Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở lứa tuổi 24-36 tháng

Để giờ học đạt được hiệu quả cao tôi luôn cố gắng làm những đồ chơi sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và mức độ an toàn trong khi sử dụng.

 Tôi tận dụng những thùng cát tôn, giấy bìa, sách báo cũ để làm những đồ dùng trực quan áp dụng vào bài dạy như:

 VD: Tôi dùng 1 thùng cát tôn xung quanh chiếc hộp này tôi dùng bút màu vẽ về những đối tượng mà trẻ học như: Quả cam, con rùa, con voi. để trẻ nhận biết tập nói về các đối tượng trên và kết hợp phát triển vận động thể lực bằng cách phía trên chiếc hộp tôi khoét 1 hình tròn, phía dưới góc của hộp tôi khoét 1 hình vuông để cho trẻ chơi trò chơi “ Thi bỏ bóng”, từ đó trẻ có thể nhận biết được hình tròn ở trên là để bỏ bóng, hình vuông ở dưới để nhặt bóng. Với hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp đầy đủ vốn từ lại vừa phát triển vận động cho trẻ.

 Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng trực quan để sử dụng trong tiết dạy nữa như: dùng giấy báo, keo để cắt và tô màu lên thành các loại quả (quả cam, quả xoài )

 

doc8 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 14930 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VÀ HỌC TỐT MÔN NBTN Ở LỨA TUỔI 24-36 THÁNG”
A. MỞ ĐẦU:
 I. Đặt vấn đề:
 1, Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
 “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
 Đúng vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ chính là công cụ để trẻ nhận thức và giao tiếp góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho trẻ.Vì vậy việc hướng dẫn và dạy cho trẻ lứa tuổi ( 24 – 36 tháng ) làm quen và học tốt môn NBTN nói chung và trẻ lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trọng và cần thiết vì ở lứa tuổi Nhà trẻ , trẻ còn non nớt , vụng về , cần được chăm sóc kỹ lưỡng về mọi mặt : cả tinh thần lẫn thể chất . Nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói . Trẻ được ba mẹ và mọi người tập nói, trong đó cô giáo là người chịu trách nhiệm hướng dẫn bảo ban chỉ bảo cho trẻ mọi điều , và việc quan trọng hơn cả là người giáo viên phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn về mặt xem trẻ có nói đúng ngữ pháp không , có đủ câu chưa , có nói ngọng hay không... Qua đó trẻ được làm quen thêm về một số môn học của lứa tuổi nhà trẻ trong đó có bộ môn NBTN là điển hình . 
 + Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ
 + Trẻ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ 
 + Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hằng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi của lớp, qua các giờ học , và qua cả các tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng đó . 
 Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một cách tốt nhất thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm cũng như cung cấp thêm vốn từ cũng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn , cho đúng .
 Để làm tốt công việc giúp trẻ nắm được kiến thức cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của cô một cách mạch lạc to , rõ ràng là cả quá trình cô phải trao dồi kiến thức cũng như tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ tới các hình thức ,cũng như giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung của bộ môn NBTN . Vì vậy tôi đã đầu tư suy nghĩ để chọn “ một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng”. 
 	 2, Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.	
 	- Ý nghĩa: việc dạy trẻ nhà trẻ học tốt môn NBTN sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, nói rõ ý, hiểu và làm theo lời nói của cô giáo và những người xung quanh cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một cách tốt nhất . 
 	 - Tác dụng: giúp trẻ tiếp cận gần hơn với bộ môn NBTN để trẻ hiểu nội dung cũng như hoà mình vào các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên , trong cuộc sống hàng ngày của trẻ .
 	3, Phạm vi nghiên cứu đề tài:
 	Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề bài viết vào Nhóm trẻ, trường Mầm Non Phú Phong.
 II, Phương pháp tiến hành:
 1, Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
 	* Cơ sở lí luận:
