Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực"

Một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc vào rất nhiều yều tố, trong đó nền giáo dục có một vai trò quyết định nhưng giáo dục theo cách nào? đó là câu hỏi lớn. Để giáo dục con người rất cần có một người thầy giỏi một phương pháp tốt nhưng bên cạnh đó môi trường giáo dục cũng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. Do đó, năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đề ra (phát động) phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Song, phải làm như thế nào? Phải xây dựng mối quan hệ giữa thầy và trò ra sao? Thể hiện nó như thế nào cho có hiệu quả nhất? Tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục để (giúp) trẻ được tham gia một cách tự giác, không gò ép .v.v.

Muốn làm được việc đó, ngoài những yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, những phương pháp dạy học hay, linh hoạt được áp dụng trong các bài học, giờ học của học sinh thì những hoạt động vui chơi giúp các em giảm Stress sau những giờ học căng thẳng, những áp lực của những con số, những bài toán hóc búa, những mảng kiến thức rộng lớn, đa dạng yêu cầu cao đối với người học.và quan trọng hơn tạo sự gần gũi, đoàn kết giữa thầy với thầy, thầy với trò và trò với trò,.duy trì và phát huy những việc làm hay ở Liên đội; đồng thời đưa ra sân chơi mới lạ, những mô hình hay, những trò chơi mới để thu hút, lôi cuốn các em tham gia. Nhằm góp phần cùng với nhà trường hưởng ứng tốt phong trào trên để học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” được “Học mà chơi - Chơi mà học” và được giáo dục phát triển mà không đánh mất cái chất thơ ngây hồn nhiên, trong trắng của trẻ.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ghép giáo dục kỹ năng sống, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật cho học sinh.
* Thay đổi các hình thức dạy hoc, học tập thông qua các trò chơi:
Do đặc điểm tâm lý HS tiểu học là"học mà chơi, chơi mà học" nên tôi luôn chỉ đạo GV dạy học thông qua trò chơi cụ thể như sau:
Qua trò chơi Âm nhạc: ngoài phát hiện, bồi dưỡng khả năng ca hát trong học sinh còn giúp các em biết và hát được nhiều ca khúc thiếu nhi, những ca khúc hay ca ngợi quê hương đất nước, Bác Hồ, thầy cô giáo, .
Trò chơi Hoa Trạng Nguyên là trò chơi được các thầy cô, các bậc phụ huynh đánh giá cao. Đây là trò chơi mới, đòi hỏi kiến thức rộng, yêu cầu cao đối với các em đăng ký tham gia, ... qua trò chơi này chúng tôi giáo dục cho các em ham thích đọc sách báo, xem những chương trình bổ ích trên các kênh đài, phương tiện thông tin đại chúng dành cho thiếu nhi nhằm nâng cao và mở rộng thêm vốn kiến thức, tầm hiểu biết giúp các em hệ thống lại các kiến thức đã học. 
Định kỳ theo chủ điểm và thời điểm kiểm tra định kỳ, nhà trường tổ chức các trò chơi hái hoa dân chủ với nội dung các môn học, thi Rung chuông vàng ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra định kỳ.
 Thành lập các câu lạc bộ Toán tuổi thơ, Văn tuổi thơ... chỉ đạo GV hướng dẫn HS giải và viết bài. Thường xuyên tuyên dương và khuyến khích những HS tích cực hưởng ứng.
* Chỉ đạo cho GV tạo điều kiện để học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
HS được khuyến khích, tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, được tạo cơ hội, tạo hứng thú đề xuất sáng kiến trong học tập. 
HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
HS chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động, được tham gia xây dựng các góc học tập, khuyến khích sưu tầm và tự làm dụng cụ học tập cho lớp học.
Có bảng theo dõi thi đua thường xuyên treo tại lớp học, khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá trong quá trình học tập.
 Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
* Thường xuyên khuyến khích HS có ý thức phấn đấu vươn lên:
Chỉ đạo các GV giảng dạy theo dõi sự tiến bộ của HS đặc biệt là HS yếu để có những động viên, khen ngợi và phối hợp với gia đình cùng khuyến khích để các em phấn khởi vươn lên. Bên cạnh đó tư vấn cho Hội phụ huynh các lớp có phần thường riêng cho các em có tiến bộ và được phát thưởng hàng tháng.
