Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện tiên tiến xanh, thân thiện ở trường Tiểu học

Trong thời đại cộng nghệ 4.0 thì thông tin là quan trọng bậc nhất, bỡi ta tiếp nhận thông tin sớm, kịp thời cho chúng ta có cơ hội, thời gian để ta xử lý tốt nhất những công việc có liên quan.Trong bản ghi nhớ về vấn đề Học tập suốt đời của Ủy ban Châu Âu thì “mọi người cần phải được trang bị các kỹ năng học hỏi, thích ứng với sự thay đổi và hiểu được quá trình luân chuyển của các dòng thông tin”. Điều này cũng khẳng định, mọi người sống trong một thế giới hiện đại, luôn chuyển động như hiện nay, sự hình thành năng lực, kỹ năng của con người đều phải thông qua quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong các phương tiện hỗ trợ con người thực hiện quá trình ấy, sách, tài liệu là một trong những phương tiện hữu ích nhất. Có thể nói không quá rằng sự hình thành đạo đức, phẩm giá và nhân cách con người một phần là do đọc sách. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói về nguồn gốc của văn chương là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Văn chương hướng con người tới Chân Thiện Mỹ, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội.Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi (từ 5- 14 tuổi) đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học (7- 11 tuổi)là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó, các em còn chưa tự định hướng trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ và phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn. Tuy nhiên một thực trạng hiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến chúng trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách. Việc cấm các em sử dụng các thiết bị hiện đại với ý nghĩ việc làm đó thúc đẩy hứng thú đọc sách (do không có gì để chơi) nhiều khi lại phản tác dụng. Điều chúng ta nên làm hơn để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và thư viện trở thành thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập.

docx16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng thư viện tiên tiến xanh, thân thiện ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh được bố trí theo lịch đọc truyện một số em ở từng lớp vì không đủ chỗ ngồi, giáo viên giờ nghỉ đến thư viện đọc sách cũng chật chội nóng nảy. Do đó phần nào giảm hứng thú đọc truyện của các em, hạn chế tỷ lệ giáo viên đến thư viện đọc để trau dồi thêm chuyên môn nghiệp vụ. 
Từ những nguyên nhân trên, bản thân là một thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo hoạt động của thư viên, tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm nhiều cách, đắn đo sử dụng những biện pháp nào chỉ đạo cô thủ thư trực tiếp phụ trách thư viện và định hướng cho tổ cộng tác thư viện làm việc như thế nào cho có hiệu quả. Cần huy động nguồn lực kinh tế từ đâu, tăng trưởng cơ sở vất chất từ nguồn kinh phí nào, huy động sức mạnh từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm như thế nào và rồi tôi đã tìm ra được cho mình một hướng đi mới, sát thực tế của đơn vị, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Từ đó tôi đã tìm ra được cho mình một lối đi và đó chính là:
2.2 Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng Thư viện tiên tiến xanh-thân thiện ở trường tiểu học:
Để thực hiện mô hình thư viện tiên tiến xanh- thân thiện ngoài những nghiệp vụ thư viện đã thực hiện trong phòng thư viện chúng tôi đã mở rộng phạm vi hoạt động của thư viện tại phòng đọc của học sinh, ở từng lớp học và ngoài sân trường, tạo ra hoạt động thư viện phong phú, thuận lợi để giáo viên cũng như học sinh chủ động khám phá, tìm tòi kiến thức tôi đã thực hiện một số biện pháp chỉ đạo như sau:
2.2.1 Chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động Thư viện theo năm học và từng giai đoạn.
	Xác định rỏ mục tiêu nhiệm vụ của Thư viện trong năm học theo sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên về thực hiện nhiệm vụ của năm học và cấp học. Đó là trong năm học cần thực hiện được những kế hoạch nào. Nắm chắc được đặc điểm tình hình của đơn vị, những thuận lợi gì trong thực hiện kế hoạch và đồng thời có những khó khăn nào cần phải giải quyết một cách kịp thời.Từ mục tiêu chung cần đạt của năm học thì người “thủ thư” cần lên kế hoạch hoạt động năm tháng, tuần, khoa học, hợp lý, có tính khả thi cao.
