Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ tuổi làm quen với hoạt động với đồ vật

Nội dung

2.1.Cơ sở lý luận

 Trong trường mầm non hoạt động với đồ vật giúp trẻ tiếp xúc với các đồ chơi, các hình dạng cơ bản khác nhau như, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật .và giúp trẻ nhận biết được các màu sắc như, màu vàng, màu xanh, màu đỏ.giúp trẻ nhận biết, phân biệt những đồ vật.Thông qua hoạt động với đồ vật còn giúp trẻ rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.Trẻ sử dụng đôi tay khéo léo của mình để xâu, xếp chồng, xếp cạnh, tháo lắp đồ dùng đồ chơi theo trí tưởng tượng của trẻ tạo cho trẻ sự kiên nhẫn, kiên trì trong quá trình làm ra sản phẩm.

 Hoạt động với đồ vật là một hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ. Đối với trẻ nhà trẻ hoạt động với đồ vật không chỉ đơn thuần là chơi với đồ chơi mà các đồ vật này chứa đựng những kinh nghiệm xã hội trong đó.Thông qua hoạt động với đồ vật trẻ nắm bắt được những hành vi đơn giản trong xã hội.

 Là một giáo viên phụ trách lớp 24 – 36 tháng tuổi ở lứa tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ phát triển rất mạnh.Vì vậy giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến việc giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ khi tới trường. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ.

 Hoạt động với đồ vật giúp trẻ phát triển các giác quan cử động, vận động, đặc biệt là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay để thực hiện các động tác giúp trẻ khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh.

2.2.Cơ sở thực tiễn.

 Năm 2018 – 2019 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 2 tuổi A . Bản thân có trình độ đại học, trẻ nhà trẻ còn nhỏ nên vẫn còn quấy khóc trẻ chưa biết tự vệ sinh cá nhân nên công tác chăm sóc giáo dục gặp nhiều khó khăn.Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng trong quá trình thực hiện cho trẻ làm quen với hoạt động với đồ vật tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

a.Thuận lợi, khó khăn.

*Thuận lợi

- Phòng học rộng rãi thoáng mát, lớp học sạch đẹp mang tính sư phạm nên trẻ rất thích đi học và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.

- Hai giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, luôn giúp đỡ và phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

*Khó khăn

- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp.

- Một số phụ huynh còn ít quan tâm tới trẻ, thời gian đầu trẻ đến lớp chưa có nề nếp nhiều vì cháu lần đầu tiên ra lớp chưa qua lớp nhà trẻ 18 -24 tháng . Trong giờ học có cháu tự do đi lại, trả lời câu hỏi còn trống không

 