- Trong chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ, nôn NBTN là một môn học giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi cung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.
 - Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi dã suy nghĩ trình bày thực tế, tìm biện pháp thực hiện.
 	* Cơ sở thực tiễn:
- Môn NBTN của trẻ nhà trẻ là việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua đối thoại và việc kết hợp trực quan minh hoạ bằng hình ảnh.
- Trong thực tiễn việc dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ qua môn NBTN như sau:
* Về nhận biết tên gọi:
- Dạy trẻ nhận biết và nói đúng đối tượng. Cho trẻ tập nói nhiều lần theo các hình thức: cả lớp, cá nhân.
- Dạy trẻ nói đúng chính tả: rõ lời, rõ ý.
* Nhận biết các đặc điểm công dụng của đối tượng:
- Dạy trẻ nhận biết các đặc điểm nổi bật của đối tượng sau đó kết hợp cho trẻ tập nói và nói về công dụng của đối tượng đó.
* Về mở rộng kiến thức:
- Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc mở rộng vốn từ, tư duy tưởng tượng cho trẻ liên hệ với thực tế kể về những đối tượng mà trẻ đã thấy.
 2, Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
 * Các biện pháp tiến hành:
+ Phương pháp dùng lời nói.
+ Phương pháp hoạt động với đồ vật.
+ Phương pháp trực quan hành động.
+ Phương pháp dùng hình ảnh minh hoạ.
 * Thời gian tạo ra giải pháp: Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 5 năm 2013. Năm học 2012-2013.
B. NỘI DUNG
 I. Mục tiêu
 	Nhiệm vụ của đề tài:
Dùng thủ thuật khi dạy trẻ NBTN.
Tăng cường khả năng diễn đạt cho trẻ
Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học
Xem tranh ảnh, sách báo để phát triển ngôn ngữ.
Nghiên cứu phương pháp dạy để thu hút trẻ.
Tiếp cận phương tiện hiện đại.
Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
II. Mô tả giải pháp mới của đề tài:
 1, Thuyết minh tính mới:
 - Để giúp trẻ phát âm chuẩn, rõ ràng, đủ câu mạch lạc trước tiên cô giáo phải nắm vững các phương pháp.Cô phải trao dồi kiến thức cũng như tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ tới các hình thức ,cũng như giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung của bộ môn NBTN
 - Ngoài ra dựa vào trình độ tiếp thu của từng trẻ mà giáo dục, đối với trẻ tiếp thu chậm, phát âm chưa rõ cô cần dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi để trẻ nắm vững hơn.
a) Dùng thủ thuật khi dạy trẻ NBTN:
 Môn nhận biết tập nói là môn học rất đa dạng và phong phú về ngôn từ . Tôi đã sử dụng một số thủ thuật để dạy trẻ như: Tôi sử dụng máy ti vi hay máy vi tính để phát tiếng kêu của các con vật cho trẻ đón hoặc cho trẻ bắt chước tiếng kêu, động tác của đối tượng để trẻ đoán tên và ngược lại hay gợi ý một số đặc điểm nổi bật của đối tượng để trẻ đoán tên. Qua quá trình đó tôi thấy trẻ hào hứng học bài hơn và thích được nói hơn. Trong khi trẻ hứng thú tôi dần hướng trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
 Ví dụ: trong tiết NBTN 
Đề Tài : Con gà , vịt – chim 
 Bước 1: 
Gây hứng thú giới thiệu bài:
(Cô đã sử dùng hình thức xem phim )
- Tận dụng nhạc của của bài “ chim bay ” cô và trẻ cùng xem phim về các con vật sẽ định học để trẻ củng cố lại kiến thức về các con vật dẫn rắt vào chủ điểm “ động vật ” cũng như vào nội dung bài dạy chính . 
Bước 2:
 Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua câu đố , hình ảnh bằng các hình thức:
+ Với con gà : Cô đố : Con gì kêu cục ta cục tác 
 + Với con vịt : Cô dùng câu đố : Con gì có cánh 
 Mà lại biết bơi 
 Ngày xuống ao chơi 
 Đêm về đẻ trứng ? 
 + Với con chim : Cho trẻ nghe tiếng hót của con chim để trẻ đoán xem đó là con gì ? Sau đó cho trẻ xem hình ảnh 
Thông qua mỗi hình thức làm quen với một số con vật gần gũi trẻ thì trẻ được củng cố , nói nhiều lần sao cho chính xác từ và tên các con vật cần làm quen và tìm hiểu thêm về một số bộ phận đơn giản của con vật đang tìm hiểu 
( mỏ , chân , cánh món ăn yêu thích ) 
Lúc đầu trẻ nói tên con vật to , rõ ràng cùng cả lớp 2-3 lần . Sau đó cá nhân trẻ được nói chuẩn : 5-6 trẻ 
b) Tăng cường khả năng diễn đạt cho trẻ.