	Làm tốt công tác tham mưu cho đ/c Hiệu trưởng nhà trường và tổ cộng tác thư viện. Phân công công việc cho các đ/c trong BGH, các thành viên trong tổ cộng tác thư viện, nắm rỏ công việc, nhiệm vụ và cách làm của mình. Để từ đó triển khai họp, đánh giá rút kinh nghiệm sau triển khai công việc và từng giai đoạn khi thực hiện kế hoạch. Yêu cầu người “thủ thư” nghiên cứu kĩ và nắm vững các văn bản hướng dẫn của cấp trên và nắm rỏ tinh thần chỉ đạo của PGD và SGD về hoạt động thư viện theo từng giai đoạn có như thế mới làm được một kế hoạch xây dựng và phát triển thư viện trường đi đúng hướng mang lại hiệu quả thiết thực. Hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quyết định và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải xác định rỏ nhiệm vụ để thực hiện có hiệu quả khả thi khi xây dựng kế hoạch phải hoạch định rỏ từng giai đoạn cụ thể để thực hiện. Ví dụ: Giai đoạn thứ nhất xây dựng phòng đảm bảo đủ diện tích, mua sắm trang thiết bị bên trong như bàn ghế, giá sách, tủ đựng sách, ti vi, máy tính, thảm lót, làm nhà thư viện goài trờiGiai đoạn thứ hai bổ sung sách, báo, tài liệu, xây dựng các kho sách phong phú về chủng loại, đảm bảo về tỷ lệ đầu sáchGiai đoạn thứ ba là trang trí thư viện bên trong lẫn thư viện ngoài trời, các góc thư viện các lớp, xây dựng các góc như góc đọc, góc nghệ thuật, góc sáng tạo, góc vui chơi, góc Âm nhạc, góc nghệ thuậtKhi ta có kế hoạch rỏ ràng chi tiết, sát đúng với thực tiễn thì cho triển khai thực hiện và giám sát để có những điều chỉnh phù hợp hơn khi thực hiện kế hoạch.
2.2. 2 Tăng trưởng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động tại phòng đọc của học sinh:
Tại phòng đọc của học sinh nhà trường đã chia ra các góc hoạt động như góc đọc sách, góc nghệ thuật, góc giải trí,góc sân khấu hóa... Mỗi góc đều có biển tên và các tài liệu, đồ dùng phù hợp.
Góc đọc: Được xếp các loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện cổ tích, truyện doanh nhân, ... Học sinh có cơ hội đọc sách để nâng cao kiến thức, phục vu nhu cầu học tập hoặc tham gia các chương trình của thư viện.
Góc nghệ thuật: Được sắp xếp các đồ dùng như giấy, bút chì, tẩy, phấn, màu nước, đất nặn, sáp màu, các dụng cụ thêu... Có không gian để trưng bày các sản phẩm do các em tạo ra như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn...
Góc viết: Các đồ dùng chủ yếu ở đây là giấy, vở viết, bút mức, bút chì, thước kẻ.... Tại góc viết, các em có khả năng thể hiện sự sáng tạo như viết truyện, thơ, thư, nhật ký, những cảm nghĩ về sách. Các em ghi vào sổ tay bạn đọc về những nội dung câu chuyện hay hoặc vẽ lại những hình ảnh đẹp, ý nghĩa động lại của câu chuyện qua nội dung trại đọc
 Góc Âm nhạc: Ở đây các em có thể nghe các bài hát, bản nhạc phù hợp với lưa tuổi của các em, các câu chuyện và các loại nhạc cụ... Người thủ thư và Giáo viên sẽ giúp đỡ học sinh trong việc thưởng thức cảm nhận các câu chuyện và các bài hát dân ca, đồng dao... Đồ dùng cần chuẩn bị tại góc Âm nhạc là đầu đĩa nhạc, băng kể chuyện, đài catset, các nhạc cụ đơn giản để học sinh có thể thực hành vận dụng ngay..
Góc sân khấu hóa: Tại góc sân khấu hóa nhà trường đã chuẩn bị sân khấu và các vật dụng như áo quần trang phục, các đạo cụ mô phỏng để có thể học sinh đóng vai. Trong phòng nhà trường lắp đặt 6 máy tính có nối mạng Internet. Tại đây, học sinh có thể tra cứu, lấy thông tin trên mạng hoặc xem các nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập
Các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhân viên thư viện, các đ/c trong tổ cộng tác thư viện theo lịch phân công hỗ trợ, ngoài ra có giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội khi tổ chức một buổi trại đọc cho học sinh các khối lớp. Các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu mà mình cần một cách thuận tiện, tuy nhiên cần hướng dẫn cho học sinh có nề nếp, ý thức văn hóa khi đọc sách, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn khác tại phòng đọc.