docx13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ tuổi làm quen với hoạt động với đồ vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi phong phú với nhiều màu sắc. Khu vực hoạt động với đồ vật chuẩn bị những đồ chơi mở cho trẻ hoạt động như, hột hạt, nắp chai, khối gỗ, đồ chơi cho trẻ xếp hình, bộ lồng hộp, bộ xâu vòng.Bên cạnh đó trang trí tranh ảnh vừa tầm mắt của trẻ. 
 Môi trường trong lớp đầy đủ, thẩm mỹ được sắp xếp dưới dạng mở kích thích trẻ tìm tòi, khám phá. Đồ dùng đồ chơi được thay đổi thường xuyên để trẻ hứng thú hoạt động.
c.Tạo môi trường ngoài lớp
 Nhà trường và các cô giáo đã tạo nên một sân chơi thoáng mát, sạch sẽ gọn gàng có vườn rau, vườn hoa, cây xanh , vườn cổ tích,nhà bóng, cầu trượt, góc thiên nhiên , góc vận động để trẻ tìm hiểu khám phá, trải nghiệm các sự vật hiện tượng. Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Như vậy khi tạo môi trường cho trẻ hoạt động tôi nhận thấy trẻ hoạt động với đồ vật một cách say mê, hứng thú và đạt kết quả cao hơn.
 3.2. Biện pháp 2: Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng các nguyên vật liệu đa dạng để thu hút trẻ hoạt động với đồ vật.
 Ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cấp tôi luôn tìm tòi, sưu tầm các nguyên vật liệu tái chế dễ tìm, rẻ tiền để tận dụng làm ra đồ chơi cho trẻ hoạt động giúp trẻ hứng thú hơn. Khi đến chủ đề nào tôi sẽ làm đồ dùng đồ chơi để bổ sung cho chủ đề đó. Bản thân tăng cường làm và sưu tầm những đồ chơi đẹp, hấp dẫn để lôi kéo trẻ vào hoạt động.
 Vì trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ hoạt động dưới nhiều hình thức học mà chơi, chơi mà học.Thông qua việc hoạt động với đồ chơi trẻ có kĩ năng chơi với đồ chơi phát huy khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ phát triển mọi mặt.Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi, phối hợp với giáo viên trong lớp để cùng làm.Vận động tuyên truyền phụ huynh cùng tham gia đóng góp , ủng hộ những nguyên vật liệu tái chế như, vỏ kẹo, vải vụn, vỏ chai, vỏ lon sữa, vỏ can nước giặtđể cô và trẻ sử dụng làm đồ chơi.
Tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.Tận dụng được những nguyên vật dễ kiếm, rẻ tiền giúp tiết kiệm kinh phí và để phụ huynh nâng cao nhận thức về việc học tập của các con. Giúp trẻ có thêm đồ dùng đồ chơi để hoạt động và còn giúp bản thân tôi khai thác được óc sáng tạo. Tôi và trẻ cùng tạo ra một số đồ chơi mới giúp trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động.Tuy những sản phẩm do trẻ làm chưa được đẹp nhưng trẻ đều rất thích thú vì được cùng cô làm ra đồ chơi.
 Ví dụ: Dùng vải vụn để tạo thành các loại rau, củ..
 Làm quả dâu tây:
 Nguyên liệu:bút chì, kéo, xốp, dây xâu, băng dính
 Cách làm:
 Dùng bút chì vẽ hình quả dâu tây lên xốp dùng kéo cắt theo hình đã vẽ -> cắt xốp màu xanh để làm núm -> gắn vào quả dâu tây -> đục lỗ giữa thân quả dâu tây.
 - Cách chơi :
 Trẻ xâu các quả dâu tây qua lỗ nhỏ để có khoảng cách giữa 2 quả dâu tây trẻ xâu 1 hạt vòng vào giữa.Khi trẻ xâu được nhiều cô buộc 2 đầu dây lại với nhau tạo thành một chiếc vòng dâu tây.
 Ví dụ: Làm quả cà tím
 Nguyên liệu:
 Xốp , giấy vụn , kéo.
Cách làm:
Vẽ hình quả cà tím lên xốp rồi cắt theo hình đã vẽ-> dùng kéo nến gắn 2 hình lại với nhau -> để hở phía trên đầu -> với đôi tay nhỏ bé khéo léo của trẻ cùng với cô nhét mẩu giấy vụn làm ruột quả cà -> cắt miếng xốp màu xanh làm núm rồi dán lại.
 - Cách chơi: 
 Chuẩn bị một số cây chưa dán quả cô cùng trẻ treo quả lên cây.
 Ví dụ: Làm con cá từ lá cây.
 - Nguyên liệu:
 lá cây, hạt đậu đen, keo.
 - Cách làm: 
 Với những chiếc lá khô có hình tròn , dài có thể làm thân con cá hoặc làm đuôi cá. Dùng hạt đậu đen dán bằng băng dính 2 mặt dưới sự giúp đỡ của cô dán vào tạo thành mắt con cá.
 Ví dụ: Làm cái quạt
 - Nguyên liệu:
 Giấy, keo.
 - Cách làm: 
 Gấp theo chiều dài tờ giấy ước lượng khoảng 1cm sau đó lật lại để gấp, cứ như vậy hướng dẫn trẻ gấp cho đến hết chiều dài tờ giấy. Gấp đôi chiều dài tờ giấy để tạo thành cái quạt. Lấy hồ dán 2 mép giấy ở giữa quạt lại với nhau.