Từ năm học 2012- 2013 nhà trường phát động cuối học kỳ 1 HS nào đạt nhiều thành tích trong học tập sẽ được đi tham quan lăng Bác. Kết quả sau đợt phát động này các phong trào học tập đi lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đăc biệt 2 cuộc thi Violympic Toán & Tiéng Anh IOE. Kết thúc kỳ 1 năm học 2012-2013 và năm học 2013-2014 nhà trường tổ chức cho 50 HS tiêu biểu đi báo công với Bác. 
* Học sinh được giáo dục tốt các kĩ năng sống: 
Các kỹ năng giao tiếp, quan hệ giữa các cá nhân; kỹ năng tự nhận thức; các kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng ứng phó, kiềm chế; kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. 
 Học sinh được trải nghiệm các kĩ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục NGLL.
Tổ chức có hiệu quả sinh hoạt Đội, sao nhi đồng trong các tiết sinh hoạt tập thể được cấp trên ghi nhận.
Luôn giáo dục HS được rèn luyện kĩ năng sống thông qua việc biết tự chăm sóc sức khoẻ; biết giữ gìn vệ sinh, biết sống khoẻ mạnh và an toàn. Biết tích cực rèn luyện kĩ năng sống thông qua rèn ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông; rèn luyện cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác...
Tổ chức tốt việc tuyên truyền TTATGT, VSATTP, vệ sinh phòng bệnh và các tai nạn thương tích.
* HS được GD kĩ năng sống thông qua rèn luyện và thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
 Hàng năm vào đầu năm học và chuẩn bị Tết Nguyên Đán, nhà trường đã tổ chức tốt công tác vận động tinh thần tương thân tương ái "Lá lành đùm lá rách" và trích quỹ Đội để ủng hộ áo đồng phục và áo rét cho học sinh nghèo (Mỗi đợt trên 10 tấm âo). 
Sau các đợt lũ lụt thiên tai xảy ra hàng năm, hưởng ứng lời kêu gọi của các tổ chức từ thiện nhà trường luôn tổ chức tuyên truyền qua các buổi chào cờ để các em thấy được cần phải ủng hộ những giá trị vật chất thiết thực như quần áo, tiền, sách vở....
Có chú ý trong việc GD kĩ năng sống thông qua rèn luyện và thực hiện các quy định về chống bạo lực trong trường và phong tránh các tệ nạn xã hội. 
 Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
* Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
Tổ chức thi Tiếng hát măng non Sơn ca, Kể chuyện về Bác Hồ, qua cuộc thi chúng tôi phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng những em có năng khiếu. Đồng thời, giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Cũng qua đó, có thể biết được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của các em về một ngôi trường thân thiện.
*. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
 Trò chơi dân gian là trò chơi mà mô hình “Trường học thân thiện-Học sinh tích cực” hướng đến, thông qua các trò chơi này nhằm rèn luyện kỹ năng khéo léo, tinh thần tập thể, đồng đội, sự đoàn kết thống nhất cao của một tập thể, đề cao tinh thần tập thể ở các em, bảo tồn nét đẹp dân gian của dân tộc ta. Trước đây khi chưa có phong trào này bản thân nhiều GV cũng không hiểu trò chơi dân gian là những trò chơi gì nhưng đi sâu tim hiểu thì đó là các trò chơi rất gần gũi mà HS đang chơi hàng ngày. Để thực hiên tốt vấn đề này nhà trường giao cho Tổng phụ trách Đội sưu tầm, hướng dẫn, triển khai đến các lớp. Ngoài việc triển khai và đôn đốc GV thực hiện trong các giờ giải lao nhà trường còn chỉ đạo cho GV triển khai tốt trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ các tiết có các hoạt động này. Trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn tổ chức cho HS thi đua chơi giữa các lớp, có những phần thưởng và động viên GV và HS. Sau 5 năm triển khai đến nay việc chơi trò chơi dân gian được HS hưởng ứng nhiệt tình góp phần giảm được nhiều các trò chơi nguy hiểm hay các tệ nạn xã hội xâm nhập vào môi trường học đương.