2.2.3. Trang bị cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện tại các phòng học.
Tại các lớp học, nhà trường trang bị cho mỗi lớp 1 giá treo tường đựng sách được gọi là tủ sách linh động và thân thiện. Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn và bố trí thêm các góc đọc, góc viết, góc vẽ tại từng lớp.Tổ chức bình bầu ban thư viện của các lớp học theo sơ đồ, có phân công nhiệm vụ của các thành viên trong ban để tổ chức cùng với GVCN có hiệu quả trong việc tạo điều kiện cho học sinh đọc sách.
Sách, báo trong giá sách thân thiện là những sách, báo mà nhà trường mua bổ sung hằng kì hằng năm học. Nhà trường kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các công ty, các tổ chức Đoàn, cơ quan doanh nghiệp quan tâm đến học sinh của nhà trường. Giao cho các em tự bảo quản, dưới sự giám sát của GVCN, luân chuyển và theo dõi cũng như tạo điều kiện cho học sinh và CB-GV-NV có không gian, cơ hội đọc sách, báo, tạp chí một cách thuận tiện nhất. Giáo viên chủ nhiệm, cùng với tổ cộng tác thư viện trường sẽ giúp đỡ để học sinh sử dụng sách có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách của lớp. Hằng tuần, các lớp sẽ liên hệ với lớp bạn để chuyển sách từ lớp nọ sang lớp kia, với sự giúp đỡ của cô thủ thư. Như vậy các em luôn luôn có sách mới để đọc, gây hứng thú cho học sinh khi đọc.
2.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất cho thư viện xanh, thân thiện.
Xác định rỏ muốn có được một nhà thư viện xanh ngoài trời, gần gủi hòa quyện với thiên nhiên, phong cảnh của vường trường. Trước hết nhà trường triển khai bàn bạc thong nhất quan điểm trích kính phí hoạt động thường xuyên một phần và đặc biệt là nhà trường tìm kiếm nhà tài trợ, mạnh thường quân, những nhà hảo tâm ủng hộ cơ sở vât chất như: bàn ghế, sách vở, các dụng cụ phục vụ trang trí cho nhà thư viện xanh ngoài trời đảm bảo thân thiện với môi trường cảnh quan chung và đặc biệt thân thiện với mỗi bạn đọc đó chính là cốt lõi của thư viên nói chung.
Trong năm học nhà trường đã được hỗ trợ 08 bộ bàn ghế, 05 xích đu từ các doanh nhân đến từ Hà Nội và Nghệ An, hàng trăm đầu sách, tài liệu do dự án Thiên Nhiên Việt tài trợ cho thư viện nhà trường. Nhà trường đã chi hơn 80 triệu đồng để làm mái nhà thư viên xanh ngoài trời cùng trang trí bên trong lẫn bên ngoài với diện tích gần 70m2 và mua thêm 01 ti vi 55inch phục vụ thư viện hoạt động. Để có được không gian thư viện xanh ngoài sân trường vừa đẹp mắt, hấp dẫn vừa tiện dụng, có khu nhà che có thể treo các tủ sách thân thiện không phải cất vào sau mỗi ngày; có khu gốc cây râm mát để treo tủ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày; có các góc thư giãn cho học sinh vui chơi như chơi cờ vua, vẽ tranh, khu vận động cho học sinh thỏa thích khi mỗi giờ ra chơi và mỗi ngày đến trường. Tại các khu vực có sách, tài liệu, bố trí ghế ngồi, xích đu, thảm cỏ nhân tạo, thuận lợi cho việc đọc sách của học sinh, giáo viên vừa thư giản sau những giờ học căng thẳng. Nhà trường và tập thể giáo viên cùng với nhân viên thư viện đã tạo được một thư viện có cảnh quan đẹp, thoáng mát, gần gủi với thiên nhiên, đặc biệt cách phục vụ bạn đọc chuyên nghiệp, đầy trách nhiệm do đó thư viện nhà trường ở tất cả các khu vực và đặc biệt thư viện xanh- thân thiện đã thu hút được rất nhiều bạn đọc khi thư viện đưa vào hoạt động. Đây là sự thắng lợi ban đầu, tạo hứng thú và niềm vui cho tập thể nhà trường khi triển khai một hoạt động có ý nghĩa và có kết quả như mong đợi.