 Để hoạt động với đồ vật đa dạng, gần gũi với trẻ tôi sưu tầm một số nguyên vật liệu đơn giản gần gũi để trẻ dùng đôi bàn tay khéo léo của mình tạo nên những sản phẩm mang tính sáng tạo và lựa chọn những nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Khi được tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô cùng các bạn giúp trẻ phát huy được sức sáng tạo của mình.Thông qua đó trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm do mình làm ra. Mặc dù sản phẩm của trẻ làm ra có thể chưa đẹp mắt nhưng trong quá trình cho trẻ làm tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú, say mê.
3.3. Biện pháp 3. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Nhận thức rõ vai trò của việc nắm vững các kiến thức, nội dung, phương pháp trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với hoạt động với đồ vật cho trẻ 
24- 36 tháng tuổi. Bản thân còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là trẻ nhà trẻ nên tôi luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do trường, tổ chuyên môn tổ chức để học hỏi trao đổi kinh nghiệm.Tham gia các hội thi, các buổi tập huấn, các chuyên đề của trường bạn trau đồi kinh nghiệm cho bản thân.Thông qua đó nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và dần dần khắc phục những hạn chế của bản thân.
 Nhận thức được vấn đề chuyên môn để không ngừng tự học, bồi dưỡng là vấn đề cơ bản của mỗi giáo viên, đây là yêu cầu trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay và tương lai. Bản thân tôi đã lên kế hoạch học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng vào thực tiễn dạy học đạt hiệu quả cao. 
 Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn tổ chức hội giảng, hội thi, báo cáo chuyên đề, hội thảo tập huấn công tác chuyên môn, dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học, kiểm tra việc thực hiên quy chế chuyên môn.để học hỏi kinh nghiệm.Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ cùng với các đồng nghiệp tôi tích cực tham gia chia sẻ những vấn đề trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ từ đó cùng nhau bàn bạc chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra giải pháp.
 Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay tôi học hỏi được những kiến thức mới được cập nhật, các phương pháp giáo dục tiên tiến qua sách, báo, mạng internet, trang báo giáo dục điện tử.Từ đó học hỏi tiếp thu chọn lọc những kiến thức để áp dụng phù hợp với đặc điểm của trường, lớp, địa phương.
3.4. Biện pháp 4. Tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động với đồ vật.
a.Trò chuyện , đàm thoại.
 Dùng lời nói nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ về chủ đề, ôn nội dung đã học .Hệ thống câu hỏi đàm thoại sắp xếp và lựa chọn hợp lý.Đàm thoại giúp trẻ nhớ lại những kiến thức trẻ tập trung chú ý , hứng thú tham gia hoạt động cùng cô. Khi đã thu hút được sự quan tâm , chú ý kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ. Đồng thời động viên, khuyến khích trẻ cho trẻ chơi trong các góc khi hoạt động với đồ vật tôi sử dụng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú kích thích trẻ khám phá.
 Ví dụ:Hoạt động với đồ vật “Xâu vòng tặng mẹ”
 Trò chuyện gây hứng thú
- Chúng mình lại đây với cô xắp đến ngày 8/3 con đã chuẩn bị được quà gì ? Để có quà chúng mình sẽ đi đâu?
- Cô và chúng mình cùng đi siêu thị
- Cô và trẻ đọc đồng dao đi cầu đi quán
+ Cô bán hàng bán những gì?
Mỗi bạn chọn một món quà?
+ Cô có gì đây?
- Cô cho trẻ xem và nhận xét vòng.
Làm thế nào để có chiếc vòng ?
- Lớp mình ai đã biết xâu vòng ( Cô hỏi trẻ)
- Có bạn đã biết xâu vòng có bạn còn chưa biết cô muốn cả lớp mình ai cũng xâu được 
b.Gây hứng thú cho trẻ thông qua tổ chức hội thi.
 Đối với trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ trong hoạt động chơi tập có chủ định là yêu cầu quan trọng đòi hỏi cao về kiến thức, kĩ năng sư phạm. Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia một cách tích cực phải lựa chọn phương pháp hấp dẫn phù hợp như tổ chức hội thi. Bé tài năng, cùng thi tàiTrong quá trình tổ chức bài dạy cần lồng ghép xuyên suốt từ vào bài đến phần kết thúc các nội dung cần có sự chuyển tiếp lôi cuốn, hấp dẫn trẻ để trẻ hứng thú bài học đạt hiệu quả.