- Trẻ trong thời gian này tập nói và tập giao tiếp là chính vì vậy nên tập trẻ nói những câu từ đơn giản, đến phức tạp , mới đầu tôi hướng dẫn trẻ “Tự giới thiệu về mình, về gia đình mình”... Sau đó tôi dạy trẻ sử dụng các ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày như: cảm ơn, xin lỗi, chào cô, các bạn, người lớn tuổi..., tập cho trẻ thành phản xạ nói tự nhiên. Và từ đó trẻ có thể thể hiện bản thân như: hát, đọc thơ những bài cô đã dạy.... Qua những cách tập nói đó tôi thấy các cháu mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ.
c) Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học:
Để giờ học đạt được hiệu quả cao tôi luôn cố gắng làm những đồ chơi sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và mức độ an toàn trong khi sử dụng.
	Tôi tận dụng những thùng cát tôn, giấy bìa, sách báo cũ để làm những đồ dùng trực quan áp dụng vào bài dạy như:
	VD: Tôi dùng 1 thùng cát tôn xung quanh chiếc hộp này tôi dùng bút màu vẽ về những đối tượng mà trẻ học như: Quả cam, con rùa, con voi... để trẻ nhận biết tập nói về các đối tượng trên và kết hợp phát triển vận động thể lực bằng cách phía trên chiếc hộp tôi khoét 1 hình tròn, phía dưới góc của hộp tôi khoét 1 hình vuông để cho trẻ chơi trò chơi “ Thi bỏ bóng”, từ đó trẻ có thể nhận biết được hình tròn ở trên là để bỏ bóng, hình vuông ở dưới để nhặt bóng. Với hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp đầy đủ vốn từ lại vừa phát triển vận động cho trẻ.
 Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng trực quan để sử dụng trong tiết dạy nữa như: dùng giấy báo, keo để cắt và tô màu lên thành các loại quả (quả cam, quả xoài) 
d) Xem tranh ảnh, sách báo để phát triển ngôn ngữ. 
 Thông qua xem tranh ảnh, tôi thấy các cháu nói được rất nhiều về sự hiểu biết của mình như: tên con vật, đặc điểm của chúng. Ở đây tôi đã dạy trẻ phát triển được ngôn ngữ và phát triển cho trẻ kỹ năng xem sách, lật sách.
e) Nghiên cứu phương pháp dạy để thu hút trẻ.
 Để trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt và nắm được bài một cách cơ bản và đầy đủ nhất, người giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ phương pháp của môn học trước khi lên lớp.
 - Một tiết NBTN tiến hành phải đầy đủ 3 bước: Quan sát- luyện tập- trò chơi.
 - Khi quan sát vật, cô không nên nói ra ngay tên gọi, đặc điểm của vật, mà nên đặt thành câu hỏi ngắn gọn, chính xác để hướng sự chú ý của trẻ và phát huy tính chủ động tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được, cô nói cho trẻ biết và đặt lại câu hỏi để trẻ nhắc lại.
 - Trong bước luyện tập, cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi đối với trẻ như: Con gì đây?, Cái gì đây?; Để làm gì?. Với cùng một nội dung cô có thể đặt dưới nhiều dạng câu hỏi khác nhau ( Gà mái kêu thế nào?; Con gì kêu cục ta cục tác).
 - Phần trò chơi có thể cho trẻ chơi trò chơi lựa chọn các con vật, chọn tranh lô tô hay thi xem ai nói nhanh...
 Tõ những phương pháp cơ bản đó tôi thấy trẻ tiÕp thu rất tốt về ngôn ngữ và kiến thức của bài dạy. 
f) . Tiếp cận phương tiện hiện đại 
 Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm gây hứng thú lĩnh hội kiến thức cho trẻ. 
 Bên cạnh đó, một cách mới và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ đó là việc xây dựng những giáo án điện tử. Trong năm học vừa qua tôi đã học hỏi, tìm tòi và xây dựng được những giáo án điện tử nhằm tiến hành các tiết học hấp dẫn đối với trẻ. Thường thì trong những tiết cho trẻ học NBTN và NBPB tôi sử dụng Hình ảnh động trong slide sẵn có. 
g) Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Để trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt qua hoạt động nhận biết tập nói thì không chỉ dạy trẻ ở các giờ hoạt động chung mà cần phải dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi như trong giờ đón, trả trẻ, hoạt động góc tôi tận dụng thời gian trò chuyện cùng trẻ để trẻ có cơ hội được giao lưu, thể hiện những điều mà trẻ đã được trải nghiệm. Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở gia đình như: dành thời gian trò chuyện với trẻ, cho trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. 
	Qua việc rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ qua môn nhận biết tập nói rất tốt, trẻ rất hứng thú học bài và trả lời được các câu hỏi của cô do đó chất lượng của môn học đã dần được nâng lên.