2.2.5 Xây dựng vốn sách, báo tạp chí, tài liệu ở thư viện.
Vốn tài liệu thư viện trường học cần được bổ sung thêm các loại sách, báo, tạp chí phục vụ mục đích đọc giải trí cho học sinh bởi đây là một trong những kênh tài liệu thu hút sự quan tâm của nhiều em. Nhà trường đã thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm để tăng tỷ lệ các đầu sách một cách phong phú về chủng loại. Bổ sung nhiều loại sách như: Sách giáo khoa dùng chung cho học sinh nghèo, sách nhi đồng, truyện, sách tham khảo, sách kinh điễn, sách nghiệp vụ, sách từ điễn, sách pháp luật, báo, tạp chíTrong năm học 2018-2019 nhà trường đã đầu tư mua bổ sung sách giáo khoa cho tủ sách dùng chung, sách cho học sinh nghèo mượn: 1035 bản: Tổng trị giá: 19.199.000 đồng. Sách tham khảo mua mới: 722 bản tổng số tiền là: 17.268.900 đồng. Với tổng kinh phí đầu tư mua các loại sách báo phục vụ trong năm học với số tiên là: 40.104.900 đồng với 1838 bản, chưa tính đến các nhà hảo tâm thiện nguyện tặng cho học sinh và giáo viên. 
2.2.6 Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp gần gủi với thiên nhiên. 
Trường lớp xanh, sạch đẹp luôn là điều quan trọng để các em thích đến trường. Vận dụng thực tế trường đã trồng nhiều cây bóng mát, tăng cường làm vệ sinh là việc làm thường xuyên để sử dụng thư viện xanh. Bản thân đã chỉ đạo cho nhân viên thư viện phối hợp với Chi đoàn, TPT Đội sắp xếp bàn ghế chỗ ngồi, bày trí các xích đu, các loại đồ chơi được nhà trường làm và được tặng theo từng khu vực đảm bảo hài hòa, cân đối đẹp mắt đảm bảo khoa học và tính thẩm mỹ . Tạo được một môi trường một không gian đọc thực sự là gần gủi thân thiện với thiên nhiên lẫn con người, đúng nghĩa với thư viện tiên tiến xanh- thân thiện.. Môi trường sạch sẽ, không gian thoáng mát lại được đọc truyện vì thế vừa tăng thêm vẻ đẹp cho trường vừa giúp các em ham thích hơn trong phong trào đọc và làm theo sách do liên Đội phát động thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí” cho học sinh lẫn giáo viên. 
Để khai thác triệt để hiệu quả từ thư viện tiên tiến xanh-thân thiện chúng tôi đã mạnh dạn chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ về cách thức tổ chức đọc sách, trưng bày sách không theo kiểu “truyền thống” thư viện không phải là “kho sách” bố trí “đóng” mà phải bố trí theo hướng “mở”, tức là làm sao để việc đọc sách ở thư viện phải gần gũi và thân thuộc như đọc sách ở nhà. Điều này đòi hỏi Thư viện phải có không gian xanh, thoáng mát, trong lành, không nhất thiết phải quá nghiêm trang mà cần tạo môi trường đọc -học thân thiện. Thư viện có thể trang trí theo các chủ đề khác nhau theo từng thời điểm trong năm. Ví dụ: Chủ điểm khai giảng, 20/10; 20/11;22/12; Chủ điểm ngày hội đọc sáchĐiều này tạo cho các em học sinh niềm hứng khởi mỗi khi bước vào thư viện là bước vào khu vườn tri thức đầy màu sắc.Thay đổi về cách bố trí thì phương thức hoạt động của thư viện cũng cần có sự thay đổi theo hướng tích cực và thân thiện như: kho tài liệu là kho mở, phân loại theo mã mầu, đưa học sinh tham gia các khâu hoạt động của thư viện như cho mượn tài liệu, hướng dẫn bạn bè tra tìm tài liệu, tăng cường các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn đọc thông qua các cuộc thi tìm hiều về sách, câu lạc bộ đọc sách việc làm này nâng cao tinh thần tự giác của các em, đồng thời kích thích nhu cầu và hứng thú đọc của học sinh.