c.Gây hứng thú bằng bài hát , trò chơi , câu đố, đồng dao, thơ.
Trong giờ cho trẻ hoạt động với đồ vật việc gây hứng thú cho trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn là một việc vô cùng cần thiết.
	Ví dụ: Dạy trẻ xếp hình ô tô
	Gây hứng thú cho trẻ bằng bài hát “ Em tập lái ô tô ”cùng với đồ dùng là chiếc ô tô được làm từ vỏ hộp sữa để giới thiệu và thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.
	Ví dụ: Dạy trẻ in hình con cá
	Gây hứng thú cho trẻ đi tham quan bể cá vừa đi vừa hát bài “Cá vàng bơi”
	Sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động là điều vô cùng cần thiết.Ngay từ đầu tiết dạy cô giáo đã thu hút được sự chú ý của trẻ tạo không khí tươi vui kích thích trẻ tham gia hoạt động cùng cô.
	Để kích thích tính tò mò , thích khám phá của trẻ tôi còn sử dụng trò chơi , hệ thống câu đố thu hút trẻ tham gia hoạt động.
	Ví dụ: Dâu đố về con gà
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức giấc
Ví dụ: Câu đố về con vịt
Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp?
Khi cho trẻ tham gia vào hoạt động với đồ vật còn sử dụng bài đồng dao , ca dao để thu hút sự hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Bài đồng dao “Bà còng đi chợ”
Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường cong
Đưa bà đến tận ngỏ trong nhà bà
Lồng ghép, tích hợp các cách gây hứng thú vào bài, hình thức thay đổi linh hoạt để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.Trẻ học mà chơi, chơi mà học nên không thể bắt ép trẻ theo khuôn mẫu nhất định mà phải linh hoạt vận dụng những phương pháp khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ.Muốn trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động với đồ vật thì tạo hứng thú môi trường hấp dẫn để giúp trẻ hoạt động phát triển bản thân.
 Để tránh cho trẻ cảm thấy nhàm chán khi làm quen với hoạt động với đồ vật tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ.Từ nội dung của hoạt động chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ học mà chơi, chơi mà học.
 Ví dụ: Hoạt động chọn quả màu đỏ
	Trẻ được làm quen với tên gọi , màu sắc của quả.Khi trẻ nhận biết được để củng cố kiến thức cho trẻ không bị nhàm chán tôi cho trẻ đi siêu thị trong đường hẹp chọn mua những quả có màu đỏ.Trẻ rất thích thú và tích cực tham gia.
	Sử dụng đồ dùng trực quan thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ ghi nhớ khắc sâu biểu tượng.Sử dụng đồ dùng trực quan trẻ phát triển các giác quan , phát triển vận động khéo léo của đôi bàn tay: cầm , sờ , nắm.
	Ví dụ: Từ những khối gỗ trẻ có thể xếp nhà , xếp ô tô, xếp đường đi, xếp tàu hỏa
	Như vậy muốn trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực thì phải tạo ra môi trường tích cực cho trẻ hoạt động phát huy sức sáng tạo, ham tìm hiểu của trẻ.
d.Thông qua hoạt động tham quan , trải nghiệm.
 	Trẻ rất hào hứng khi được cô giáo cho ra ngoài sân trường, khi ra ngoài sân trường các con được tiếp xúc với không gian rộng rãi, cảm nhận được thời tiết trong ngày, được chơi với đồ chơi ngoài sân trường, được nhìn, được sờ vào rất nhiều cây, hoa và các loại rau, các loại quả có trong vườn trường. Hoạt động ngoài trời là thời điểm quan trọng để kích thích sự sáng tạo của trẻ.Tôi luôn khuyến khích trẻ tự tư duy, tìm hiểu về hình dáng, màu sắccủa sự vật hiện tượng.Trẻ được trải nghiệm , khám phá hoạt động với đồ vật từ đó nắm được chức năng , tính chất, cách sử dụng đồ vật.
	Ví dụ: Trong chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp” thay vì cho trẻ quan sát tranh tôi đã tận dụng vườn hoa của trường để tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn hoa.Trong khi tham quan cho trẻ quan sát, sờ, ngửi để tìm hiểu về hoa.
	Trong giờ cho trẻ hoạt động với đồ vật việc gây hứng thú cho trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng , hấp dẫn là một việc vô cùng cần thiết.
e.Đồ dùng trực quan.