Thi Vẽ tranh theo đề tài “Chiếc ô tô mơ ước" do hãng Honda tổ chức, nhà trường vận động tạo điều kiện và giao chỉ tiêu các lớp để 100% HS tham gia. Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, văn phòng phẩm, phân công các GV có năng khiếu Mỹ thuật và có những ý tưởng hay để hướng dẫn HS thể hiện ý tưởng của mình qua các tác phâm dự thi. Kết quả hội thi này 2 năm liền Liên Đội đạt giải Khuyến Khích tập thể , phần thưởng là 10 suất học bổng trị giá 5.000.000 đồng.
 Luôn tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên phụ trách và học sinh trong các hoạt động. Trong những buổi sinh hoạt Đội sẽ lồng vào trò chơi thi đua giữa các nhóm. Qua đó, có thể đánh giá được các em nắm kiến thức mới được đến đâu, để có kế hoạch bổ sung và hoàn thiện và đương nhiên trong mỗi cuộc chơi đó không thể thiếu các phần thưởng động viên, khích lệ: phần thưởng đôi khi chỉ là 1 chiếc kẹo hay 1 tràng pháo tay, ...
Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” của mỗi lớp, của trường và bảng tin “Hoạt động của chúng em” để học sinh có cơ hội được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Đồng thời giáo viên cũng nhận được sự phản hồi và có hình thức xử lý.
 Tổ chức cho HS tham gia viết tin bài gửi về CLB phóng viên nhỏ nhằm tạo cho các em có một “sân chơi” để thể hiện năng khiếu của mình qua các hình thức: trình bày một bài báo, một tờ báo của lớp hay một sản phẩm khéo tay của cá nhân, tập thể thông qua cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng.
 Qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa lồng ghép vào những chuyên đề về: những bệnh thường gặp ở học đường (tham khảo tài liệu “Cẩm nang y tế học đường”), hay nhắc nhở các em những điều cần biết khi tham gia giao thông, phòng tránh những thức ăn không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng, không chơi những trò chơi nguy hiểm,
 Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
* Chỉ đạo chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè.
 Có kế hoạch cụ thể và tổ chức cho học sinh chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương. 
	Nhà trường đã nhận chăm sóc Đền thờ Triệu Việt Vương có tại địa phương. Hằng tuần tổ chức cho các em làm vệ sinh, chăm sóc cây và cùng tham dự lễ Giỗ tổ do địa phương tổ chức. BGH giao cho Tổng phụ trách Đội TNTPHCM lên kế hoạch hoạt động cụ thể từng tuần, từng tháng, phân công công việc rõ nhiệm vụ của từng chi đội, hàng tuần đều có nhận xét ưu khuyết điểm của nội dung này. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống xây dựng, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, còn tổ chức cho các em chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, dâng hoa và dâng hương nghĩa vào những ngày kỷ niệm như 27/7, tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh...
Vào các dịp tết cổ truyền dân tộc, ngày thành lập Đảng 3/2 và ngày thương binh liệt sĩ 27/7 trường tổ chức cho HS thăm và tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên địa bàn trường đóng. Qua phong trào này chúng tôi giáo dục các em tình yêu thương, lòng biết ơn và kính trọng những người đã ngã xuống cho các em hôm nay; sự mất mát, hy sinh của các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
 Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thăm quan, tìm hiểu các công trình hiện đại, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, làng nghề của địa phương và đất nước. 
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu của các di tích lịch sử, học sinh hiểu được ý nghĩa của các di tích lịch sử mà đơn vị nhận chăm sóc và tuyên truyền với mọi người xung quanh, khách du lịch.
*Có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương.
Có chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện tương đối hiệu quả công tác giáo dục văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục NGLL với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi.Có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương trong việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Thực hiện phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
 Nhân ngày Quốc phòng toàn dân, liên đội đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng và hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương qua trò chơi ô chữ hay hoạt cảnh về anh hùng chi đội mang tên: với trò chơi này chúng tôi giới thiệu cho các em biết những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, những bà mẹ Việt Nam anh hùng; những anh hùng, tướng lĩnh của Thị trấn Yên Ninh, Lịch sử địa phương, ... Từ đó, giáo dục các em lòng yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, tự hào là một người con của một đát nước anh hùng, Sau cuộc thi các em biết được những xã trong huyện đạt danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, những cá nhân tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, và tháy tự hào về truyền thống của cha anh.