2.2.7. Tổ chức hoạt động ở Thư viện xanh, ngoài trời.
Khi đã xây dựng được cơ sở vật chất cho Thư viện xanh thì việc tổ chức hoạt động thư viện ngoài trời cũng là cả một vấn đề cần quan tâm chỉ đạo. Thư viện xanh đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt để có thể quản lý được lượng sách báo ngoài thư viện xanh mà ai cũng có thể lấy được đồng thời sử dụng có hiệu quả. Ngoài hoạt động của cán bộ phụ trách thư viện, chúng tôi đã huy động sự vào cuộc của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp. Cụ thể:
Cán bộ phụ trách thư viện: phân loại từng khu vực để sách cho dễ sử dụng, trực tiếp xuất sách và để vào những vị trí sách đã quy định, kiểm soát sách hằng ngày và thay sách hằng tuần để học sinh luôn luôn có sách mới để đọc.
Tổng phụ trách Đội: Phân công học sinh trong Đội tuyên truyền măng non phụ trách từng khu vực sách. Hằng ngày Đội tuyên truyền măng non có trách nhiệm hướng dẫn các bạn đọc sách và bảo quản sách; mang sách ra và thu về sau mỗi ngày (đối với sách ở khu vực lẻ).
Tất cả bạn đọc: Có thể đọc sách ở bất cứ lúc nào ngoài giờ lên lớp, tự lựa chọn loại sách mà mình yêu thích, đọc sách xong cẩn cất sách vào đúng nơi quy định, không tự chuyển sách sai khu vực quy định, tránh làm rách sách, cần tự giác giữ gìn sách.
Giáo viên chủ nhiệm lớp: Lồng ghép văn hóa đọc trong các phần bài giảng của mình: ví dụ giáo viên có thể yêu cầu các em học sinh viết những cảm nhận về cuốn sách mình đọc hoặc vẽ những hình ảnh mình cho là ý nghĩa, yêu thích trong các buổi tổ chức trai đọc .Yêu cầu học sinh tự tìm kiếm tư liệu phục vụ các chủ đề của bài học, điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải là một tấm gương đọc sách, những người truyền cảm hứng đọc cho các em học sinh.  
Để hoạt động thư viện tiên tiến xanh- thân thiện hiệu quả thì hình thức tổ chức của thư viện cũng cần được thay đổi thường xuyên, tránh cho học sinh bị nhàm chán; ví dụ: thư viện góc lớp, thư viện cây xanh, thư viện đa năng, thư viện tự quản, giờ kể chuyện tại thư viện, sân khấu hóa các hình thức đọc sách, tổ chức thi kể chuyện, thi đọc sáchgiải pháp này đòi hỏi cán bộ thư viện trường học phải có kỹ năng hướng dẫn, tuyên truyền, khơi dậy trí tò mò và sự sáng tạo của học sinh đồng thời phải không ngừng đổi mới phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thư viện và nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý theo lứa tuổi của học sinh.
Từ mô hình hoạt động thư viện mở rộng và thân thiện, thư viện nhà trường đã thu hút được 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường tham gia hằng ngày. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh.
Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên hằng tuần và phương thức tiếp cận sách thuận lợi.
Nhờ áp dụng những giải pháp trên đã tạo được sự ham mê đọc sách trong học sinh, thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với các em học sinh khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các em học tập, sáng tạo, phát triển tư duy. 
BẢNG 2:
Kết quả hoạt động của Thư viện tiến tiến xanh- thân thiện đi vào hoạt động sau một năm, năm học 2018-2019.
Năm học
Tỷ lệ thu hút được bạn đọc đến thư viện đọc sách và đọc sách ngay tại lớp và thư viện các khu vực lẻ
Giáo viên tham gia đọc sách, báo
Học sinh ở khu vực trung tâm
Học sinh ở khu vực lẻ
Ghi chú
2018-2019
100%
100%
100%
 Năm học 2017 – 2018 đạt danh hiệu thư viện tiên tiến.
 Năm học 2018 – 2019 đạt danh hiệu thư viện tiến tiến.
3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của các giải pháp:
	 - Có thể khẳng định rằng muốn tổ chức hay xây dựng một thư viện hoạt động có hiệu quả có mầu sắc thì điều quan trọng phải là xây dựng được kế hoạch. Đặc biệt phải cụ thể hóa được các biện pháp cần phải thực hiện trong xây dựng kế hoạch thực hiện. Phân định được từng việc cần làm và định rỏ các giai đoạn phải hoàn thành để tạo thành một xâu chuỗi hoàn hảo, khép kính trong thực hiện xây dựng được một Thư viện như trình bày ở trên.