	Thiết kế góc chơi hợp lý, đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú đẹp mắt và an toàn với trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia.Trang trí góc theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm.
	Ví dụ : Góc hoạt động với đồ vật 
	Trẻ có thể lựa chọn các trò chơi trong hệ thống các trò chơi sáng tạo, có thể cho trẻ xâu vòng theo màu, gắp quả bông
	Ví dụ: Góc thao tác vai
	Cho trẻ chơi trò chơi nấu ăn, bế em , cho em ăntrẻ được chơi với búp bê, chăm sóc cho búp bê, cách trẻ chăm sóc búp bê sẽ là điều kiện để phát triển những kĩ năng thao tác hoạt động với đồ vật. 
(Hình ảnh: Trẻ chơi góc thao tác vai)
 Ví dụ: Góc nghệ Thuật: Trẻ tô màu 1 số đồ dùng, quần áo, món ăn, hoa quả mùa hè, một số phương tiện giao thông. Các sản phẩm của góc tạo hình của trẻ có thể được treo ngoài hành lang trưng bày để những ngày sau trẻ vẫn có thể nhìn thấy sẽ khiến trẻ thích thú và khoe với các bạn khác.
      Ví dụ: Góc vận động: Trẻ khám phá cảm giác của đôi bàn chân khi trẻ được đi trên các loại hạt, quả bông
     Ví dụ: Góc sách truyện: Trẻ tập giở sách xem tranh theo ý thích, xem tranh ảnh về mùa hè, trời mưa, trời nắng, cảnh biển, bể bơi, khu vui chơi
    Các hoạt động góc tại nhà trẻ đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
 	Đặc điểm tâm lý của trẻ rất thích khen ngợi nên tôi luôn động viên, khuyến khích, khích lệ trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Khen ngợi kịp thời giúp trẻ hứng thú mạnh dạn hơn khi hoạt động.
Quá trình giáo dục trẻ không chỉ ở hoạt động chơi tập có chủ định mà còn ở mọi lúc mọi nơi để dạy trẻ nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Trẻ làm quen với hoạt động với đồ vật mọi lúc mọi nơi góp phần kích thích trẻ phát triển toàn diện để thỏa mẵn hoạt động với đồ vật của trẻ.Trong sinh hoạt hàng ngày tôi nhắc trẻ xếp dép trên giá dép cạnh nhau cho gọn gàng, giúp cô xếp chồng gối lên nhau khi ngủ dậy, tự xúc ăn, tự uống nước. Hàng ngày cho trẻ nhận biết phân biệt các đồ vật , hoa , quả.Những việc làm thói quen hàng ngày giúp trẻ có kĩ năng tự phục vụ trẻ thực hiện rất vui vẻ phấn khởi.
3.5. Biện pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh.
	Nếu như gia đình là trường hợp đầu tiên của trẻ thì môi trường giáo dục là tiền đề của sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy công tác phối kết hợp giữa gia đình nhà trường là vô cùng quan trọng trong quá trình cho trẻ hoạt động với đồ vật.Tuyên truyền phụ huynh cho con đi học đúng độ tuổi, đúng thời gian trường quy định trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp những gì trẻ làm được và chưa làm được để tìm hiểu nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất.
Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu có sẵn ở gia đình.Thông qua giờ đón trả trẻ vận động phụ huynh gia đình có vỏ hộp sữa, chai nước , vỏ can nước giặt, vỏ lon biagia đình giữ lại mang đến cho cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động của trẻ ở lớp.Tuyên truyền vận động phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Qua đó phụ huynh hiểu được việc làm của cô giáo và quan tâm đến con hơn.
	Ví dụ: Vỏ chai nước để làm bộ ấm chén, làm lọ hoa, Vỏ sữa chua làm nồi, thìa sữa chua làm thìa
	Để phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tôi tuyên truyền cho phụ huynh hiểu khi có nhiều đồ chơi mới, lạ mắt trẻ hứng thú thao tác hoạt động với đồ vật đó vì hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ở tuổi nhà trẻ. Phụ huynh về nhà cần quan tâm đến trẻ hơn, giáo dục trẻ bằng cách chơi với trẻ cho trẻ hoạt động với đồ vật để kích thích hứng thú ở trẻ. Sau khi chơi xong dạy trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn, giúp đỡ nhau trong khi chơi.
	Bên cạnh đó tôi chia sẻ với phụ huynh những nội dung kiến thức mà trẻ cần tiếp thu và còn cung cấp cho phụ huynh cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo đơn giản từ những nguyên vật liệu gần gũi xung quanh. Bảng tuyên truyền tôi dán những thông tin, cách chơi trò chơi, cách làm đồ chơi cho trẻ để phụ huynh nắm được.Thông qua việc tuyên truyền ở mọi lúc mọi nơi dần dần trẻ đã mạnh dạn tự tin có kĩ năng chơi hoạt động với đồ vật.