 2, Khả năng áp dụng:
 Qua thực tế mà tôi thực hiện các hình thức trên, tôi nhận thấy kết quả thể hiện trên trẻ có tiến bộ rõ rệt , trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà tôi truyền thụ cho lớn khả năng tập chung chú ý , nhận xét và diễn đạt ý của trẻ tiến bộ rõ rệt so với đầu năm.
 - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi tham gia học tập và họat động như : Nói đủ câu , to rõ ràng , giảm số trẻ nói ngọng . 
 - Trẻ yêu thích các trò chơi trong các tiết học , các trò chơi ở các góc của lớp , trẻ chơi với bạn đoàn kết không còn tranh dành nhau đồ chơi và đánh bạn như trước nữa .
 - Bằng những tấm mi ca trong cô đã tạo ra trong cả bộ môn NBTN tranh lô tô và hình ảnh ngộ nghĩnh dễ sử dụng trong tiết học đã đạt hiệu quả cao
 - Số trẻ nói ngọng đã giảm nhiều so với đầu năm
 - Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng mạnh lạc hơn cụ thể trong các tiết học NBTN .
 Cho đến thời điểm này, tôi thấy các giải pháp tôi đưa ra phù hợp và kết quả mà lớp tôi đã đạt được.
Nội dung
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Trẻ nói đủ câu
50%
90%
Trẻ nói chưa đủ câu
30%
80%
Trẻ nói ngọng
20%
70%
 	3, Lợi ích kinh tế xã hội:
- Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên một cách có hện thống, hầu hết trẻ lớp tôi hứng thú tham gia trong giờ học.
- Ngôn ngữ của trẻ ở lớp tôi tăng lên rõ rệt.
- Trẻ biết sử dụng ngôn từ một cách chính xác và có nghĩa.
- Có khả năng ứng dụng và trải nghiệm vào thực tế.
- Trẻ hứng thú tiếp thu bài học và trả lời các câu hỏi của cô trong các giờ hoạt động chính.
- Bản thân tôi đã tìm ra được các biện pháp để giúp trẻ phát triển vốn từ.
 - Qua các biện pháp mới của tôi đưa ra để giúp trẻ học tốt môn NBTN, tôi thấy nó thể hiện rõ lợi ích của quá trình giáo dục, công tác của tôi sau một thời gian thực hiện.
C. KẾT LUẬN:
 	 - Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng, song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều, vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:
 	 + Trau dồi thêm kiến thức về phương pháp dạy trẻ NBTN.
 	+ Cô giáo là người mẫu mực, chịu khó kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong việc mình cần giáo dục.
 	+ Cô dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng, sửa sai kịp thời cho trẻ nhằm kích thích trẻ hứng thú
 	+ Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, giống như người mẹ thứ 2 của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
 	+ Gia đình thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
 	 + Tuyên truyền với phụ huynh về công tác nuôi dạy trẻ.Kết hợp với phụ huynh ngoài việc nắm bắt đặc điểm của trẻ còn có tác dụng hướng với phụ huynh củng cố lại kiến thức cho trẻ Do đó muốn giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp, cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
 	- Tôi tin với những biện pháp này trẻ lớp tôi sẽ ngày càng tiến bộ hơn, trẻ nói được nhiều câu hơn, nói đúng, chuẩn, mạnh dạn, tự tin hơn.
 	 - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
 + Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi là những người làm công tác giáo dục trực tiếp giảng dạy. rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thêm các thiết bị dạy học để trẻ được phát triển vốn từ một cách tốt nhất.
 + Tôi mong rằng những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những người trong ngành mầm non quan tâm hơn nửa để giáo dục trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 24-35 tháng.
- Tôi mong rằng Phòng GD& ĐT thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, các lớp tập huấn để bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên.
- Ngoài ra còn cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ và nhận thức về việc cho con em ra lớp đều, đúng độ tuổi.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc xây dựng “ Một số biện pháp giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ qua môn nhận biết tập nói ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng.
 Phú Phong, ngày 2 tháng 1 năm 2013
 Người viết
 Nguyễn Thị Kiều Nhung 

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan