khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi, giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ khi dùng xong phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ.
Việc trang bị đồ chơi cho trẻ được giáo viên đề xuất dựa theo quy định bộ đồ dùng đồ chơi của Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong quá trình mua sắm các đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục, tôi luôn chú ý đến nguyên vật liệu tạo ra sản phấm, tuyệt đối không sử dụng các mặt hàng lạ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đối với cơ sở vật chất của trường, với thực tế năm học trước thì trẻ học ở các lớp Khu B thường phải thức giữa trưa nếu trời mưa, vì sàn nhà của lớp rất thấp. Điều này cứ làm tôi trăn trở mãi, cuối năm học 2014-2015 tôi đã mạnh dạn đề xuất cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí nâng nền cho 03 phòng học và tổ chức thực hiện trong thời gian hè. Đa số phụ huynh thấy được khó khăn về kinh phí của trường và việc nâng nền sẽ góp phần rất lớn cho việc đảm bảo điều kiện học tập, vui chơi, sinh hoạt cho trẻ nhỏ và đồng thuận rất cao. Và công trình đã hoàn thành, nghiệm thu, đưa vào sử dụng vào đầu năm học mới, việc thực hiện vận động kinh phí được công khai rõ ràng, phụ huynh rất tin tưởng vào công tác của nhà trường, tích cực tham gia xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng môi trường an toàn cho trẻ học tập, vui chơi.
Giải pháp 6: Nghiêm túc thực hiện Chuyên đề giáo dục kỷ năng sống, Chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình truyền đạt kiến thức đến trẻ.
Nội dung giáo dục trẻ biết các phòng tránh các tai nạn thường gặp được lồng ghép trong việc tổ chức thực hiện Chuyên đề Kỷ năng sống và Chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông. Nhưng đối với trẻ mầm non thì việc giáo dục trẻ biết tự phòng tránh các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiển, hạn chế chạy nhảy... là một việc vô cùng khó, trẻ rất dễ nhớ, nhưng cũng mau quên, rất thích khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ làm cho giáo viên gặp nhiều khó khăn khi truyền đạt kiến thức cho trẻ. Nhưng chính sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng trước nhưng mối nguy hiểm tưởng chừng như không hề có lại xảy ra và đòi hỏi người giáo viên phải luôn quan sát, không rời trẻ dù một phút giây nào. 
Trong giờ cho trẻ lớp Lá sử dụng và thực hành quyển tập tô đồ chữ cái, có một bé gái cầm bút chì và vẽ chân mày cho bạn, giáo viên đã phát kiện và ngăn cản kịp thời, khi được hỏi: “Con làm vậy không sợ bạn bị đau à?”, bé hồn nhiên trả lời “Mẹ con vẽ mắt rất đẹp, con muốn bạn cũng được đẹp như mẹ con!”, thật đáng yêu làm sao! Thế là giáo viên phải giải thích rất lâu bé mới hiểu rằng bút chì của mẹ là lọai bút dùng để trang điểm nên ngòi bút rất mềm, còn cây bút của con là dùng để viết trên giấy nên ngòi rất cứng, nếu lỡ tay con sẽ làm đau cho bạn của mình. Như vậy, với suy nghĩ non nớt hiểu không đúng về công dụng của một đồ vật quen thuộc và nếu giáo viên không quản trẻ tốt thì cây bút chì nhỏ cũng là một nguyên nhân có thể gây tai nạn cho trẻ.
Chính vì vậy, Chuyên đề dạy trẻ Kỷ năng sống luôn được giáo viên quan tâm và thực hiện giáo dục đều đặn, lồng ghép một cách phù hợp, khoa học vào chương trình giáo dục trẻ hàng ngày, hàng tháng. Và chuyên đề này luôn trở nên hứng thú đối với trẻ bởi vì giáo viên thường giáo dục trẻ bằng những tình huống giả định, quen thuộc trong đời sống hàng ngày của trẻ. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một hiệu quả tích cực khi trẻ được xem các đoạn clip có nội dung giáo dục, nhắc nhỡ trẻ các nguyên nhân dễ gây tại nạn như: nhét hạt vào mũi, vào tai; phỏng pô xe, phỏng trong giờ ăn do cơm canh còn nóng; chơi đu quay quá nhanh....Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đã giúp cho giáo viên năng động, sáng tạo hơn khi lựa chọn biện pháp giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ mình, mặc khác ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ và cô cập nhật những thông tin về sự kiện xã hội một cách kịp thời. Cụ thể như việc trẻ không dám vừa xem phim bằng điện thoại vừa sạc pin, hay gần nhất là việc có thông tin về bắt cóc trẻ em tại các trường học, trẻ biết nếu có người lạ đứng ngoài cổng và gọi tên trẻ thì trẻ sẽ không theo người lạ và kể ngay với cô giáo, chú bảo vệ.....
Với chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông thì ngoài việc cho trẻ xem ký hiệu các biển báo giao thông, cô giáo còn cho trẻ biết một số cách hướng dẫn của các cô chú công an khi điều khiển lưu thông cho các phương tiện giao thông trên đường. Qua việc tổ chức cho trẻ xem các đoạn clip có nội dung giáo dục về An toàn giao thông giúp cháu ghi nhớ tốt hơn, thậm chí trẻ còn chủ động nhắc cha mẹ dắt xe lên lề đường để tránh ùn tắc giao thông......như vậy việc giáo dục tốt cho một đứa trẻ thì người lớn xung quanh trẻ- như cha, mẹ- cũng luôn được nhắc nhỡ về các biện pháp để bảo vệ cho đúa con thân yêu của mình.
Giải pháp 7: Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong đơn vị.
Khi đã đề ra, xây dựng các kế hoạch, phương án về đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non hoặc bất kỳ kế hoạch nào thì ngoài việc tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát luôn được chú trọng. Thực hiện tốt công tác này giúp cho nhà trường định hướng được cách thức tổ chức, rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện tiếp theo và có những điều chỉnh hoặc bổ sung thêm các biện pháp phù hợp tình hình mới.
Hàng tháng trong cuộc họp hội đồng, song song với các nội dung thường kỳ, tôi luôn có những nhận xét, nhắc nhỡ, tuyên dương hay rút kinh nghiệm để tập thể thực hiện nghiêm túc. Qua đó tập thể sư phạm nhà trường rút được kinh nghiệm cho từng cá nhân và thực hiện công tác này ngày càng tốt hơn. Mặc khác, tôi cũng luôn lắng nghe ý kiến của tập thể và cố gắng đáp ứng những đề nghị xác đáng như trang bị thêm cơ sở vật chất thay thế cho đồ dùng hư cũ, gia cố lại bàn, ghế, tủ bị hỏng hóc....
Như vậy, trong quá trình kiểm tra, giám sát tập thể, tôi cũng xác định được những việc mình cần làm ngay, cần bổ sung để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện tốt công tác của lớp, của trường. Trong quá trình kiểm tra thì ngoài việc tìm hiểu, giám sát công tác của giáo viên, nhân viên thì chính công tác này cũng giúp người quản lý nhận định một cách chính xác cho phương án, kế hoạch mình đã đề ra. Chính nhờ quá trình kiểm tra mà công tác phối hợp của các thành viên trong ban chỉ đạo, trong nhà trường ngày càng thắt chặt, đoàn kết, đội ngũ sư phạm nhà trường ngày càng ý thức rõ hơn và tích cực thực hiện phương án, kế hoạch đề ra với mục tiêu chung là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
4. Hiệu quả đạt được sau khi triển khai thực hiện
- Với những giải pháp nêu trên, đến thời điểm cuối năm học 2015-2016, trường Mầm Non Thị Trấn đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Cụ thể:
+ Kiến thức, kỹ năng thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu của đội ngũ được nâng cao rõ rệt.
+ Trẻ có hiểu biết về các nguyên nhân gây tại nạn, thương tích và biết cách bảo vệ cho bản thân.
+ Cơ sở vật chất của trường được nâng cấp, bổ sung, thay mới giúp tập thể có điều kiện tốt hơn trong quá trình công tác và thực hiện tốt hơn công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
+ Cha mẹ học sinh được tuyên truyền, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường và phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường và ở nhà.
+ Các ban ngành có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhà trường một cách tích cực, hiệu quả trong quá trình thực hiện các kế hoạch, phương án về đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
* Nêu rõ phạm vi áp dụng của sáng kiến, so sánh hiệu quả đạt được trước và sau khi triển khai áp dụng sáng kiến. 
Sáng kiến “Một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích”có khả năng áp dụng tại Trường Mầm Non Thị Trấn, các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện và tỉnh do hiệu quả mang lại khai dục cao.
So sánh kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Nội dung
Trước khi triển khai áp dụng sáng kiến
Năm học 2014-2015
Sau khi triển khai áp dục sáng kiến
Năm học 2015-2016
Ghi chú
Số giáo viên được bồi dưỡng kiến thức về đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích
23/23
32/32
Tăng giáo viên mới về trường
Khả năng sơ cứu ban đầu của giáo viên khi có tai nạn xảy ra
18/23 giáo viên
29/32
Trẻ bị phỏng do thức ăn
1
0
Trẻ bị phỏng pô xe
3
0
Trẻ bị tại nạn khi vui chơi
4 
(Trẻ bị trặc chân, rách trán, trầy tay khi vui chơi và do đồ chơi cũ)
1 
(Trẻ bị rách trán do va chạm nhau khi vui chơi)
Ùn tắc giao thông trước cổng trường
Thỉnh thoảng xảy ra
Không
Cơ sở vật chất
Sơn, sửa đồ chơi ngòai trời, 04 máy lạnh
Nâng nển 03 phòng học, 05 máy lạnh, 01 máy nước nóng.
Kinh phí của trường, và XHHGD
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích” mà tôi đã triển khai áp dụng và đạt hiệu quả rất cao tại Trường Mầm Non Thị Trấn. Kính mong nhận được sự xây dựng, góp của Qúy lãnh đạo và các chị em đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong huyện và tỉnh.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(ký, đóng dấu)
Người viết
(ký, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_truong_hoc_an.doc
Sáng Kiến Liên Quan