	Phối kết hợp với phụ huynh đã nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động với đồ vật.Khuyến khích cha mẹ tham gia giáo dục trẻ nhằm tạo sự liên kết thống nhất giữa gia đình và nhà trường. Tạo điều kiên thuận lợi cho trẻ phát triển mọi mặt.Bằng những lời tuyên truyền có tính thuyết phục phụ huynh đã tin tưởng và giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3.Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng với trẻ ở lớp 2TA trường mầm non Thanh Vân. Và thu được nhiều kết quả trên trẻ đã tốt hơn so với khi chưa áp dụng sáng kiến, bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy trẻ.
Sáng kiến này còn có thể áp dụng lồng ghép cho tất cả các môn học khác để giúp trẻ có kỹ năng hoạt động với đồ vật. Thể dục, cho trẻ làm quen với toán, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động tạo hình, hay áp dụng vào mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cơ sở trang thiết bị tương đối đầy đủ,đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ cán bộ đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp địa phương để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Sưu tầm, tìm tòi sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi.
Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động với đồ vật.
Hội phụ huynh của trường quan tâm chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường.
Trước khi áp dụng các biện pháp cho trẻ 24 – 36 tháng tuôi làm quen với hoạt động với đồ vật, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên 24 trẻ của lớp 2TA Trường mầm non Thanh vân
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ đạt được của trẻ khi chưa áp dụng đề tài.
Phân loại kĩ năng hoạt động với đồ vật của trẻ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô
7
29
9
 37
4
 17
4
 17
Trẻ có thể tập trung làm theo đúng các thao tác cô hướng dẫn.
6
 25
10
 42
5
 21
4
17
Trẻ có khả năng ghi nhớ và lặp lại các thao tác cô hướng dẫn.
5
 21
10
 42
6
 25
3
 12
Trẻ ghi nhớ và tái hiện được các kĩ năng cô hướng dẫn.
5
 21
9
 37
6
 25
3
 12
 	Căn cứ vào kết quả trên đây tôi nhận thấy khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ còn hạn chế. Tỉ lệ tốt đạt kết quả thấp, tỉ lệ trung bình và yếu cao. 
Sau khi áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ tuổi làm quen với hoạt động với đồ vật” tôi thu  được kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ đạt được của trẻ khi áp dụng đề tài.
Phân loại kĩ năng hoạt động với đồ vật của trẻ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô
15
62
5
 21
4
 17
0
 0
Trẻ có thể tập trung làm theo đúng các thao tác cô hướng dẫn.
13
 54
8
 33
3
 12
0
0
Trẻ có khả năng ghi nhớ và lặp lại các thao tác cô hướng dẫn.
11
 46
9
 37
3
 12
1
 0,4
Trẻ ghi nhớ và tái hiện được các kĩ năng cô hướng dẫn.
10
 42
9
 37
4
17
1
 0,4
 Nhìn vào bảng trên tôi nhận thấy trẻ đã tiến bộ, trẻ có khả năng tập trung, ghi nhớ và có kĩ năng hoạt động với đồ vật tốt hơn so với đầu năm.
* Đối với giáo viên
Bản thân rút được nhiều kinh nghiệm qua cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.Bản thân không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó tôi cũng như các giáo viên cùng lớp có những biện pháp giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ.
Tạo được lòng tin cho phụ huynh, rút ngắn khoảng cách giữa gia đình và nhà trường trong mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
* Đối với trẻ
Trẻ mạnh dạn, tự tin trong khi hoạt động với đồ vật.
Trẻ hứng thú, thích tìm tòi khám phá sự vật hiện tượng.
Trẻ có kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh, xâu vòng
* Đối với phụ huynh
Phụ huynh đã có sự hợp tác với những phương pháp, những kế hoạch hoạt động với đồ vật mà cô đưa ra cho trẻ ở lớp và ở tại gia đình trẻ.
Đã có sự phản hồi thường xuyên, liên tục về mức độ phát triển hoạt động với đồ vật của con em mình ở nhà để giáo viên có những biện pháp tác động kịp thời đến trẻ.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_nha_tre_tuoi.docx
Sáng Kiến Liên Quan