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC.
1.Hiệu quả kinh tế: 
- Cuộc thi vẽ tranh chủ đề "Chiếc ô tô mơ ước" trong 2 năm học 2012-2013 và 2013-2014 nhà trường đạt giải tập thể được tặng 10 suất học bổng trị giá 5.000.000 VNĐ.
- Qua tuyên truyền và làm công tác xã hội hóa giáo dục . đã thu được từ phía các nhà tài trợ, phụ huynh học sinh..
2.Hiệu quả xã hội:
* Một số kết quả đạt được trong 2 năm học gần đây:
. Năm học 2012-2013
 	 - Olimpic các môn học cấp huyện ( khối 4,5) trường đạt cờ khuyến khích toàn đoàn có 12 em đạt giải.
	 - Thi giải toán qua mạng cấp Huyện trường có 10 em đạt giải.
- Thi giải toán qua mạng cấp Tỉnh trường có 4 em đạt giải khuyến khích.
- Thi Tiếng Anh qua mạng cấp Huyện trường có 5 em dự thi đạt giải. 
- Thi Tiếng Anh qua mạng cấp Tỉnh trường có 1 em đạt giải ba.
- Thi nói tiếng Anh giỏi cấp huyện trường có 1 em đạt giải.
- Thi viết chữ đẹp cấp huyện trường có 12 giải.
Năm học 2013-2014
 	- Olimpic các môn học cấp huyện ( khối 4,5) toàn đoàn có 9 em đạt giải.
- Thi giải toán qua mạng cấp Huyện trường có 15 em đạt giải.
-Thi giải toán qua mạng cấp Tỉnh trường có 8 em đạt giải.
- Thi Tiếng Anh qua mạng cấp Huyện trường có 5 em dự thi đạt giải.
. - Thi Tiếng Anh qua mạng cấp Tỉnh trường có 1 em đạt giải.
- Thi nói tiếng Anh giỏi cấp Tỉnh trường có 2 em đạt giải.
Cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường, mua sắm thêm . bộ bàn ghế theo thông tư 26/2011 Bộ GD&ĐT, biển hàng cây biết nói, bảng biểu cho phòng Đội, máy tính, camêra vật thể...... (Tổng trị giá nghìn đồng) (Hiệu quả kinh tế)
Công tác xã hội hoá giáo dục: huy động phụ huynh thay mới toàn bộ đường dây, quạt điện cho các phòng học, sửa 2 khu vệ sinh giáo viên và học sinh, đổ sân bê tông, xây bồn hoa, làm bảng tin lưu động, sửa lán xe...( Hiệu quả kinh tế)
- Trường tiểu học Trần Quốc Toản được .THTTHSTC theo quyết định số 
 Học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp.
 Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ trong nhà trường và với gia đình, xã hội: Giáo viên và học sinh gần gũi, thân thiện trong sự giao tiếp thường ngày; học sinh với học sinh đoàn kết, thân thiện gắn bó với nhau hơn.
 Sự gia tăng tính tích cực của học sinh ở địa phương được biểu hiện qua sự tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, tham gia quét dọn đường làng ngõ xóm, thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ...
 Việc hưởng ứng thực hiện phong trào đạt kết quả tương đối tốt.
 Phong trào đã tác động tới tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh trong trường, các nội dung của phong trào được phụ huynh hưởng ứng và kết hợp với nhà trường hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng cảnh quan nhà trường bước đầu có chuyển biến rõ rệt.
Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt cuối tuần tại lớp, buổi chào cờ đầu 
tuần để các em được tự do đóng góp ý kiến xây dựng cho các nội dung của 
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
	Ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của phong trào với sự phát triển giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng, Trường TH Trần Quốc Toản đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hiệu quả như: Phát động phong trào, tổ chức chuyên đề các môn học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin....Ngoài ra là tham gia chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cụ thể học sinh nhận chăm sóc khu di tích lịch sử Đền Triệu Việt Vương - TT Yên Ninh; tổ chức cho học sinh thăm quan ngoại khoá, luôn luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp...tạo môi trường lành mạnh an toàn trong trường học.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục và huy động nguồn lực trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực trước hết phải phát huy nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. 
Ngoài việc, người quản lý phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và niềm tin của cộng đồng để có giải pháp phù hợp; Giao trách nhiệm, phân công tham mưu xây dựng kế hoạch phải song song với việc kiểm tra, đôn đốc, động viên và điều chỉnh kịp thời khi phát hiện điều bất cập.
C. PHẦN KẾT LUẬN (Thêm) VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng Trường học thân thiện - học sinh tích cực bản thân tôi đúc rút và ghi nhận một số kinh nghiệm bước đầu như sau: 
Một là, phải tổ chức phối hợp xây dựng kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngay từ đầu năm học, kiên trì thực hiện và làm tốt công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng tình ủng hộ. 
Hai là, phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để xác định nội dung tham gia, mức độ yêu cầu trong từng năm. Từ đó, lên kế hoạch huy động nguồn lực, tập trung đầu tư vào những nội dung ưu tiên chứ không dàn trải để tránh quá tải làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác. 
Ba là, phải giải quyết tốt từ khâu nhận thức của giáo viên về yêu cầu tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chặt trẽ ngay từ khâu phân công, bố trí nhân lực một cách hợp lý theo sở trường, chuyên môn của từng người. Phát huy đúng mức vai trò của Tổng phụ trách Đội, các đoàn thể và bộ phận trong nhà trường.
Bốn là, Tổ chức phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các bộ phận, các đoàn thể trong khâu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch các hoạt động giáo dục đảm bảo đa dạng hóa các hình thức và phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với chương trình giáo dục. Hình thức tổ chức nhẹ nhàng, vui vẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và khả năng kinh phí của nhà trường. Thời gian, thời lượng và địa điểm đảm bảo đúng lúc, vừa đủ và phù hợp với tình hình thực tế.
Năm là: Tranh thủ nguồn lực từ trong nhà trường và tổ chức tốt việc huy động nguồn lực xã hội. Người lãnh đạo phải là người thực sự gương mẫu, đi đầu, mạnh dạn đổi mới và dám chịu trách nhiệm trong công tác; phải có sự am tường trong mọi lĩnh vực để phân công - phân nhiệm hợp lý; biết tập trung sức mạnh và trí tuệ của tập thể khi tham gia công việc chung; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết và sự đồng lòng quyết tâm.
Thiết nghĩ, làm được những việc trên tuy nhỏ nhưng chính sự nỗ lực của bản thân tôi với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và địa phương, những biện pháp mà tôi đã thực hiện đã cùng nhà trường tạo ra môi trường học tập thân thiện. Đó là cái đích mà trường chúng tôi hướng đến.
Trên đây chỉ là một vài biện pháp góp phần cùng với nhà trường hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các đồng nghiệp để hiệu quả của cuộc vận động ngày một tốt hơn.
 Yên Ninh, ngày 30 tháng 3 năm 2014
 Xác nhận của đơn vị Người viết
Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: 	Trang 
2. Lý do chọn sáng kiến: 	Trang 
3. Phạm vi và đối tượng 	Trang 
4. Mục đích nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 	Trang 
6.Thực trậng nhà trường
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm..................................................................................Trang
2. Giải pháp mới cải tiến........................................................................................Trang
3. Hiệu quả ................................................................................................................Trang
4.Điều kiện và khả năng áp dụng.........................................................................Trang
C. PHẦN KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm và kết luận...........................................................................Trang
Căn chỉnh nề, soát lỗi chính tả, sửa 1 số câu từ cho phù hợp.
Giải pháp cũ giải pháp mới thêm các nội dung đã gạch đầu dòng.
Hình ảnh cần chèn phù hợp (ảnh đi đôi với nội dung; ảnh phù hợp với nội dung)
Hiệu quả kinh tế đưa một số nội dung ở dưới lên 
Hiệu quả xã hội ( thêm đơn vi đa được kiểm tra công nhận  đạt loại. ngày tháng năm, theo quyết định số .)
Sửa: Có được như vậy là nhờ sự chỉ đạo cảu nhà trường với Ban chỉ huy liên đội. Liên đội đã đưa tiêu chí này vào xếp loại hàng tuần và có những hình thức phạt nặng với những HS vi phạm
Kết luận thêm khuyến nghị

File đính kèm:

  • docPGD YK Nguyen Hong Cam TH Tran Quoc Toan.doc
Sáng Kiến Liên Quan