 - Xây dựng được “Thư viện tiên tiến xanh- thân thiện” đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và kích thích được học sinh đọc sách, tạo ra một không gian đọc, học tập thoải mái và tích cực góp phần gợi mở, gần gũi và thân thiện, đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến thức trong sách, báo của đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh. Học sinh dễ tập trung, cảm nhận thoải mái và tự do hơn khi được đọc sách dưới những gốc cây xanh thoáng mát, những chiếc xích đu, hay những chiếc ghế ngồi xinh xắn, những thảm cỏ xanh xung quanh trường, những tấm xốp mềm mại và đầy màu sắc quyến rũ các em đến đọc sách.Vào những ngày thời tiết không thuận lợi, các em học sinh có thể đọc sách ở các góc trong lớp học, ở thư viện trung tâm, thư viện di động ở các khu vực lẻ. Nhờ vậy mà các công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành kỷ luật, chất lượng học cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Hiệu quả từ mô hình Thư viện tiên tiến xanh- thân thiện là rất khả quan.
- Tập cho các em có thói quen đọc sách, được tiếp xúc với nhiều loại sách và không bị nhàm chán về chủng loại sách. Học sinh lẫn giáo viên đã hình thành một thói quen, hình thành một văn hóa đọc theo đúng nghĩa.
- Tạo cho không khí học tập giảm bớt sự căng thẳng, ứng xử, giao tiếp giữa học sinh và học sinh chan hòa hơn, đoàn kết thân ái hơn.Với một môi trường thân thiện gần gủi như thế tất nhiên sẽ không có bạo lực diễn ra.
- Tạo sân chơi bổ ích, lý thú mang cảm giác nhẹ nhàng, có văn hóa, không bạo lực. Bỡi phần lớn các giờ ra chơi các em tiểu học đã giảm đi các trò chơi chạy nhảy, đuổi nhau, rượt bắt, mồ hội nhễ nhại, quần áo xộc xệch khi vào lớp. Mà đã thay thành những không gian đọc sách với nhiều tư thế đọc, nhiều cảm xúc, nhiều ý tưởng hay, ý nghĩa đã đến với học sinh, giáo viên qua từng trang sách “mở” và những giờ học lý thú bổ ích.
- Các em đến trường là được tiếp xúc với sách với tri thức của nhân loại, được gần gủi yêu thương, dùi dắt chỉ bảo của các thầy cô giáo đang ngày đêm thầm lặng hướng dẫn cho các em có một văn hóa đọc sách ngay từ nhỏ, trên ghế nhà trường. 
- Từ thích đọc sách, đam mê đọc sách đã thực sự hữu ích, tích cực giúp các em trong học tập cũng như chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Phong trào đọc sách của nhà trường đã thực sự được lan tỏa đến mọi người.
3.2.Những kiến nghị đề xuất:
 	Để hoạt động thư viện nhà trường nói chung và hoạt động “ Thư viện tiên tiến xanh- thân thiện” nói riêng có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
- Sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà trường về kính phí để xây dựng, người phụ trách quản lý, chỉ đạo phải là người chủ động, quan tâm đến phong trào là người khơi nguồn, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm về công tác Thư viện.
- Cán bộ Thư viện phải có tình yêu nghề, có ý thức, có chuyên môn nghiệp vụ có tính sáng tạo, trách nhiệm cao, biết tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động chủ động sáng tạo.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo xây dựng Thư viên tiên tiến xanh- thân thiện mà trong quá trình chỉ đạo bản thân đã làm, đang làm và tiếp tục thực hiện trong quá trình công tác để phát huy tốt hiệu quả của mô hình thư viện này.Với những kết quả đạt được trong 2 năm qua là một sự nổ lực của đơn vi nhưng so với những đơn vị bạn thì còn những hạn chế nhất định. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến của bản thân hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của thư viện nói riêng và sự phát triển giáo dục của huyện nhà nói chung.
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxMột_số_biện_pháp_chỉ_đạo_xây_dựng_thư_viện_tiên_tiến_xanh-_thân_thiện_ở_trường_tiểu_học.docx
Sáng Kiến Liên Quan